Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Hóa học - Dầu khi Hương liệu mỹ phâm-đề cương ôn tập...

Tài liệu Hương liệu mỹ phâm-đề cương ôn tập

.DOCX
8
779
63

Mô tả:

HƯƠNG LIỆU MỸ PHÂM 1. tính chất vật lý chung của tinh dầu? Cho vd - ở nhiệt độ thường, tinh dầu ở thể lỏng, trừ một số trường hợp ở thể rắn như menthol, camphor… - tình dầu gần như không tan trong nước và dễ bay hơi, do vậy có thể tách tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Tinh dầu rất ít tan trong nước, tan tốt trong cồn và các dung môi hữu cơ, các loại dầu mỡ, có thể tan một phần trong dung dịch kiềm - đa số tinh dầu không màu hoặc màu vàng nhạt, một số tinh dầu có màu. VD: tinh dầu quế có màu sẫm, tinh dầu thymus màu đỏ - tinh dầu thường có vị cay và hắc - tỷ trọng tinh dầu thường vào khoảng 0,85-0,95, có một số tinh dầu nặng hơn nước như tinh dầu đinh hương, tinh dầu quế. Tỷ trọng thay đổi theo thành phần hóa học. - tinh dầu thường có chỉ số khúc xạ vào khoảng 1,45-1,56. Nếu tinh dầu có nhiều thành phần có nhiều dây nối đôi thì có chỉ số khúc xạ cao. - Tinh dầu là một hỗn hợp nên không có độ sôi nhất định. VD: hợp chất terpen có điểm sôi là 150-160oC, hợp chất sesquiterpen có điểm sôi cao hơn khoảng 250-280oC, các hợp chất polyterpen có điểm sôi trên 300oC - Khi hạ nhiệt độ, một số tinh dầu có thể kết tinh như tinh dầu hồi, tinh dầu bạc hà, tinh dầu xá xị 2. thành phần hóa học và tính chất hóa học chung của tinh dầu? - thành phần hóa học: hydrocacbon: monoterpen (tinh dầu nguyệt quế), sesquiterpen (tinh dầu cam, chanh) ancol: menthol (có trong tinh dầu bạc hà), borneol (tinh dầu cam), geraniol (tinh dầu hoa hồng) Phenol và etherphenol : thymol (tinh dầu bách lý hương), eugenol (tinh dầu đinh hương, húng quế), safrole (tinh dầu xá xị) Aldehyd: citral (tinh dầu sả chanh), aldehyd cuminic (tinh dầu thì là) Ceton: methyl heptenon (tinh dầu sả chanh), pulegon (tinh dầu bạc hà) Ester: ethyl anthranilate (trong dịch nho), linalyl acetate (tinh dầu lavander) Các hợp chất khác: oxid vòng: eucalyptol (tràm, bạch đàn) lacton vòng: coumarin, ambretolit (hạt xạ hương thảo) hợp chất có S: Allyl isosulfocyanate (tỏi) hơp chất có N: methyl antranilate - tính chất hóa học: dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, không khí, nước, tính dầu dễ bị oxy hóa và có thể bị nhựa hóa một phần. Alcol trong tinh dầu bị oxy hóa biến thành aldehyde, aldehyde biến thành acid. Các hợp chất có nối dôi dễ bị oxy hóa hoặc tham gia vào phản ứng cộng hợp Các hợp chất ceton và aldehyde dễ bị aldol hóa tạo nhựa khi có sự hiện diện của kiềm Nhiều thành phần có các nhóm chức khác nhau có thể tham gia các phản ứng hóa học, làm thay đổi tính chất của tinh dầu. 3. phương pháp tách cơ học - nguyên tắc: dây là phương pháp tương dối đơn giản dùng để tách tinh dầu ở dạng tự do bằng cách tác dụng lực cơ học lên nguyên liệu (thường là ép). Pp này được dùng phổ biến đối với các loại vỏ quả họ citrus như cam chanh quýt…vì ở những loại nguyên lieuejnayf tinh dầu thường phân bố chủ yếu ở lớp tế bào mỏng trong biểu bì. Khi có lực tác dụng lên vỏ quả, các tế bào có chứa tinh dầu bị vỡ ra giải phóng tinh dầu. sau khi ép, trong phần bã bao giờ cũng còn khoảng 30-40% tinh dầu, ngta tiep tuc sử dụng pp chưng cất lôi cuốn hơi nước hoặc trích ly để tách hết phần tinh dầu còn lại. - quy trình Vỏ quả Xử lý sơ bộ Ép (trục vít) Huyền phù (tinh dầu, nước quả,mâm tế bào) Đun nóng 70-80 Lắng Lọc ly tâm 10% đ gelatin 30% 20% dd tannin 10% - Tách, gạn Tế bào+dạng keo khác đông tụ Lôi cuốn hơi nước Làm khan bằng Na2SO4 khan ưu điểm: tinh dầu giữ nguyên được mùi vị thiên nhiên ban đầu, các thành Tinh dầu 2 thô 2 Tinhtinh dầudầu thô ít11111111111111111 phần trong bị biến đổi - nhược: sp bị lẫn nhiều tạp chất, chủ yếu là các hợp chất, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ hòa tan từ vật liệu đem ép 4. phương pháp chưng cất hơi nước - nguyên tắc: dựa trên nguyên lý của quá trình chưng cất một hỗn hợp không tan lẫn vào nhau là nước và tinh dầu. Khi hỗn hợp này được gia nhiệt, hai chất đều bay hơi. Nếu áp suất của hơi nước cộng với áp suất của tinh dầu bằng với áp suất môi trường, thì hỗn hợp sôi và tinh dầu được lấy ra cùng với hơi nước. - quy trình - ưu điểm: - quy trình tiến hành đơn giản hơn so với các phương pháp tách tinh dầu khác - thiết bị gọn nhẹ dễ chế tạo - có thể nâng cao hàm lượng hoặc tách riêng từng cụm cấu tử trong hỗn hợp hơi - không sử dụng nhiều vật liệu phụ nhiều như phương pháp trích ly hoặc hấp phụ - thời gian chưng cất tương đối nhanh. Với các thiết bị chưng gián đoạn chỉ cần 5-10 giờ/ 1 mẻ, với cac thiết bị liên tục chỉ cần 30 phút – 1 giờ/ 1 đơn vị nguyên liệu - có thể tiến hành sử dụng đối với các cấu tử có nhiệt độ sôi trên 100oC - nhược điểm: - chỉ dùng khi nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu cao, không sử dụng được đối với các loại nguyên liệu cho hàm lượng tinh dầu thấp - một só cấu tử có trong thành phần tinh dầu có thể bị phân hủy trong quá trình chưng cất - không thể tách được các loại nhựa và sáp có trong nguyên liệu, mặc dù nhựa và sáp rất cần thiết để dùng làm các định hương có giá trị. - Lượng tinh dầu hòa tan trong nước khá lớn, và rất khó tách riêng nếu tinh dầu chứa nhiều hợp chất có oxy - Tiêu tốn một lượng nước ngưng tụ lớn 5. phương pháp trích ly bằng dung môi dễ bay hơi - pp này dựa trên nguyên tắc sử dụng dung môi thích hợp để hòa tan những cấu tử hương trong nguyên liệu đã được xử lý thành dạng thích hợp, ở nhiệt độ phòng. Dung môi chiết sẽ ngấm qua thành tế bào của nguyên liệu, các hợp chất trong tế bào sẽ hòa tan vào dung môi, sau đó sẽ xuất hiện quá trình thẩm thấu giữa dịch chiết bên trong với dung môi bên ngoài do chênh lệch nồng độ. Sau khi trích ly phải thực hiện quá trình tách dung môi ở áp suất thấp để thu tinh dầu - nhân xét: - dung môi thường đc sử dung để tách tinh dầu hiện nay là eter dầu hỏa, hexan, benzen, diethyl ete, chloroform… - chiết động: khuấy (lắc) mạnh, thời gian chiết ngắn lại, nhưng nhược điểm là có CO2 vào dung dịch nên có thể oxy hóa các hợp chất dễ bị oxy hóa. - Chiết tĩnh (ngâm): khuấy nhẹ rồi đển yên ngâm, thời gian kéo dài nhưng hạn chế dc sự oxy hóa - Chiết động hay dùng cho các hợp chất khí đi qua thành tế bào 6. phương pháp Co2siêu tới hạn - nguyên tắc : 7. phương pháp lò vi sóng - quy trình: vi sóng tăng động năng cho các phần tử phân cực (tinh dầu, dung môi) -> khuếch tán qua thành tế bào -> làm vỡ tế bào -> tinh dầu + nước -> ngưng tụ -> tách tinh dầu -> tinh dầu - nhận xét: - tách tinh dầu rất nhanh, sử dụng lượng nước chưng ít hơn, ưu tiên cho các hợp chất phân cực - có thể tách tinh dầu không cần dùng nước (tận dụng nước trong nguyên liệu khi hàm lượng ẩm trong nguyên liệu cao) - vẫn còn ở quy mô phòng thí nghiệm - nguyên tắc: - pp dung kỹ thuật sóng tăng động năng cho các phân tử tinh dầu, làm tăng quá trình khuếch tán của tinh dầu ra bề mặt mà không sử dụng nhiệt độ. Nhiệt tạo ra trong quá trình phá vỡ các túi tinh dầu nhỏ, thời gian thực hiện ngắn nên không gây ra phá hủy tinh dầu. 8. tách hợp chất alcol bằng phương pháp CaCl2 ? (tách geraniol từ tinh dầu sả) - pp này được sử dung để tách các alcol trong tinh dầu như geraniol, linaol… các alcol nỳ có thể ở dạng tự do hay ở dạng ester. Về nguyên tắc, các alcol này được tắc ra khỏi tinh dầu dưới dạng muối calci, sau đó muối được thủy phân trở về dạng alcol ban đầu, và được thu hồi bằng cách sử dụng các phương pháp tinh chế thích hợp 9. tách hợp chất phenol? (tách eugenol từ tinh dầu đinh hương) - nguyên tắc chung của phương pháp tách các hợp chất của phenol là chuyển chúng thành dạng phenolat dễ kết tinh, tinh thể tách ra sẽ được xử lý bằng acid để hoàn nguyên lại hợp chất phenol. Sau đó, tùy trg hợp cụ thể mà sử dụng các phương pháp thích hợp để tinh chế sp 10. tách hợp chất dễ kết tinh ở nhiệt độ thấp (tách menthol từ tinh dầu bạc hà) - nguên tắc của pp tương đối đơn giẩn. nếu hợp chất cần tách ra có hàm lượng cao và ở trạng thái tự do thì chỉ cần làm lạnh tinh dầu, kết tinh cấu tử. sau đó lọc lấy tinh thể, hòa tan lại trong một dung môi thích hợp để tinh chế, kết tinh lại. nếu hàm lượng của chất cần tách tương đối thấp, trước khi làm lạnh để kết tinh cần phải chưng phân đoạn ở áp suất thấp để làm giàu. 11. tách hợp chất Aldehyd và ceton (tách citral từ tinh dầu sả chanh) - nguyên tắc: phương pháp này dựa vào nguyên tắc các hợp chất aldehyde và ceton cho phản ứng cộng hợp với natri bisulfit tạo sản phẩm cộng hợp dễ kết tinh ở nhiệt độ thường. sản phẩm cộng hợp là những chất rắn không tan trong nước ở pH trung tính, nhưng bị thủy phân trở lại dạng ban đầu trong acid loãng hay bazo loãng 12. phân biệt lotion và kem? 13. Nguyên liệu dùng trong kem đánh răng? Giải thíc vai trò cụ thể (thành phần_vai trò_vd) 14. Yêu cầu, nguyên liệu cơ bản dùng trong son môi? 15. Mục đích, yêu cầu nguyên liệu cơ bản dùng cho sp chăm sóc da dạng phấn? - Yêu cầu: o Đạt độ phủ nhật định và tính lan rộng tốt o Có độ bám dính, hút ẩm và nhờn tốt o Tạo nét tươi trẻ o Không tạo cảm giác khó chịu o Màu và hương phải phù hợp o Không gây dị ứng, không độc o Đạt quy định chung theo quy định sản phẩm - Nguyên liệu cơ bản: o Nguyên liệu làm tăng độ phủ trên da: TiO2, ZnO, Kaolin, MgO o Nguyên liệu hút ẩm và nhờn: tinh bột xử lý, CaCO3, cellulose tinh thể o Nguyên liệu làm phấn có khả năng lan rộng và có tính bám dính tốt: M-stearat (M= Mg, Zn), Talc o Nguyên liệu làm tăng tính bám dính của phấn: bột keo oxit silic o Nguyên liệu tạo nét tươi trẻ: làm cho da mặt người sử dụng tươi tắm, chủ yếu sử dụng tinh bột gạo xử lý o Hương và màu: có thể sử dụng màu vô cơ hoặc màu hữu cơ (không nên sử dụng những loại phẩm màu hoàn toàn tan trong nước hoặc trong dầu). hương phải tạo cảm giác nhè nhẹ, dễ chịu (mùi hoa), tạo cảm giác quyến rũ. 16. Trình bày nguyên liệu dùng trong dầu gội? giải thích vai tro, cho vd - Chất tẩy rửa: o Chất hoạt động bề mặt chính:  CHĐBM dịu: không độc, tẩy rửa tốt, tạo bọt tốt, ít rát da. VD: lauryllete sulfat, cetylete sulfat  CHĐBM cực dịu: tẩy rửa tốt, ít tạo bọt, không làm rát. VD: este sorbitan polyetoxi hóa các acid béo o Chất đồng hoạt động bề mặt : CHĐBM lưỡng tính, lưỡng cực, có tác dụng gia tăng bọt, gia tăng độ nhờn, cải thiện độ dịu, làm giảm hiện tượng khô da. VD : CAPB - Chất điều hòa : giúp tóc mượt hơn và dễ chải o Lanolin : làm mượt tóc o Các polye cationic để hạn chế rối tóc o Silicon làm dịu tóc - Chất trị liệu : o Làm mềm lớp sừng để hạn chế da đóng vảy, sử dụng các hợp chất chứa lưu huỳnh như disunfua selen o Giảm lượng dầu béo tự do trên da đầu, tránh tạo môi trường vi sinh vật và nấm men o Ngăn cản sự tăng trưởng các loại nấm men bằng các chất : octopirox, Zn PTO, muối cu - Chát làm đục, tạo óng ánh : o EGMS (etylen glycol monostearat) o EGDS ( etylen glycol distearat) 17. Nguyên liệu dùng cho sp chăm sóc da dạng kem? - yêu cầu chung: ổn định trong thời gian dài, không bị phân lớp màng kem tạo trên da phải mỏng, đều, mềm mại, có độ mịn, độ bóng và bám tốt trên da không gây cảm giác khó chịu và có pH thích hợp với da dễ sử dụng và bảo quan không độc đạt được tiêu chuẩn chung theo quy định dành cho sp - nguyên liệu cơ bản - thành phần cơ bản (hệ nhũ tương): - tướng dầu (O): do yêu cầu phải hóa lỏng và lan ra trên da ở nhiệt độ phòng , nên ngta thường dùng dầu thực vật: dễ bị oxy hóa tạo mùi khó chịu dầu khoáng: khả năng làm tróc lớp bẩn tương đương với dầu thực vật, không bị oxy hóa tạo mùi nhưng nhược điểm là để lại lớp nhờn trên da sau khi lau, thg dc sử dụng chung với vaselin. - Hệ nhũ hóa: Sáp ong-borax: borax (trong pha W) tác dụng với các acid béo tự do trong sáp ong (trong pha O), tạo muối Na của acid béo trên bề mặt pha Chất hoạt động bề mặt: alkyl sulfat (VD: laurylsulfat), xà phòng, chất hoạt động bề mặt không ion (sorbitan fatty acid ester) - Chất làm đặc cho tướng dầu (đối với nhũ w/o) Parafin wax, sáp ong, bentone - Chất làm mềm: Lanolin, cetylalcol 18. Trình bày chức năng, cấu trúc, và 1 số vấn đề liên quan đến da? Kể tên các sp dùng cho da 19. Trình bày nguyên liệu dùng trong mỹ phẩm? cho Vd - Các dầu mỡ sáp: - Chất hoạt động bề mặt: là những chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt tại mặt phân chia pha Vai trò: Tẩy rửa: nhằm loại bỏ các chất không mong muốn ra khỏi bề mặt - Làm ướt khi cần có sự tiếp xúc tốt giữa dung dịch và đối tượng Tạo bọt: làm bọt mịn, đều, bền Nhũ hóa trong các sp, sự tạo thành và độ bền của nhũ tương là quyết định Làm tan khi cần đưa bào sp cấu tử không tan Chất làm ẩm: là các vật liệu hút ẩm có tính chất hút hơi nước từ không khí ẩm cho đến khi đạt trạng thái cân bằng. Chất sát trùng: Chất bảo quản: chất bảo quản được thêm vào sản phẩm với 2 lý do: ngăn ngừa hư hỏng sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng Chất chống oxy hóa: Chất màu Hương liệu Các chất phụ gia khác 20. Trình bày nguên liệu dùng trong sơn móng tay? Vdêu c - Yêu cầu cuủa sản phẩm làm đẹp móng hoặc bảo vệ móng tạo một lớp màng trên móng, không tan trong nước, chịu được dung dịch rửa tay hằng ngày lớp sơn bóng, kết dính tốt, đủ cứng không quá dòn thời gian khô sau khi sơn lên móng không quá lâu Phải dễ dàng sửu dụng và lưu trữ Không độc Đạt tiêu chuẩn chung theo quy định dành cho sản phẩm - Nguyên liệu cơ bản: Chất tạo màng: Nitrodellulose có đặc điểm: Mỏng, không thấm nước, cứng và khó mài mòn Dòn, kém bóng và độ bám dính trung bình Độ nhớt cao Dễ cháy nổ - Nhựa: cải thiện độ dòn của màng, đồng thời làm tăng độ bóng và độ bám dính của màng sơn lên móng. VD: arysulfonamid, formammid, santolid - Chất hóa dẻo: cải thiện độ uốn của màng, giúp màng không bị bong ra, đồng thời cug làm tăng độ bám dính của màng lên móng. VD: dibutylphtalate (DBP) - Dung môi: hòa tan các thành phần trong hỗn hợp. VD: dung môi có nhiet độ sôi thấp (<100oC) acteon, acetaldehyd Dung môi có nhiệt độ sôi trung bình (100 – 150oC): n-butylacetate Dung môi có nhiệt độ sôi cao (>150oC): acetat cellulose, butylcellulose. - Chất pha loãng: được sử dụng để pha loãng sơn với mục đích giảm giá thành vì dung môi thực của nitrocellulose khá đắt. VD: nhóm rượu: etanol, butanol, isopropanol. Nhóm hydrocacbon thơm : toluen, xylen - Màu : tạo sự phong phú, đa dạng, nhất là về cảm quan. Các màu sử dụng phải nằm trong danh sách màu cho phép. - VD : TiO2 tạo độ mờ và tăng phông đậm nhạt Fe3O4 tạo màu nâu và màu tối sẫm Chất tạo huyền phù : giữ sơn luôn ở trạng thái huyền phù không bị lắng. VD : bentone 27, bentone 34, bentone 38
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan