Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Hợp tác nghề cá thế giới

.PDF
70
120
124

Mô tả:

HỢP TÁC NGHỀ CÁ THẾ GIỚI MỞ ĐẦU Ngành thuỷ sản phải tăng cường hợp tác quốc tế Ngành Thủy sản phải tăng cường hợp tác quốc tế. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tại hội nghị tổng kết năm 2002 và bàn phương hướng kế hoạch năm 2003 của ngành thuỷ sản, diễn ra tại Hà Nội. Theo Thủ tướng, 2003 là năm rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam bởi tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế sẽ được đẩy mạnh mà nổi bật hơn cả là việc cắt giảm thuế cho hàng trăm mặt hàng trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Trong bối cảnh đó, ngành thuỷ sản cần nỗ lực hơn rất nhiều. “Với kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ USD trong năm 2002, ngành thuỷ sản đang khẳng định vị trí mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Sắp tới, bộ cần chỉ đạo các đơn vị thành viên tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, tăng cường tính cạnh tranh cho sản phẩm theo hướng thật quyết liệt và cụ thể”, Thủ tướng nói. Đề cập đến vấn đề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, Thủ tướng yêu cầu công tác quy hoạch của ngành cần được nâng cao, qua đó giúp đỡ ngư dân về kỹ thuật sản xuất, chế biến. Ông nói: “Phải làm sao cho ngư dân không phải chịu cảnh lỗ do dịch bệnh, thời tiết hay giá cả bấp bênh”. Đặc biệt, Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: "Qua vụ kiện cá basa, sắp tới, bên cạnh việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, việc hợp tác quốc tế là rất quan trọng. Chúng ta có thể học hỏi được kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp thương mại từ nhiều nước. Qua đó, quyền lợi của doanh nghiệp và nhà xuất khẩu được đảm bảo”. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ --Số : 10/2006/QĐ-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ====================== Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng năm 2020 --THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chứuc Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ Thuỷ sản tại tờ trình số 903/TTr-BTS ngày 26 tháng 4 năm 2005 và tờ trình số 2814/TTr-BTS ngày 29 tháng 11 năm 2005, ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 5319/BKH-TĐ&GSĐT ngày 09 tháng 8 năm 2005, QUYẾT ĐỊNH : Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau : I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 1. Phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong các năm tới. 2. Phát triển ngành thuỷ sản nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt mọi tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học – công nghệ sản xuất; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, có cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. II. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 1. Tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ. 2. Đa dạng cơ cấu sản phẩm thuỷ sản chế biến, đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao. 3. Đồng thời với phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, nhất là nuôi trên biển, nhằm khai thác tiềm năng còn lớn, giải quyết việc làm lao động nông thôn ven biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển bền vững, đồng thời là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho xuất khẩu. III. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2010 1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng ngành thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả năng tự đầu tư phát triển, góp phần đáng kể phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là các vùng ven biển, hải đảo. 2. Mục tiêu cụ thể a) Một số chỉ tiêu tăng trưởng thời kỳ 2006 – 2010 : - Sản lượng tăng với tốc độ bình quân 3,8%/năm; - Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm; - Lao động nghề cá tăng bình quân 3%/năm. b) Tổng sản lượng thuỷ sản đến năm 2010 đạt 3,5 – 4 triệu tấn. Trong đó : - Sản lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn; - Sản lượng khai thác hải sản đạt 1,5 – 1,8 triệu tấn; - Sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn. c) Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 4 tỷ USD. d) Số lao động nghề cá năm 2010 đạt 4,7 triệu người. IV. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU 1. Khai thác hải sản a) Sản lượng khai thác hải sản đến năm 2010 giữ mức 1,5 – 1,8 triệu tấn (Vịnh Bắc Bộ 0,27 triệu tấn, vùng biển miền Trung 0,37 triệu tấn, vùng biển Đông Nam Bộ 0,71 triệu tấn, vùng biển Tây Nam Bộ 0,2 triệu tấn, vùng giữa biển Đông, cá nổi đại dương và hợp tác khai thác ở vùng biển quốc tế 0,25 triệu tấn). b) Số lượng tàu thuyền đánh cá đến năm 2010 giữ ở mức 50.000 chiếc, trong đó: - Số lượng tàu có công suất máy lớn hơn 75 CV : 6.000 chiếc; - Số lượng tàu có công suất náy từ 46 – 75 CV : 14.000 chiếc; - Số lượng tàu có công suất máy từ 21 – 45 CV : 20.000 chiếc; - Số lượng tàu có công suất máy từ 20 CV trở xuống : 10.000 chiếc. c) Lao động đánh cá giữ ổn định ở mức 0,5 triệu người. 2. Nuôi trồng thuỷ sản a) Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đến nưm 2010 đạt 2 triệu tấn. Trong đó : nuôi nước ngọt đạt 0,98 triệu tấn, nuôi mặn lợ đạt 1,02 triệu tấn (nuôi biển đạt 0,2 triệu tấn). b) Diện tích đưa vào nuôi trồng thuỷ sản từ 1,1 – 1,4 triệu ha. Trong đó : diện tích nuôi nước ngọt từ 0,5 – 0,6 triệu ha, diện tích nuôi mặn lợ từ 0,6 – 0,8 triệu ha. 3. Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản a) Nâng cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị các cơ sở chế biến thuỷ sản hiện có và phát triển thêm để nâng tổng công suất cấp đông lên 3.500 – 4.000 tấn/ngày vào năm 2010. b) Đến năm 2010 các cơ sở chế biến thuỷ sản (theo phương thức công nghiệp) đều đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản; phấn đấu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ở doanh nghiệp có điều kiện. c) Đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản chế biến, nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng và tươi sống. Đến năm 2010 đưa sản lượng thuỷ sản chế biến xuất khẩu đạt 891.000 tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD. 4. Phát triển theo các vùng kinh tế – sinh thái a) Vùng đồng bằng sông Hồng : tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên các loại mặt nước ngọt, mặn lợ, đặc biệt các vùng ruộng trũng, eo vịnh với một số đối tượng chủ yếu như : cá rô phi, tôm các loại, cá song, cá giò, cá vược, vẹm xanh, trai cấy ngọc …; nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp hợp lý để khai thác có hiệu quả các ngư trường khai thác trọng điểm và vùng đánh cá chung theo Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có; hình thành các trung tâm Hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển. b) Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung : tập trung đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung một số đối tượng chủ yếu như : nuôi tôm các loại, sò huyết, bào ngư, trai cấy ngọc, cá song, cá giò, cá hồng …; hình thành các vùng sản xuát giống tập trung; tăng cường đầu tư để phát triển khai thác xa bờ; nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có và phát triển thêm một số nhà máy; hình thành các trung tâm Hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển. c) Vùng Đông Nam Bộ : phát triển nuôi nước ngọt hồ chứa và nuôi biển với một số đối tượng chủ yếu : cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại …; đầu tư phát triển hợp lý đội tàu khai thác xa bờ; nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có; hình thành các trung tâm Hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển. d) Vùng đồng bằng sông Cửu Long : phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt nuôi tôm, cá tra, ba sa, sò huyết, nghêu và một số loài cá biển; củng cố và nâng cấp đội tàu đánh bắt xa bờ hiện có; nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có và phát triển thêm một số nhà máy; hình thành các trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá ở vùng ven biển và trong nội đồng. đ) Vùng miền núi trung du phía Bắc và Tây Nguyên : phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nhất là nuôi cá hồ chứa, phát triển các mô hình VAC với các đối tượng chủ yếu như : cá rô phi, tôm càng xanh, cá chép, trắm cỏ … phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH 1. Chính sách huy động nguồn vốn và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất. - Nhà nước có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn và công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực của ngành; chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với những vùng còn nhiều khó khăn như vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, vùng núi trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên; ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá … ngoài hải đảo, nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư phát huy tiềm năng của các địa phương, phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ nghề cá. - Cùng với việc cho các doanh nghiệp vay theo quy định, khuyến khích các ngân hàng thương mại bằng các hình thức phù hợp tham gia trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nghề cá theo quy hoạch. - Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành thuỷ sản, theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó : khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại, các hợp tác xã, tổ hợp tác khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nhằm tập trung các nguồn vốn, tạo khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn, tăng sức cạnh tranh; củng cố một số quốc doanh nhằm giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực dịch vụ và chuyển giao công nghệ mới; phát triển kinh tế tư bản tư nhân ở các lĩnh vực của nghề cá; khuyến khích thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thu hút vốn, công nghệ cao và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2. Tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá - Tập trung vốn đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm nghề cá lớn ở một số nơi vùng ven biển và đồng bằng Nam Bộ có điều kiện địa lý thuận lợi, cộng đồng dân cư có nghề cá là chủ yếu; đồng thời phát triển các tụ điểm nghề cá có quy mô phù hợp ở các vùng ven biển, đồng bằng, vùng núi trung du và Tây Nguyên. - Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, tạo được những vùng sản xuất tập trung để áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo sản lượng hàng hoá lớn và ổn định, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. 3. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu gắn với tổ chức lại sản xuất - Về khai thác hải sản : tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng ổn định sản lượng khai thác đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chuyển từ khai thác ven bờ sang nghề khai thác xã bờ, nghề nuôi trồng thuỷ sản hoặc dịch vụ, du lịch … Quản lý chặt chẽ việc đóng mới, cấp giấy phép khai thác để giảm dần số tàu nhỏ khai thác ven bờ, đồng thời duy trì và củng cố số tàu lớn khai thác xa bờ. Phát triển các mô hình tổ chức kinh tế tập thể trong nghề khai thác, tổ chứuc các đội tàu theo nghề để khai thác có hiệu quả và giúp nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Về nuôi trồng : phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở tất cả các loại mặt nước, trong đó chú trọng nuôi trồng hải sản trên biển ở vùng ven bờ, gắn với mô hình quản lý cộng đồng, hình thành các hình thức tổ chức kinh tế tập thể, đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động đánh cá chuyển nghề, vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Hình thành những vùng nuôi công nghiệp tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. - Về dịch vụ và chế biến : hình thành các trung tâm nghề cá lớn phải gắn với việc xây dựng các khu công nghiệp chế biến công nghệ cao để thu hút khối lượng thuỷ sản nguyên liệu lớn, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị cho các loại sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. 4. Về thương mại và phát triển thị trường - Mở rộng thị trường trong nước : thông qua việc đa dạng các loại sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý, phù hợp khẩu vị, đồng thời chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản đối với vùng núi trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên. - Về phát triển thị trường xuất khẩu : phát huy lợi thế của quốc gia có biển, lợi thế cạnh tranh của từng loại sản phẩm để có những loại sản phẩm đặc trưng. Tăng cường xúc tiến thương mại, đào tạo cán bộ có năng lực làm công tác thương mại, tăng cường khả năng thông tin và dự báo thị trường … để tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, đặc biệt chú ý vươn tới các thị trường Trung Quốc, châu Phi, các nước Ả Rập, Nam Mỹ … - Các địa phương, doanh nghiệp, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tích cực tổ chức tiếp thị trên các thị trường, cả trong nước và nước ngoài, nhanh chóng xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu; đồng thời có các biện pháp chặt chẽ để giữ vững và nâng cao uy tín của thương hiệu. 5. Về khoa học – công nghệ, khuyến ngư và hợp tác quốc tế - Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học – công nghệ, đồng thời lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả, đồng thời phù hợp với điều kiện nghề cá nước ta trong các lĩnh vực : sản xuất giống, công nghệ nuôi hải sản trên biển; nghề khai thác xa bờ có hiệu quả; công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng cao; bảo quản nguyên liệu thuỷ sản sau thu hoạch; nghiên cứu nguồn lợi biển … - Tăng cường đào tạo cán bộ khoa học, đặc biệt cán bộ khoa học đầu ngành, đảm bảo có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có đủ khả năng tiếp thu và trao đổi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong quá trình hội nhập. - Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả. - Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và khu vực thông qua các chương trình, dự án cụ thể, phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành thuỷ sản, thực hiện tốt các hiệp định hợp tác nghề cá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các địa phương chủ động tìm kiếm đối tác để thu hút vốn đầu tư, công nghệ của nước ngoài nhằm tạo nguồn lực cho sự phát triển. Tích cực tìm kiếm và hợp tác với nước ngoài để xuất khẩu lao động nghề cá và hợp tác nghề cá trên tất cả các lĩnh vực. 6. Phát triển nguồn nhân lực - Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ngành thuỷ sản, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của lao động nghề cá, phấn đấu mọi lao động nghề cá đều được huấn luyện, đào tạo về tay nghề, có khả năng đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu của thị trường xuất khẩu lao động. - Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để bổ sung, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo có đủ năng lực quản lý ngành trong quá trình phát triển. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm - Chỉ đạo việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thuỷ sản các vùng kinh tế – sinh thái; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm. - Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch phát triển thuỷ sản trên phạm vi cả nước. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trên cơ sở quy hoạch, các chương trình, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm bố trí cân đối vốn đầu tư và đảm bảo các chính sách tài chính để thực hiện tốt quy hoạch. - Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển thuỷ sản. 3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển thuỷ sản của địa phương; hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng quy hoạch cụ thể; tổ chức thực hiện quy hoạch trong phạm vi của địa phương. - Xây dựng các chương trình dự án đầu tư cụ thể và triển khai thực hiện; chỉ đạo xây dựng và tổng kết các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phổ biến nhân ra diện rộng. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Đã ký : Nguyễn Tấn Dũng NGHỊ ĐỊNH THƯ HỘI NHẬP NGÀNH THỦY SẢN ASEAN Chính phủ các nước Bru-nây Đa-ru-xa-lam, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Inđô-nê-xia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (sau đây được gọi là “Lao PDR’), Ma-lay-xia, Liên bang Myanmar, Cộng hoà Phi-líp-pin, Cộng hoà Sing-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quốc gia thành viên của Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (sau đây được gọi chung là “ASEAN” hay “Các quốc gia thành viên” hay gọi riêng là “Quốc gia thành viên”); NHẮC LẠI Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (Tuyên bố Hoà hợp Bali II) đã được thông qua tại Bali, Indonesia ngày 7/10/2003, theo đó ASEAN cam kết hội nhập và liên kết kinh tế nội bộ sâu hơn và rộng hơn, với sự tham gia của khu vực tư nhân, nhằm thực hiện mục tiêu Cộng đồng Kinh tế ASEAN; MONG MUỐN rằng Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ đưa ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung, biến sự đa dạng vốn là nét đặc trưng của khu vực thành những cơ hội và sự bổ trợ về kinh doanh nhằm làm cho ASEAN trở thành một mắt xích phát triển năng động và mạnh mẽ hơn trong chuỗi cung cấp toàn cầu; GHI NHẬN rằng, như một bước đầu tiên hướng tới việc thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các nhà Lãnh đạo đã ký Hiệp định khung ASEAN về Hội nhập các Ngành Ưu tiên vào ngày 30/11/2004 tại Viên Chăn, Lào (sau đây được gọi là “Hiệp định khung”); ĐÃ tiến hành một vòng các cuộc đàm phán ban đầu và hoàn thành lộ trình hội nhập toàn diện ngành thủy sản trong ASEAN, ĐÃ NHẤT TRÍ NHƯ SAU: ĐIỀU 1 Mục tiêu Mục tiêu của Nghị định thư này là đề ra các biện pháp được xác định trong Lộ trình được nêu tại Điều 2, do các quốc gia thành viên thực hiện trên cơ sở ưu tiên nhằm tạo thuận lợi cho việc hội nhập từng bước, nhanh chóng và có hệ thống ngành thủy sản. ĐIỀU 2 Các biện pháp 1. Các biện pháp hội nhập sẽ được thực hiện bao gồm hai nhóm lớn, có tính đến các thoả thuận hiện tại hoặc các biện pháp liên quan đã được cam kết trước đây, cụ thể là: a. Các biện pháp chung liên quan đến tất cả các ngành ưu tiên; và b. Các biện pháp cụ thể liên quan trực tiếp đến ngành thủy sản. 2. Tất cả các nhóm biện pháp sẽ được thực hiện đồng thời. 3. SEOM có thể đàm phán, khi và nếu cần thiết, nhằm xem xét các biện pháp hội nhập mới đối với ngành này. ĐIỀU 3 Biện pháp khẩn cấp 1. Điều 6 của Hiệp định Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT) về các Biện pháp Tự vệ sẽ được áp dụng đối với Nghị định thư này. 2. Khi các biện pháp khẩn cấp được áp dụng theo Điều khoản này, một thông báo tức thì về hành động này sẽ được gửi tới các Bộ trưởng phụ trách nhập kinh tế ASEAN theo quy định của Điều 19 của Hiệp định khung, và hành động này sẽ được tham vấn theo Điều 22 của Hiệp định khung. ĐIỀU 4 Các Phụ lục Lộ trình của Ngành thủy sản sẽ làm thành Phụ lục 1 của Nghị định thư này và là một phần không tách rời của Nghị định thư. Danh mục loại trừ sản phẩm ngành thủy sản sẽ làm thành Phụ lục II của Nghị định thư này. 1. Các biện pháp khác với những biện pháp được nêu ra trong Phụ lục 1 có thể được đưa ra, khi và nếu cần thiết, thông qua sửa đổi theo đoạn 2 Điều 5 của Nghị định thư này. ĐIỀU 5 Các Điều khoản Cuối cùng 1. Các quốc gia thành viên sẽ tiến hành các biện pháp phù hợp nhằm thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận phát sinh từ Nghị định thư này. 2. Các điều khoản của Nghị định thư này có thể được sửa đổi bằng văn bản với sự nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên. 3. Nghị định thư này có hiệu lực vào ngày 31/8/2005. Ngoài thời điểm có hiệu lực đã xác định, các quốc gia thành viên cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trước ngày có hiệu lực của Nghị định thư này phù hợp với các mốc thời gian được nêu ra trong Hiệp định khung về Hội nhập các Ngành Ưu tiên và Lộ trình Hội nhập ngành Thủy sản kèm Nghị định thư này. 4. Nghị định thư này sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN, người sẽ gửi một bản sao được chứng thực cho mỗi quốc gia thành viên. VỚI SỰ CHỨNG KIẾN, những người ký dưới đây, được Chính phủ các quốc gia ủy quyền hợp pháp, đã ký kết Nghị định thư Hội nhập Ngành thủy sản ASEAN. Hoàn thành tại Viên Chăn, Lào ngày 29/11/2004, làm thành một bản duy nhất bằng ngôn ngữ Tiếng Anh. Chương 1 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN DO DẦU VÀ CHẤT THẢI TỪ TÀU 1.1. Một số quy định quan trọng về bảo vệ môi trường biển Quá trình hình thành Luật Quốc tế về môi trường biển diễn ra rất sớm, ví dụ : Công ước về ngăn chặn ô nhiễm biển do dầu năm 1954 , Công ước Geneva về biển năm 1958, Công ước London - 1972 về vấn đề chất thải ra biển, Công ước về ngăn chặn ô nhiểm biển từ tàu thuỷ (1973). Quan trọng nhất là sự ra đời của Công ước về Luật biển (1982) đã quy định một cách cụ thể, rõ ràng về bảo vệ môi trường biển và xác định rõ nghĩa vụ chung của các quốc gia trên thế giới. Ðáng chú ý là hội nghị hàng hải quốc tế do IMO tổ chức tại London vào năm 1973 đã thông qua công ước MARPOL 73/78, trong đó đặt ra mục tiêu là tiến tới loại bỏ hoàn toàn những hiện tượng có chủ ý gây ô nhiễm biển bởi dầu mỏ, các sản phẩm từ dầu mỏ và các sản phẩm khác được chuyên chở bằng đường biển, đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhấp những hoạt động gây ô nhiễm ngẫu nhiên. Việt nam đã chính thức tham gia công ước MARPOL 73/78 từ ngày 29/08/1991. Vấn đề ô nhiễm biển của Việt nam đã đến mức báo động với sự phát triển kinh tế cũng như sự giao lưu kinh tế với nước ngoài. Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề này, chính phủ Việt nam đã sớm ban hành những văn bản pháp luật quy định về chống ô nhiễm biển. Ví dụ : Luật Bảo vệ môi trường của Việt nam được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và được ban hành theo lệnh của Chủ tịch Nước số 29L/CTN ngày 10/01/1994 , quy định " ... Tổ chức, cá nhân khi thực hiện tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ dầu khí phải áp dụng công nghệ phù hợp, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, có phương án phòng tránh rò rỉ, sự cố tràn dầu, cháy, nổ dầu... ". Luật dầu khí của Việt nam được Quốc hội thông qua ngày 06/07/1993, tại điều 5 quy định : " Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải có đề án bảo vệ môi trường, thực hiện tất cả các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, loại trừ các nguyên nhân gây ô nhiễm và có trách nhiệm khắc phục hậu quả do sự cố ô nhiễm môi trường gây ra". TCVN 6276-1997 - Quy phạm các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu (Rule for Marine Pollution Prevention Systems of Ship) đã đề cập khá cụ thể những quy định về việc chống ô nhiễm biển , trong đó có các quy định về ngăn ngừa xả dầu ra biển với những nội dung cơ bản như sau : - Hệ thống lọc dầu phải có thiết kế được Ðăng kiểm duyệt và phải đảm bảo sao cho bất kỳ hỗn hợp dầu nào sau khi qua hệ thống lọc phải có hàm lượng dầu không quá 15/1.000.000. - Hệ thống lọc phải có thiết bị báo hiệu ánh sáng, âm thanh tự động hoạt động khi hàm lượng dầu ở nước thải ra vượt quá 15/1.000.000. - Hệ thống xả nước lacanh phải được trang bị thiết bị tự động ngừng hoạt động hệ thống khi hàm lượng dầu của nước thải vượt quá 15/1.000.000. Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, trong những năm gần đây, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đã ban hành hàng loạt tiêu chuẩn liên quan để định hướng cho việc kiểm soát và bảo vệ chất lượng nước mặt nói chung và nước biển ven bờ nói riêng, ví dụ : TCVN 5943 - 1995 : Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ , TCVN 5945 - 1995 : Tiêu chuẩn thải - quy định mức các thông số ô nhiễm trong nước thải , TCVN 6986 - 2001 : Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh , TCVN 6987 - 2001 : Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước. Theo nhận định của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP 1985), khả năng của môi trường biển tiếp nhận các chất thải do hoạt động của con người đã được đánh giá quá cao, và hậu quả là môi trường biển đã bị ô nhiễm, các lợi ích kinh tế-xã hội mà nguồn tài nguyên biển có thể mang lại đã bị mất đi đáng kể. Ðể khắc phục hậu quả từ việc đánh giá không đúng đó, các nước ASEAN cũng như nhiều nước khác trên thế giới đã ban hành các loại hình văn bản pháp quy-kỹ thuật về chất lượng môi trường biển như Guidelines (Hướng dẫn), Criteria (Tiêu chí) và Standards (Tiêu chuẩn). Nội dung các văn bản này quy định một loạt các thông số hoá học (ví dụ : kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, chlorophenon, polyclo-biphenyl - PCB, hydrocarbon thơm đa vòng,...) , sinh học ( ví dụ : Coliorm , các loại vi trùng gây bệnh, ...) và vật lý (ví dụ : oxy hoà tan, pH, chất rắn lơ lửng, ...). Các văn bản này được sử dụng làm mục tiêu, tiêu chí cho việc kiểm soát chất lượng nước biển ven bờ nói chung và cho chất lượng vùng nuôi trồng thuỷ sản nói riêng, thông qua việc quy định giới hạn các tác nhân do hoạt động của con người có thể gây ra làm thay đổi chất lượng môi trường biển . Bảng 1-1. TCVN 5943-1995 : Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ Giá trị giới hạn TT Thông số Ðơn vị Bãi tắm Nuôi Thuỷ Các sản nơi khác 0 1 Nhiệt độ C 30 2 Mùi Không khó chịu 3 pH 6,5  8,5 6,5  8,5 6,5  8,5 4 Oxy hoà tan mg/l >4 >5 >4 0 5 BOD 5 ( 20 C) mg/l < 20 < 10 < 20 6 Chất rắn lơ lửng mg/l 25 50 200 7 Asen mg/l 0,05 0,01 0,05 8 Amoniac mg/l 0,1 0,5 0,5 9 Cadmi mg/l 0,005 0,005 0,01 10 Chì mg/l 0,1 0,05 0,1 11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,05 0,05 12 Crom (III) mg/l 0,1 0,1 0,2 13 Clo mg/l 0,01 14 Ðồng mg/l 0,02 0,01 0,02 15 Florua mg/l 1,5 1,5 1,5 16 Kẽm mg/l 0,1 0,01 0,1 17 Mangan mg/l 0,1 0,1 0,1 18 Sắt mg/l 0,1 0,1 0,3 19 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,005 0,01 20 Sulfua mg/l 0,01 0,005 0,01 21 Xianua mg/l 0,01 0,01 0,02 22 Phenol mg/l 0,001 0,001 0,002 23 24 25 26 Váng dầu mỡ mg/l Nhũ dầu mỡ mg/l Hoá chất bảo vệ mg/l thực vật Coloform MPN/100 ml Không 2 0,05 Không 1 0,01 0,3 5 0,05 1000 1000 1000 Năm 1999, trong chương trình hợp tác giữa Canada và các nước ASEAN (1992  1999) về khoa học biển, sau một thời gian dài thực hiện các phép thử độc tính trong các phòng thí nghiệm và tham khảo nhiều tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng môi trường biển của hầu hết các nước có biển trên thế giới, các nước trong hiệp hội dã thống nhất biên soạn một tài liệu có tên là " Proposed ASEAN marine water quality" . Mục đích của tài liệu này là làm hướng dẫn cho việc phát triển kinh tế-kỹ thuật dài hạn, là bước đầu tiên của việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường được thừa nhận và phù hợp với các công nghệ hiện đại. Tài liệu này cũng làm dữ liệu cho các nước ASEAN dẫn xuất, biên soạn riêng cho mình các tiêu chuẩn làm cơ sở cho các cơ quan soạn thảo chính sách về bảo vệ môi trường biển, hoặc ứng dụng vào các văn bản mang tính pháp quy để quản lý môi trường biển. Bảng 1-2. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước biển (đề nghị) cho các nước ASEAN [3] Parameter Criterion for Criteria for Protection of Human Health Protection of Aquatic Seafood Recreational Activities Life Consumption Ammonia Not applicable Not Applicable 70 g/L NH3 - N (unionized) Arsenic 120 g/L As 3.0 g/L As 60 g/L As Bacteria (Fecal Not applicable 70 FC/100 mL 100 FC/100 mL ; colli - FC) 35 enterococci/100 mL Cadmium 10.0 g/L Cd 23 g/L Cd 35.7 g/L Cd Chromium (VI) Not derived Not derived 48 g/L Cr Copper 2.9 pg/L Cu Not applicable 500 g/L Cu Cyanide 32 mg/L 1.5 mg/L 7.0 g/L Dissolved Oxygen 4.0 mg/L Not applicable Not applicable Lead Not derived Not applicable 8.5 g/L Pb Mercury 0.16 g/L Hg 0.04 g/L Hg 21 g/L Hg Nitrite/Nitrate Not applicable Not applicable 55 g/L NO2 - N 60 g/L NO3 - N Oil and Grease 0.14 mg/L (WSF) Not derived Not derived Phenol 0.12 mg/L 23.8 mg/L 30 mg/L Phosphate Not applicable Not applicable 45 g/L (estuaries) 15 g/L (coastal) Temperature < 2 0C increase over Not applicable Not applicable max ambient Tributyltin (TBT) 0.010 g/L TBT Not derived Not derived Chương II Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN 2.1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN - VẤN ĐỀ THỜI SỰ NÓNG BỎNG CỦA CÁC QUỐC GIA CÓ BIỂN Từ xa xưa, con người đã biết lợi dụng biển cung cấp nguồn hải sản là thực phẩm nuôi sống con người, là đường giao lưu hàng hải và thương mại giữa các nước trên thế giới. Một vài thập kỷ đầu của thế kỷ XX, con người vẫn coi biển là kho dự trữ vô tận về tài nguyên. Một vài con số về sự giàu của biển: Tổng trọng động vật biển gấp 6 lần trên đất liền. Tổng trọng thực vật gấp 100 lần trên đất liền. Tiềm năng khoáng sản và dầu khí chưa khai thác được bao nhiêu. Dân số trái đất tăng lên, kinh tế phát triển, đặc biệt sự bùng nổ cách mạng khoa học, công nghệ của ba thập kỷ sau của thế kỷ này, loài người càng hướng mạnh ra biển và đại dương để khai thác tiềm năng giàu có của nó. Ngày nay, với phương tiện và công nghệ hiện đại, loài người chẳng những đã khai thác với quy mô lớn sinh vật biển mà còn tiến sâu xuống đáy biển và lòng đất đáy biển hàng ngàn métđể lấy khoáng sản quý hiếm mà trên đất liền đã cạn kiệt. Rất đáng tiếc, con người đã biết dùng sức mạnh trí tuệ của mình để chinh phục biển và đại dương một cách triệt để nhưng chưa ý thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên biển. Hậu quả tất yếu của sự lạm dụng nguồn lợi thiên nhiên một cách vô ý thức do con người là sự phá hoại cân bằng sinh thái tự nhiên của biển kéo theo hàng loạt những biến động khôn lường mà chính con người đã phải gánh chịu. Trước những thách thức giữa tình trạng ô nhiễm môi trường biển và phát triển bền vững trên trái đất, cần có sự cảnh báo và hành động cụ thể của các tổ chức quốc tế và cá nhân có trách nhiệm, để đưa biển và đại dương trở lại trạng thái cân bằng tự nhiên vốn có của nó. Tại khoá họp lần thứ 49 Ðại Hội đồng Liên hiệp quốc tháng 12 năm 1994 đã ra nghị quyết lấy năm 1998 là Năm quốc tế đại dương. Việt Nam là quốc gia có biển đã và đang tham gia tích cực vào việc thực hiện chương trình hành động trong việc bảo vệ môi trường biển. Biển và đại dương chiểm khoảng 3/4 diện tích trái đất. Từ xa xưa, biển là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng và vô tận nuôi sống con người, là kho dự trữ tài nguyên khoáng sản phong phú, là đường hàng hải giao lưu và thương mại các quốc gia có biển. Dân số trên trái đất càng phát triển, nhu cầu hướng ra biển càng tăng, nhằm khai thác tiềm năng của biển phục vụ con người. Hiện tại và tương lai, biển và đại dương đang và sẽ là đối tượng khai thác và chinh phục nó vì con người. Như chúng ta đã chứng kiến, trong ba thập niên cuối của thế kỷ này, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã bùng nổ mạnh mẽ. Thành tựu khoa học công nghệ đã nhanh chóng đưa vào cuộc sống, nhằm phát triển kinh tế trong đó có kinh tế biển. Ngày nay với công nghệ hiện đại và thiết bị tiên tiến, loài người đã khai thác với quy mô lớn tiềm năng sinh vật biển và đại dương. Hơn thế nữa, con người đã biết khám phá đáy biển và sâu hơn trong lòng đất dưới nó vài ngàn mét khai thác khoáng sản quí mà trên đất liền đã bắt đầu cạn kiệt. Mặc dù khai thác đa dạng tài nguyên biển và đại dương, con người chưa ý thức được đầy đủ việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên của biển. Chúng ta từng chứng kiến nhiều đợt thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ, là hậu quả của con người tạo ra, đã làm cho một vùng biển và ven bờ rộng lớn tính đa dạng sinh học bị thay đổi theo chiều hướng xấu, khó lòng hồi phục trong vài thập kỷ tiếp theo.Sự ô nhiễm môi trường vùng biển ven bờ và vùng biển mở là trách nhiệm của tất cả loài người, từ sự vô ý thức của cộng đồng dân cư các quốc gia nghèo và sự ích kỷ, vô trách nhiệm của các quốc gia giàu có. đã đến lúc phải boá động về môi trường trên toàn hành tinh trong đó có môi trường biển. Cần có sự kiểm soát môi trường một cách hữu hiệu hơn bằng thống nhất hành động giữa các quốc gia có biển trên cơ sở pháp lý quốc tế. 2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Công ước luật biển năm 1982 đã đưa vấn đề bảo vệ môi trường biển, chống ô nhiễm thành một chuyên đề trong luật biển quốc tế. Ngày nay môi trường biển bị ô nhiễm do tàu bè đi lại trên biển ngày càng nhiều. Những tai nạn tàu biển cũng nhiều lên, làm gia tăng ô nhiễm do hậu quả đắm tàu. Ðặc biệt các tàu chở dầu ngày càng có trọng tải lớn hơn, bị chìm là một thảm hoạ khôn lường cho một phạm vi không nhỏ một vùng biển và ven biển của nhiều quốc gia. Khai thác dầu khí và khoáng sản vùng đáy biển và đại dương, những khu công nghệp trên đất liền đã thải ra nhiều độc tố từ chất thải công nghiệp đang đe doạ chất lượng môi trường vùng nước ven bờ và cả vùng ô nhiễm biển mở. Vấn đề bảo vệ môi trường biển chống ô nhiễm được nhiều nước quan tâm và trở thành một nhân tố mới trong hợp tác trên biển của cộng đồng thế giới. 2.2.1 Luật biển và các nước hữu quan trong trách nhiệm bảo vệ môi trường biển chống ô nhiễm Theo tinh thần của điều 56, phần V của công ước luật biển 1982 quy định về vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền tài phán bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Mặt khác, công ước laị quy định tàu thuyền được đi lại tự do trong vùng đặc quyền kinh tế như ở công hải. Từ đây đã phát sinh mâu thuẫn trong việc phân định quyền hạn, nghĩa vụ giữa các nước liên quan đến vấn đề ô nhiễm biển trong vùng đặc quyền kinh tế. Liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ môi trường chống ô nhiễm biển có ba đối tượng hữu quan: nước ven biển, nước có tàu mang cờ, nước có cảng mà tàu gây ô nhiễm, xuất phát hay cập bến. Nước ven biển, quy định trong công ước luật biển 1982, được phép ban hành những luật lệ về bảo vệ môi trường biển, phòng ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm trong lãnh hải của mình. Ðồng thời cũng có quyền hạn ban hành những luật lệ phòng ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do tàu thuyền gây ra trong vùng đặc quyền kinh tế. Ngoài ra công ước còn quy định cho nước ven biển quyền phối hợp với nước có tầu mang cờ để xử lý tàu gây ô nhiễm trong vùng đặc quyền trong vùng kinh tế của mình. Nước có tàu mang cờ gây ô nhiễm tại vùng biển đặc quyền kinh tế của nước khác thì tàu mang cờ vẫn có quyền áp dụng luật quốc gia của họ và pháp lý quốc tế xử phạt các tàu phạm luật phối hợp chặt chẽ với nước hữu quan trên cơ sở của luật pháp quốc tế hiện hành. Nước có tàu xuất phát hay cập bến, là nước có cảng cũng là nước ven biển. Khi tàu nước ngoài vi phạm luật lệ, gây ô nhiễm môi trường tại vùng biển của nước có cảng thì nước này có quyền xử lý dựa theo công ước quy định cho nước ven biển. Trường hợp tàu nước ngoài khi đến cảng đã vi phạm quy định về ô nhiễm tại vùng biển của nước khác thì nước có cảng có quyền giúp đỡ nước hữu quan trong việc điều tra làm sáng tỏ hành vi phạm luật theo yêu cầu của nước đó. Nước có cảng có quyền không cho tàu phạm luật nhổ neo đi nơi khác với mục đích tránh tàu này gây ô nhiễm cho nơi khác và chỉ cho phép rời cảng để sửa chữa nhằm khắc phục sự cố xảy ra. 2.2.2. Pháp luật Việt Nam và vấn đề bảo vệ môi trường biển chống ô nhiễm. Nền kinh tế Việt Nam trong giai phát triển hội nhập cũng đang đứng trước những thách thức về bảo vệ môi trường biển chống ô nhiễm. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã được triển khai và đã mang lại đời sống pháp lý trong hoạt động thực tế xã hội. Nội dung của luật bảo vệ môi trường có những điều khoản về bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm môi trường không khí, đất liền và biển. Các điều luật về bảo vệ môi trường biển liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ tại các vùng cần bảo vệ cao (bãi tắm) và các vùng khác ven bờ (tiêu chuẩn 9). Khai thác thuỷ sản là yếu tố gây ô nhiễm môi trường biển và có ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng động thực vật sống trong biển. Năm 1987, pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đã được chính phủ Việt Nam thông qua và triển khai tới các địa phương có biển. Tổ chức hoạt động triển khai và quản lý nguồn lợi theo pháp lệnh tại các địa phương là các chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, là tổ chức ngày càng hoàn thiện và không thể thiếu được trong phát triển kinh tế thuỷ sản bền vững. Sau này, luật Thuỷ sản được Nhà nước thông qua sẽ là cơ sở pháp lý trong định hướng và thực hiện nền kinh tế thuỷ sản bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường chống ô nhiễm biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 2.3. NHỮNG MỐI ĐE DOẠ ĐỐI VỚI CÁC HỆ SINH THÁI BIỂN DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRÊN BIỂN 2.3.1. ô nhiễm biển do sản xuất và sinh hoạt cộng đồng dân cư ven biển 2.3.1.1. Các nghề khai thác huỷ diệt Các nghề khai thác huỷ diệt thường gắn liền với hậu quả của nó làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản và phá hoại tính đa dạng sinh học và các hệ sinh thái của vùng biển khai thác, ô nhiễm môi trường sống của các loài. Các nghề khai thác huỷ diệt dựa trên nguyên lý bắt cá bằng phương thức huỷ diệt. Hậu quả về phá hoại môi trường và nguồn lợi biển là lâu dài và to lớn. Những công trình khoa học về sinh thái môi trường, nguồn lợi thuỷ sản và thực tế khai thác nhiều năm chứng minh ảnh hưởng sấu của hoạt động nghề đến đến môi trường và nguồn lợi vùng biển. Các nghề khai thác huỷ diệt được định danh về mặt pháp lý trong pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, 1987 và được triển khai tổ chức thực hiện tại các địa phương có biển trên toàn quốc. Tuy nhiên, một số nghề không bị cấm trong sản xuất và luật định nhưng thực tế hoạt động của nó theo chỉ tiêu quá mức về quy mô và cường độ nghề đã gây lên sự suy giảm nguồn lợi và phá hoại đáng kể tính đa dạng sinh thái vùng biển tập trung khai thác. Cần phân tích kỹ hơn nguyên lý khai thác của một số hành vi phá hoại trên biển, nghề cấm và nghề khai thác có nguy cơ cao gây hậu quả sấu đến môi trường nguồn lợi. Khai thác bằng chất nổ Về mặt pháp lý và thực tế hoạt động xã hội không khi nào thừa nhận tính hợp pháp của hành vi sử dụng chất nổ trong khai thác thuỷ sản. Vì vậy, không thể coi sử dụng chất nổ để khai thác thuỷ sản là một nghề trong phạm vi hoạt động kinh tế. Sử dụng chất nổ được coi như loại tội phạm được quy định rõ trong bộ luật hình sự, có nguy hại đến an ninh quốc gia, an toàn con người và xã hội của nước ta. Về mặt an ninh môi trường, sinh thái tự nhiên và chống suy giảm nguồn lợi biển, hành vi trên được định danh là nguy hiểm nhất và kiên quyết loại trừ trong thi hành pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản và luật thuỷ sản (hình 9). Về mặt nguyên lý nổ của thuốc nổ, bom, mìn, súng đạn là gây huỷ diệt một vùng phát nổ. Hình 9: Quang cảnh mặt biển khi mìn nổ để bắt cá. Trong thực tế hoạt động của hành vi sử dụng chất nổ để khai thác cá trên biển, nguồn gây nổ thường là thuốc nổ được lấy từ bom chưa nổ trong chiến tranh còn sót lại, từ nguồn thuốc nổ trong xây dựng các công trình dân dụng. Chất nổ lại được cho nổ tại các vùng tập trung cá, đó là những vùng có sinh thái phù hợp với đàn cá tập trung và phát triển tốt như rạn đá, bãi san hô, bãi cỏ và cồn đất trong biển. Những vùng có sinh cảnh tự nhiên cho đàn cá tập trung thường có loài cá kinh tế quý và cũng là nơi lưu giữ nguồn gien tự nhiên phong phú. Chúng ta từng chứng kiến sức phá hoại của bom mìn trên mặt đất và thấy sự tương tự về sự phá hoại sinh cảnh tại vùng đáy biển. Tuy nhiên có sự khác biệt là sự phá hoại trên đất liền, vết thương được hồi sinh nhanh hơn do tác động của điều kiện sinh thái mặt đất và con người. Tại vùng nổ đáy biển, sự hồi phục là chậm chạp hơn nhiều về mặt tái tạo sinh thái và nguồn lợi. Hình 10: Quang cảnh tàn phá tại trung tâm vụ nổ Kết quả khảo sát tại trung tâm vụ nổ của ngư dân đánh cá với khối thuốc nổ 1 kg tại vùng biển Ninh Thuận nhận thấy, cảnh quan nền đáy rạn đá với hệ sinh thái khá phong phú bị san bằng với diện tích tâm nổ có đường kính khoảng 60 m bị san bằng. Tại trung tâm nổ, nền đáy bị đảo lộn. Không có cá thể động vật đáy và thảm thực vật đáy sống sót. Chấn động nổ đã làm xáo động hệ sinh thái quanh vùng nổ tới hàng cây số cách tâm nổ. Hình10 là ảnh chụp rạn san hô bị tàn phá tại tâm nổ đã cho thấy hành vi phá hoại môi trường bằng thuốc nổ để bắt cá thật lớn. Tại ảnh 10, thật bất ngờ, quang cảnh tự nhiên bị tàn phá, chỉ còn sót lại hòn đá mồ côi, dạng sọ người càng gây tâm lý khốc liệt của hành vi tàn phá môi trường bằng thuốc nổ để bắt cá. Ðể có cơ sở khoa học của tác động vụ nổ lên sinh lý đàn thuỷ sản trong vùng gây nổ, người ta tiến hành thí nghiệm cho nổ lượng thuốc nổ có trọng lượng khác nhau và khoảng cách khác nhau đến tâm chấn khu vực nước đặt đàn cá thí nghiệm . Thí nghiệm được tiến hành tâm nổ trên đất liền và ở dưới nước. Một thí nghiệm, người ta đặt khối thuốc nổ 50 gam và tâm nổ cách chỗ đặt lồng mẫu nuôi thuỷ sản (cá) trong ao nuôi 600m. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tất cả mẫu thí nghiệm đều có biểu hiện rối loạn chức năng cơ thể khác thường. Ðàn cá thí nghiệm ngừng ăn và 2 3 ngày sau, xuất hiện cá thể chết. Sau đó 2-3 tuần, tất cả cá thí nghiệm đều bị xuất huyết trong. Nhiều cá thể bị nổ bong bóng và chết dần hết tất cả đàn cá thí nghiệm. Một thực nghiệm khác, người ta cho nổ khối thuốc nổ 35 g đặt trong nước và đàn cá thí nghiệm đặt trong lồng tại khối nước liên tục cách tâm nổ có cự ly khác nhau 260; 600; 1000m. Kết quả thí nghiệm cho thấy, ảnh hưởng nổ trong nước đối với đàn cá thí nghiệm mạnh hơn khi tâm nổ trên đất liền. Kết quả thí nghiệm còn cho thấy, càng gần tâm chấn, số cá bị chết nhanh càng lớn do hậu quả bị vỡ bong bóng và phá vỡ nội quan cá. Tuy nhiên, tất cả đàn cá thí nghiệm đều bị lồi mắt, xuất huyết trong mặc dù chưa chết ngay. Tuyệt đại cá thể thí nghiệm đều chết rải rác sau đó, còn ít cá thể sống sót nhưng chức năng sinh lý bị thay đổi và không phát triển bình thường. Hình 12: Cá chết trên nền đáy bị phá huỷ do thuốc nổ Khi cho nổ trên biển để bắt cá, tại tâm chấn nổ, hầu hết cá thể đều chết, do nổ bng bóng, chìm ngay xuống đáy. Xa hơn, cá thể có cấu tạo cơ thể yếu thì chết ngay, còn lại đều cố bơi xa tâm chấn theo phản xạ tự nhiên, sau đó chết chìm hoặc nổi. Người bắt cá chỉ tập trung lặn thu cá tại khu tâm chấn nổ, và bỏ đi số cá bị chết chìm rải rác xa tâm chấn. Qua ước tính, số cá thu được sau vụ nổ chỉ bằng 30% số cá chết, còn số cá chết sau đó và cả trứng cá, cá con ở một khu vực rộng lớn không thể tính toán nổi. Hình 12 cho thấy hình ảnh cá chết rải rác khu vực gây nổ chìm xuống nền đáy tan hoang. Vụ nổ dưới biển không chỉ tàn phá cảnh quan và huỷ diệt môi trường sống tại vùng nổ không phải trong thời gian ngắn mà phải kéo dài tuỳ theo môi trường biển cụ thể. Theo kinh nghiệm những người làm nghề cá, trong thời gian 3 tháng sau vụ nổ, nguồn lợi khu vực nổ chưa có dấu hiệu hồi sinh, bằng cớ là các nghề câu đáy không có sản lượng. Sau một năm, vùng sinh thái khu vực nổ bắt đầu hồi phục, số lượng cá câu trong rạn đá rất ít và chỉ sau 3 năm, hệ sinh thái mới vùng nổ được thiết lập ổn định theo cảnh quan tự nhiên mới bị tàn phá. Lúc này, hệ sinh thái nghèo nàn hơn trước nhiều. Ðàn cá có giá trị kinh tế sống trong môi trường cũ giảm hẳn, số lượng đàn cá mú, cá hồng, kẽm giảm hẳn. Thay vào đó một số loài sinh vật có hại có môi trường sống tốt như sao biển và một vài loại tảo độc. Vụ nổ trong lòng nước không chỉ gây hại cho cảnh quan tự nhiên, môi trường và nguồn lợi vùng biển quanh đó, mà còn gây tai nạn cho chính người sử dụng chất nổ để bắt cá (ảnh 13) và người dân làm việc dưới nước biển cách xa hàng chục thậm chí hàng trăm cây số cách tâm nổ. Tại vùng biển Phan Thiết, nghề lặn điệp hàng năm xảy ra vài tai nạn chết người. Ngoài những rủi ro nghề nghiệp, nhiều nghi vấn cho nguyên nhân do nổ mìn đánh cá tại Ninh Thuận (cách Phan Thiết hàng trăm cây số). Nghi vấn do sự trùng lặp thời điểm nổ xảy ra cùng lúc với tai nạn. Cũng cần hiểu thêm về động lực học dòng và kênh truyền âm trong vùng nước biển có thể mang sóng âm đi xa nhiều trăm cây số, có thể gây tai nạn cho người lặn tại vị trí cụ thể trong vùng biển. Hình 13: Tai nạn cho người dùng mìn bắt cá và cả cho người làm nghề lặn biển (ảnh chụp người bị mìn cắt cánh tay và cấp cứu do sức ép của mìn) Ðánh cá bằng chất nổ còn gây huỷ hoại phương tiện khai thác. Hàng năm có hàng chục tàu thuyền và hàng trăm cội chà của nghề vây, mành bị phá huỷ. Ðánh cá dùng chất nổ làm chết hẳn một tổ hợp sinh thái có giá trị kinh tế cao, kéo theo một ngư trường khai thác và điểm du lịch bị xoá sổ. Tệ nạn đánh cá bằng chất nổ ngày càng có nguy cơ tăng do vùng khai thác truyền thống bị suy giảm nguồn lợi nghiêm trọng. Một số tỉnh duyên hải miền Bắc, đặc biệt một số đảo xa nạn nổ mìn bắt cá xảy ra trầm trọng. Người ta đã bắt được những vụ chuyên chở hàng trăm cân thuốc nổ đến các vùng nghề cá và tìm thấy những vụ tích trữ hàng tấn thuốc nổ để bán cho những người bắt cá bằng mìn. Ðiển hình, xã nghề cá Phước Diêm, Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận, có năm đã dùng tới 70 80 tấn thuốc nổ TNT để đánh cá. Con số thực tế lượng thuốc nổ sử dụng để bắt cá các địa phương còn cao hơn nhiều so với thống kê những vụ đã biết, cho thấy tác hại của nạn dùng thuốc nổ bắt cá nghiêm trọng biết dường nào. Sử dụng chất độc để đánh bắt cá Một hình thức khai thác rất nguy hại cho môi trường và nguồn lợi sinh vật biển là việc sử dụng chất độc để bắt cá. Lịch sử việc sử dụng chất độc để đánh bắt cá có từ lâu. Tại các vùng suối khu vực miền núi, từ xa xưa người dân địa phương có thói quen dùng thuốc độc để bắt cá. Thuốc độc được chế bằng vỏ, rễ, hoặc lá một vài loài cây chứa độc chất. Chúng được giã nhỏ, ngâm với nước thành dung dịch chứa chất độc. Nếu phát hiện ra đàn cá dưới suối, người ta thường đổ vào khu nước có đàn cá, nếu là nước tĩnh, hoặc đổ trên hoặc dưới dòng theo đàn cá để chúng gập nạn, gây tê liệt thần kinh, mê man, dẫn đến tử vong đàn cá. Với dung dịch thốc độc nồng độ cao hơn, người ta dùng nó để tẩm mồi để đầu độc cá. Mồi tẩm độc thường là bột sắn, bột ngô, cơm, thịt thú rừng ...Với kinh nghiệm dùng chất độc bằng nguyên liệu tự nhiên, người ta thường tạo ra chất độc chỉ làm tê liệt thần kinh đàn cá và chất độc thường được giải phóng sau đó. Như vậy, chất độc không gây ngộ độc cho người ăn cá do hàm lượng độc tố trong cá chưa đủ liều lượng gây độc cho người. Ngày nay, thói quen gây độc cá để bắt xẩy ra ít hoặc không còn, do người dân địa phương chỉ sử dụng sản phẩm cá khai thác để ăn cho chính gia đình mình. Họ đã giác ngộ sự nguy hiểm cho người ăn cá nhiễm độc dạng này. Ngày nay, để khai thác cá có giá trị kinh tế cao tại những rạn đá và đặc biệt ở các rạn san hô, người ta đã dùng chất xyanua để đầu độc cá. Ðây là chất gây hại cao cho môi trường, nguồn lợi sinh vật biển và cho người dùng cá trúng độc. Là phương pháp đánh cá đơn giản, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao, nên nghề này phát triển tự phát nhanh và đã là nguy cơ thực sự cho môi trường, sinh thái vùng san hô rộng lớn và nguồn lợi đa dạng sống trong đó. Những số liệu được công bố, đã cảnh báo một số nước trong khu vực Ðông Nam á về nạn dùng chất độc để bắt cá là nguy cơ thực sự và to lớn. Một thông báo cho rằng, tại Philippin ngư dân làm nghề lặn bắt cá đã sử dụng tới 15.000kg chất độc xyanua để đánh cá. Còn theo Cơ quan Liên minh bảo vệ động vật biển IMA, ước tính trong nửa đầu năm 1995, người ta đã phun tới 3000 tấn xyanua ở vùng biển san hô philippin. Các nhà khoa học Philippin báo động, chất xyanua sử dụng ở nước này đã đe doạ 33.000 km2 thảm san hô, là nơi sinh sống của trên 2000 loài cá, 5000 loài động vật thân mềm và động vật không xương sống. Mối nguy từ việc đánh cá bằng chất độc còn thể hiện khía cạnh thu hút nhanh ngư dân nghèo vào nghề do tính hiệu quả của nó, do vốn đầu tư nghề không đáng kể và kỹ thuật sử dụng để bắt cá thật đơn giản. Chính vì lẽ đó, nghề này lan rất nhanh ở Inđonesia, nhất là tại vùng biển san hô Irian Jaya và Sulawesi là vùng biển giàu tiềm năng nhất thế giới về hải sản của rạn san hô. Các báo cáo của Jonhannes và Riepen (1995) cũng đã lên án như thế ở Papua Niu Ghinê. Tại vùng biển trên ấn Ðộ Dương Thái Bình Dương, một dải biển san hô dài hơn 8000 km, từ quần đảo Maldiver về phía đông đến chân đảo Salômon về phía tây đang chịu sự tàn phá bằng nạn đánh cá bằng chất độc xyanua. Xyanua natri (Sodium cyanide) là muối độc thường bán trên thị trường đưới dạng bột, viên nén, để sử dụng trong công nghiệp mạ, tẩy, khai khoáng (hình 14) Khi sử dụng để đầu độc cá, người ta đổ muối xyanua vào bình xịt rồi pha nước thành dung dịch hoà tan với nồng độ mong muốn (hình 15). Tàu thuyền dùng để đánh cá bằng chất độc thường rất nhỏ, trang bị đơn giản. Tàu có chiều dài dưới 10 m, có trang bị máy nhỏ cỡ 12 24 cv. Thiết bị lặn dành cho người lặn gồm có máy nén khí, dây dẫn khí và dây bảo hiểm. Dây dẫn khí một đầu nối từ máy, đầu kia nối người lặn ngậm vào mồm để thở. Dây bảo hiểm buộc vào người lặn, phòng khi người lặn bị nạn dưới biển, người trên tàu phải kéo nhanh lên. Tại vùng biển nông (dưới 15m), người lặn. a) b) c) Hình 14: Dạng muối xyanua được bán dưới dạng bột (a); dạng viên (b); và bán kèm theo với bình xịt (c). Hình 16: Trang bị tàu dùng để tiến hành đánh cá thường không sử dụng dây thở mà nín thở trong thời gian thao tác phun chất độc, sau đó lặn trở lại để thu cá. Hình 15: Pha dung dịch xyanua a) Người lặn không ống thở. b) Người lặn có ống thở Hình 18: Ðầu độc cá trong rạn san hô bằng bình xịt dung dịch xyanua. Trong đánh cá sử dụng thuốc độc, đòi hỏi người lặn phải có kỹ năng lặn và đặc biệt phải hiểu biết tập tính đối tượng khu trú tại các hang, hốc san hô. Người lặn mang bình, xịt vào hang có cá (hình 17). Dung dịch chất độc khi tiếp xúc với cá gây tê liệt thần kinh, cá không làm chủ hành vi tự nhiên, bơi lòng vòng và ngất. Thường nồng độ chất độc trong dung dịch không khống chế chính xác nên số cá chết ngay thường cao hơn 50 %, số còn lại được bắt lên rồi thả vào nước biển sạch, sau một thời gian tuỳ thuộc vào nồng độ độc cá tỉnh lại (hình 19). a) b) Hình 19: Cảnh quan cá bị ngộ độc chết ngay nằm rải rác trên rạn san hô (a), hoặc ngây ngất chờ người bắt (b) Dùng chất độc đánh cá gây nhiều hậu quả sấu đến môi trường. Chất độc phun lên dải san hô làm tàn lụi dải san hô và không có khả năng hồi phục được. Nếu chất độc được rải vào khu vực gốc hoặc nhánh chính của dải san hô dạng tán gây ra sự chết lan truyền từ vùng nhiễm độc đến toàn bộ tán của thảm san hô rộng lớn. Hình 20 cho thấy chất độc đã làm chết một thảm san hô có tuổi hàng trăm năm từ vụ huỷ diệt bằng chất độc xyanua. Hình 20: Quang cảnh huỷ diệt thảm san hô dạng tán bằng chất độc xyanua Sử dụng chất độc xyanua để bắt cá còn gây nhiễm độc người lặn đánh cá. Năm 1993, trong một làng duyên hải Philippin gồm 200 thợ lặn đánh cá bằng chất độc xyanua thì có 10 người bị chết khi nhiễm chất độc bị kẹt trong hang hốc san hô. Tình trạng trên cũng được thông báo tại Inđônêsia về số người tử nạn cao khi sử dụng chất độc để bắt cá. Sự nguy hiểm của đánh cá bằng chất độc xyanua không chỉ tàn phá môi trường, nguồn lợi mà còn gây hậukhông lường được cho những người ăn phải cá nhiễm độc. Họ là những thường dân mua cá ở chợ về ăn (hình 21 cảnh mua bán tấp nập tại khu chợ cá tại vùng biển có nghề đánh cá bằng chất độc), hoặc là những thượng khách ăn phải cá quý bị nhiễm độc tại các khách sạn sang trọng tại một số quốc gia giàu có. Các nhà buôn bán cá sống ở Hồng Kông phục vụ cho các khách sạn loại sang cho biết, loài cá quý hiếm Napôlêông thường khai thác tại rạn san hô Philippin đã bị cạn kiệt. Còn tại Inđonêsia nơi cung cấp 50% cá sống khai thác trên rạn san hô cho rằng chỉ 3 đến 5 năm nữa, không còn những loài cá quý sống trên thảm san hô. Hình 21: Chợ cá ven biển, người mua biết đâu cá nhiễm độc xyanua Tại Việt Nam, cho tới nay chưa có những thống kê trong cả nước về việc sử dụng xyanua để đánh cá. Tuy nhiên, tại các địa phương có tàu nước ngoài vào chuyên chở cá sống như Quảng Ninh; Khánh Hoà; Bà Rịa-Vũng Tàu đã có dấu hiệu sử dụng chất độc này. Một báo cáo của Cục Bảo tồn biển châu á tại Hồng Kông thì tại Việt Nam từ vùng đảo Cô Tô đến biên giới Việt Trung, người dân vẫn dùng xyanua để đánh cá. Sản phẩm cá sống đánh bắt được bán sang Hồng Kông và Trung Quốc đại lục và Ðài Loan. Tại Khánh Hoà, tàu kiểm ngư đã bắt được trên tàu cá có gói bột xyanua do tàu nước ngoài vào mua cá sống cho và hướng dẫn cách đánh bắt. Gần đây, dư luận cả nước xôn xao vụ thương nhân thủ tiêu tang vật là vài bao tải dạng bột xyanua xuống sông thuộc tỉnh Quảng Ngãi để phi tang khi có nguy cơ bị bắt giữ, làm nhiễm độc trong nhiều ngày khúc sông trên. Những dấu hiệu sử dụng chất độc xyanua đánh cá trên vùng biển nước ta, cần thiết phải được cảnh báo và có biện pháp kiểm tra, phòng ngừa sự lan tràn trên toàn vùng biển Việt Nam. Chương 3 HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN 3.1. Vấn đề hợp tác quốc tế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan