Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu HƯƠNG HỒI XỨ LẠNG

.DOC
13
1178
145

Mô tả:

BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING DƯ ĐỊA CHÍ I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Tiêu đề bài dự thi: Hương hồi Xứ Lạng Chủ đề: Dư địa chí Việt Nam Thông tin tác giả: Phí Thị Giang, Hoàng Văn Trí E-maill: [email protected] Điện thoại liên lạc: Điện thoại di động: 0969 291 483 Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Mỏ Đá- Huyện Chi Lăng- Tỉnh Lạng Sơn Địa chỉ: Thôn Mỏ Đá- Xã Quang Lang- Huyện Chi Lăng- Tỉnh Lạng Sơn Tháng/năm: tháng 9 năm 2016 II. PHẦN THUYẾT TRÌNH 1. Lí do chọn phần mềm Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin cần thiết đến tất cả mọi lĩnh vực. Trong giáo dục thì càng cần thiết đến công nghệ thông tin vì đó là nhu cầu học tập tiếp cận với công nghệ thông tin của người học nói chung để người đọc nắm bắt được kiến thức và các thông tin một cách thuận lợi nhất, nhanh nhất. Ngoài giờ học trên lớp thì việc học ngoài thực địa hoặc học trực tuyến đang là hình thức học mới được nhiều người hưởng ứng và áp dụng. Qua hình thức học này người học cũng sẽ chủ động tự học, tự nghiên cứu mọi nơi, mọi lúc. Đáp ứng nhu cầu học tập của người học ở mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh, trình độ trong giai đoạn hiện nay, Bộ GD&ĐT khuyến khích giáo viên mở rộng hình thức dạy học bằng các hình thức mới, đặc biệt là ứng dụng thông tin vào giảng dạy. Một trong những hình thức ấy là sử dụng các phần mềm để soạn giáo án E-Learning. Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm được sử dụng để soạn giáo án điện tử như: Violet, Adobe captivate, Adobe presenter…. Qua ứng dụng, thực hành chúng tôi thấy phần mềm Adobe presenter có tính năng vượt trội hơn hẳn nên chúng tôi đã chọn phần mềm này để soạn giáo án của nhóm. 2. Mục tiêu chính của việc xây dựng giáo án điện tử - Giúp người đọc hiểu bài dễ hơn với sự kết hợp của việc nghe, xem, đọc… từ đó nắm được kiến thức một cách nhẹ nhàng. Từ đó cũng biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn. - Đề cao tính tự học của người học. - Tạo điều kiện thuận lợi cho người học như tự bố trí thời gian, không gian… 2.1. Trình bày giáo án - Màu sắc không lòe loẹt, không có hình động, hình ảnh rõ ràng. - chữ đủ độ to, dễ nhìn, không bị lỗi phông chữ. - Mỗi slide có một nội dung liên quan đến một phần kiến thức của bài học. 2.2. Kĩ năng Multimedia - Có âm thanh - Có hình ảnh, clip minh họa nội dung bài học hoặc clip phỏng vấn những người đại diên cho cơ quan chức năng để thấy được tính khách quan và xác thực của vấn đề, đan xen những dòng chữ cô đọng nội dung kiến thức. 2.3. Nội dung các câu hỏi, bài tập củng cố - Các câu hỏi tương tác giữa người dạy và người học nhằm mục đích kiểm tra sự chú ý, sự nhận thức của người học. - Cách thiết kế dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm để người học chủ động tự kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của mình. III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG Slide Nội dung phần lời Mục tiêu và ý tưởng thiết kế 1 Trang bìa giới thiệu thông tin cá nhân, tên bài giảng, kết hợp với âm thanh bài hát: Hương hồi Xứ Lạng của nhạc sĩ Ngô Quốc Tính. 2 Chào mừng các bạn đến với giáo án điện tử E-nearning với chủ đề Dư địa chí Việt Nam. Đây chính là trang xác Bài giảng có tiêu đề: Hương hồi Xứ Lạng. định mục tiêu của bài học Qua bài học này chúng ta cần đạt được những mục tiêu sau: - Kiến thức + Đặc điểm sinh học của cây hổi, các điều kiện tự nhiên để cây hồi phát triển. + Những đặc điểm đặc thù mang đậm tính tập quán canh tác của con người tạo nên chất lượng hồi Lạng Sơn. + Công dụng và thương hiệu hồi Lạng Sơn. + Giá trị kinh tế và giá trị xã hội của hồi đối với người dân xứ Lạng. - Kĩ năng + Khai thác thông tin từ phần lời và phần hình. + Rèn luyện các kĩ năng: lắng nghe tích cực, quan sát, tư duy và ghi nhớ thông tin. + Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Thái độ + Trân trọng các giá trị từ cây hồi đem lại. Từ đó thêm tự hào về loài cây đặc sản này, thêm yêu thiên nhiên đất nước con người Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng. 3 4 5 Bây giờ mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung bài học. Xin chào quý vị và các bạn! Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều sản vật nổi tiếng như: Hồi (Văn Quan), đào (Mẫu Sơn), hồng (Bảo Lâm), quýt (Bắc Sơn) na (Chi Lăng) và đặc trưng nhất là hoa Hồi. Thưa quý vị và các bạn! phía sau lưng tôi đây chính là rừng hồi, Và bây giờ tôi sẽ giới thiệu với các bạn về sản vật nổi tiếng này, đó là hồi Lạng Sơn. Thưở còn thơ bé hẳn đã rất nhiều người đã từng được học bài “Rừng hồi Xứ Lạng” của nhà văn Tô Hoài trong sách tập đọc lớp ba. Ngày ấy những đứa trẻ ngây thơ nào đâu hiểu được ý nghĩa của bài văn, lớn lên rồi còn mấy ai nhớ được? Chỉ có những người con Xứ Lạng khi nhớ lại bài văn ấy không khỏi bồi hồi, xúc động về từng câu từ chắt lọc ngát thơm như hương hồi Xứ Lạng. “Buổi sáng mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng. Sông Kì Cùng đã nhạt hết màu đỏ đục bối rối suốt mùa lũ, bây giờ con sông bỗng ủ mùi thơm trong vắt lượn quanh co khắp đất Lạng Sơn vào mùa hồi chín. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành. Nắng nhạt đọng lại, các khe, các hang rỗng trong núi cũng ẩm ướt mùi hồi.” (Rừng hồi Xứ Lạng- Tô Hoài) Nhắc đến Lạng Sơn là nhắc đến sản phẩm hoa hồi. Hoa hồi Lạng Sơn được coi là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ, và được đăng ký thương hiệu theo chỉ dẫn địa lý. Vì thế cây hồi, quả hồi đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân Xứ Lạng. Hồi là loại cây của vùng Đông Á, hiện có ở một số tỉnh phía Nam Trung quốc (Quảng Tây, Quảng Đông) và các tỉnh Đông Bắc Việt Nam. Còn được trồng ở Philippin và Jamaica. Ở nước ta, Hồi được trồng phổ biến ở các huyện phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, một số nơi ở Giới thiệu: Lời chào và lời giới thiệu ngắn gọn về các sản vật nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn, trong đó nổi tiếng nhất là cây hồi. Mở bài: Lấy cảm xúc từ bài “Rừng hồi Xứ Lạng” của nhà văn Tô Hoài để dẫn dắt người học vào cảm nhận ban đầu về cây hồi. Phân bố: Slide này giáo viên giúp người học nhận ra hồi là loài cây phân 6 7 Cao Bằng, và vài nơi khác ở Thái Nguyên, Quảng Ninh. Tuy nhiên hồi ở Lạng Sơn có sản lượng và chất lượng cao hơn hẳn những nơi khác. Về đặc điểm sinh học. Hồi có tới 40 loài nhưng hồi ở Lạng Sơn thuộc giống Đại hồi licium verum Hook. f et Thoms. Cây nhỡ, cao 6-10m. Thân thẳng to, cành thẳng nhẵn, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng giòn, nhẵn bóng, dài 8-12cm, rộng 34cm, hình mác hoặc trứng thuôn, hơi nhọn dần, mặt trên xanh bóng hơn mặt dưới. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp 2-3 cái; cuống to và ngắn; 5 lá đài màu trắng có mép màu hồng; 5-6 cánh hoa đều nhau màu hồng thẫm. Quả kép gồm 6-8 đại (có khi hơn), xếp thành hình sao đường kính 2,5-3cm, lúc non màu lục, khi già màu nâu sẫm, mỗi đài dài 10-15mm, có mũi nhọn ngắn ở đầu. Hạt hình trứng, nhẵn, bóng. Ra hoa tháng 3-5 và thu quả tháng 6-9. “Hoa hồi” thực chất là quả hồi, được gọi như vậy vì khi khô, quả nở ra thành các cánh trông như bông hoa. Hồi là cây ưa sáng, song giai đoạn non lại cần được che bóng. Trong giai đoạn đầu cây sinh trưởng nhanh theo chiều cao (1,5-2m/năm). Khi cây 5-6 tuổi có thể cao tới 9-10m. Lúc này thì cây bắt đầu ra hoa, bói quả. Thời gian từ khi nở hoa, thụ phấn đến lúc quả chín thường kéo dài khoảng 1 năm, thường sau mỗi chu kì 2-3 năm cây lại sai quả một lần. Thông thường hồi có hai vụ, vụ mùa (còn gọi là vụ chính, vụ xuân) cho thu hoạch vào tháng 7-9 và vụ chiêm (còn gọi là vụ hè thu) cho thu hoạch vào tháng 3-4 năm sau. Vụ chiêm chất lượng quả thấp, chủ yếu là những quả non bị rụng, quả chưa phát triển đầy đủ (thường gọi là hồi đinh, hồi chân chuột, hồi chân chó) Nói về điều kiện tự nhiên ta phải nói đến những đặc điểm về địa hình, thủy văn, khí hậu, đất đai của Lạng Sơn. Những yếu tố đó quyết định sự sinh tồn của cây hổi. - Địa hình vùng Lạng Sơn thuộc dạng địa hình đồi núi, trong đó cây hồi được trồng chủ yếu và sinh trưởng, phát triển tốt ở các vùng thuộc kiểu địa hình núi thấp, có độ cao tuyệt đối từ 200- 800m, độ dốc từ 20- 50 độ. - Về Thủy văn, Lạng Sơn có hệ thống sông suối khá dày đặc, có hai con sông lớn là sông Kì Cùng và sông Thương cùng nhiều sông nhỏ đổ về các sông lớn. Đặc điểm này kết hợp với địa hình cao, dốc. Điều này cũng tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây hồi và năng suất, chất lượng hồi. - Khí hậu tỉnh LS có những nét riêng biệt do thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh vào mùa đông, lượng mưa trung bình hàng năm không cao bố không nhiều trên đất nước ta. Đặc điểm sinh học, Slide này nêu đặc điểm về loài, hình dáng của cây, lá, hoa, quả, quá trình sinh trưởng và các mùa vụ hồi trong năm. Slide 6 cung cấp thông tin Điều kiện tự nhiên của cây hồi với những đặc trưng riêng như yêu cầu về địa hình, thủy văn, khí hậu, đất đai. 8 9 10 11 (1390-1541mm/năm). Độ ẩm trung bình 82%, nhiệt độ trung bình 21oC, lượng bốc hơi cao, có 6 tháng trong năm lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa. Theo đặc tính sinh lý của cây lấy dầu nói chung thì biên độ nhiệt có ảnh hưởng tới khả năng tích lũy tinh dầu, biên độ này càng lớn thì hàm lượng tinh dầu được tích lũy càng lớn. Sương muối là yếu tố khí hậu ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung. Hồi là cây sinh trưởng ở địa hình cao nên bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, so với các tỉnh lân cận như Cao Bằng, Quảng Ninh thì khoảng thời gian bị sương muối trong ngày ở tỉnh Lạng Sơn ít hơn nên điều đó góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng hồi Lạng Sơn. - Đất đai của tỉnh LS gồm 14 loại, trong đó hồi chỉ được trồng trên hai loại đất là đất xám feralic trên đá macma axit (ACFa) và đất xám feralic trên đá sét (ACFs). Đây là hai loại đất có tính chất vật lý tốt, độ xốp cao, thành phần cơ giới nặng, giàu sét và đặc biệt phải có phản ứng chua. Cả hai loại đất này đều đảm bảo điều kiện cho sự thích nghi, sinh trưởng và phát triển của cây hồi. Với những điều kiện tự nhiên đó hồi được trồng hầu hết ở các huyện trong tỉnh LS, trừ huyện Hữu Lũng là không trồng được hồi. Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên và yếu tố lịch sử, thì việc trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến hồi ở LS có những đặc điểm đặc thù mang đậm tính tập quán canh tác của con người Xứ Lạng. Và những đặc điểm này góp phần cùng với các yếu tố tự nhiên tạo nên đặc thù về chất lượng của hồi LS. Về cây giống, các cây hồi giống ở LS không phải là những cây được lai tạo vô tính, chiết, ghép như nhiều loại cây trồng khác. Người trồng hồi ở LS đều lấy giống từ hạt theo kinh nghiệm dân gian. Hạt trộn với cát ẩm theo tỉ lệ 1 hạt, 2 cát giữ trong các hầm hàm ếch rộng 40 x 40cm được đào ngay ở sườn đồi theo hướng không để nước đọng trong hầm, mỗi hầm chứa được 3-5kg hạt, khi hạt nứt nanh 15-20% thì đem gieo. Việc chăm sóc hồi cũng khá đơn giản, do tập quán canh tác áp dụng đối với rừng hồi tự nhiên nên hầu hết bà con không áp dụng bất kì biện pháp chăm sóc nào mà chỉ thu hái quả khi đến kì thu hoạch, sau khi thu hoạch tiến hành phát quang bụi quanh gốc hồi. Người trồng hồi LS thu hoạch hồi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công là trèo lên cây hái từng quả cho vào túi, vào rọ khi đầy thả xuống đóng bao vác về nhà. Để bảo quản hồi được lâu, au khi thu hoạch, quả hồi cần được phơi ngay, vì để lâu dễ bị mốc. Cũng có thể nhúng qua nước sôi nhanh trong vài phút để diệt men rồi mới phơi. Với cách làm này quả có màu đỏ đẹp nhưng hàm lượng tinh dầu có giảm đi đôi chút. Khi phơi hồi được trải đều mỏng ở nơi thoáng mát, chỉ cho nắng chiếu đến 9-10h sáng, phơi từ 1-5 ngày Trang này nêu cách để tạo ra cây giống hồi với cách gieo ươm cũng với nét đặc trưng riêng. Nêu cách chăm sóc cây hồi. Miêu tả ngắn gọn việc thu hoạch hồi. Slide này nêu ra cách bảo quản hồi sau khi thu hoạch và cách nhận biết chất lượng quả hồi khô. 12 13 thì hạt tách ra khỏi quả. Thường cứ 100kg quả tươi sau khi phơi sẽ cho chừng 25-30kg hồi khô. Sản phẩm quả hồi khô được chia thành 3 loại: - Loại 1 (Hồi đại hồng): quả đủ 8 cánh to, đồng đều, không bị lép, màu đỏ nâu, cuống ngắn 3-5mm, không mốc. Đây là loại có chất lượng tốt nhất. - Loại 2: (hồi xô): quả có cánh không đều, màu cánh gián, một số cánh bị lép, giập, gãy. - Loại 3: quả thu hái non, quả vụn, lép nhiều, màu nâu đen. Đây là loại có chất lượng kém. Việc chưng cất tinh dầu hồi ở LS trước đây đều thực hiện bằng phương pháp thủ công. Nhân dân dùng phương pháp đơn giản, tương tự như cất rượu. Thời gian cất có thể kéo dài từ 18-24 giờ. Để có hiệu suất và chất lượng tinh dầu cao, cần sử dụng các thiết bị chưng cất liên tục bằng hơi nước có hồi lưu với nồi hơi riêng. Bã còn lại sau khi cất tinh dầu có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất hương, làm nhiên liệu để đun hoặc ủ với phân súc vật để bón cho cây trồng rất tốt. Ngày nay việc chưng cất đã dần được thực hiện bằng các thiết bị hiện đại hơn cho năng suất, chất lượng cao hơn. Với những công ty chế biến lớn thì việc chưng cất dầu hồi đã bằng những lò có công suất lớn đến cả tấn nguyên liệu. Hồi có rất nhiều công dụng. Thành phần chủ yếu của tinh dầu hồi là anethol (80-90%); ngoài ra còn có a-pinen…vv…Lá hồi cũng chứa tinh dầu nhưng độ đông đặc hơi thấp hơn. Hồi đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ hàng ngàn năm trước đây ở nước ta cũng như ở Trung Quốc. Hạt hồi không mùi, chỉ chứa dầu béo. Quả và tinh dầu hồi là loại gia vị thơm, hấp dẫn trong chế biến thực phẩm. Tinh dầu hồi được sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt và bánh kẹo. Hương vị hấp dẫn của hồi vừa có tác dụng kích thích tiêu hóa, vừa gây cảm hứng ngon miệng. Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, hồi được dùng làm thuốc giảm đau và các bệnh về tiêu hóa. Người dân cũng dùng quả ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ngoài da, Lá Hồi dùng trị rắn cắn… Tây y coi tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột, chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp tiêu hóa, giảm đau, khử đờm. Tinh dầu hồi còn có tính kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại vi khuẩn khác, nên được dùng làm thuốc sát khuẩn, trị nấm ngoài da và ghẻ lở. Hồi còn được dùng trong việc sản xuất thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, diệt chấy, rận, rệp và một số ngoại ký sinh trùng ở gia súc. Trong những năm gần đây các nhà khoa học đã nghien cứu và khẳng định hồi còn là Thuyết minh về cách chưng cất tinh dầu hồi theo phương pháp thủ công và phương pháp hiện đại. Đây là Slide nêu công dụng của quả hồi, lá hồi, tinh dầu hồi được sử dụng trong cuộc sống. 14 nguyên liệu có thể tách chiết acid shikimic, nguồn nguyên liệu để tổng hợp chất Osaltamivirhoạt chất của thuốc tamiflu- hiện được coi là thuốc kháng virus có hiệu quả nhất trong việc phối hợp điều trị cúm gia cầm H5N1 và H5N9 trên người nếu được sử dụng ở giai đoạn sớm. Với những công dụng tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người mà chỉ đến khi khoa học phát triển, các nhà khoa học của thế giới, của Việt Nam cũng như của Sở khoa học và công nghệ Lạng Sơn bắt tay vào nghiên cứu trong nhiều năm thì chúng ta mới nhận thấy những công năng tuyệt diệu của loài cây này. Vì vậy ngày 27 tháng 10 năm 2012 tổ chức “Kỷ lục Việt Nam” đã xác lập kỷ lục đặc sản “Cây hồi Lạng Sơn” của tỉnh Lạng Sơn được công nhận vào Top 10 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng Việt Nam theo bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam. Các bạn ạ! Để đạt được kỷ lục đặc sản “Cây hồi Lạng Sơn” thì không thể không nói tới công lao của Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu Nông Lâm sản LS. Năm 2011, Công ty được thành lập tại xã Nhân Lý, huyện chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn. Từ đó Công ty đã không ngừng đầu tư cải tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc chưng cất và tinh chế tinh dầu hồi cũng như hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đưa ra các dòng sản phẩm từ hồi phong phú, đa dạng về mẫu mã cũng như quảng bá rộng rãi đến thị trường trong nước và ngoài nước những sản phẩm thiết thực, hữu ích trong cuộc sống như hồi nguyên cánh, bột hồi, tinh dầu hồi, túi thơm, đồ mĩ nghệ, đèn đốt tinh dầu, gối thơm, gối sức khỏe… Cùng với giá thành hợp túi tiền người tiêu dùng nên thị trường không ngừng được mở rộng. Đến nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm hồi của công ty không chỉ trong nước mà còn vươn rộng ra xuất khẩu ở một số thị trường khác như : Ấn Độ ( chiếm 80%), Malayxia, Inđônêxia, Anh, Pháp…và tiến tới là thị trường Nga và một số thị trường khác. Góp một phần nhỏ bé vào thương hiệu chung đó có công sức của Doanh nhân Phạm Thị Giang – một người con của quê hương Chi Lăng anh hùng và hiện là Giám đốc Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Nông lâm sản Lạng Sơn. Trải qua những gian nan từ những ngày đầu khởi nghiệp đến nay Công ty đã đưa đến tay người tiêu dùng trong nước và nước ngoài sản vật có giá trị từ thiên nhiên- một sản vật quen thuộc mà vô giá của quê hương Xứ Lạng. Với những cải tiến công nghệ chế biến, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiềm năng vẫn luôn được lãnh đạo công ty chú trọng quan tâm với nhiều cách thức khác nhau: kết nối với các tổ chức xúc tiến thương mại để tìm kiếm và khảo sát các thị trường mới có tiềm năng như thị trường Bắc Âu, Nga…, tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế để khẳng định uy tín Slide 13 giới thiệu về sản phẩm và thương hiệu, bởi lẽ cây hồi, quả hồi rất nhiều người (Kể cả người dân Lạng Sơn) chưa biết rằng sản phẩm từ hồi rất phong phú và hồi Lạng Sơn đã có nhiều chứng nhận mang tính pháp lý về chất lượng sản phẩm. 15 16 thương hiệu của sản phẩm hoa Hồi Lạng Sơn. Vì thế Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu nông lâm sản Lạng Sơn đã được trao tặng nhiều giải thưởng và nhiều giấy chứng nhận của quốc gia về chất lượng sản phẩm. Và đặc biệt hơn nữa, ngày 11/7/2016 Công ty đã vinh dự được đón nhật giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2005 do QUACERF chứng nhận. Đây chính là minh chứng đắt giá nhất khẳng định cho chất lượng và thương hiệu tinh dầu hồi Lạng Sơn. Đã từ lâu, cây hồi được coi là cây mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Hiện nay, diện tích cây hồi của Lạng Sơn lớn nhất cả nước với trên 33.000 ha, chiếm 70% tổng diện tích hồi của cả nước, trong đó, 57,14% diện tích đã cho thu hoạch. Cây hồi được trồng tập trung tại hầu hết các huyện nhưng nhiều nhất ở huyện Văn Quan. Riêng huyện Văn Quan, diện tích hồi đạt trên 9.000 ha, trên 72% diện tích đã cho thu hoạch; sản lượng bình quân đạt trên 6.000 tấn, (năm 2014 đạt sản lượng cao nhất 14.000 tấn). Toàn tỉnh hiện có trên 15.000 hộ gia đình có diện tích cây hồi. Hằng năm, hoa hồi mang lại giá trị từ 200- 300 tỷ đồng, cây hồi đã và đang là cây mũi nhọn mạng lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Người dân trồng Hồi luôn ý thức được giá trị kinh tế của cây Hồi hơn hẳn nhiều cây trồng khác. Giá của 1 kg quả hồi tươi mọi năm thường có giá 10.000-12.000VNĐ/kg, hồi khô từ 42-45.000VNĐ/kg. Riêng năm 2016 giá hồi tăng đột biến, trong thời điểm tháng 9 dù đang là mùa thu hoạch nhưng hồi tươi có giá từ 20.000- 22.000NVĐ/kg, quả khô có giá 80.000VNĐ/kg. Nếu so với các loại cây lương thực trồng trên đất đồi như ngô, khoai, sắn hoặc cây lấy gỗ thì hồi có giá trị hơn nhiều lần. Mặt khác, vốn đầu tư ít, chỉ phải trồng một lần nhưng thu hoạch cả trăm năm, ít bị sâu bệnh phá hoại, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản hồi. Vì thế cây hồi đã giúp cải thiện cuộc sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nhờ có nguồn thu nhập từ hồi mà những nếp nhà sàn, nhà trình tường xưa kia của bà con dân bản giờ đây đã được thay thế bằng những ngôi nhà xây khang trang, nhiều nhà cao tầng cũng đã mọc lên, nhân dân cũng có điều kiện sắm sửa nhiều tiện nghi, văn hóa, giáo dục cũng được mở mang. Bộ mặt nông thôn vùng trồng hồi đã từng ngày thay da đổi thịt. Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, hoa hồi đã trở thành niềm tự hào của người dân Xứ Lạng. Bông hồi giản dị mộc mạc nhưng thơm nức đã trở thành hình ảnh biểu tượng trong logo tỉnh Lạng Sơn và của một số cơ quan trong tỉnh như: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Lạng Sơn, Trường chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn. Cây hồi, hoa hồi từ hàng trăm năm trước đã đi vào tiềm thức và cuộc sống của người dân Xứ Lạng và sẽ còn có giá trị về kinh tế, về tinh Hồi là loài cây có giá trị kinh tế cao đối với tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân vùng trồng hồi nói riêng. Không chỉ có giá trị về kinh tế, cây hồi còn có giá trị xã hội, bởi vì hoa hồi đã trở thành niềm tự hào của người dân Xứ Lạng. 17 18 19 thần trong lòng người dân nơi đây cho đến mai sau. Hồi là cây chủ đạo của tỉnh Lạng Sơn nên Tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động, định hướng phát triển cây hồi cho những năm sắp tới. Đó là kế hoạch hành động phát triển chuỗi giá trị cây hồi giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cùng với đó, tổ chức Phát triển Hà Lan cũng đã thực hiện Dự án Gia vị cuộc sống hỗ trợ phát triển hồi thực hiện từ năm 2013. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 3 doanh nghiệp đó là Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Nông lâm sản Lạng Sơn tại xã Nhân Lý huyện Chi Lăng, Công ty TNHH xuất khẩu hoa hồi Lạng Sơn tại xã Minh Sơn huyện Hữu Lũng vốn là chi nhánh của Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu nông lâm sản Lạng Sơn, và Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu Sao hồi Việt Nam đang trong quá trình thành lập và sẽ đặt trụ sở tại xã Nhân Lý huyện Chi Lăng. Các ban ngành của tỉnh Lạng Sơn và các công ty chế biến và xuất khẩu hồi trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm hồi mang chỉ dẫn địa lý Lạng Sơn tại các thị trường trong nước và quốc tế như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Mỹ... Các mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng đang được xây dựng. Doanh nghiệp đã chủ động lập các điểm thu mua sản phẩm hoa hồi tươi tại vùng trồng trọng điểm. Bên cạnh đó, Bộ Khoa học - Công nghệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã chủ trì triển khai thực hiện Dự án “Nghiên cứu cải tạo rừng hồi năng suất thấp và ứng dụng kỹ thuật chế biến sản phẩm hồi” tại xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan với diện tích 28 ha. Đây là mô hình Dự án “Thúc đẩy ngành gia vị hồi nhằm xóa đói giảm nghèo tại cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn”. Trong đó tiếp tục khẳng định hoa hồi Lạng Sơn có vị trí quan trọng trên thị trường thế giới. Một trong những giải pháp được đặt ra là tập trung tiến hành cải tạo, nâng cấp trồng bổ sung để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế rừng. Phát triển vùng chuyên canh tập trung hồi tại các huyện có thế mạnh như: Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng với diện tích 21.000- 22.000 ha, sản lượng quả (hoa) hồi tươi đạt 250.000- 280.000 tấn/năm. Cần bổ sung, ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ hồi của tỉnh. Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh hồi Lạng Sơn tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hồi Lạng Sơn. Lần đầu tiên Lễ hội hoa hồi Xứ Lạng được tổ chức tại thị trấn Văn Quan vào ngày 27, 28/5/2016. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của người dân địa phương và du khách trong và ngoài tỉnh, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hồi giữa nông dân, các doanh nghiệp trong nước, các cơ quan, ban, ngành trong nước và quốc tế. Bên cạnh việc quảng bá , Tỉnh cũng thúc đẩy liên kết thị trường theo hướng bền vững để Từ việc nhận thức rõ giá trị của cây hồi đối với đời sống vật chất và tinh thần của người dân Xứ Lạng mà tỉnh lạng Sơn đã có những định hướng cho việc phát triển cây hồi cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ trong thời gian tới. Từ những định hướng đã vạch ra, tỉnh Lạng Sơn đã có những dự án đã và đang thực hiện nhằm phát triển mở rộng diện tích rừng hồi trong toàn tỉnh. Việc tiêu thụ sản phẩm hồi là vô cùng cần thiết, vậy nên một trong những biện pháp hữu hiệu để phát triển hồi là việc quảng bá công dụng, các sản phẩm từ hồi đến tất cả các vùng trong nâng cao giá trị sản phẩm và dịch vụ từ cây hồi; khuyến khích nông dân trồng hồi tích cực nước và mở rộng ra các châu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác. Thực hiện liên kết giữa: Nhà nước - nhà nông lục. nhà khoa học- doanh nghiệp. Thông qua đó nhằm đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng giá trị xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 20 “Quê tôi thơm ngát hương hồi, thơm nức lòng người hồi đi vào nỗi nhớ…” những câu hát này đã quá quen thuộc đối với mỗi người dân Lạng Sơn, bởi hình ảnh hoa hồi rất đỗi gần gũi, thân thuộc, bình dị, mộc mạc như con người Xứ Lạng, hồi đã đi vào cuộc sống của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn. Hoa hồi không chỉ giúp người dân nơi đây thêm ấm no mà còn là niềm tự hào về loài cây đặc sản này. Hương hồi thơm nức không chỉ trong lòng người, trong mỗi câu ca, mà mỗi khi mùa hồi chín, hương thơm của rừng hồi còn hòa vào trong gió tràn khắp nơi, ủ mùi thơm vào sông nước đúng như nhà văn Tô Hoài đã viết cách đây mấy chục năm. Hương hồi Xứ Lạng giờ đây không chỉ lan tỏa “khắp đất Lạng Sơn vào mùa hồi chín” nữa mà đã lan tỏa đi rất nhiều nơi trên đất nước và đang từng ngày đưa hương lan xa đến vùng đất xa xôi, vượt ra ngoài biên giới, để đến với Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ làm ấm lòng người bốn phương. Khi ấy Hồi không chỉ còn là đặc sản của Xứ Lạng mà còn mang hương thơm và hồn Dân tộc. Quả hồi chín xòe như cánh hoa đang dâng cho đời những công dụng tuyệt vời. Có loài cây nào mà hoa hai lần nở không? bông hoa hồi nhỏ xinh hồng hồng kết trái rồi mà vẫn muốn nở thêm một lần nữa bông to hơn, thơm hơn, mang tinh túy từ đất, nước, gió, sương mà dâng tặng cho người, cho đời để trở thành món quà vô giá của thiên nhiên. Các bạn đã vừa cùng tôi tìm hiểu về cây hồi Xứ Lạng, điều gì để lại ấn tượng cho bạn? bạn hãy cùng tham gia trả lời một số câu hỏi bạn nhé! Câu 1: Cây hồi được trồng nhiều nhất ở huyện nào của tỉnh Lạng Sơn? A. Chi Lăng B. Bình Gia C. Lộc Bình D. Văn Quan Đáp án: D Câu 2: Cơ sở chế biến hoa hồi lớn nhất đã được xây dựng ở huyện nào? A. Bình Gia Đây là phần giáo viên đưa ra các câu hỏi củng cố bằng các bài tập trắc nghiệm để người học tự kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của mình. B. Chi lăng C. Văn Quan D. Văn Lãng 21 Đáp án: B Câu 3: Ở nước ta hồi được sử dụng chủ yếu với công dụng nào? A. Làm gia vị B. Thuốc chữa bệnh C. Làm thức ăn D. Sản xuất đồ mĩ nghệ Đáp án: B Câu 4: Cây hồi lạng Sơn đã được xác lập kỷ lục đặc sản của tổ chức nào? A. Kỷ lục thế giới B. Kỷ lục khu vực Đông nam Á C. Kỷ lục Việt Nam D. Kỷ lục Châu Á Đáp án: C Câu 5: Chất lượng sản phẩm hồi Lạng Sơn đã đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2005 vào năm nào? A. 2011 B. 2013 C. 2014 D. 2016 Đáp án: D Câu 6: Lễ hội hoa hồi của tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức được mấy lần? A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần Đáp án: A Cảm ơn các bạn đã cùng tôi tìm hiểu về cây hồi Lạng Sơn qua những câu hỏi trắc nghiệm. Sau khi cùng tôi tìm hiểu, rất mong bạn bạn nhớ về cây hồi lạng Sơn với những nét nổi bật sau: Hồi lạng Sơn được coi là tài sản quốc gia, được nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ và được đăng ký thương hiệu theo chỉ dẫn địa lý. Giáo viên chốt lại những thông tin cô đọng nhất của toàn bài giảng bằng nội dung ghi nhớ. 22 Quả và tinh dầu hồi có mùi thơm hấp dẫn được dùng làm gia vị và là dược liệu quý được sử dụng trong Đông y và tây y. Sản phẩm từ hồi rất phong phú, đa dạng về mẫu mã, hợp túi tiền người tiêu dùng, các sản phẩm này đều nhằm chăm sóc sức khỏe con người. Hồi lạng Sơn được đón nhận nhiều giấy chứng nhận về chất lượng sản phẩm và đã đạt tiêu chuẩn ISO 22000: 2005. Cây hồi có giá trị về kinh tế giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, ngoài ra còn có giá trị tinh thần, là niềm tự hào của các dân tộc tỉnh lạng Sơn. Các bạn ạ! Thiên nhiên Lạng Sơn phong phú, đặc sắc, con người Lạng Sơn thân thiện, mộc mạc, sáng tạo. Từ ngàn đời người dân Xứ Lạng đã gắn bó với rừng, rừng cũng luôn che chở, ban tặng sản vật cho con người. Hồi chính là một trong những sản vật quý báu đó. Nhân dân Lạng Sơn chúng tôi luôn cởi mở, chân thành, mời các bạn bốn phương về đây cùng trải nghiệm và sử dụng các sản phẩm từ hồi rồi cảm nhận và đánh giá về chất lượng hồi Xứ Lạng. Mời các bạn hãy ghé thăm dù chỉ một lần, thiên nhiên và con người Xứ Lạng sẽ luôn mở lòng nhiệt thành chào đón các bạn. Xin hẹn gặp lại! Sau khi chốt lại kiến thức là phần Phần kết, Giáo viên mời bạn bè bốn phương đến Xứ Lạng để trải nghiệm và kiểm nghiệm các sản phẩm từ hồi. Slide cuối cùng thống kê những tài liệu tham khảo mà nhóm đã sử dụng để thiết kế cho nội dung bài giảng. Slide này cũng chèn lời bài hát “Lạng Sơn quê tôi” của nhạc sĩ Phạm Tịnh. Trên đây là bản thuyết trình về giáo án bài giảng điện tử E-Learning của nhóm chúng tôi khi thiết kế bài giảng Dư địa chí: Hương hồi Xứ Lạng. Qua bài giảng này chúng tôi mong muốn nhận được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn, về kiến thức và kĩ năng sử dụng công nghệ, để từ đó chúng tôi rút kinh nghiệm cho những bài giảng sau có hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Chi Lăng, ngày 05 tháng 10 năm 2016 Người viết Phí Thị Giang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan