Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hướng dẫn học sinh dân tộc thiểu số tiếp cận với Tiếng Anh ...

Tài liệu Hướng dẫn học sinh dân tộc thiểu số tiếp cận với Tiếng Anh

.PDF
10
878
86

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẮC HÀ -------------***-------------- Sáng kiến kinh nghiệm  F G HƯỚNG DẪN HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TIẾP CẬN VỚI TIẾNG ANH Họ và tên : Nguyễn Xuân Toàn Đơn vị : TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẮC HÀ Bắc Hà, tháng 6 năm 2011 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng đối với môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn (đặc biệt đối với học sinh vùng cao) . Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách của một giáo viên ngoại ngữ, thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học. Là một xã vùng khó khăn của huyện Bắc Hà, số học sinh dân tộc thiểu số tuyển mới vào lớp 10 đa số các em chưa được học tiếng Anh , điều này đem đến cho cả học sinh và giáo viên không ít những bỡ ngỡ và lúng túng trong việc dạy và học. Hơn nữa một trong những môn học khiến học sinh trở nên thụ động nhất là môn tiếng Anh. Giờ học sẽ trở nên nhàm chán và kém hiệu quả nếu như phương pháp dạy của thầy không tác động tích cực đến phương pháp học của trò, nếu như vốn từ vựng của các em hạn chế, giáo viên cũng gặp những khó khăn về truyền tải kiến thức cũng như hiểu biết xã hội. Do vậy để thực hiện đổi mới trong giảng dạy và truyền tải đúng, đủ kiến thức trong sách giáo khoa là nhiệm vụ trọng tâm mà mỗi giáo viên đều cố gắng thực hiện trong quá trình giảng dạy. Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên cần phải tìm ra nhiều hoạt động thiết thực và phương pháp hiệu quả giúp học sinh phát huy tính tích cực của mình. 2.Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm Để giúp học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc học tiếng Anh và giúp cho học sinh có thể hiểu bài, có tư duy đúng tôi cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu tham khảo và các nội dung có liên quan đến chủ đề bài học, phương pháp khai thác các nhiệm vụ trọng tâm trong sách giáo khoa giúp cho bài học trở nên thú vị và hấp dẫn học sinh hơn học sinh hiểu bài hơn, tôi hy vọng các tài liệu sau đây nhằm giúp cho các bạn đồng nghiệp có thêm tài liệu dạy học hiệu quả hơn. 3. Phạm vi và đối tượng Dạy tiếng Anh lớp 10 hệ 3 năm THPT , đề tài này tôi thực hiện trong khi dạy các nhiệm vụ trọng tâm ngôn ngữ trong chương trình tiếng Anh lớp 10 hệ 3 năm, ở mỗi dạng tôi có đưa ra một vài gợi mở cho học sinh hoặc phương pháp khai thác kiến thức đối với dạng đó. Đối tượng để tôi thể nghiệm đề tài này là lớp 10A3,10A4 Trường THPT số 2 Bắc Hà. Đây là lớp có nhiều em có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. 1 4. Mục tiêu của đề tài Đề tài này tôi muốn cung cấp cho các em các phương pháp học các nhiệm vụ trọng tâm ngôn ngữ,qua đó giúp các em nắm được và vận dụng được vào làm bài tập. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài. Sau khi dạy các nhiệm vụ trọng tâm ngôn ngữ tôi đã tiến hành khảo sát. Kết quả như sau: Điểm Số Lớp HS 0 1 -> 3 4 -> 5 6 -> 7 8 -> 9 10 10A3 45 3 15 22 5 0 0 10A4 45 2 14 26 3 0 0 Qua bài làm của các em, tôi nhận thấy các em chưa vận dụng tốt được phần lý thuyết vào bài tập, một số em còn chưa biết nên vận dụng kiến thức nào để làm dạng bài tập này. Do vậy người thầy cần chỉ ra con đường để giúp các em đi đến kết quả của bài tập một cách tất yếu, nhanh và chính xác. 2. Các biên pháp đã thực hiện 2.1.Dạy ngữ âm. Chương trình Tiếng Anh THPT đưa phần ngữ âm vào dạy chính thức một cách có hệ thống toàn bộ hệ thống các âm vị trong Tiếng Anh được trình bày trong chương trình . Tiếp theo đó các vấn đề cơ bản của ngữ âm và âm vị học Tiếng Anh sẽ lần lượt được nêu ra và luyện tập không phải qua các vấn đề lý thuyết cao siêu, xa vời mà được thể hiện sinh động qua các bài tập thực hành thiết thực với học sinh . Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10 tập trung vào các phụ âm ( consonant cluster). Phần luyện tập phát âm dạy vào tiết cuối cùng trong tổng số 3 tiết của mỗi đơn vị bài học. Học sinh luyện tập các chùm âm vừa học trong các phát ngôn (thường là các câu hoàn chỉnh). Các phát ngôn được thiết kế để chứa các chùm âm cần luyện tập tuy nhiên vẫn có ý nghĩa giao tiếp. Trong phần luyện âm, vai trò hướng dẫn của GV rất quan trọng. GV cần tìm hiểu và chuẩn bị kĩ việc phát âm các chùm âm phụ để làm mẫu cho học sinh. 2.1.1. Vai trò của GV và nhiệm vụ của học sinh trong luyện âm * Vai trò của GV : - Giúp HS nghe và phát âm càng chính xác càng tốt. - Giúp HS phát âm một cách chính xác . - Cung cấp cho HS những nhận xét phản hồi về phát âm của họ . 2 - Sửa chữa lỗi của HS nếu cần thiết . - Chỉ ra cho HS những gì cần phải phát triển tiếp theo . - Thiết kế các hoạt động phát âm khác nhau . - Đánh giá tiến bộ của HS . * Nhiệm vụ của học sinh : - Tiếp thu các mẫu phát âm càng chính xác càng tốt . - Thực hiện các hoạt động nhận biết, mô phỏng và lặp lại. - Thực hiện việc tự sửa các lỗi phát âm của mình. 2.1.2. Kĩ thuật dạy các âm đơn lẻ Phụ âm Tiếng Anh có thể được phân loại theo vị trí phát âm phương thức phát âm và thanh tính. Có 24 phụ âm trong Tiếng Anh, 20 nguyên âm trong Tiếng Anh được phân loại theo vị trí của lưỡi, độ tròn môi và độ dài của nguyên âm. Ví dụ : Khi dạy hai âm / t / và / d / (Sách Tiếng Anh lớp 10 bài số 11), các thủ pháp sau đây có thể được áp dụng: * Giới thiệu : - Giáo viên (GV) phát âm / t / rõ ràng 2 hoặc 3 lần để học sinh (HS) nghe và quan sát và tiếp thu mẫu. - HS phát lại âm / t / trong các từ. - HS lặp lại đồng thanh 2 hoặc 3 lần . - GV cho HS xem hình cơ quan phát âm đối với âm / t / và giải thích âm / t / được cấu tạo như thế nào. - GV đề nghị HS nhắc lai những từ nói trên đồng thanh, theo nhóm và theo cá nhân. - Tương tự như vậy GV giới thiệu âm / d / và đề nghị HS lặp lại các bước nói trên. - GV so sánh sự đối lập giữa âm / t / và âm / d / trong các cặp từ. - HS được chia thành 2 nhóm nhắc lại các cặp từ theo băng hoặc theo GV một vài lần . * Luyện tập : - HS làm các bài tập nhận biết bằng cách nghe và nhặt ra âm / t / và âm / d / trong các từ được GV đọc theo các trật tự đã bị đảo lộn . - HS nhắc lại các cặp từ đối lập sau đó luyện tập phát âm các âm / t / và / d / trong các âm . 2.1.3. Một số lỗi thường gặp của HS trong phát âm. - Nhầm lẫn giữa các nguyên âm và phụ âm, ví dụ: âm / 1 / trong từ lot và âm / n / trong từ not . - Không phát âm được một số âm có trong Tiếng Việt . - Thay thế giữa âm này và âm khác . - Không phát âm hoặc nuốt phụ âm cuối của từ . - Nhầm lẫn giữa các nguyên âm dài và nguyên âm ngắn . - Tuỳ tiện thêm phụ âm vào các tập hợp các phụ âm . 3 - Không đánh trọng âm hoặc đánh trọng âm sai trong các từ . - Phát âm các từ Tiếng Anh giống như các chữ viết theo kiểu Tiếng Việt. 2.2. Dạy từ vựng. Để làm tốt việc giới thiệu từ mới theo yêu cầu đặt ra, cần phân biệt hai khái niệm .Ví dụ, có rất nhiều trường hợp, nếu tra từ điển có thể hiểu được nghĩa của từ dễ dàng.Song không phải như vậy là HS học sẽ biết được cách sử dụng từ đó. Cách sử dụng của một từ phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, thói quen của người bản ngữ và các mối quan hệ cùng với môi trường văn hoá và xã hội của họ. Cách sử dụng những ngữ liệu này chỉ có thể được hiểu rõ khi chúng được giới thiệu theo ngữ cảnh hay tình huống mà người bản ngữ đã sử dụng. 2.2.1. Chọn từ để dạy. Thông thường, trong một bài học luôn xuất hiện từ mới. Song không phải từ mới nào cũng được dạy như nhau. Để lựa chọn từ cần dạy, cần xem xét những vấn đề từ chủ động – từ bị động ( active and passive vocabulary ) - Từ chủ động là những từ học sinh hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết. - Từ bị động là những từ học sinh chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe và đọc. Cách dạy và giới thiệu hai loại từ này khác nhau . Từ chủ động có liên quan đến cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là cách sử dụng. Với từ bị động, có thể chỉ cần dừng lại ở mức nhận biết, không cần thực hiện các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem từ nào là từ chủ động và từ nào là bị động . 2.2.2 .Những yếu tố cần làm rõ khi giới thiệu từ mới. Khi giới thiệu ngữ liệu mới, cần phải rõ 3 yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là dạng thức (form), ý nghĩa (meaning) và cách dùng (use). Khi giới thiệu từ mới, nếu chỉ cho biết chữ viết và định nghĩa như ở từ điển thì chưa bảo đảm cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, đặc biệt là với những từ chủ động. Học sinh cần phải biết cách phát âm không chỉ từ đơn lẻ mà còn phải nhận biết và phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói và đặc biệt là biết nghĩa và cách dùng trong giao tiếp. Những yếu tố cần làm rõ khi giới thiệu từ mới được cụ thể hoá bằng sơ đồ giới thiệu ngữ liệu chung như sau: - Chữ viết (spelling) - Ngữ âm (Pronunciation) Giới thiệu từ mới qua : - Ngữ nghĩa (Lexical meaning) - Hình thái ngữ pháp (Gramatical form) - Cách sử dụng (use) 4 2.2.3. Kĩ thuật dạy nghĩa từ. - Dùng giáo cụ trực quan : GV có thể sử dụng các đồ vật trong lớp hoặc mang tới lớp, sử dụng tranh, ảnh, biểu bảng, sơ đồ hoặc có thể vẽ trực tiếp lên bảng. GV có thể sử dụng các hành động, cử chỉ, điệu bộ. Bản thân GV và HS luôn là nguồn trực quan sinh động mà nếu khéo vận dụng sẽ đem lại hiệu quả tích cực. - Dùng tình huống : GV có thể sử dụng các tình huống thực trong lớp hoặc ngoài lớp để chỉ ra nghĩa của từ. Ví Dụ: GV có thể chỉ vào 1 nam HS ngồi giữa 2 nữ học sinh để giới thiệu ý nghĩa của từ between bằng cách nói Tuấn is between Lan and Hương. - Dùng ngôn ngữ lời nói GV viên có thể sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt để chỉ ra ý nghĩa của từ mới. Có thể thực hiện bằng hình thức định nghĩa, sử dụng ngôn cảnh, sử dụng các từ đồng nghĩa trái nghĩa hoặc dịch. Sau khi chỉ ra ý nghĩa của từ mới, GV có thể thực hiện một số các thủ pháp sau để trình bày hình thức của từ đó. - Vẽ tranh lên bảng để chỉ ra ý nghĩa của từ. - Nói một hoặc hai câu có chứa từ đó. - Yêu cầu cả lớp lặp lại từ và cả câu đồng thanh 2 hoặc 3 lần. - Viết từ hoặc câu đó lên bảng nếu cần thiết. - Yêu cầu HS dịch câu đó sang Tiếng Việt. - Đặt thêm VD để củng cố từ. - Đặt câu hỏi để HS trả lời trong đó có chứa từ vừa học. - Yêu cầu HS chép từ vào vở. 2.2.4. Các loại hình bài tập khi dạy từ Một số bài tập được dùng khi luyện tập từ mới: Matching, odd-man-out, grouping, arrangement, blank filling, substitution, replancement, sentence making. 2.3. Dạy ngữ pháp Nhìn chung việc dạy các cấu trúc ngữ pháp có thể thực hiện được theo 2 cách chính: Diễn dịch và quy nạp. Theo cách diễn dịch, đầu tiên HS được cung cấp một quy tắc cấu trúc ngữ pháp kèm theo lời giải thích và VD minh hoạ. Sau đó HS luyện tập cách sử dụng. Theo cách quy nạp, đầu tiên HS được tiếp cận một loạt VD, từ các VD này HS phải khái quát hoá thành các quy tắc với sự gợi ý của GV. Việc lựa trọn một trong hai cách này tuỳ thuộc vào độ khó của cấu trúc, năng lực của HS cũng như ý thích của GV. 5 2.3.1 Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp Đầu tiên GV giới thiệu bằng lời cấu trúc mới rồi ghi lên bảng. Cấu trúc ngữ pháp đó phải nằm trong ngữ cảnh. Cách đơn giản nhất để trình bày một cấu trúc là chỉ ra một cách trực tiếp, sử dụng các vật thể mà HS có thể nhìn thấy trong và ngoài lớp, tranh ảnh, hình vẽ minh hoạ, bản đồ, biểu bảng, GV và HS hoặc bằng hành động. Một cách khác để chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc là đặt ra một tình huống ở trong và ngoài lớp mà trong cấu trúc có thể sử dụng một cách tự nhiên. Tình huống có thể có thực, tưởng tượng hoặc sáng tạo. Việc kết hợp các thủ pháp khác nhau là cần thiết trong việc chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc mới bởi HS có nhiều cơ hội để tiếp thu một cách trọn vẹn hơn. VD: Để dạy về cấp so sánh hơn và cấp so sánh tuyệt đối đối với các tính từ ngắn (bài 10 sách Tiếng Anh 10) GV có thể vẽ lên bảng hình 3 cậu bé với 3 độ cao khác nhau rồi từ đó trình bày cấu trúc. Bên cạnh việc chỉ ra một cấu trúc ngữ pháp được sử dụng và có ý nghĩa như thế nào thì GV cũng cần phải chỉ ra hình thức của cấu trúc ấy. Có nhiều cách thể hiện hình thức cấu trúc ngữ pháp: - Đọc cấu trúc và yêu cầu HS nghe và nhắc lại . - Viết cấu trúc lên bảng . - Yêu cầu một số cá nhân nhắc lại - Giải thích cấu trúc ngữ pháp mới được hình thành như thế nào . - Yêu cầu cả lớp chép cấu trúc vào vở . - Đặt thêm VD và tình huống để luyện tập . 2.3.2 Các loại hình bài tập khi dạy cấu trúc ngữ pháp. Việc luyện tập một cấu trúc ngữ pháp mới có thể thực hiện qua các loại hình bài tập sau đây: Repetition, substitution, conversion or transformation, matching, rearrangement, question and answer, completion, making true sentence. 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG Sau khi cung cấp các phương pháp khai thác các nhiệm vụ trọng tâm ngôn ngữ học sinh đã biết vận dụng lý thuyết vào làm bài tập. Kết quả như sau: Điểm Số Lớp HS 0 1 -> 3 4 -> 5 6 -> 7 8 -> 9 10 10A3 45 0 0 24 20 1 0 10A4 45 0 0 21 24 0 0 Kết quả trên cho thấy việc định hướng đối với mỗi phần kiến thức, với mỗi học sinh đặc biệt là các em học sinh trung bình đã đem lại những kết quả nhất định. Điều này đã tạo cho tôi sự lạc quan, giúp tôi thêm niềm tin để tích cực tìm tòi dạy học. 6 PHẦN KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm Sau khi thực hiện đề tài này, tôi thấy không chỉ có lợi cho học sinh mà còn hữu ích đối với người thầy, không phải chỉ phục vụ cho công tác giảng dạy mà còn hỗ trợ đắc lực cho công tác giáo dục học sinh. Đặc biệt với tôi, một giáo viên còn nhiều hạn chế về dạy phương pháp mới thì đây là dịp để tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Đối với người thầy phải biết lắng nghe để tìm ra những vướng mắc của học sinh từ đó có hướng tháo gỡ cho các em. - Biết phát huy óc sáng tạo, khả năng tự học của học sinh. - Tránh chữa bài tập một cách tràn lan mà cần hệ thống, phân dạng, đặc biệt cần chú trọng hướng dẫn học sinh về mặt phương pháp. - Người thầy tránh làm thay học sinh mà phải biết tổ chức cho học sinh tự làm, từ đó tạo dựng ý thức tự học của học sinh. 2. Lời kết Tôi làm đề tài này với mong muốn tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ song vì còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài này còn nhiều thiếu sót vì thế kính mong các đồng chí đóng góp ý kiến để tôi làm tốt hơn ở các đề tài sau. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Bắc Hà, ngày 12 tháng 6 năm 2011 Người viết Nguyễn Xuân Toàn 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. English phonetics and phonology ( Peter Roach) 2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 10,11 chương trinh chuẩn 3. Methodology ( Hoàng Tất Trường) 4. Tuyển tập các bài tập Tiếng Anh chọn lọc (Vĩnh Bá)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan