Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hướng dẫn học sinh cách xác định lãnh thổ, biên giới biển và chứng minh vị trí đ...

Tài liệu Hướng dẫn học sinh cách xác định lãnh thổ, biên giới biển và chứng minh vị trí đặt trái phép giàn khoan hải dương 981 là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ việt nam

.DOC
22
540
108

Mô tả:

KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ A. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ 1. Tên chuyên đề 2. Lý do chọn chuyên đề 3. Sự cần thiết để thực hiện chuyên đề 4. Đối tượng thực hiện chuyên đề 5. Thời gian, địa điểm thực hiện chuyên đề 6. Phương pháp và vật chất thực để thực hiện chuyên đề 7. Các tư liệu, tài lieu tham khảo 8. Các thuật ngữ viết tắt B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. Cách xác định lãnh thổ và biên giới biển 1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia a. Khái niệm b. Vị trí c. Phạm vi 2. Biên giới quốc gia và các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia a. Khái niệm b. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia 3. Cách xác định biên giới trên biển a. Nguyên tắc cơ bản b. Công ước Liên Hợp Quốc về biển năm 1982 c. Các vùng biển của Việt Nam d. Cách xác định đường cơ sở e. Sơ đồ lãnh thổ các vùng biển Việt Nam f. Tuyến biên giới biển đảo II. Vị trí đặt giàn khoan HD 981 là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam 1. Sơ lược về giàn khoan HD 981 2. Nguyên nhân và động cơ 3. Vị trí đặt giàn khoan HD 981 4. Đấu tranh và phản ứng của nhân dân Việt Nam và thế giới a. Mít tinh, biểu tình phản đối b. Các biện pháp đấu tranh của Đảng và Nhà Nước c. Phản ứng của thế giới III. Thảo luận 1. Thảo luận 2. Bài tập chuyên đề C. KẾT LUẬN A. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ 1. Tên chuyên đề. “Hướng dẫn học sinh cách xác định lãnh thổ, biên giới biển và chứng minh vị trí đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam”. 2. Lý do chọn chuyên đề. Giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh, sinh viên là chủ trương lớn của Đảng, nhà nước, vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người cho XHCN. Mục tiêu của công tác này là giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng yêu nước, yêu XHCN, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống của dân tộc, trang bị những kiến thức cơ bản về quốc phòng an ninh và những kĩ năng quân sự cần thiết để học sinh nhận thức đầy đủ hơn về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện các chỉ thị, nghị định của Đảng, Chính phủ về công tác GDQP-AN những năm qua bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực phối hợp với bộ Quốc Phòng, các bộ ngành có liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ GDQP-AN cho học sinh cấp THPT. Công tác này đã được thực hiện thống nhất, đồng bộ đến các sở Giáo dục trong hệ thống giáo dực quốc dân ngày càng đi vào nề nếp, chất lượng từng bước được nâng cao. GDQP-AN đã trở thành môn học chính khóa trong các môn học thuộc hệ thống giáo dục quốc gia, nội dung, chương trình và giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cũng như các điều kiện đảm bảo cho môn học đã được đầu tư, quan tâm và từng bước đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế và bất cập như học sinh chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò môn học, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và phần lớn chưa được đào tạo cơ bản. Là môn học chính khóa nhưng trên thực tế ở nhiều trường THPT môn học này vẫn chưa được đầu tư xứng đáng về vật chất, tài liệu, thiết bị, sân bãi, trang phục…và vẫn còn thiếu sự quan tâm của ban giám hiệu. Trong quá trình dạy học môn GDQP-AN của khối 11 có bài “ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” tôi thấy đây là một bài dạy khó, kiến thức rộng,tài liệu tham khảo ít, có liên quan đến một số môn học khác như địa lý, lịch sử và nếu có sự ứng dụng của công nghệ thông tin thì học sinh mới dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn. Trong quá trình dạy bài này có một số học sinh có hỏi về một số vấn đề “nhạy cảm”, mang tính “thời sự như chủ quyền biển đảo của nước ta, cách xác định biển, đường cơ sở, các sự kiện Trung Quốc công bố về chủ quyền trên biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên các phương tiện thông tin và gần đây là sự xâm phạm chủ quyền biển về vị trí đặt giàn khoan HD 981 của Trung Quốc… Do vậy với mong muốn nâng cao chất lượng dạy, sự tiếp thu học sinh và trả lời một số câu hỏi mang tính “nhạy cảm” cho học sinh còn thắc mắc nên tôi chọn chuyên đề “Hướng dẫn học sinh cách xác định lãnh thổ, biên giới biển và chứng minh vị trí đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam” để làm chuyên đề cho tổ trong tháng 10. Thông qua chuyên đề này để mỗi lớp làm cơ sở, tiền đề xây dựng một tiểu phẩm về biển đảo để tham dự cuộc thi “ tìm hiểu về biển đảo quê hương” do đoàn trường THPT Tân Lập kết hợp với tổ xã hội phát động để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. 3. Sự cần thiết thực hiện chuyên đề Đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn GDQP-AN trong các trường THPT là sự vận dụng phù hợp, linh hoạt với các hình thức tổ chức dạy tích hợp liên môn với sự ứng dụng của công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy cao nhất khả năng truyền đạt của người dạy và khả năng tiếp thu của người học về nội dung. Trong hệ thống giáo dục quốc gia hiện nay môn GDQP-AN là môn học bình đẳng như các môn học chính khóa khác trong chương trình giáo dục, trong những năm vừa qua có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của sở Giáo dục và Đào tạo chất lượng dạy và học đã được nâng lên rõ rệt. Tuy vậy với sự vận động và phát triển tình hình, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn GDQP-AN. Muốn được như vậy thì phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó tổ chức thực hiện đổi mới hình thức dạy học theo hướng tích hợp liên môn và có sự ứng dụng của công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trong bài “ Bỏa vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” là một dạng bài dạy khó, giáo viên cần phải chịu khó tìm tòi, sàng lọc thêm các tài liệu của môn GDQP-AN, môn địa lý để chuyển tải cho học sinh. Đặc biệt là phần “xác định biên giới quốc gia trên biển” mà sách giáo khoa viết cũng ít, không chi tiết, khó hiểu, bản đồ minh họa chưa cụ thể, rõ nét tạo ra những hiểu biết chưa sâu sắc cho học sinh. Về phần giáo viên giải thích, truyền đạt cho học sinh cũng gặp những vướng mắc, khó giải thích, câu trả lời còn mang tính chung chung chưa sát thực và nhiều khi còn mang tính né tránh. Do vậy tôi đã chọn chuyên đề “Hướng dẫn học sinh cách xác định lãnh thổ, biên giới biển và chứng minh vị trí đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam” để viết và thực hiện giảng dạy cho học sinh bằng giáo án điện tử có tích hợp một số kiến thức môn địa lý để cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu và giải thích một số câu hỏi mang tính “ nhạy cảm”, “thời sự” về chủ quyền biển đảo. Chuyên đề này cũng làm tiền đề để các lớp chuẩn cho cuộc thi “ tìm hiểu về biển đảo quê hương” do nhà trường phát động để chào mừng ngày 20-11. 4. Đối tượng để thực hiện chuyên đề Là học sinh của khối 11, khối 12 của Trường THPT Tân Lập. Các giáo viên tham dự chuyên đề và quản lý học sinh 5. Thời gian, địa điểm thực hiện chuyên đề Thời gian: Ngày 29/10/2014 Địa điểm: Sân trường hoặc nhà tập đa năng (nếu trời mưa). 6. Phương pháp và vật chất thực hiện Giáo viên giảng dạy chuyên đề : Nguyễn Đình Hoàn Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin : Nguyễn Quý Hào Vật chất gồm : Giáo án điện tử, máy tính, màn chiếu, loa, âm ly và các vật chất cần thiết khác. 7. Các tài liệu tư liệu và các website tham khảo SGK và Sách giáo viên GDQP-AN lớp 11, NXB Giáo dục. SGK môn Địa lý lớp 12, NXB Giáo dục Các website tham khảo: http://Petrotimes.vn/news/vn http://img.vietnamplus.vn/t660 www.violet.vn www.quansu.vn.com www.download.com.vn 8. Các thuật ngữ viếết tắết GDQP-AN Giáo dục quốc phòng-an ninh THPT Trung học phổ thông XHCN Xã hội chủ nghĩa QS Quân sự HD Hải Dương CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. Cách xác định biên giới biển 1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia a. Khái niệm: Theo hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam: “Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.” b. Vị trí : Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia. - Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau: + Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, + Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. + Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện MườngNhé, tỉnh Điện Biên. + Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6 050’B, và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông. c. Phạm vi: Nước ta có diện tích 331212 km 2 gồm 327480 km2 đất liền và hơn 4200 km biển nội thủy với hơn 2800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ gần và xa bờ bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính Phủ Việt Nam xác định gần gấp 3 lần diện tích đất liền khoảng 1 triệu km2. Có 4600 km đường biên giới đất liền và 3260 km đường bờ biển. BẢN ĐỒ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2. Biên giới quốc gia và các bộ phận cấu thành a. Khái niệm: Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam. b. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia: Biên giới quốc gia gồm bốn bộ phận cấu thành - Biên giới trên đất liền. - Biên giới trên biển - Biên giới lòng đất - Biên giới trên không. 3. Cách xác định biên giới trên biển a. Nguyên tắc cơ bản: - Xác định bằng pháp luật Việt Nam, phù hợp với công ước biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam với các quốc gia hữu quan. - Nếu vùng biển Việt Nam có vùng chồng lấn với các nước hữu quan thì phải thong qua đàm phán xác định bằng điều ước quốc tế. b. Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 - Là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong hội nghị về luật biển Liên hợp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 đến năm 1982. - Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 là một bộ quy định sử dụng các biển, đại dương của thế giới chiếm 70% diện tích bề mặt trái đất. - Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng, các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên. c. Các vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam Theo công ước Liên Hợp Quốc về biển năm 1982, về nguyên tắc quốc gia ven biển, kể cả quốc gia quần đảo có quyền có 5 vùng biển sau: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đồ họa các vùng biển của Việt Nam (nguồn internet) - Nội thủy Là vùng bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất liền). Tại đây các quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong vùng nội thủy. - Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam. Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. - Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo về các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về ý tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. - Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. - Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam. d. Cách xác định đường cơ sở Là đường ngấn thủy triều thấp nhất. Tức là khi thủy triều xuống mức thấp nhất nhô ra các đảo cách cách xa bờ biển nhất (nước ta xác định được 11 hòn đảo) từ các hòn đảo này trên bản đồ nối lại với nhau bằng đường thẳng gãy khúc thì đó chính là đường cơ sở. - Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường thẳng gẫy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính theo Tuyên bố này. - Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và PouLo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục. TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM CHUẨN ĐƯỜNG CƠ SỞ DÙNG ĐỂ TÍNH CHIỀU RỘNG LÃNH HẢI CỦA LỤC ĐỊA VIỆT NAM (Phụ lục đính kèm Tuyên bố ngày 12-11-1982 của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) (Tư liệu tỉnh, thành phố theo năm 1982) Điểm Vị trí và địa lý 0 Tọa độ N Kinh độ E Nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia. A1 Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang. 9015’0 103027’0 A2 Tại Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Minh Hải. 8022’8 104052’4 A3 Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. 8037’8 106037’5 A4 Tại Hòn Bông Lang, Côn Đảo. 8038’9 106040’3 A5 Tại Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo. 8039’7 106042’1 A6 Tại Hòn Hải (Nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Thuận Hải. 9058’0 109005’0 A7 Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải. 12039’0 109028’0 A8 Tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh. 12053’8 109027’2 A9 Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh. 13054’0 109021’0 A10 Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình. 15023’1 109009’0 A11 Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên. 17010’0 107020’6 e. Lãnh thổ các vùng biển Việt Nam Bản đồ lãnh thổ biển Việt Nam (nguồn: Vietnamnet.vn) Chú thích - Đường cơ sở: là đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ - Biên giới quốc gia trên biển: là đường đứt quãng màu xanh thẫm - Danh giới ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải: là đường thẳng màu xanh lá chuối - Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế: là đường thẳng màu tím - Phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc: là đường màu nâu - Các số từ 1 đến 11 tương ứng các các điểm từ A1 đến A11 - Các vùng biển viết tắt gồm: NT: Nội thủy LH: Lãnh hải dài 12 hải lý TGLH: Tiếp giáp lãnh hải dài 12 hải lý ĐQKT: Đặc quyền kinh tế dài 188 hải lý tính từ đường cơ sở TLĐ: Thềm lục địa dài 188 đến 388 hải lý tính từ đường cơ sở f. Tuyến biên giới biển đảo - Đã xác định được 12 điểm để xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam (từ điểm 0 đến A11). - Ngày 25/12/2000 đã đàm phán và kí kết với Trung Quốc hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. - Ngày 07/07/1982 Việt Nam kí kết với Campuchia thiết lập vùng nước lịch sử giữa hai nước. - Ngày 26/06/2003 Viêt Nam kí kết với Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa. - Ngày 09/08/1997 Việt Nam kí kết với Thái Lan về phân định biển.  Các vấn cần phải giải quyết - Phân định biển với Trung Quốc trên biển Đông và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Với Campuchia về vấn đề biên giới trên biển. - Với Malaisxia về chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Với Philippin về tranh chấp trên quần đảo Trường Sa. Sau khi giải quyết xong vấn đề trên nước ta mới có thể xác định chính xác, đầy đủ biên giới quốc gia trên biển và ranh giới các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. II. Vị trí đặt giàn khoan HD 981 là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam 1. Sơ lược về giàn khoan dầu Hải Dương 981 Giàn khoan dầu Hải Dương 981 là giàn khoan biển sâu di động có kích cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và do tổng công ty dầu khí Hải Dương sở hữu. Hải Dương 981 dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31000 tấn. Diện tích boong của dàn khoan có kích thước bằng một sân bóng chuẩn. Giàn khoan này có thể khoan sâu tối đa 1200m. Giàn khoan dầu Hải Dương 981 2. Nguyên nhân và động cơ - Đối với Trung Quốc cho biết sẽ thăm dò dầu khí tại vị trí trên từ 2 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8 năm 2014. - Theo trang mạng cuả Đài Truyền hình Mỹ CNBC dẫn lời một quan chức trong ngành dầu khí Trung Quốc thì "Quyết định này thể hiện ý chí của chính phủ Trung Quốc ở châu Á," và "Quyết định này không phải vì lý do thương mại. Nó không phải là CNOOC (Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc) có kế hoạch thăm dò lớn ở khu vực." mà vì lý do chính trị nhằm thể hiện vai trò và chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. - Trang mạng của Forbes cho là "Đây là lần đầu tiên Trung Quốc khoan ở vùng biển Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc công khai sử dụng tàu thân xám, tức tàu hải quân, để hỗ trợ cho tàu thân trắng, tức tàu hàng hải dân sự."  Trung Quốc muốn xâm chiếm và thể hiện chủ quyền ở Biển Đông. 3. Vị trí đặt giàn khoan HD 981 của Trung Quốc là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. - Ngày 02/05/2014 giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được đưa tới và đặt ở tọa độ 15°29′58″B 111°12′1″Đ cách đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi khoảng 120 hải lý về phía đông. Như vậy vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. - Tương ứng với vị trí này thuộc trong lô dầu khí mà Việt Nam đánh số 143 và chưa thăm dò khai thác. Bản đồ minh họa vị trí giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. (Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Hình minh họa 1 Hình minh họa 2 Hình minh họa 3 4. Phản ứng và đấu tranh của nhân dân Việt Nam và của thế giới a. Mít tinh, biểu tình phản đối Toàn thể giáo viên, học sinh trường Phan Huy Chú tham gia buổi ngoại khoá “Chủ quyền biển đảo, khát vọng hòa bình” (Ảnh: Mai Châm) Khẩu hiệu Hội cựu chiến binh Vũng Tàu Ảnh người nhân dân biểu tình trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc Ảnh ý chí của dân tộc Việt Nam b. Các biện pháp đấu tranh của Đảng và Nhà Nước - Công tác tuyên chuyền: Thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn bộ nhân dân Việt Nam và trên thế giới hiểu rõ hành vi đặt trái phép giàn khoan dầu HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. - Ngoại giao: Triển khai 10 lần giao thiệp ngoại giao (tại Hà Nội và Bắc Kinh). Tại các cuộc giao thiệp, điện đàm, ta đã bác bỏ quan điểm, hành vi sai trái của phía Trung Quốc và khẳng định vị trí đặt giàn khoan là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, hành động đó là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Tiếp ông Dương Khiết Trì, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan 981 và tàu khỏi vùng biển của Việt Nam - Đấu tranh trên thực địa Tàu hải cảnh của ta làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền + Tổ chức trực chỉ huy chặt chẽ, tăng cường nhiều tàu của lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển từ căn cứ ra thực địa để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của ta. + Kiên cường đấu tranh, ngăn cản việc định vị giàn khoan HD- 981 của Trung Quốc. Các tàu của ta đều va chạm với tàu Trung Quốc, có nhiều cán bộ kiểm ngư của ta bị thương. Tàu của ta đã khắc phục xong, tiếp tục bám trụ kiên cường trên thực địa, tiếp cận phản đối, kết hợp nhiều biện pháp nhằm ngăn cản, làm chậm tiến độ triển khai giàn khoan của phía Trung Quốc. Tàu Hải cảnh Trung Quốc điên cuồng tấn công tàu Kiểm ngư Việt Nam c. Phản ứng của thế giới Nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã thể hiện phản ứng khá mạnh mẽ trước sự việc này. - Liên Hiệp Quốc: Ngày 09/5/2014, người phát ngôn Liên Hiệp Quốc đã cho biết Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ quan ngại trước tình hình phức tạp trên Biển Đông và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình. - Đối với Hoa Kỳ: Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki cho biết “Chúng tôi cực kỳ quan ngại về cách hành xử và hăm dọa nguy hiểm của tàu bè tại các vùng biển có tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, hành xử một cách an toàn và thích hợp, giải quyết các yêu sách chủ quyền một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế”. Ngày 12/5/2014: Trong một tuyên bố được phát đi từ Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới “rất lo ngại” trước sự hung hăng của Trung Quốc khi kéo giàn khoan Hải Dương- 981và hạ đặt trái phép trong vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ hôm 01/5. Ngày 15/5/2014: Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có buổi gặp gỡ trao đổi với Tướng Phòng Phong Huy - Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc. Phát biểu tại Nhà Trắng, Phó Tổng thống Biden nhấn mạnh với Tướng Phòng rằng Mỹ đặc biệt quan ngại trước những hành động khiêu chiến đơn phương của Trung Quốc. - Đối với Nhật Bản: Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản phát biểu: “Nhật Bản quan ngại vụ việc sẽ làm gia tăng căng thẳng tại khu vực. Các bên liên quan cần tránh những hoạt động đơn phương làm gia tăng căng thẳng, tuân thủ luật pháp quốc tế, đồng thời thông qua đối thoại giải quyết vấn đề một cách hòa bình”. - Đối với Singapore: Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore bày tỏ quan ngại về những diễn biến mới đây tại Biển Đông, kêu gọi các bên kiềm chế, tránh làm leo thang căng thẳng, tuân thủ đầy đủ DOC, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). - Philippines: Ngày 16/5/2014, hàng trăm người Philippines và Việt Nam ở Manila đã tổ chức tuần hành yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Nhiều nước trong khu vực ASEAN, ở những mức độ khác nhau, đều tỏ rõ sự lo lắng về tình hình đang nóng lên ở Biển Đông, mong muốn sự việc được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế. III. Thảo luận. 1. Thảo luận - Giáo viên cho học sinh xem 3 video (1) Họp báo về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển Việt Nam (2) Kiểm ngư Việt Nam (3) Tàu Trung Quốc hung hãn tấn công tàu Việt Nam Căn cứ vào những nội dung trên, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và đặt những câu hỏi về các vấn đề liên quan: - Cách xác định vùng biển của Việt Nam. - Làm thế nào để khẳng định giàn khoan HD 981 là xâm phạm chủ quyền. - Các biện pháp đấu tranh của Đảng, Nhà nước, Nhân dân để bảo vệ chủ quyền biển đảo. - Học sinh đặt một số câu hỏi về vấn đề chưa rõ hoặc chưa biết giáo viên trả lời. 2. Bài tập chuyên đề Bằng hiểu biết của em về chủ quyền biển đảo em hãy việt một bài thu hoạch theo các chủ đề dung sau đây (khoảng 600 từ) + Vấn đề chủ quyền biển đảo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan