Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( nghiên cứu trường hợp hôn nhâ...

Tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người công giáo và người không theo công giáo tại giáo xứ nghĩa ải, hợp thành, mỹ đức, hà nội)

.PDF
125
625
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------- CHU VĂN TIẾN HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH BỀN VỮNG (Nghiên cứu trƣờng hợp hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và ngƣời không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức – Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Xã hội học Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------- CHU VĂN TIẾN HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH BỀN VỮNG (Nghiên cứu trƣờng hợp hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và ngƣời không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức – Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 30 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thu Hƣơng Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đ ến các thầy cô trong khoa Xã Hội Học và Báo chí và Truyề n thông , Trƣờng ĐHKHXH&NV, Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i . Nhờ sự chỉ bảo dạy dỗ tận tình của các thầy, cô trong suốt quá trình học tập, rèn luyện đã giúp tôi n ắm đƣợc những kiến thức cơ bản về chuyên ngành. Đây là nền tảng cho tôi vận dụng để hoàn thiê ̣n luâ ̣n văn này , đồ ng thời giúp tôi nhƣ̃ng kiế n thƣ́c vƣ̃ng chắ c cho c ông viê ̣c nghiên cứu hiê ̣n nay. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo hƣớng dẫn là PGS.TS Hoàng Thu Hƣơng , ngƣời đã cấ p ý tƣởng thƣ̣c hiê ̣n đề tài , đã hƣớng dẫn tôi tận tình, luôn quan tâm, động viên tôi đƣa ra cho tôi những ý kiến đóng góp xác đáng trong suốt quá trình làm luận văn. Sau cùng, tôi xin gƣ̉i lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn để bảo vê ̣ trƣớc hô ̣i đồ ng khoa ho. ̣c Tôi xin bày tỏ lòng thành kiń h tri ân tới tấ t cả các thầ y cô , gia điǹ h và bạn bè vì tất cả sự quan tâm và hỗ trợ đó. Trong quá trin ̀ h thƣ̣c hiê ̣n luâ ̣n văn , chắ c chắ n sẽ còn nhƣ̃ng thiế u sót , rấ t mong nhâ ̣n đƣơ ̣c nhƣ̃ng ý kiế n đóng góp của thầ y, cô và các ba ̣n. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Chu Văn Tiến MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .............................................................10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................11 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ......................................................12 6. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................13 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................14 NỘI DUNG ..............................................................................................................18 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................18 1.1. Khái niệm công cụ ............................................................................................18 1.1.1 Hôn nhân ..................................................................................................18 1.1.2 Tôn giáo ....................................................................................................20 1.1.4. Gia đình ....................................................................................................25 1.2. Các Lý thuyết sử dụng trong đề tài ................................................................27 1.2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng .................................................................27 1.2.2. Lý thuyết xung đột .................................................................................32 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................33 1.4. Khái quát về sự hình thành và phát triển đạo Công giáo tại Việt Nam......34 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO TẠI GIÁO XỨ NGHĨA ẢI – HỢP THANH – MỸ ĐỨC – HÀ NỘI ............................................39 2.1. Quan niệm của Giáo hội Công giáo về hôn nhân khác tôn giáo ..................39 2.2. Độ tuổi kết hôn của các cặp vợ chồng khác tôn giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải.............. 47 2.3. Thời gian tìm hiểu trƣớc khi kết hôn của các cặp vợ chồng khác tôn giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải. ..............................................................................................52 2.4. Sự khác biệt về tôn giáo giữa vợ chồng khi kết hôn tại Giáo xứ Nghĩa Ải .55 2.5. Thỏa thuận khi kết hôn của các cặp vợ chồng ..............................................62 2.5.1. Về việc học giáo lý ...................................................................................62 2.5.2 Những thỏa thuận trước khi kết hôn của các cặp vợ chồng ..................65 Chƣơng 3: BIỂU HIỆN CỦA TÍNH BỀN VỮNG TRONG HÔN NHÂN GIỮA NGƢỜI CÔNG GIÁO VÀ KHÔNG CÔNG GIÁO TẠI GIÁO XỨ NGHĨA ẢI .. 67 3.1. Quan niệm của các cặp vợ chồng khác tôn giáo về những giá trị trong gia đình ngƣời Công giáo ..............................................................................................67 3.2.Việc thực hiện các chức năng trong gia đình vợ chồng khác tôn giáo. ........71 3.2.1. Chức năng thỏa mãn tình cảm ..............................................................71 3.2.2. Chức năng giáo dục con cái .................................................................72 3.2.3. Chức năng kinh tế...................................................................................76 3.2.4 Chức năng điều tiết tính dục ..................................................................80 3.3. Xử lý xung đột trong đời sống gia đình ..........................................................84 3.4. Vai trò kiểm soát của đạo Công giáo đối với sự bền vững trong hôn nhân khác tôn giáo ............................................................................................................89 KẾT LUẬN ..............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95 PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................95 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu: ......................................................................15 Bảng 2.1. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu giai đoạn 1989-2009 ...................48 Bảng 2.2. Thống kê độ tuổi kết hôn của vợ ......................................................50 Bảng 2.3. Thống kê độ tuổi kết hôn của chồng ................................................51 Bảng 2.4 Thời gian tìm hiểu trƣớc hôn nhân của vợ/chồng khác tôn giáo ...53 Bảng2.5 Tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo thời kì 1987-1993 ................................56 Bảng 2.6 Tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo thời kì 1987-1993 ...............................57 Bảng2.7 Tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo thời kì 2008-2013 ................................58 Bảng 2.8. Sự khác biệt tôn giáo vợ/chồng.........................................................59 Bảng 2.9. Niềm tin tôn giáo của các cặp vợ/chồng khác tôn giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải ...............................................................................................................60 Bảng 2.10. Mức độ đi lễ, đi thờ của các cặp vợ/chồng ....................................61 Bảng 2.11. Đánh giá mức độ hữu ích của việc học giáo lý trƣớc khi kết hôn ...63 Bảng 2.12. Giá trị trung bình của việc Đánh giá mức độ hữu ích của việc học giáo lý trƣớc khi kết hôn ....................................................................................64 Bảng 2.13. Những thỏa thuận trƣớc khi kết hôn của các cặp vợ chồng ........65 Bảng 3.1. Mức độ hài lòng trong các mối quan hệ gia đình và xã hội ...........71 Bảng 3.2 Quan niệm về đứa con khi sinh ra của các cặp vợ chồng ...............73 Bảng 3.3. Định hƣớng tôn giáo cho con sau khi sinh ra của các cặp vợ chồng ...74 Bảng 3.4 Thu nhập bình quân/tháng của các hộ gia đình ..............................76 Bảng 3.5 Thực trạng thu nhập trong gia đình .................................................78 Bảng 3.6 Thực trạng quyết định chi tiêu trong gia đình ................................79 Bảng 3.7 Đánh giá về sự hòa hợp về tình dục trong quan hệ vợ chồng khác tôn giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải ............................................................................81 Bảng 3.8. Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai của các vợ chồng khác tôn giáo tại Giáo xứ Nghía Ải ...................................................................83 Bảng 3.9. Đối tƣợng chia sẻ khi gặp khó khăn trong đời sống gia đình ........85 Bảng 3.10. Thực trạng việc suy nghĩ hƣớng giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn ...86 Bảng 3.11. Thực trạng cách giải quyết mâu thuẫn gia đình của các cặp vợ chồng .87 Bảng 3.12 Thực trạng giải quyết mâu thuẫn trong nuôi dạy con cái ............88 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hôn nhân là cơ sở hình thành nên đời sống gia đình và là một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi vai trò xã hội của cá nhân.Trong mỗi nền văn hóa quan niệm về hôn nhân và gia đình không giống nhau.Trong xã hội hiện đại, sự biến đổi của nền kinh tế - xã hội đã tạo ra những tác động trực tiếp đến mọi khía cạnh của đời sống trong đó phải nói đến sự tác động đến các gia đình. Ta có thể thấy, ngày nay tình trạng ly thân, ly hôn có xu hƣớng gia tăng. Những hệ lụy của nó đã tạo ra nhiều vấn đề đáng lo ngại mà xã hội cần phải quan tâm, giải quyết. Hiện nay, ngoài hôn nhân hợp pháp trên thực tế vẫn tồn tại những hình thức sống với nhau nhƣ vợ chồng có hoặc không có sự chứng kiến của hai bên gia đình và không đăng ký kết hôn. Tại khoản 6 điều 8 theo Luật Hôn Nhân và Gia đình (2000) quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” [6, tr 4]. Với quan điểm nhƣ vậy việc đăng ký kết hôn là sự kiện đánh dấu sự hợp thức hóa cuộc sống vợ chồng. Mặc dù vậy, trong truyền thống văn hóa Việt Nam, sự hợp thức này còn cần có đƣợc sự thừa nhận của gia đình, họ hàng hai bên thông qua lễ kết hôn. Riêng đối với đạo Thiên Chúa giáo, lễ kết hôn đƣợc tổ chức dƣới sự chứng kiến của Thiên Chúa. Trong Sách Phúc Âm Tân ƣớc do Thánh Mattheu ghi chép lại tại câu 6 chƣơng 19 có ghi: “Sự gì mà Chúa liên kết thì loài người không được phép phân ly” [25, tr 1313]. Điều này có nghĩa là khi hai ngƣời đã kết hôn với nhau thành một gia đình dƣới sự chứng kiến của Chúa và do Chúa liên kết thì không đƣợc phép chia rẽ hoặc ly dị kể cả trƣờng hợp hôn nhân khác tôn giáo. Vấn đề đặt ra liệu hệ thống giáo lý, giáo luật của đạo Công giáo có tác động nhƣ thế nào đến đặc điểm và tính bền vững trong hôn nhân khác tôn giáo? 1 Đề tài sẽ làm rõ các vấn đề: Đặc điểm khi kết hôn, độ tuổi kết hôn, sự khác biệt về tôn giáo của vợ và chồng và những biểu hiện của nó. Khả năng duy trì tính bền vững trong hôn nhân mà cụ thể là duy trì mối quan hệ bền vững giữa vợ và chồng trong cuộc sống gia đình. Việc thực hiện các chức năng trong gia đình và Vai trò của đạo Công giáo đối với tính bền vững trong hôn nhân khác tôn giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải. Điều này sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong luận văn của Tác giả: “ Hôn nhân khác tôn giáo – Đặc điểm và tính bền vững” ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người công giáo và người không theo công giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức – Hà Nội). 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Theo lời nhận xét của một tác giả: “Gần đây trong xã hội ta rất nhiều người bàn bạc về vấn đề gia đình, ở nông thôn vấn đề gia đình, họ hàng nổi lên khá rầm rộ” Trần Đình Hƣợu. Gia đình là mối quan tâm không chỉ của ngƣời bình thƣờng mà của cả giới nghiên cứu. Cũng theo tác giả trên “ Nhiều chương trình nghiên cứu trong nước và hợp tác quốc tế do Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Viện Xã hội học…chủ trương cũng thường gặp nhau ở một điểm chung là gia đình” Những nghiên cứu về gia đình dựa trên các phƣơng pháp thu thập dữ liệu của xã hội học nhƣ điều tra dung bảng hỏi, phỏng vấn, thảo luận nhóm…đƣợc triển khai ở nhiều nơi; các ấn phẩm nghiên cứu về gia đình trong những năm gần đây đƣợc công bố ngày càng nhiều. Trong các nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam có một số nhóm chủ đề chính nhƣ: Nghiên cứu về gia đình truyền thống liên quan đến những vấn đề văn hóa gia đình, gia đình với những phong tục tập quán, văn hóa trong quan hệ giữa các thành viên với nhau. Có thể kể đến một loạt 2 những nhiên cứu của tác giả nhƣ Phan Kế Bính (1915), Phạm Khắc Chƣơng (2013), Mai Quỳnh Nam… Dƣới góc độ xã hội học có nhiều nghiên cứu đề cập ở một số khía cạnh nhƣ: nghiên cứu về gia đình truyền thống, những vấn đề xoay quanh đời sống gia đình nhƣ sự biến đổi gia đình, phân công lao động trong gia đình, cơ cấu hộ gia đình, vấn đề bạo lực gia đình và định hƣớng giáo dục con cái. Hƣớng nghiên cứu về phân công lao động gia đình đƣợc thể hiện trong cuốn “Xu hướng gia đình ngày nay” (nghiên cứu một vài đặc điểm từ nghiên cứu thực nghiệm tại Hải Dương) do tác giả Vũ Tuấn Huy (2004) chủ biên cùng tập thể tác giả : Vũ Mạnh Lợi, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Hồng Hải, Nguyễn Thị Bích Trâm, Hoàng Đốp. Hƣớng nghiên cứu về bạo lực gia đình: Đồng tác giả và cũng là Chủ biên với cuốn “Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ” của tác giả Hoàng Bá Thinh (2005). Bài viết “ Bạo lực gia đình – Nguyên nhân và giải pháp can thiệp” Hoàng Bá Thịnh (2006). Hƣớng nghiên cứu về chức năng gia đình : B à i v i ế t “Chức năng giáo dục gia đình và vấn đề truyền thông dân số” (2006) của tác giả Hoàng Bá Thịnh. Hƣớng nghiên cứu về những biến đổi trong đời sống gia đình :Bài viết của tác giả Vũ Tuấn Huy (1995) trên tạp trí Xã hội học“ Những khía cạnh của sự biến đổi gia đình”. “ Nếp sống gia đình ở khu đô thị mới” của tác giả Nguyễn Hồng Hà. Xã hội học gia đình” của tác giả Mai Huy Bích (2003) 3 Cuốn giáo trình “ Hƣớng nghiên cứu về gia đình ở nƣớc ngoài trong bài viết của tác giả Trần Mạnh Cát và Hoàng Bá Thịnh (2007) “Hôn nhân có yếu tố nước ngoài”. Ở Việt Nam, hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về gia đình với những lĩnh vực nghiên cứu khá phong phú nhằm đề cập đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam nói chung, bên trong đó là cơ cấu hộ gia đình, cơ cấu độ tuổi kết hôn, những thay đổi của gia đình trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa… Trong nghiên cứu “Sự hài lòng về cuộc sống của con người Việt Nam; Một số phát hiện ban đầu và hàm ý chính sách”, Hoàng Bá Thịnh (2012) đã sử dụng hệ thống câu hỏi Likert thang đo 5 với 2400 mẫu. Để đo mức độ hài lòng với các khía cạnh của đời sống gia đình bao gồm: Hôn nhân, con cái, mối quan hệ với con cái, mức độ hài lòng về chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn, cơ sở hạ tầng của ngƣời dân ở cả miền Bắc ( Hà Nội và Hải Dƣơng) và Nam ( TP. Hồ Chí Minh và Bình Dƣơng) . Theo những phát hiện ban đầu của nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng cao nhất nằm ở mối quan hệ cha mẹ - con cái, hôn nhân và gia đình sau đó đến các mức độ hài lòng về chi tiêu, học vấn, cơ sở hạ tầng. Điều này nói lên rằng ngƣời dân Việt Nam khá lạc quan về đời sống gia đình. Mức độ hài lòng ở các khía cạnh gia đình đƣợc ngƣời dân đánh giá cao hơn so với các khía cạnh khác nhƣ hài lòng về kinh tế, nghề nghiệp, thu nhập hay điều kiện môi trƣờng sống của họ. Nghiên cứu cũng chỉ rõ những yếu tố của nền kinh tế thị trƣờng cũng khiến cho mối quan hệ vợ chồng gặp trở ngại. Việc giáo dục con cái trở nên khó khăn và khác biệt so với xã hội truyền thống. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy đối với ngƣời Việt Nam, gia đình vẫn là một giá trị hết sức quan trọng, và mức độ hài lòng 4 về hôn nhân, gia đình cùng với quan hệ giữa các thành viên trong gia đình vẫn đạt ở mức cao. Đây là những chỉ báo phản ánh sự bền vững của gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Để duy trì sự bền vững gia đình, trong thời gian tới công tác gia đình cần tập trung hỗ trợ thực hiện tốt các chức năng của gia đình, nhất là chức năng kinh tế, chức năng giáo dục con cái, chức năng tình cảm và chức năng văn hoá. Chú trọng các giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu các yếu tố rủi ro đối với gia đình, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình, lựa chọn giới tính thai nhi, đồng thời phát triển các dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu cần hỗ trợ của các gia đình. Một số bài viết khác nhƣ “Gia đình và cơ cấu hộ gia đình Việt Nam – vài nét đại cương từ một cuộc khảo sát xã hội học gần đây” của Charles Hirsch- man và Vũ Mạnh Lợi (1994) ta có thể nhận thấy gia đình Việt Nam nói chung là một hệ thống chịu ảnh hƣởng phức hợp nhiều yếu tố. Trong nghiên cứu bƣớc đầu này phía tác giả cố gắng đánh giá di sản của Nho giáo ở Việt Nam trong gia đình và cơ cấu hộ gia đình đƣơng đại. Tác giả cũng chỉ rõ gia đình là đơn vị xã hội cơ bản của hầu hết (có thể là tất cả) các xã hội. Trẻ em đƣợc xã hội hóa theo những chuẩn mực và giá trị xã hội, ở mức độ lớn qua những tƣơng tác trong gia đình. Trong suốt lịch sử, gia đình là đơn vị kinh tế chủ yếu cũng nhƣ nhóm xã hội mà ở đó những quan hệ tính giao đƣợc thừa nhận là hợp pháp và tạo ra môi trƣờng cho những quan hệ tình cảm và nuôi dƣỡng. Trong khi vai trò gia đình có thể biến mất trong các xã hội hiện đại, nghiên cứu cơ cấu và tổ chức gia đình vẫn còn là một triển vọng để hiểu bản chất của những động thái xã hội rộng lớn hơn trong mỗi xã hội. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhấn mạnh đến những khía cạnh của cấu trúc hộ gia đình (ai sống với ai) và tần suất viếng thăm giữa cha mẹ 5 và con cái đã trƣờng thành.Nét đặc trƣng này thể hiện những hiểu biết quan trọng về cơ sở xã hội và văn hóa của xã hội Việt Nam đƣơng đại. Trong một nghiên cứu khác ngƣời ta cho rằng xu hƣớng xuất hiện hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ trên thế giới là đáng lo ngại vì nó liên quan đến vấn đề hộ gia đình nghèo khổ. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu “Hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Việt Nam” đƣa ra giả thuyết rằng liệu hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Việt Nam có nghèo hơn các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ không? Qua nghiên cứu thực tế đã chứng minh rằng, hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ không hề nghèo hơn các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ thậm chí còn có mức sống cao hơn dù không đáng kể. Từ đó có thể thấy có một khoảng cách giữa các giả thuyết và thực tiễn. Trên thực tế, không nhƣ một số nƣớc khác, gia đình ở Việt Nam biến đổi là do rất nhiều yếu tố mà nghiên cứu này đã chỉ ra đƣợc. Đây không phải là mất đi các đặc trƣng truyền thống mà chỉ là sự điều chỉnh để thích nghi với những hoàn cảnh xã hội mới, để có thể tồn tại. Tác phẩm “Những khía cạnh của sự biến đổi gia đình” của Vũ Tuấn Huy (1995) đã chỉ ra trong mối quan hệ gia đình bất bình đẳng vẫn tồn tại ngay cả trong chính tƣ tƣởng của mỗi thành viên trong gia đình, bất bình đẳng là nguyên nhân dẫn đến xung đột, mâu thuẫn trong gia đình. Đây là vấn đề nan giải không phải ngày một ngày hai mà có thể thay đổi đƣợc, cần phải có sự điều chỉnh trong tƣ tƣởng và hành động của mỗi ngƣời. Một câu hỏi đƣợc đặt ra ở trong nghiên cứu cần có đƣợc sự quan tâm thích đáng của các nhà hoạch định chính sách xã hội, đó là mối quan hệ giữa gia đình và chính sách xã hội, cần có những chính sách xã hội nhƣ thế nào cho phù hợp. 6 Trên đây là một số tác giả cũng nhƣ những công trình nghiên cứu về gia đình truyền thống, những vấn đề xoay quanh đời sống gia đình nhƣ sự biến đổi gia đình, cơ cấu hộ gia đình, vấn đề bạo lực gia đình và định hƣớng giáo dục con cái. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo và gia đình có một hƣớng nghiên cứu mới trong những năm gần đây đó là về ảnh hƣởng của tôn giáo tới đời sống gia đình trong cuố n “Tôn giáo và Biế n đổ i mức sinh” (Nghiên cứu từ trƣờng hợp Thiên Chúa giáo Xứ đạo Bùi Chu – Nam Định) của Phạm Văn Quyế t (2007) Là tổng hợp những nghiên cứu về vấn đề tôn giáo và sự thay đổ i về mƣ́c sinh. Tƣ̀ nhƣ̃ng khảo sát thƣ̣c nghiê ̣m tác giả đã đƣa ra những dẫn chƣ́ng rấ t cu ̣ thể để lý giải nhƣ̃ng khác biê ̣t và nhƣ̃ng nguyên nhân của sƣ̣ biế n đổ i mƣ́c sinh giƣ̃a các nhóm xã hô ̣i . Tác phẩm cũng đề cập nhiều đến giáo lý của đạo Công giáo, tác giả coi yếu tố tôn giáo (tín ngƣỡng) nhƣ mô ̣t khiá ca ̣nh của văn hóa, và Văn hóa cũng là một nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về mức sinh giƣ̃a các vùng miề n , tác giả cũng chỉ ra sự biến đổi mức sinh không phải chỉ do các yếu tố về ki nh tế , chính trị mà còn do nhiều yếu tố khác , mà trong đó yế u tố tôn giáo , tín ngƣỡng cũng là một trong những nguyên nhân rất quan trọng. Luận văn của tác giả Cù Thị Thanh Thúy (2012) với đề tài: “ Vai trò của tôn giáo trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cho trẻ em theo đạo Thiên Chúa” ( Nghiên cứ trƣờng hợp một số giáo xứ trên địa bàn Hà nội). Luận văn khẳng định đạo Thiên Chúa vai trò quan trọng và đóng góp những tích cực nhất định trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cho trẻ em, cụ thể là những giá trị đạo đức tốt đẹp cần đƣợc phát huy trong đời sống hiện thực. Tác giả cũng chỉ ra đạo Thiên Chúa có thể làm rất tốt chức năng giáo dục xã hội, có khả năng san sẻ trách nhiệm giáo dục con ngƣời, mà cụ thể hơn là giáo dục 7 nhân cách trẻ em cho gia đình và nhà trƣờng. Tuy nhiên để làm đƣợc điều này cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu khoa học về hoạt động giáo dục của tôn giáo để phát huy yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực trong giáo dục tôn giáo. Bài viết : “Tương đồng và khác biệt giữa hôn nhân của người công giáo với người ngoài công giáo ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Anh (2013) [11, tr 80-86]. Bài viết đã đề cập đến các đặc điểm tƣơng đồng giữa hôn nhân của ngƣời công giáo và ngƣời không theo công giáo là có chung quan niệm về mục đích hôn nhân đó là vợ chồng trọn đời yêu thƣơng nhau bên cạnh đó phân tích vai trò của ngƣời phụ nữ khi kết hôn. Nhƣng trên cơ bản là hội nhập và phát triển nền văn hóa Việt Nam cùng chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó Tác giả cũng chỉ ra một số điểm khác biệt trong hôn nhân ngƣời công giáo với ngƣời không công giáo nhƣ về lễ nghi và quan niệm về sự rang buộc trong đời sống gia đình. Với sự phân tích và nhận xét của tác giả thì giữa sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hôn nhân của ngƣời công giáo và ngƣời ngoài công giáo ở Việt Nam tạo nến sự đa dạng về ý thức xã hội, về văn hóa lối sống nhƣng cũng tạo nên sự khác biệt về chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Giữa đạo Công giáo và văn hóa dân tộc có sự hòa quyện lẫn nhau và bổ trợ cho nhau. Luận Văn của tác giả Bùi Phƣơng Thanh (2014) với đề tài: “Định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên chúa ở Hà Nội hiện nay” Tác giả phân tích và lý giải trong bối cảnh hiện nay, quá trình hội nhập và sự giao thoa văn hóa có tác động đến định hƣợng giá trị hôn nhân của thanh niên hiện nay và chỉ ra sự khác biệt đối với thanh niên nói chung. Tác giả cũng đã chỉ ra sự thay đổi trong nhận thức, quan niệm về hôn nhân và gia đình. Chỉ ra những giá trị mới xuất hiện và những giá trị đang dần phai nhạt 8 trong nền kinh tế thị trƣờng. Tác giả nhận định tình yêu là giá trị hàng đầu trong việc lựa chọn bạn đời của thanh niên theo đạo Thiên chúa giáo và đối tƣợng thanh niên theo đạo cũng luôn mong muốn có sự chia sẻ trách nhiệm về giới giữa hai giới trong gia đình và kết luận gia đình cùng với Giáo lý hôn nhân chính là yếu tố chính tác động đến định hƣớng giá trị trong hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên Chúa Giáo. Trên đây là những đóng góp thiết thực trong vấn đề nghiên cứu về định hƣớng giá trị trong hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên chúa nói riêng và thanh niên theo đạo nói chung. Tuy nhiên đây là nghiên cứu trƣờng hợp ở hai Giáo xứ trên địa bàn Hà Nội hơn nữa chỉ nghiên cứu những thanh niên hiện đang theo đạo Thiên Chúa giáo là chủ yếu chứ chƣa nghiên cứu cả đối tƣợng thanh niên không phải là ngƣời theo đạo Thiên Chúa giáo. Bài viết: “Vấn đề hôn nhân khác tôn giáo” của Sƣ Thầy Thích Thanh Thắng (2011). Bài viết đã nêu đƣa ra vấn đề bàn luận: “ Những người có niềm tin tôn giáo quan niệm ra sao về hiện tượng hôn nhân khác tôn giáo? Có phải hôn nhân khác tôn giáo là một hệ quả tiêu cực trong cuộc sống?”. Cùng quan điểm: “ Có phải cứ hôn nhân cùng tôn giáo là có hạnh phúc và hôn nhân khác tôn giáo là không có hạnh phúc?”[31, tr11-20] Tác giả cũng phân tích thực trạng bất đồng quan điểm giữa hôn nhân cùng tôn giáo và hôn nhân khác tôn giáo và đƣa ra giải pháp: Để thoát khỏi những giáo điều vị kỷ, cả hai ngƣời, cùng hai bên gia đình nên cố gắng dẹp bỏ những bất đồng, tôn trọng niềm tin tôn giáo của nhau trƣớc khi đến hôn nhân và tuân thủ giao ƣớc khi về sống chung với nhau. Cả hai cùng tạo điều kiện cho nhau trong việc thực hành niềm tin tôn giáo, tránh tối đa sự tranh luận về tôn giáo, hay so sánh có ý hạ thấp tôn giáo của khác. Tác giả cũng khẳng định hôn nhân khác tôn giáo không phải là một hệ quả tiêu cực trong cuộc sống và cuộc sống gia đình hạnh 9 phúc hay không phụ thuộc vào hành vi ứng xử. Bài viết đã có đóng góp to lớn trong việc tác động đến nhận thức và điều chỉnh lại hành vi của các gia đình có hiện tƣợng hôn nhân khác tôn giáo. Bài viết chủ yếu phân tích các đối tƣợng hôn nhân khác tôn giáo nói chung chứ không có một mẫu nghiên cứu, hay một địa bàn nghiên cứu xác định cụ thể. Tƣ̀ nhƣ̃ng tác phẩ m và bài viế t trên đây, về cơ bản các đề tài bằ ng nhiề u cách tiếp cận khác nhau các tác giả đã bám sát các vấn đề nghiên cứu , phác thảo bức tranh về vấn đề đời sống gia đình nói chung cùng những sự biến đổi của nó trong xã hội hiện nay và ảnh hƣởng của tôn giáo và đến đới sống hôn nhân gia đình trên các điạ bàn khác nhau . Ở công trình nghiên cứu này , tác giả có sự kế thừa và tiếp nhận những giá trị đã đạt đƣợc của các công trình nghiên cƣ́u trên. Mă ̣t khác đề tài này đi sâu vào viê ̣c tim ̀ hiểu những đặ c điểm và tính bền vững trong hôn nhân khác tôn giáo mà ở đây là giữa ngƣời theo Công giáo và ngƣời không theo Công giáo thông qua các chức năng chính vốn có của đời sống gia đình đồng thời chỉ ra vai trò của đạo Thiên Chúa giáo đối với tính bền vững trong hôn nhân gia đình. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Ý nghĩa khoa học của đề tài: “ Hôn nhân khác tôn giáo: Đặc điểm và tính bền vững”. (Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và không theo Công giáo tại Giáo Xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức TP. Hà Nội), đƣợc thể hiện ở sự phân tích làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản trong xã hội học nhƣ khái niệm hôn nhân, hôn nhân khác tôn giáo, tính bền vững trong hôn nhân, gia đình,Thiên Chúa giáo…. Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần sáng tỏ hơn về lý thuyết xã hội học nhƣ thuyết cấu trúc chức năng, , lý thuyết xung đột. 10 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu về “Hôn nhân khác tôn giáo:Đặc điểm và tính bền vững” trong trƣờng hợp hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và không theo Công giáo có một ý nghĩa hết sức thiết thực. Đề tài không chỉ làm rõ đƣợc thực trạng, đặc điểm về đời sống hôn nhân của các gia đình có trƣờng hợp hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và không theo Công giáo mà còn làm rõ đƣợc những yếu tố nào tác động đến tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình khác tôn giáo nhƣ việc thực hiện các chức năng trong gia đình và hệ thống giáo lý giáo luật của đạo Công giáo. Những kết quả của nghiên cứu này có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các cấp, các ngành có cái nhìn mới về đời sống hôn nhân của các gia đình có trƣờng hợp hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và không theo Công giáo nói riêng và Gia đình theo Thiên Chúa giáo nói chung. Đồng thời kết quả này cũng góp phần làm phong phú thêm những nghiên cứu về gia đình và cũng là một nguồn tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên khi nghiên cứu về gia đình. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài hƣớng tới làm sáng tỏ Đặc điểm và tính bền vững trong hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và không theo Công giáo ở Giáo Xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức – Hà Nội hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Mô tả đặc điểm khi kết hôn của các cặp vợ chồng thuộc trƣờng hợp hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải qua một số yếu tố nhƣ: độ tuổi kết hôn, thời gian tìm hiểu trƣớc khi kết hôn, sự thảo thuận giữa các cặp vợ chồng trƣớc khi kết hôn và sự thay 11 đổi thỏa thuận sau khi kết hôn…sự tƣơng đồng về quan niệm hôn nhân, đời sống gia đình. Sự khác biệt về tôn giáo giữa vợ/chồng khi kết hôn. Đánh giá tính bền vững trong hôn nhân của gia đình thuộc trƣờng hợp hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải qua một số tiêu chí nhƣ: Quan niệm về giá trị trong gia đình của vợ và chồng, việc thực hiện các chức năng gia đình và cách xử lý xung đột trong gia đình. Phân tích vai trò của đạo Công giáo đối với sự bền vững trong hôn nhân khác tôn giáo giữa ngƣời Công giáo và không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải. 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm và và tính bền vững trong hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và không theo Công giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức – TP. Hà Nội. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Là những cặp vợ chồng khác tôn giáo, cụ thể giữa ngƣời Công giáo và không theo Công giáo tại Giáo Xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức – TP. Hà Nội. 5.3. Phạm vi nghiên cứu 5.3.1. Phạm vi không gian Địa bàn nghiên cứu tại giáo xứ Nghĩa Ải, Xã Hợp Thanh – Huyện Mỹ Đức – TP. Hà Nội. 5.3.2. Phạm vi thời gian Đề tài bắt đầu thực hiện từ 1987 đến hết năm 2013 5.3.3. Phạm vi nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích đặc điểm và tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình thuộc trƣờng hợp hôn nhân giữa ngƣời Công 12 giáo và không theo Công giáo đƣợc nghiên cứu ở một số chiều cạnh sau: Độ tuổi kết hôn, thời gian tìm hiểu trƣớc hôn nhân, những cam kết, thỏa thuận trƣớc và sau khi kết hôn. Đánh giá yếu tố tính bền vững của hôn nhân qua việc thực hiện các chức năng trong gia đình và cách thức xử lý xung đột của gia đình. 5.3.4. Câu hỏi nghiên cứu: Đặc điểm khi kết hôn của các cặp vợ chồng thuộc trƣờng hợp hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và không theo Công giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải nhƣ thế nào? Độ tuổi kết hôn và thời gian tìm hiểu trƣớc khi kết hôn của các cặp vợ chồng tại Giáo xứ Nghĩa Ải? Định hƣớng giá trị trong gia đình của các cặp vợ chồng khác tôn giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải này ra sao? Việc thực hiện các chức năng gia đình và cách xử lý xung đột trong gia đình của các cặp vợ chồng khác tôn giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải nhƣ thế nào? Vai trò của đạo Công giáo đối với sự bền vững trong hôn nhân khác tôn giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải? 6. Giả thuyết nghiên cứu Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của các cặp vợ chồng khác tôn giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải thấp hơn so với cả nƣớc trong cùng thời kỳ. Việc thực hiện các chức năng trong gia đình nhƣ : Tình cảm, tính dục, giáo dục con cái, kinh tế là những yếu tố cơ bản tạo lên tính bền vững trong hôn nhân khác tôn giáo Giáo lý, giáo luật đạo Công giáo tác động trực tiếp đến tính bền vững trong hôn nhân giữa ngƣời theo Công giáo và ngƣời không theo Công giáo. 13 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu Đề tài sƣ̉ du ̣n g mô ̣t số tài liê ̣u chiń h nhƣ : Sổ Ghi Hôn phối từ năm 1987 đến năm hết năm 2013 của Giáo Xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức – Hà Nội. Danh sách các đôi hôn nhân khác tôn giáo theo học các lớp Dự Tòng để gia nhập đạo Công giáo . Các kết quả khảo sát , các bài viết trên sách , báo và tạp chí chuyên ngành , các công trình nghiên cứu trƣớc về hôn nhân và gia đình… Các thông tin thu thâ ̣p đƣơ ̣c tác giả phát huy tính kế thƣ̀a và sƣ̉ du ̣ng mô ̣t cách có cho ̣n lo ̣c , sáng tạo, tƣ̀ đó tiế n đế n nghiên cƣ́u trƣờng hơ ̣p cu ̣ thể tại Giáo xứ Nghĩa Ải thuộc Thôn Ải - xã Hợp Thanh - Mỹ Đức - Hà Nội 7.2. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến Quy trình chọn mẫu: Dựa theo thống kê ghi chép của Sổ ghi hôn phối trong Giáo xứ nghĩa Ải tính từ năm 1987 đến năm 2013 các cặp kết hôn tổ chức hôn lễ tại giáo xứ Nghĩa Ải là 1645 cặp vợ chồng, trong đó có 325 Cặp vợ chồng thuộc trƣờng hợp hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và không theo Công giáo. Căn cứ theo địa chỉ của 325 cặp vợ chồng thuộc trƣờng hợp hôn nhân khác tôn giáo, tác giả phát ra 230 phiếu theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện và thu về đƣợc 211 phiếu. Trong tổng số phiếu thu về là 211 phiếu, sau quá trình kiểm tra và xử lý số phiếu hợp lệ là 108 phiếu. Theo báo cáo về đặc điểm nghề nghiệp của cƣ dân tại địa bàn nghiên cứu của Ủy ban Nhân dân xã nói chung và của các cặp vợ chồng hôn nhân khác tôn giáo nói riêng chủ yếu là buôn bán, làm nông nghiệp và một số ít làm các công việc nhƣ giáo viên, bác sĩ…. Ngành nghề buôn bán chủ yếu của các cặp vợ chồng là bán xôi, ngô hoặc bánh mì dạo ở các thành phố lớn nên khi khảo sát về nghề nghiệp tác giả đã quy nhóm khách thể cùng buôn bán 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan