Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut...

Tài liệu Hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut

.PDF
110
238
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI NGỌC TÚ HỢP TÁC KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VỚI VƯƠNG QUỐC ARẬP XÊUT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI NGỌC TÚ HỢP TÁC KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VỚI VƯƠNG QUỐC ARẬP XÊUT Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI THỊ THANH XUÂN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Mai Thị Thanh Xuân. Các số liệu và luận cứ được đảm bảo trích dẫn nguồn một cách đầy đủ và đúng với quy định của nhà trường. Kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khác. Nếu có sai sót em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường. Người thực hiện Bùi Ngọc Tú LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, quý thầy cô thuộc phòng đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo đã truyền đạt và giúp đỡ em có thêm kiến thức chuyên sâu về ngành Quản trị lý kinh tế trong hai năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế Chính trị, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo PGS. TS. Mai Thị Thanh Xuân, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình cho em trong quá trình thực hiện luận văn này. Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng từ các Thầy Cô và những người quan tâm đến đề tài để đề tài hoàn thiện và áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Người thực hiện Bùi Ngọc Tú TÓM TẮT LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG VIỆT 1. Tên luận văn: Hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut 2. Tác giả: Bùi Ngọc Tú 3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế 4. Bảo vệ năm: 2015 5. Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Mai Thị Thanh Xuân 6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 6.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut, tìm ra những khó khăn trong quá trình này và đề xuất những giải pháp chính sách nhằm khắc phục, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển hiệu quả hơn. 6.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau : + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế song phương + Phân tích đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế Việt Nam và Arập Xêut từ năm 2010 đến năm 2014. + Làm rõ khả năng mở rộng quan hệ kinh tế Việt Nam - Arập Xêut và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ này trong thời gian tới. 7. Đóng góp mới của luận văn: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Vương quốc Arập Xêut. - Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut trên ba lĩnh vực: thương mại, đầu tư và xuất khẩu lao động trong thời gian từ năm 2010 đến 2014. Chỉ ra những hạn chế trong hoạt động này và nguyên nhân của nó - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut đến năm 2020. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và học viên, sinh viên ngành quản lý kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế . Giáo viên hướng dẫn Học viên PGS. TS. Mai Thị Thanh Xuân Bùi Ngọc Tú MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT………………………………………………......... i DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………………………………… iii DANH MỤC HÌNH………………………………………………………………………........ iii MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………… 1 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………………...... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………...... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………………....... 2 4. Đóng góp của luận văn…………………………………………………………………....... 3 5. Kết cấu luận văn…………………………………………………………………………..... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ VƯƠNG QUỐC ARẬP XÊUT.................. 4 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu………………………………………………………....... 4 1.1.1 Những công trình đã công bố liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn…………………………………………………………………………………………….. 4 1.1.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu…………………………………………… 8 1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Vương quốc Arập Xêut……………………………………………………………………………………………. 9 1.2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản chung về quan hệ kinh tế đối ngoại……………………… 9 1.2.2 Cơ sở của việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương Quốc Arập Xêut ………………………………………………………………………………................... 15 1.2.3 Nội dung chủ yếu của việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut……………………………………………………………………………….. 24 1.2.4 Các nhân tố ảnh hướng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut………………………………………………………………………... 29 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU…………………...... 36 2.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận……………………………………………………....... 36 2.1.1 Phương pháp luận……………………………………………………………………….. 36 2.1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu………………………………………………………………... 36 2.2 Phương pháp cụ thể……………………………………………………………………….. 37 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu…………………………………………………………… 37 2.2.2 Phương pháp thống kê – so sánh………………………………………………………... 39 2.2.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp……………………………………………………… 40 2.3 Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………….. 40 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VỚI VƯƠNG QUỐC ARẬP XÊUT GIAI ĐOẠN 2010-2014…………………………………...... 42 3.1 Chính sách của Nhà nước Việt Nam về quan hệ hợp tác kinh tế với Vương quốc Arập Xêut…………………………………………………………………………………………..... 42 3.1.1 Chính sách chung……………………………………………........................................... 42 3.1.2 Các chính sách cụ thể….................................................................................................... 46 3.2 Thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut………….. 48 3.2.1 Quan hệ hợp tác thương mại…………………………………………………………….. 48 3.2.2 Quan hệ hợp tác đầu tư………………………………………………………………….. 56 3.2.3 Quan hệ hợp tác xuất khẩu lao động…………………………………………………….. 61 3.3 Đánh giá chung…………………………………………………………………………..... 63 3.3.1 Kết quả chủ yếu và nguyên nhân………………………………………………………... 63 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân………………………………………………………………... 66 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VỚI VƯƠNG QUỐC ARẬP XÊUT………………………………….. 73 4.1 Bối cảnh quốc tế và triển vọng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut……………………………………………………………………………………………. 73 4.1.1 Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut………………………………………………………………………………... 73 4.1.2. Triển vọng quan hệ hợp tác kinh tế củaViệt Nam với Vương quốc Arập Xêut đến năm 2020……………………………………………………………………………………………. 79 4.2 Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương Quốc Arập Xêut đến năm 2020……………………………………………………………………………. 84 4.2.1 Cần có chiến lược xâm nhập thị trường Arập Xêut…………………………………….. 84 4.2.2 Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực hợp tác kinh tế với Vương quốc Arập Xêut……………………………………………………………………………………... 86 4.2.3 Đẩy mạnh xúc tiến xây dựng và ký kết thỏa thuận Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) với Arập Xêut……………………………………………………………………………………... 87 4.2.4 Hoàn thiện hơn nữa hệ thống vận chuyển, kho bãi, công nghệ bảo quản, thủ tục xuất nhập hàng hóa sang Arập Xêut……………………………………………………………….. 88 4.2.5 Nâng cao trình độ ngoại ngữ và sự hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán của Arập Xêut cho các doanh nghiệp XNK và người lao động…………………………………………. 89 4.2.6 Đẩy mạnh công tác điều tra – nghiên cứu và thông tin – truyền thông về thị trường Vương quốc Arập Xêut……………………………………………………………………….. 92 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………….. 96 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Từ viết tắt 1 ASEAN Tiếng Anh Tiếng Việt Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nations 2 EIA Nam Á United States Energy Information Cơ quan Thông tin Năng lượng Administration Mỹ 3 EU European Union Liên minh châu Âu 4 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5 FII Foreign Institutional Investor Đầu tư gián tiếp nước ngoài. 6 FTA Free Trade Agreements Hiệp định thương mại tư do 7 GCC Gulf Cooperation Council Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh 8 GDP Gross Pomestic Product Tổng sản phẩm trong nước 9 ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động quốc tế 10 KNXNK 11 MFN Most Favoured Nation Đãi ngộ tối huệ quốc 12 NIEs Newly Industrialized Economies Các nền kinh tế công nghiệp Kim ngạch Xuất nhập khẩu mới 13 ODA Official Development Assistance 14 OECD Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển operation and Development 15 OIC Organization of the kinh tế Islamic Conference 16 OPEC Organization of RCA Revealed Comparative Advantage/ Rate of Comparative Advantage 18 SABIC Liên đoàn các nước Hồi giáo Petroleum Tổ chức các nước xuất khẩu Exporting Countries 17 Hỗ trợ phát triển chính thức dầu lửa Hệ số biểu thị lợi thế so sánh Saudi Arabian Basic Industries Công ty Thương mại Công Corporation 19 SITC 20 UN 21 UNCTAD Standerd nghiệp Cơ bản Arập Xêut International VCCI 23 VN 24 WTO 25 XNK Phân loại hàng hóa quốc tế tiêu Classification chuẩn United Nations Liên Hợp Quốc United Nations Conference Trade and Development 22 Trade on Hội nghị Liên hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công and Industry nghiệp Việt Nam Vietnam Việt Nam World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới. Xuất nhập khẩu DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1 Lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) của Arập Xêut và Việt Nam 49 năm 2012 phân theo nhóm hàng hóa 2 Bảng 3.2 Kim ngạch XNK giữa Việt Nam - Arập Xêut 51 3 Bảng 3.3 Nhóm các mặt hàng XNK giữa Việt Nam với Arập Xêut năm 52 2014 4 Bảng 3.4 Một số sản phẩm nông nghiệp bị từ chối nhập khẩu vào Arập 54 Xêut năm 2014 5 Bảng 3.5 Vị trí của Việt Nam trong số 50 đối tác thương mại chủ yếu 55 chính của Arập Xêut năm 2013 6 Bảng 3.6 Thứ hạng cạnh tranh toàn cầu của Arập Xêut và Việt Nam 57 năm 2009-2010 và 2011-2012 7 Bảng 3.7 Các dự án ODA của Arập Xêut tại Việt Nam, giai đoạn 2010 - 60 2015 8 Bảng 3.8 Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Arập Xêut giai 61 đoạn 2010 – 2014 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT 1 Sơ đồ Sơ đồ 2.1 Tên hình Thiết kế nghiên cứu của luận văn Trang 41 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vương quốc Arập Xêut (gọi tắt là Arập Xêut) là nước có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực các nước Vùng Vịnh. Arập Xêut sở hữu hơn 20% tổng trữ lượng dầu mỏ của thế giới, là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và đóng vai trò quyết định trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Sự kiện giá dầu cao vào giữa năm 2008 đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng doanh thu và nguồn dự trữ ngoại tệ cho Ngân sách Nhà nước. Vì thế, Arập Xêut có lượng ngoại tệ nhàn rỗi rất lớn và đang thực hiện chính sách hướng Đông nhằm tìm thị trường đầu tư để phát triển nguồn vốn, tránh những biến động về tài chính và phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ và Tây Âu, trong đó Việt Nam đang trở thành một địa chỉ thu hút sự quan tâm của nước này. Hiện nay, Chính phủ Arập Xêut đang thực hiện đa dạng hóa nền kinh tế, khuyến khích sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân để giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ. Đây là thị trường có nhu cầu rất lớn và đa dạng về chủng loại hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng, khả năng thanh toán cao (nhờ thu nhập từ dầu mỏ). Trong khi đó, nền sản xuất tại đây lại chưa phát triển do thiếu nguyên liệu đầu vào và lực lượng lao động tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu. Arập Xêut có nhu cầu lớn đối với một số mặt hàng Việt Nam hiện đang có thế mạnh như: dệt may, giày dép, hải sản, đồ gỗ, hàng nông sản, linh kiện phụ tùng xe máy, máy vi tính… Về phía Việt Nam, trong nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ luôn nỗ lực trong việc phát triển và mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới. Với thế mạnh về sản xuất nông nghiệp và lao động giá rẻ (nhưng còn thiếu vốn để mở rộng phát triển kinh tế) Việt Nam đang cần tìm kiếm những đối tác có khả năng hợp tác song phương để tận dụng ưu thế của họ và khắc phục của mình. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó của cả hai quốc gia, hợp tác giữa Việt Nam và Arập Xêut đã dần có những bước tiến triển nhất định trên nhiều lĩnh vực như khai thác dầu mỏ, tăng cường kim ngạch thương mại hai chiều, thu hút vốn đầu tư, hợp tác về lao động…. Tuy nhiên, để tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan 1 hệ hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia trong thời gian tới, rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu nhằm nhận thức sâu sắc hơn về tiềm năng, đặc thù của đối tác. Từ đó giúp cho Nhà nước Việt Nam đón đầu xu hướng, để xây dựng và điều chỉnh những chính sách quản lý kinh tế nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia trong những giai đoạn tiếp theo. Chính vì những lý do đó, em chọn đề tài “Hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut” để làm luận văn Thạc sĩ. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Việt Nam đã và sẽ phải làm gì để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut, tìm ra những khó khăn trong quá trình này và đề xuất những giải pháp chính sách quản lý kinh tế nhằm khắc phục, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển hiệu quả hơn. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau : - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế song phương. - Phân tích đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế Việt Nam và Arập Xêut từ năm 2010 đến năm 2014. - Làm rõ khả năng mở rộng quan hệ kinh tế Việt Nam - Arập Xêut và đề xuất một số giải pháp quản lý kinh tế nhằm thúc đẩy mối quan hệ này trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quan hệ kinh tế kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut và cách tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực này. 3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn 2 - Phạm vi nội dung: tập trung nghiên cứu vào 3 lĩnh vực chủ yếu là thương mại, đầu tư và xuất khẩu lao động giữa Việt Nam và Arập Xêut. - Phạm vi không gian: quan hệ kinh tế Việt Nam và Vương quốc Arập Xêut. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến 2014. 4. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Vương quốc Arập Xêut. - Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut trên ba lĩnh vực: thương mại, đầu tư và xuất khẩu lao động trong thời gian từ năm 2010 đến 2014. Chỉ ra những hạn chế trong hoạt động này và nguyên nhân của nó - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut đến năm 2020. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và học viên, sinh viên ngành quản lý kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và những vấn đề chung về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam và Vương quốc Arập Xêut Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut giai đoạn 2010 – 2014 Chương 4: Định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ VƯƠNG QUỐC ARẬP XÊUT 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Những công trình đã công bố liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, kinh tế trí thức và toàn cầu hoá, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu hợp tác kinh tế song phương giữa các nước ngày càng phát triển. Điều này đặt ra các thách thức không nhỏ cho các chính phủ trong việc quản lý và thúc đẩy lĩnh vực kinh tế quốc tế. Có khá nhiều công trình của các nhà khoa học, với cách tiếp cận và phạm vi khác nhau, nghiên cứu phương hướng, giải pháp phát triển hợp tác kinh tế song phương của Việt Nam. Có thể chia như những công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan tới luận văn thành ba nhóm chính: (1) Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, (2) nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế song phương của Việt Nam và nước ngoài và (3) nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế Việt Nam – Arập Xêut. Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế nói chung Các công trình tiêu biểu thuộc nhóm này phải kể đến là: - Lý luận và thực tiễn Thương mại Quốc tế, của Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC) (1994), sách do Nhà xuất bản Thống Kê ấn hành. Cuốn sách đề cập về 3 vấn đề chính gồm những vấn đề cơ bản của thương mại quốc tế, trong đó nội dung chủ yếu lý giải những vấn đề lý luận của Thương mại quốc tế; đổi mới kinh tế và thương mại ở các nước khu vực, với nội dung chủ yếu xoay quanh mô hình thực tế hoạt động thương mại quốc tế của các nước châu Á và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); và tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) ở Việt Nam, với nội dung xoay quanh hoạt động XNK của Việt Nam trong những năm cuối thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990 và đưa ra những kiến giải về tổ chức quản lý, các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy 4 xuất khẩu ở Việt Nam. Cuốn sách xuất bản vào giữa những năm 1990, nên hiện nay những giá trị thực tiễn đã có phần hạn chế. Tuy nhiên, về mặt lý luận thì tài liệu vẫn còn những giá trị nhất định để luận văn có thể tham khảo. - Kinh tế học Quốc tế, lý thuyết và chính sách của Paul R.Krugman và Maurice Obstfeld (1996), sách do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành. Cuốn sách chủ yếu tập trung giải quyết 2 vấn đề chính là lý thuyết về thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế. Về lý thuyết thương mại quốc tế, tài liệu này lý giải những lý thuyết như: lợi thế so sánh mô hình Ricardo, mô hình Heckscher – Ohlin … với những ví dụ hết sức điển hình. Còn về chính sách thương mại quốc tế, bằng những kiến thức thực tiễn, cuốn sách đã lý giải những vấn đề như: công cụ thương mại quốc tế, chính sách mậu dịch ở các nước đang phát triển, chính sách công nghiệp của các nước tiên tiến… Mặc dù, đến nay, những giá trị về mặt thực tiễn của hoạt động thương mại quốc tế trong tài liệu này đã lạc hậu, nhưng những giá trị về lý luận vẫn còn ghi nhận và luận văn có thể tham khảo. - Quan hệ kinh tế quốc tế, của Võ Thanh Thu (2012), sách do Nhà xuất bản Lao động – Xã hội ấn hành. Cuốn sách trình bày về 5 vấn đề là cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế, chính sách ngoại thương và mậu dịch quốc tế hữu hình, thương mại dịch vụ, đầu tư quốc tế. Trong đó, có ba nội dung nổi bật mà luận văn có thể tham khảo. Đầu tiên là vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn, với hệ thống khái niệm và những mô hình, cũng như ví dụ xuất phát từ thực tiễn. Bên cạnh đó, thương mại dịch vụ và đầu tư quốc tế, là hai nội dung thực tiễn gắn với hoạt động thương mại và đầu tư thực tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2010, cũng là hai nội dung có liên quan tới luận văn. Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế song phương của Việt Nam và nước ngoài. Hiện cũng có khá nhiều tài liệu có thể tham khảo về vấn đề này, tiêu biểu như: 5 - Cộng hòa dân chủ Algeria và khả năng hợp tác với Việt Nam đến 2020, của Nguyễn Thanh Hiền (2013), sách do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành. Cuốn sách này trình bày về 3 vấn đề chính là khái quát về đất nước Algeria, quá trình phát triển của Algeria và khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Algeria đến năm 2020. Trong đó, nổi bật nhất là nội dung thứ ba, thông qua sử dụng lý thuyết về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh giữa Việt Nam và Algeria để chỉ ra tiềm năng hợp tác giữa nước. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai quốc gia. Phương thức ứng dụng lý thuyết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của cuốn sách này được luận văn tham khảo cho trường hợp của mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Arập Xêut. - Việt Nam – Ai Cập Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong bối cảnh mới của Bùi Nhật Quang và Trần Thị Lan Hương (2014), sách do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành. Cuốn sách trình bày một cách có hệ thống về 3 vấn đề chính là cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ hợp tác song phương Việt Nam – Ai Cập, thực trạng quan hệ hợp tác Việt Nam – Ai Cập và một số giải pháp phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Ai Cập giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó, tiêu biểu là lý luận về hợp tác kinh tế song phương giữa hai quốc gia như: nguyên tác song phương và đa phương; cấp độ của quan hệ hợp tác quốc tế; nguyên tắc đối xử quốc gia... Đồng thời, cuốn sách cũng sử dụng lý luận về lợi thế so sánh để chỉ ra tiềm năng và hướng phát triển giữa hai nước, từ đó đề ra những giải pháp để nâng tầm hợp tác giữa hai quốc gia trong phần ba. Đây là hai nội dung chính của cuốn sách mà luận văn có thể tham khảo. - Luận văn Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam_ Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay, của Dương Minh Châu (2003), thuộc chương trình đào tạo Thạc sĩ kinh tế tại Trường Đại học Ngoại Thương. Luận văn làm sáng tỏ 3 vấn đề chính là cơ sở lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế và chính sách quan hệ kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thực trạng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ năm 1992 đến 2003 và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy 6 phát triển kinh tế giữa hai nước. Trong đó, nội dung cơ sở lý luận của quan hệ kinh tế quốc tế và những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế quốc tế giữa hai quốc gia là hai vấn đề mà luận văn dùng để tham khảo. Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế Việt Nam – Arập Xêut - Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Kinh tế - chính trị Arập Xêut của Trần Mai Trang (2007), do Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông chủ trì thực hiện. Đây là một nghiên cứu khá cụ thể về tình hình Arập Xêut và khả năng hợp tác giữa quốc gia này với Việt Nam trong giai đoạn 2006. Đề tài đã trình bày về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và con người của Arập Xêut. Cùng với đó, là thực trạng hợp tác giữa hai quốc gia trong giai đoạn những năm 2000 đến 2006 để đưa ra những giải pháp thúc đẩy quá trình hợp tác giữa hai nước. Tuy nhiên, phần lý luận về hợp tác kinh tế song phương chưa đầy đủ, và tìm hiểu tiềm năng hợp tác giữa hai nước thông qua lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh còn chưa có. Cùng với đó, là sự lạc hậu về số liệu, tình hình hợp tác giữa hai quốc gia trong giai đoạn từ 2007 đến 2015. Vì vây, những phân tích, đánh giá và giải pháp để nâng tầm hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut đã không còn khả dụng. - Hồ sơ Thị trường Arập Xêut 2015 do Ban Quan hệ Quốc tế (2015), thuộc phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổng hợp. Hồ sơ này chủ yếu cung cấp thông tin về tình hình đặc trưng của thị trường Arập Xêut và hoạt động thực tiễn hợp tác giữa Việt Nam và Arập Xêut trong thời gian vừa qua, trên các lĩnh vực như: hợp tác đầu tư, hợp tác thương mại, hợp tác trên các lĩnh vực khác và các văn bản đã ký kết. Tuy nhiên, cơ sở lý luận về hợp tác kinh tế song phương, phân tích thực trạng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut và giải pháp giúp thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa hai nước là gần như không có. Hồ sơ cung cấp nhiều hoạt động thực tiễn hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut để luận văn có thể tham khảo. 7 1.1.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Các công trình trên đã nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế trên những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy các nghiên cứu cụ thể về tình hình hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut hiện nay là chưa nhiều. Liên quan trực tiếp đến đề tài mà tác giả biết được thì chỉ có một số nghiên cứu Kinh tế chính trị Arập Xêut của Trần Mai Trang (2007), do Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông chủ trì thực hiện và Hồ sơ Thị trường Arập Xêut 2015 do Ban Quan hệ Quốc tế (2015), thuộc phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện. Tuy nhiên, tài liệu này được hoàn thành từ năm 2007 nên nội dung của tài liệu này hiện nay chưa được cập nhất so với thực tế phát triển của mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam và Arập Xêut. Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam và Arập Xêut trong giai đoạn 2005-2014 và đưa ra những giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển của mối quan hệ này đến năm 2020 vẫn thực sự rất cần thiết. Các tài liệu còn lại chủ yếu phục vụ giải quyết ba vấn đề chính: tài liệu ngoài nước thỉ chủ yếu cung cấp về tình hình kinh tế - chính trị, chính sách ngoại giao và hợp tác kinh tế của Arập Xêut; tài liệu cơ sở lý luận để thiết lập khung lý thuyết cho đề tài ; tài liệu cơ sở thực tiễn thì cung cấp tình hình hợp tác của Việt Nam và tài liệu ngoài nước thỉ chủ yếu cung cấp về tình hình kinh tế - chính trị, chính sách ngoại giao và hợp tác kinh tế của Arập Xêut trong giai đoạn hiện nay. Trong luận văn này sẽ phải tiếp tục giải quyết các vấn đề chủ yếu sau: - Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Vương quốc Arập Xêut. - Thu thập số liệu và phân tích thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Vương quốc Arập Xêut từ 2010 đến 2014. - Tìm kiếm giải pháp để nâng tầm hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Vương quốc Arập Xêut trong giai đoạn 2015-2020. 1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam Vương quốc Arập Xêut 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất