Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoi nghi dia li vi (2012) danh gia gia tri dia chat dia mao ganh da dia ph...

Tài liệu Hoi nghi dia li vi (2012) danh gia gia tri dia chat dia mao ganh da dia phu yen

.DOCX
10
281
144

Mô tả:

Gành Đá Đĩa thuộc thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, có tọa độ địa lí: 13021’14’’B; 109017’38’’Đ, là một thắng cảnh cấp quốc gia với những đặc điểm và giá trị địa chất – địa mạo nổi bật.
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ ĐỊA CHẤT – ĐỊA MẠO GÀNH ĐÁ ĐĨA (PHÚ YÊN) PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Nguyễn Hữu Xuân, Nguyễn Đức Tôn, Nguyễn Thị Mai Liên, Trần Thúy Mỵ (1) 1. Đặt vấn đề Phú Yên thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có dải ven biển rộng, kéo dài, tập trung rất nhiều cảnh quan đẹp như vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa… cùng các yếu tố tự nhiên độc đáo khác, đó là những tài nguyên có giá trị cho phát triển du lịch biển của địa phương. Giá trị địa chất – địa mạo là những giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm mĩ và kinh tế của các tài nguyên địa chất – địa mạo [1]. Ven biển Phú Yên, một số yếu tố như gành đá, khối đá xâm thực, các điểm lộ của đá macma xâm nhập, một số vịnh biển, bãi biển, đầm phá, đảo ven bờ… được coi là các tài nguyên có giá trị địa chất - địa mạo rất rõ nét, có giá trị cao đối với hoạt động du lịch biển. Theo Phạm Trung Lương (2004) “Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa lí đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển” [3, tr 12]. Để đánh giá các giá trị địa chất địa mạo cho phát triển du lịch, cần xác định tiêu chí đánh giá, trong đó, độ hấp dẫn là tiêu chí quan trọng nhất vì trong du lịch, độ hấp dẫn là yếu tố có tính quyết định đến sức thu hút khách du lịch. Đối với tài nguyên địa chất – địa mạo, độ hấp dẫn được xác định bằng các yếu tố độc đáo, đặc sắc của cấu tạo đá, quá trình địa chất, quá trình địa mạo cũng như các giá trị của cảnh quan tự nhiên. Mỗi du khách có cảm nhận và đánh giá riêng về nét đẹp, nét độc đáo của tự nhiên, do đó việc phân chia các bậc của độ hấp dẫn cho một tài nguyên địa chất – địa mạo là việc làm rất khó. Dựa trên các tài liệu nghiên cứu, các kết quả phỏng vấn nhanh với một số khách du lịch ở điểm khảo sát và trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, có thể xác định các tiêu chuẩn độ hấp dẫn của các giá trị địa chất – địa mạo theo 5 mức sau: • Rất hấp dẫn: Có 5 yếu tố địa chất – địa mạo độc đáo, qua đó có thể phát triển 3 loại hình du lịch biển • Khá hấp dẫn: Có 3 – 5 yếu tố địa chất – địa mạo độc đáo để có thể phát triển 2 – 3 loại hình du lịch biển. • Hấp dẫn (mức trung bình): Có 1 – 2 yếu tố địa chất – địa mạo độc đáo để phát triển 1 – 2 loại hình du lịch biển. • Kém hấp dẫn: Yếu tố địa chất – địa mạo không có tính độc đáo, đặc trưng.. Việc nghiên cứu đánh giá các giá trị địa chất – địa mạo dải ven biển Phú Yên có ý nghĩa to lớn, góp phần vào việc khai thác có hiệu quả các tài nguyên và phát triển hoạt động du lịch biển của địa phương trong những năm thập niên đầu của thế kỉ XXI – “thế kỉ hướng ra biển và đại dương”. 2. Giá trị địa chất – địa mạo gành Đá Đĩa (Phú Yên) Gành Đá Đĩa thuộc thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, có tọa độ địa lí: 13021’14’’B; 109017’38’’Đ, là một thắng cảnh cấp quốc gia với những đặc điểm và giá trị địa chất – địa mạo nổi bật. 1() Khoa Địa lí – Địa chính, Trường Đại học Quy Nhơn 1 2.1. Đánh giá giá trị địa chất – địa mạo gành Đá Đĩa Xét về độ hấp dẫn, gành Đá Đĩa đạt được 5 yếu tố tự nhiên độc đáo đó là: Gành Đá Đĩa rất đặc sắc về giá trị địa chất – địa mạo, là di tích địa chất “độc nhất vô nhị” về phun trào bazan dạng cột ở ven biển Việt Nam: Gành Đá Đĩa có diện tích khoảng 2km², chiều rô ông tối thiểu khoảng 50m, chiều dài tối đa hơn 2.000m (phần lộ trên mặt và tập trung chỉ khoảng 200m và phần ngầm dưới nước biển – hình 5), chiều cao của gành khoảng 17 – 18m. Gành đá được cấu tạo chính bởi đá bazan tholeit, bazan olivine-augit-plagioclaz mầu đen, xanh đen, cấu tạo khối, đặc sít hoặc lỗ hổng, hạnh nhân, kiến trúc porphyr giàu ban tinh, nền kiến trúc gian phiến, độ cứng cấp 4- 6, lớp đá dày 30 – 200m thuộc hệ tầng Đại Nga (2đn) [6]. Những khối đá bazan sắp xếp dạng cột tháp, nhìn xa trong giống như một tổ ong và đến gần trong giống như chồng chén đĩa khổng lồ. Phần lớn các khối đá tại đây nứt theo mạch dọc tạo thành những cột đá dựng đứng thành từng cột khít nhau, đều tăm tắp, bên cạnh đó là những khối đá xiên chéo và ngang với các mặt đá từ bốn đến sáu cạnh (hình 1). Các lớp đá với những thế nằm khác nhau: Nằm ngang, xiên chéo và thẳng đứng. Trên mặt một số khối đá có cấu tạo lỗ hổng. Gành Đá Đĩa được hình thành trong nhiều giai đoạn với nhiều lần phun trào khác nhau. Các nhà địa chất đã xác định các khối đá bazan ở đây có nguồn gốc từ hoạt động núi lửa của cao nguyên Vân Hòa cách vị trí gành Đá Đĩa hiện nay khoảng 30km. Khi núi lửa hoạt động, dung nham được phun trào nhanh, nhiệt độ ban đầu của khối magma bazan khoảng 12000C, quá trình kết tinh diễn ra chậm do nhiệt của khối magma nguội dần, dưới tác động của hiện tượng ứng lưu đã tạo thành các vết nứt có phương khác nhau theo kiểu tỏa tia, phân tách thành các cột đá riêng biệt từ dưới lên trên (hình 4). Trong các đá núi lửa N2 hệ tầng Đại Nga, đá bazan tholeit thành tạo sớm thường nghèo ban tinh, giai đoạn muộn chuyển dần sang bazan olivin á kiềm giàu ban tinh, chứng tỏ phun trào ở giai đoạn đầu theo kiểu khe nứt, liên quan với lò magma bazan nghèo chất bốc và cường độ mạnh dần vào giai đoạn cuối [5], [7]. Gành Đá Đĩa được hình thành trong một giia đoạn dài từ cuối kỉ Neogen, hoạt động phun trào núi lửa cách nay khoảng 5,3 – 6,3 triệu năm thuộc thế Pliocen (N2) có thể kéo dài đến thế Pleistocen (Q1) cách đây khoảng 2,5 triệu năm. Hình 1: Bề mặt các khối đá tứ trụ, lục lăng Hình 2: Thế nằm đặc biệt của các khối đá Qua khảo sát, đã xác định một vị trí mà ở đó thế nằm của các khối đá bazan đã thể hiện rõ các giai đoạn phun trào khác nhau. Những khối đá trên cùng được hình thành sớm nhất, 2 do tác động của dòng macma bên dưới phun trào trong giai đoạn sau đã tạo ra một lực đẩy lớn làm cho khối đá dịch chuyển từ phương thẳng đứng sang phương ngang. Khối đá ở giữa dưới tác động của khối đá bazan phía trên đã tạo một lực đè xuống cùng với điều kiện xung quanh là biển đã làm cho khối đá có thế nằm xiên chéo. Khối đá ven rìa gần như thẳng đứng do ít chịu tác động của trọng lực khi hình thành (hình 2), đá bazan dựng tầng tầng, nửa nổi nửa chìm trong sóng biển. Những cột đá bazan trong gành Đá Đĩa với các thế nằm đa dạng: Nằm ngang, nằm xiên và kiểu thẳng đứng; Các bề mặt của cột đá có nhiều cạnh như tứ giác, ngũ giác, lục giác… tạo nên giá trị đặc sắc về địa chất – địa mạo của gành. Cấu tạo chặt xít xen kẻ cấu tạo bọt trong các khối đá bazan: Gành gồm nhiều tảng đá lớn có màu đen, nâu đen hoă ôc nâu xám với các hình dạng khác nhau. Mỗi viên đá rộng từ 30 – 50cm; Các cột đá dài ngắn khác nhau, có cột dài đến 12m. Hầu hết trên mặt các khối đá bazan ở gành Đá Đĩa có cấu tạo bọt hoặc dạng xỉ núi lửa chứa bọt (frothy scoria). Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thấp, các khoáng vật không kịp kết tinh, hoặc chỉ là kết tinh một phần nên có kích thước tinh thể bé, chưa hoàn chỉnh, hoặc tồn tại ở dạng vô định hình. Mặt khác, một số dòng dung nham được phun trào sau chứa rất nhiều hợp chất khí, khi gặp các nhân tố tác động đến việc kết tinh của dòng dung nham, điển hình ở đây có nước biển, đã làm cho dòng vật chất này kết tinh nhanh từ ngoài vào trong và làm cho các chất khí không kịp thoát ra ngoài, do đó trong khối vật chất có chứa một lượng chất khí. Sau khi dòng vật chất kết tinh và nguội lạnh các chất khí này mới có điều kiện để thoát ra để lại nhiều lỗ hổng (tổ ong) ở trên mặt đá.. Hình 3: Cấu tạo lổ hổng của đá bazan Hình 4: Vết lõm trên các khối đá và cấu trúc khối lăng trụ của các cột đá. Kết quả khảo sát gành Đá Đĩa cho thấy: Trong 4m 2 có 19 trụ đá gồm có 7 trụ năm cạnh, 6 trụ sáu cạnh, 4 trụ bốn cạnh, 2 trụ ba cạnh. Đường chéo của viên lớn nhất là 80cm, viên nhỏ nhất 50m. Kết quả đo bề mặt các khối đá như sau: - Mặt khối đá 4 cạnh: Chiều dài các cạnh là 41 – 36 – 37- 31cm, chiều dài đường chéo từ 45 – 53cm. - Mặt khối đá 5 cạnh: Lần lượt là 28 – 13 – 16 – 30 – 36cm, chiều dài đường chéo từ 43 – 35 – 24cm. - Mặt khối đá 6 cạnh: Lần lượt là 38 – 35 – 26 – 29 – 37 – 15cm, chiều dài đường chéo từ 72 – 64 – 40cm. 3 Các khối đá chịu tác động phá hủy, mài mòn của các nhân tố ngoại sinh và tạo nên những hình thù đặc biệt: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tác động của các yếu tố tự nhiên (sóng, biển, gió, mưa) đã tạo nên nhiều yếu tố địa chất, địa mạo độc đáo. Phía ngoài gành đá được bao bọc bởi biển, dưới tác động của vận động nước biển, đặc biệt là sóng đã tạo ra một áp lực lớn dồn ép các khí và vật liệu nhỏ vào các khe nứt của đá, đã mài mòn dần khối đá làm cho các cạnh của chúng tròn nhẵn, bị lõm vào trên bề mặt. Những cột đá ở cao hơn, khi sóng mạnh, nước biển tràn lên, bị bốc hơi để lại một lớp muối khá dày, chính lớp muối này là nhân tố ăn mòn mặt đá với tốc độ cao và tạo nên nét độc đáo hiếm nơi nơi nào có được. Hình 5: Dải đá bazan ngầm phía nam gành Đá Đĩa Hình 6: Khảo sát địa mạo tại gành Đá Đĩa Hình 7: Toàn cảnh gành Đá Đĩa Hình 8: Khối đá granit ven Gành Đá Đĩa bị sóng mài mòn tạo nên các hình thù độc đáo Với các đường nứt theo chiều thẳng đứng và đường phương đã cắt các khối đá thành hình lăng trụ tứ giác, ngũ giác, lục giác… tạo điều kiện cho xâm nhập của nhiệt, khí làm phá hủy đá. Gành Đá Đĩa còn chịu tác động phá hủy của sóng biển rất mạnh trong suốt năm. Với cường độ của sóng biển khi xô vào bờ, nhất là những lúc có bão, đã tạo ra áp lực lớn cùng các khối nước dồn áp những khối không khí vào các khe nứt, mở rộng chúng tạo thuận lợi cho quá trình phá hủy diễn ra nhanh hơn. Quá trình này đã hình thành những cột đá có cạnh tròn nhẵn và bị lõm ở giữa giống như một chiếc đĩa. Ngoài ra còn có chế độ nhật triều không 4 đều với số ngày nhật triều trong tháng từ 17 – 22 ngày, càng làm tăng cường thêm phá hủy của biển. Do sự dâng cao, hạ thấp của mực nước biển có tính chu kì nên các đá ven bờ thường xuyên ngấm nước rồi lại phơi khô, dẫn tới bề mặt đá bị mài mòn, có các váng muối trắng càng tạo điều kiện cho quá trình phá hủy. Mặt khác, khi thủy triều rút, đã tạo thành các dòng chảy trên mặt, các dòng chảy này phá hủy đá bằng quá trình xâm thực sâu của dòng nước mặt vào các khe nứt của đá, bào mòn các cột đá. Sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên vùng vịnh Xuân Đài – gành Đá Đĩa: Gành Đá Đĩa không chỉ chứa đựng giá trị địa chất – địa mạo mà còn là nơi hội tụ của những giá trị cảnh quan thiên nhiên. Phía Bắc là khu vực bãi Bàng với các tảng đá granit biotit hạt nhỏ màu vàng sáng thuộc phức hệ Đèo Cả pha 3 (đc3):), ngoài ra còn có đá anđêzít, đá đaxít…, phía Nam là bãi cát dài dài gần 3km thuộc thế Holocen trung (mQIV2) với lớp cát trắng mịn, sạch và nước biển luôn trong xanh là điều kiện tốt để hình thành một khu nghỉ dưỡng biển. Phía tây gành là vùng đồi bazan thuộc hệ tầng Đại Nga (2đn), đồi thoải, đỉnh tròn mềm mại, độ chia cắt yếu do trong lịch sử khu vực này trước đây có núi lửa hoạt động mạnh phun trào badan phủ lên những vùng thấp, còn những khu vực cao vẫn lộ đá granit. Tất cả hội tụ lại tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên (hình 8). Hình 9: Dải đồi bazan ven biển Chí Thạnh – Sông Cầu Hình 10: Núi Đá Bia – khối macma xâm nhập cao 50m – di tích địa chất độc đáo. Vịnh Xuân Đài thuộc thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên có diện tích mặt nước khoảng 61km , thực chất đây là một vịnh ven bờ với bờ đá gốc rất tiêu biểu.Vịnh Xuân Đài được hình thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển tạo thành bán đảo Xuân Thịnh bao bọc lấy vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông trông giống hình đầu con kỳ lân. Cửa vịnh rất rộng, khoảng 4,4km (là cửa sông Kỳ Lộ). Vịnh có độ sâu trung bình 10m, nơi sâu nhất 20m, bờ vịnh dài khoảng 50km, chạy qua nhiều dạng địa hình khác nhau với những tên gọi khá thú vị như: Gành Đèn, Mũi đá Ong, gành Đen, gành Đỏ, vũng Lắm, vũng Sứ, vũng Chào, bãi Từ Nham, hòn Móm, mũi Tai Mã, gành Bà, cù lao Ông Xá… Vịnh Xuân Đài còn có sự đa dạng đan xen về địa hình như gành nối tiếp vũng, vũng nối tiếp bãi, bãi nối tiếp núi, uốn lượn trùng điệp. Nét độc đáo của vịnh Xuân Đài là những bãi cát trắng, mịn, sóng êm, rất lý tưởng cho du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển. Đặc biệt, có bãi Dài hay còn gọi là bãi Bình Sa với doi cát hình cánh cung chạy dài hơn 5km, được bao phủ bởi rừng dương. Đoạn từ mũi Cổ Cò đến núi Cột Cờ nằm sát cửa vịnh có nhiều mỏm núi nhô ra ngoài mặt nước. 2 Phía nam tỉnh Phú Yên, giáp Khánh Hòa còn có điểm di tích địa chất rất rất độc đáo, đó là đỉnh Đá Bia cao 706m (hình 10) thuộc phức hệ Đèo Cả đc, gồm các pha: Pha đá mạch với loại đá granit alit và pegmatit; Pha 2 (đc2): granit, granosyenit biotit (horblend) hạt vừa đến hạt lớn đan xen với phức hệ Phan Rang (pr) mạch granit 5 porphyr, granosyenit porphyr [6]. Với khối xâm nhập cao tới gần 50m, đỉnh Đá Bia đã hình thành điểm du lịch mạo hiểm nổi tiếng của tỉnh Phú Yên. 3. Các giá trị bổ sung và khả năng khai thác các giá trị địa chất – địa mạo gành Đá Đĩa phục vụ du lịch biển Phong cảnh quanh gành Đá Đĩa còn nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ và môi trường trong sạch. Hiện nay, gành Đá Đĩa đang nằm trong dự án xây dựng thành công viên địa chất của cả nước (cùng với múi đá bazan ở Mũi Ba Làng An (Quảng Ngãi), bazan dạng cột ở thác Trinh Nữ (Đắk Nông). Ngoài vẻ đẹp tự nhiên, lễ hội dân gian ở đây cũng rất phong phú. Hàng năm, Phú Yên có hàng chục lễ hội dân gian như: Hát bộ, ca bài chòi, cầu ngư, lễ ở các đền chùa của người Việt và người Hoa, lễ hội của người Chăm... cùng với sự thân thiện của cư dân bản địa là những sản phẩm du lịch độc đáo, là điều kiện tốt để thu hút du khách. Thời gian để triển khai các hoạt động du lịch ở Phú Yên nói riêng và các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ nói chung diễn ra hầu như quanh năm. Thời kỳ nắng nhiều từ tháng 1 đến tháng 8, là mùa khách du lịch đến nhiều vì trùng vào thời kì nghỉ hè. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung vào hai tháng 10 và tháng 11 nhưng không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động tham quan, dã ngoại ở đây. Thống kê số ngày mưa và các hiện tượng thời tiết bất lợi khác cho du lịch, cho thấy với hơn 250 ngày triển khai hoạt động du lịch. Như vậy, tiêu chí thời gian khai thác tài nguyên du lịch gành Đá Đĩa được xác định đạt mức khá dài. 6 Hình 11: Bản đồ tài nguyên địa chất – địa mạo dải ven biển Phú Yên Với chiều rộng gành đá 50m chiều dài trải dài hơn 200m (chỉ tính phần nổi trên mặt biển) thì khả năng tải của gành Đá Đĩa đạt cấp trung bình. Sức chứa sinh thái của gành cho khách tham quan không quá 200 người/ngày. Gành Đá Đĩa cách thành phố Tuy Hòa khoảng 40km về phía Bắc. Du khách có thể sử dụng các phương tiện vận chuyển thông dụng trên tuyến quốc lộ 1A với thời gian không quá 1h, ngoài ra du khách có thể đi bằng thuyền (hơn 2h) xuất phát từ bến cảng phường 6 (Tuy Hòa) đi dọc theo bờ biển là đến gành Đá Đĩa. Trong suốt hành trình vừa có thể kết hợp tham quan vịnh Xuân Đài. Hoặc từ bến cảng Dân Phước, thị xã Sông Cầu, du khách có thể đi thuyền tham quan vịnh Xuân Đài đi ra cửa vịnh ở phía nam là đến gành Đá Đĩa. Xung quanh gành Đá Đĩa còn có các điểm du lịch đã và đang được khai thác như: Vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan và khu du lịch sinh thái Sao Việt gắn với bãi biển Long Thủy. Là một địa điểm du lịch rất hấp dẫn việc hình thành tuyến du lịch nối gành Đá Đĩa với các điểm du lịch khác trong tỉnh sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch cho gành đá nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung. Từ Gành Đá Đĩa có thể kết nối với vịnh Vũng Rô – đỉnh núi Đá Bia, nơi được xem là huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển gắn với những con tàu không số vận chuyển đạn dược từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Ngoài 7 ra, gành còn có thể kết nối với với các điểm tài nguyên địa chất – địa mạo khác như Hòn Chồng, Hòn Mun (Khánh Hòa), Bãi Trứng, Cù Lao Xanh (Bình Định)... để tạo thành những tuyến du lịch liên tỉnh. Như vậy, nếu xét về tính liên kết và khả năng tiếp cận thì gành Đá Đĩa đạt mức đánh giá thuận lợi. 4. Một số định hướng và giải pháp khai thác giá trị - địa chất gành Đá Đĩa phục vụ phát triển du lịch biển tỉnh Phú Yên. Hoạt động du lịch được phát triển dựa trên nền tảng sự kết hợp những tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn độc đáo chỉ có tại dải ven biển và hải đảo, cùng với sự đảm bảo về cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch. Du lịch biển được hiểu dưới hai khía cạnh đó là: Thể hiện không gian của hoạt động du lịch và thể hiện đặc trưng của một loại hình du lịch, trong nội dung nghiên cứu của đề tài thì du lịch biển được hiểu ở khía cạnh thứ nhất. loại hình du lịch biển là hoạt động du lịch diễn ra với các mục đích, hình thức và đặc trưng gắn với vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các giá trị của tài nguyên và môi trường du lịch vùng biển [3]. Hiện nay, dọc ven biển Phú Yên chưa có nhiều đơn vị kinh doanh phục vụ du lịch, những sản phẩm du lịch còn hạn chế, chủ yếu do du khách tự tạo như: Cắm trại, tắm biển, câu cá, tổ chức trại sáng tác nghệ thuật, thơ, hội họa… Một số đơn vị lữ hành tổ chức tour du lịch tham quan gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan và thưởng thức đặc sản như sò huyết, cua huỳnh đế, ghẹ, hàu, điệp, tham quan quan nhà thờ Mằng Lăng, làng gốm Quảng Đức… bước đầu thu hút khách du lịch trong nước tham gia. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá giá trị địa chất – địa mạo dải ven biển và phân tích thực trạng phát triển du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng của địa phương và dựa trên “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2000, tầm nhìn đến năm 2030 và đề án phát triển du lịch biển đảo vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” [2], trên quan điểm phát triển bền vững, một số định hướng và giải pháp cho phát triển du lịch biển của địa phương như sau: Định hướng phát triển các loại hình du lịch biển: Với thế mạnh là các tài nguyên địa chất – địa mạo, ở địa phương có thể phát triển một số loại hình du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch, phát triển du lịch biển với sản phẩm đặc thù, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các loại hình du lịch biển có thể phát triển ở đây là: Tham quan, nghỉ dưỡng biển, thể thao mạo hiểm. Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư hình thành loại hình du lịch sinh thái biển – đảo trên cơ sở khai thác các tiềm năng của vùng biển, đảo ven bờ với hệ sinh thái đặc sắc nơi đây. Định hướng phát triển các điểm du lịch và xây dựng tuyến, tour du lịch: Địa phương cần chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất – hạ tầng kĩ thuật du lịch tại các điểm, gắn kết các điểm du lịch có giá trị địa chất – địa mạo của du lịch biển lại với nhau. Ví dụ xây dựng tuyến du lịch vịnh Xuân Đài – gành Đá Đĩa – bãi biển Tuy Hòa với một số sản phẩm du lịch đặc trưng như du ngoạn, tham quan vịnh Xuân Đài, thăm nhà thờ Mằng Lăng, tham quan kiệt tác thiên nhiên – gành Đá Đĩa, tắm biển ở Tuy Hòa. Theo tuyến du lịch này, du khách có thể tham gia các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… Định hướng xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh dựa vào thế mạnh của từng điểm du lịch. Ví dụ, tuyến du lịch dọc ven biển Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa mà trọng điểm là các điểm du lịch có giá trị địa chất – địa mạo rất cao như vịnh Quy Nhơn, vịnh Xuân Đài, gành Đá Đĩa, núi Đá Bia, bãi biển Đại Lãnh, Mũi Đôi, Dốc Lếch, vịnh Nha Trang, Hòn Chồng, Hòn Mun... Tuyến du lịch góp phần khai thác có hiệu quả các tài nguyên địa chất 8 – địa mạo cho các loại hình du lịch biển như nghỉ dưỡng, tham quan, thể thao biển, mạo hiểm (leo núi, lặn biển) và nghiên cứu các giá trị địa chất, các cảnh quan vũng, vịnh, đầm phá, đảo ven bờ của các địa phương này. Xây dựng một số tour du lịch cho các nhóm du khách hướng đến khám phá những vẻ đẹp, nét độc đáo của các giá trị địa chất – địa mạo dọc ven biển Khánh Hòa – Phú Yên – Bình Định. Có thể thực hiện tour du lịch sau: (Thời gian 4 ngày 4 đêm; Phương tiện: Ô tô; nơi khởi hành: Thành phố Hồ Chí Minh) Ngày 1 2 3 4 Thời gian, điểm đến - 5h: Xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh - Chiều đến Nha Trang, khách nhận phòng, tắm biển - Tối: Dạo biển, tham quan thành phố - 7h: Du khách lên tàu, tham quan, tắm biển ở bãi Sỏi (đảo Hòn Miễu); Tham quan, giải trí trên đảo Hòn Tre hoặc có thể tham gia tour du lịch lặn biển ở đảo Hòn Mun - 15h: Tham quan Hòn Chồng, tắm biển Nha Trang - 7h: Đi Phú Yên, trên đường đi dừng lại tham quan Vũng Rô, đèo Cả, núi Đá Bia - 11h: Ăn trưa, nghỉ ngơi tại thành phố Tuy Hòa - 14h: Tham quan gành Đá Đĩa và đi Bình Định (trên đường đi dừng lại tham quan cảnh quan đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài) - 17h: Dạo biển, tham quan thành phố Quy Nhơn - 6h: Tắm biển - 8h: Tham quan đầm Thị Nại, cầu Thị Nại – cầu vượt biển dài nhất Việt Nam - 11h: Ăn trưa, nghỉ ngơi - 14h: Tham quan khu du lịch Ghềnh Ráng: Bãi Trứng, mộ Hàn Mặc Tử, bãi biển Quy Hòa… - 18h: Ăn tối, trả phòng khách sạn - 20h: Về thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc chuyến đi. Là một kiệt tác của tự nhiên, di tích địa chất gành Đá Đĩa (Phú Yên) là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Uông Đình Khanh, Lê Đức An, Nguyễn Ngọc Thành, Vùng mũi Lạy – Hồ Xá: kỳ quan địa chất ven biển miền Trung cần được bảo tồn và phát huy giá trị, Viện Địa Lý – Viện KH&CNVN 2. Phạm Trung Lương, Quản lí phát triển du lịch biển, Khóa tập huấn quốc gia về quản lí khu bảo tồn biển, 8/2003. 3. Phạm Trung Lương, Cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh pháp lý nhằm phát triển một số loại hình du lịch đặc thù ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp ngành, Tổng cục Du lịch Việt Nam. 4. La Thế Phúc, Trần Tấn Văn, Nghiên cứu di sản địa chất và xây dựng công viên địa chất ở Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. 5. Đỗ Đình Toát, Lê Thanh Mẽ, Đặc điểm các hoạt động magma Mesozoi - Kainozoi khu vực Trung Trung Bộ và mối liên quan của chúng với kiến tạo mảng, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2002 9 6. Nguyễn Văn Trang, Bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1:200.000, tờ Quy Nhơn và Tuy Hòa, Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, 1997. 7. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, Địa chí Phú Yên, NXB Chính trị Quốc gia. 8. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025, 1/2012. 9. Nguyễn Hữu Xuân, Phan Thị Lệ Thủy, Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí tuyến, điểm du lịch (áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Định), Trường Đại học Quy Nhơn, tháng 9/2010. 10. http://www.halongbay.com.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=90%3Agia-tr-a-cht-vnh-h-long&catid=3%3Atin-giithiu-vhl&Itemid=313&lang=vi. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan