Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng mềm Tâm lý - Nghệ thuật sống Học lỏm người xưa cách ứng xử khôn khéo bất ngờ...

Tài liệu Học lỏm người xưa cách ứng xử khôn khéo bất ngờ

.PDF
4
178
72

Mô tả:

Học lỏm người xưa cách ứng xử khôn khéo bất ngờ Nghệ thuật ứng xử trong cuộc sống luôn là điều chúng ta phải học mỗi ngày để hoàn thiện mình hơn. Mời các bạn hãy cùng VnDoc học lỏm nghệ thuật nói chuyện của người xưa để bạn luôn biết cách cư xử khôn khéo trong cuộc sống nhé. Trong cuộc sống thường ngày luôn có những tình huống mà ta phải tìm cách xử lý, tuy nhiên làm thế nào để cư xử cho khôn khéo thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mách nhỏ cho bạn một số bí quyết cư xử khéo léo của người xưa đã đúc kết thành những kinh nghiệm trong cuộc sống để bạn học hỏi nhé. Bí quyết ứng xử khôn ngoan 1. Việc gấp, từ từ nói: Khi bạn gặp phải một chuyện gấp gáp, nếu có thể bình tĩnh suy nghĩ một chút, sau đó từ từ nói rõ ngọn ngành, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy ổn định, từ đó tăng độ tin cậy của mọi người đối với bạn. 2. Việc nhỏ nói hài hước: Đặc biệt là một vài lời nhắc nhở có thiện ý, bạn nên dùng những câu nói đùa hài hước, sẽ khiến cho người không cảm thấy cứng nhắc, họ không những vui vẻ chấp nhận lời nhắc nhở của bạn mà còn tăng thêm thiện chí với bạn. 3. Việc chưa hiểu rõ, hãy nói một cách cẩn thận: Đối với những việc bạn chưa nắm rõ, nếu bạn không nói, người khác sẽ cảm thấy bạn giả dối, còn nếu bạn có thể diễn đạt một cách cẩn thận, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy rằng bạn là người đáng tin cậy. 4. Việc chưa xảy ra, không nên nói linh tinh: Mọi người ghét nhất ăn nói hàm hồ, nếu bạn chưa bao giờ phỏng đoán một cách tùy tiện hoặc nói những chuyện chưa xảy ra, bạn sẽ khiến cho mọi người cảm thấy rằng bạn là người trưởng thành, có tu dưỡng, cũng là một người làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm. 5. Việc chưa làm, đừng nói lung tung: Tục ngữ có câu “không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm”, bạn không nên hứa làm một việc gì đó mà bạn không chắc có thể làm được, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy bạn là một người “nói là tin, làm là được”, và họ sẽ rất tin tưởng bạn. 6. Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác: Không được tùy tiện dùng lời nói làm tổn thương người khác đặc biệt là giữa những người thân. Như vậy mọi người sẽ cảm thấy bạn là người lương thiện, giúp cho việc duy trì và gia tăng tình cảm. 7. Đối với những việc đau lòng, bạn không nên gặp ai cũng nói: Khi ai đó bị tổn thương trong lòng, đều muốn thổ lộ với người khác, nhưng nếu cứ gặp ai bạn đều nói, sẽ khiến người nghe phải chịu một áp lực lớn, rất dễ sinh nghi ngờ và xa lánh bạn. Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng muốn trút bỏ đau khổ của bạn lên người khác. 8. Những việc của người khác thì nên cẩn thận trong lời nói: Giữa con người với con người cần phải có một khoảng cách an toàn, không nên bình luận hay nói ra những chuyện của người khác, sẽ mang lại cảm giác an toàn cho những người mà bạn giao tiếp. 9. Việc của bản thân, lắng nghe người khác nói như thế nào: Bạn nên lắng nghe cách nhìn của người khác khi nói về mình, điều đó có thể để lại ấn tượng khiêm tốn cho người khác, đồng thời biểu hiện rằng mình là một con người thấu tình đạt lý. 10. Chuyện của con cái, cần nói rõ ràng: Đặc biệt là khi con bạn còn ở thời kỳ thanh thiếu niên, chúng rất dễ bị kích động, bạn hãy dùng thái độ ôn hòa, vừa kiên định để nói với chúng một cách rõ ràng, điều đó có thể khiến cho con bạn có tình cảm tốt đối với bạn, coi bạn như một người bạn, đồng thời điều đó cũng có tác dụng thuyết phục.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan