Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí dành cho người khuyết tật (nghiên cứu trường...

Tài liệu Hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí dành cho người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng, hà nội)

.PDF
147
159
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------  -------- NGUYỄN THỊ QUÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ DÀNH CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT (Nghiên cứu trường hợp Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng, Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------  -------- NGUYỄN THỊ QUÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ DÀNH CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT (Nghiên cứu trường hợp Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng, Hà Nội) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Quý LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học; Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Đồng thời tôi xin cảm ơn toàn thể cán bộ và nhân viên Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng cũng như những người khuyết tật là đối tượng hương lợi của Trung tâm đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè,đồng nghiệp, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Quý MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................3 DANH MỤC HỘP .....................................................................................................4 DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................6 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................8 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................................................................................12 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................13 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...........................................................14 6. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................15 7. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................15 8. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................16 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ........22 1.1. Các khái niệm công cụ .......................................................................................22 1.1.1. Người khuyết tật .............................................................................................22 1.1.2. Tư vấn pháp luật .............................................................................................23 1.1.3. Trợ giúp pháp lý ..............................................................................................29 1.2. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu ............................................................30 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu............................................................................................30 1.2.2. Lý thuyết hệ thống ..........................................................................................31 1.3. Quan điểm của Đảng và nhà nước về tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.........................................................................................................32 1.4. Khái quát chung về hoạt động trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật cho người khuyết tật tại Việt Nam .............................................................................................34 1.5. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ......................................................................35 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ DÀNH CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT CỦA TRUNG TÂM HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ...................................................................40 1 2.1. Nhu cầu về tư vấn pháp luật của người khuyết tật .............................................40 2.1.1. Nhu cầu chung tư vấn pháp luật đối với người khuyết tật ..............................41 2.1.2. Các lĩnh vực pháp luật người khuyết tật quan tâm .......................................43 2.1.3. Nhu cầu về hình thức tư vấn pháp luật mong muốn .......................................45 2.1.4. Nhu cầu về đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật ....................................46 2.2. Khái quát chung về hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật tại Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng ...............................................48 2.3. Hoạt động tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng ...........................................61 2.4. Tư vấn qua điện thoại .........................................................................................62 2.5. Hình thức tư vấn qua email ................................................................................64 2.6. Tư vấn lưu động tại địa phương .........................................................................66 2.7. Những kết quả chính của hoạt động tư vấn pháp luật của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng .........................................................................................68 CHƢƠNG 3: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ DÀNH CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT CỦA TRUNG TÂM HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG… ........ 74 3.1. Đánh giá chung về mức độ hài lòng của người khuyết tật đối với hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng ........74 3.2. Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị ...............................................76 3.3. Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ ...................................................................80 3.4. Mức độ hài lòng về quy trình và thủ tục ............................................................84 3.5. Mức độ hài lòng về thời gian phản hồi ..............................................................87 3.6. Mức độ hài lòng về nội dung thông tin tư vấn ...................................................87 3.7. Đánh giá về hiệu quả của hoạt động tư vấn .......................................................90 3.8. Mức độ gắn bó của người khuyết tật với hoạt động tư vấn pháp luật................93 3.9. Nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật ..................................................................................................... .94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104 PHỤ LỤC ...............................................................................................................107 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Nội dung Trang Biểu đồ 2.1 Mức độ của nhu cầu tư vấn pháp luật của người 44 khuyết tật Biểu đồ 2.2 Lĩnh vực pháp luật người khuyết tật quan tâm 46 Biểu đồ 2.3 Nhu cầu về hình thức tư vấn pháp luật 48 Biểu đồ 2.4 Nhu cầu về đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật 49 Biểu đồ 2.5 Các nội dung tư vấn chủ yếu 59 Biểu đồ 2.6 Kênh tiếp cận chủ yếu hoạt động tư vấn pháp luật 63 Biểu đồ 3.1 Mức độ hài lòng của người khuyết tật về hoạt động tư 78 vấn pháp luật Biểu đồ 3.2 Đánh giá về cơ sở vật chất 79 Biểu đồ 3.3 Thái độ phục vụ của cán bộ tư vấn 84 Biểu đồ 3.4 Đánh giá quy trình và thủ tục tư vấn 88 Biểu đồ 3.5 Đánh giá thời gian phản hồi 90 Biểu đồ 3.6 Đánh giá về chất lượng thông tin 91 Biểu đồ 3.7 Mức độ gắn bó của người khuyết tật với hoạt động tư 97 vấn pháp luật 3 DANH MỤC HỘP Hộp Nội dung Trang Hộp 2.1 Người khuyết tật có nhu cầu lớn về tư vấn pháp luật 44 Hộp 2.2 Nhận thức về nhu cầu tư vấn pháp luật 45 Hộp 2.3 Lĩnh vực pháp luật người khuyết tật quan tâm 47 Hộp 2.4 Nhu cầu về đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật 50 Hộp 2.5 Những khó khăn về mặt nhân sự tư vấn pháp luật 54 Hộp 2.6 Những nội dung tư vấn chủ yếu 60 Hộp 2.7 Các hình thức tư vấn pháp luật chủ yếu 61 Hộp 2.8 Vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật lưu động 69 Hộp 2.9 Thiếu kinh phí triển khai tư vấn pháp luật lưu động 74 Hộp 3.1 Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn pháp luật tại 80 văn phòng Hộp 3.2 Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn lưu động 81 Hộp 3.3 Những hạn chế của cơ sở vật chất 82 Hộp 3.4 Thái độ phục vụ của cán bộ tư vấn thân thiện, cởi mở 84 Hộp 3.5 Câu chuyện tư vấn pháp luật lưu động tại địa phương 86 Hộp 3.6 Vướng mắc trong quy trình tư vấn qua điện thoại 88 Hộp 3.7 Vướng mắc trong quy trình tư vấn lưu động tại địa 89 phương Hộp 3.8 Đánh giá về nội dung thông tin tư vấn 92 Hộp 3.9 Thông tin tư vấn cần đơn giản, dễ hiểu 92 Hộp 3.10 Người khuyết tật đã được tư vấn pháp luật nhưng chưa 94 giải quyết được vấn đề Hộp 3.11 Kết nối người khuyết tật với các bên liên quan Hộp 3.12 Thông tin tư vấn cần dễ hiểu và phù hợp với người 98 khuyết tật Hộp 3.13 Thời gian phản hồi cần nhanh hơn 98 Hộp 3.14 Cần có các hỗ trợ khác ngoài tư vấn 99 4 95 DANH MỤC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Số liệu tư vấn hàng ngày (điện thoại, trực tiếp tại văn 72 phòng, email) năm 2013 – 2015 Bảng 2.2 Số liệu tư vấn pháp luật lưu động tại địa phương năm 73 2013 -2014 Bảng 2.3 Số liệu tư vấn pháp luật lưu động tại địa phương năm 73 2014 -2015 Bảng 3.1 Hiệu quả của hoạt động tư vấn pháp luật mang lại 5 93 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào ngày 28 tháng 11 năm 2014 vừa qua, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Theo tinh thần của Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, người khuyết tật có quyền được hưởng thụ đầy đủ và công bằng tất cả các quyền con người và các quyền tự do, theo đó, nghĩa vụ, trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, mỗi quốc gia thành viên Công ước, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội là tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người khuyết tật với tư cách là những thành viên bình đẳng như những người khác trong xã hội, tạo cơ hội và điều kiện phù hợp để họ vươn lên khắc phục những rào cản, tham gia đầy đủ và hoà nhập vào đời sống xã hội. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, cả nước có trên 6,1 triệu người từ 5 tuổi trở lên là người khuyết tật, chiếm khoảng 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên, trong đó có trên 55% là nữ giới. Trên 75% dân số khuyết tật sống tại khu vực nông thôn. Trong đó, dạng tật phổ biến nhất là khuyết tật về thị giác (nhìn), tiếp đến là khuyết tật về vận động, khuyết tật tập trung hoặc ghi nhớ và tỷ lệ thấp nhất là khuyết tật nghe nói. Đặc biệt, trong tổng số người khuyết tật có gần 50% là người đa khuyết tật (từ 2 khuyết tật trở lên) và trên 6% (tương đương với 380 nghìn người) bị khuyết tật nặng. So với những nhóm dân cư khác trong xã hội, phần lớn người khuyết tật đang phải đối mặt với những khó khăn đáng kể trong cuộc sống do những hạn chế trong lao động, sinh hoạt, học tập và tiếp cận các nguồn lực xã hội cơ bản. Chính vì vậy, ngoài việc thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ như mọi công dân khác thì họ cần được bảo vệ các quyền và những ưu tiên dành riêng cho họ. Do đó, nhu cầu trợ giúp pháp lý nói chung và tư vấn pháp luật nói riêng của người khuyết tật là rất lớn. 6 Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các vấn đề về người khuyết tật đã được quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên có thể nhận thấy bức tranh chung đó là hầu hết các chương trình hoạt động cũng như những nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực Công tác xã hội chủ yếu vẫn tập trung vào các vấn đề như việc làm, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội…cho người khuyết tật. Vấn đề quyền tiếp cận pháp lý của người khuyết tật vẫn chưa được quan tâm nhiều trong thực tiễn. Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (tên tiếng Anh viết tắt là ACDC) là một tổ chức phi chính phủ địa phương, có nhiều chương trình hỗ trợ cho người khuyết tật, trong đó hỗ trợ về pháp lý (chủ yếu bằng hình thức tư vấn pháp luật miễn phí) là một mảng hoạt động chiến lược của trung tâm. Hiện nay hoạt động này chủ yếu dựa vào các nguồn tài trợ từ các tổ chức như Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Quỹ Hỗ trợ các Sáng kiến Tư pháp (JIFF) – Hợp phần III của Chương trình Đối tác Tư pháp (chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch, Chính phủ Thụy Điển và Ủy ban châu Âu), Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID). Có thể nói cho đến thời điểm này, đây là mô hình duy nhất thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật dành riêng cho người khuyết tật tại Việt Nam. Trong khi hoạt động trợ giúp pháp lý của các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người khuyết tật thì hoạt động này là một giải pháp đáng quan tâm. Đó chính là lý do mà tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí dành cho người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng, Hà Nội)” nhằm đóng góp một góc nhìn mới về hoạt động trợ giúp pháp lý, cụ thể là tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật hiện nay. 7 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Các tài liệu nƣớc ngoài Đối với các tài liệu của nước ngoài, hiện nay cũng có một số công trình liên quan trực tiếp đến vấn đề tư vấn pháp luật cho người khuyết tật, trong đó có tài liệu “Cung cấp dịch vụ pháp lý cho người khuyết tật” (Providing Legal Services to People with Disabilities - 2010) Nghiên cứu này do Trung tâm Pháp trợ về khuyết tật (ARCH Disability Law Centre) - văn phòng pháp lý chuyên về bảo vệ và phát huy bình quyền cho những người bị khuyết tật tại Canada tiến hành. Nghiên cứu này đã chỉ ra những quy tắc ứng xử cần thiết và chuyên nghiệp cần có của các luật sư, cán bộ hỗ trợ pháp lý cho người khuyết tật đối với các khách hàng là người khuyết tật. Dựa trên nguyên tắc “không phân biệt đối xử và tạo điều kiện phù hợp"1, nghiên cứu này chỉ ra rằng, luật sư cần có thái độ tôn trọng đối với người khuyết tật, và không nên cho rằng một khách hàng vì lý do khuyết tật mà không có khả năng để nhận sự tư vấn, trợ giúp về pháp luật. Đặc biệt, tài liệu này cũng đã hướng dẫn cách thức giao tiếp và hỗ trợ phù hợp đối với từng dạng tật khác nhau. Một thực tế được chỉ ra, đó là, một số người khuyết tật phản ánh rằng họ bị luật sư từ chối hỗ trợ vì luật sư có thể “không cảm thấy thoải mái” khi hỗ trợ pháp lý cho một khách hàng khuyết tật, vì họ không hiểu cần phải tương tác như thế nào. Nghiên cứu đã chỉ ra những kỹ năng, cách thức giao tiếp và trợ giúp phù hợp với từng người khuyết tật để luật sư có thể “cảm thấy thoải mái” và đảm bảo cuối cùng khách hàng là người khuyết tật sẽ được cung cấp sự hỗ trợ mà họ cần. Ví dụ: đối với khách hàng là những người khuyết tật về nghe nói mà có thể hiểu ngôn ngữ ký hiệu thì nhất thiết cần phải có thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu trong khi trợ giúp; đối với các khách hàng bị giảm thính lực thì cần có máy trợ thính. 1 Đây là hai trong số các nguyên tắc của Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật 8 Tương tự với các dạng khuyết tật khác như khuyết tật nhìn, vận động, khuyết tật ngôn ngữ, khuyết tật sức khỏe tâm thần, khuyết tật phát triển, khuyết tật học tập… đều có những quy định chặt chẽ trong việc tương tác và các kỹ năng hỗ trợ để đảm bảo việc tất cả các dạng tật khác nhau không bị loại trừ trong việc tiếp cận dịch vụ pháp lý. Mặc dù vậy, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng mỗi người khuyết tật là một cá nhân độc lập do đó không có công thức chung cho các cán bộ tư vấn trong quá trình hỗ trợ pháp lý cho người khuyết tật [24]. 2.2. Các tài liệu trong nƣớc 2.2.1. Tài liệu về hoạt động tư vấn pháp luật nói chung Hiện nay các đề tài nghiên cứu riêng về hoạt động tư vấn pháp luật nói chung ở trong nước không nhiều, mà thường là các đề tài về hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó có bao gồm tư vấn pháp luật miễn phí với tư cách là một hình thức của trợ giúp pháp lý. “Báo cáo khảo sát thực trạng các tổ chức, hoạt động của các trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia Việt Nam” của Hội Luật gia Việt Nam là một báo cáo tương đối toàn diện về hoạt động của các trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam. Báo cáo này đã đưa ra những phân tích về vấn đề tổ chức, trang thiết bị, nhân sự đang thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật tại các tổ chức này, cũng như các thống kê về kết quả đã đạt được. Báo cáo cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế của việc triển khai hoạt động tư vấn pháp luật của các trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam, liên quan đến cơ chế chính sách, nhân sự, kết quả thực hiện [11]. Ngoài ra còn có thể kể thêm một số công trình liên quan như bài viết “Phương hướng xây dựng luật trợ giúp pháp lý” của tác giả Đinh Trung Tụng trong Tập san Trợ giúp pháp lý (2006); bài viết “Khái niệm trợ giúp pháp lý 9 một số vấn đề cần bàn thêm” của tác giả Tạ Thị Minh Lý trong Đặc san Trợ giúp pháp lý; “Báo cáo tổng kết 10 năm công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách” ngày 20/11/2007 của Bộ Tư pháp, Báo cáo ngày 20/11/2007... Các công trình này tập trung vào các nội dung như : - Lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật nói chung hoặc thực hiện pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể. - Lý luận và thực tiễn về trợ giúp pháp lý như: pháp luật về trợ giúp pháp lý, chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý ở cơ sở... - Lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý. Tất nhiên, trong tất cả các công trình này, hoạt động trợ giúp pháp lý được nghiên cứu đều là các hoạt động của cơ quan chịu trách nhiệm về trợ giúp pháp lý của nhà nước là Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các chi nhánh; hoặc Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Luật gia, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân hoặc các văn phòng luật sư...Hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận nếu có chưa được đề cập đến. Ngoài ra còn có một số đề tài luận văn, bài viết khác liên quan đến tình hình thực hiện trợ giúp pháp lý, nhưng là đối với các đối tượng được trợ giúp pháp lý nói chung theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. 2.2.2. Các tài liệu về hoạt động tư vấn pháp luật cho người khuyết tật Vấn đề về tư vấn pháp luật cho người khuyết tật hiện nay chưa được đề cập đến nhiều trong các công trình nghiên và nếu có thì thường là vấn đề tư vấn pháp luật cho người khuyết tật được lồng ghép trong các nghiên cứu về trợ giúp pháp lý nói chung. Có thể kể đến các tài liệu sau: Đề tài nghiên cứu “Tiếp cận Trợ giúp pháp lý của người khuyết tật” của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (2013) nghiên cứu tại 9 10 tỉnh thành trong cả nước. Kết quả nghiên cứu cho một con số hết sức bất ngờ: chưa đến 10% người khuyết tật biết đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, trong khi đây là đơn vị được nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho người dân. Với những người khuyết tật biết đến trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì thường cũng ít khi sử dụng đến, ngoài lý do không có nhu cầu thì có những lý do khác như điều kiện vật chất, cơ sở của những nơi này không tiếp cận với người khuyết tật, thái độ của người thực hiện trợ giúp pháp lý thiếu thân thiện và cởi mở, hoặc người khuyết tật cảm thấy không tin tưởng vào dịch vụ này. Bài viết “Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật - Thực trạng và giải pháp” của TS. Trần Huy Liệu, nguyên Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã nêu ra một số kết quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật (trong đó chủ yếu là tư vấn pháp luật) trong thời gian từ khi có Luật Trợ giúp pháp lý (2006) đến nay. Bài viết cũng đã nêu rất nhiều hạn chế của hoạt động này, trong đó nổi bật là con số người khuyết tật tiếp cận được dịch vụ trợ giúp pháp lý rất hạn chế, đội ngũ trợ giúp viên pháp lý thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong việc trợ giúp cho người khuyết tật. Nhìn chung từ những phân tích trên có thể rút ra một số kết luận như sau: (1) Các vấn đề về người khuyết tật ngày càng được quan tâm nhiều hơn, thể hiện ở các công trình nghiên cứu, đề tài, bài viết. Tuy nhiên hầu hết các tài liệu này vẫn thường tập trung vào các vấn đề như lao động, việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội…cho người khuyết tật. (2) Ở trong nước chưa có nhiều nghiên cứu về hoạt động trợ giúp pháp lý / tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật. Các nghiên cứu nếu có thường tập trung vào hoạt động trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật được thực hiện bởi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các chi nhánh của Trung tâm, hoặc bởi các tổ chức chính trị - xã hội. Một số tổ chức phi chính 11 phủ vẫn thực hiện hoạt động này ở những cấp độ khác nhau nhưng gần như không được đề cập đến. (3) Người khuyết tật là một nhóm đối tượng đặc thù do đó đòi hỏi những phương thức hỗ trợ pháp lý đặc thù. Tuy nhiên chưa thấy một nghiên cứu nào của Việt Nam về mô hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý dành riêng cho đối tượng là người khuyết tật. Với góc độ ngành Công tác xã hội, để có thể hỗ trợ toàn diện cho người khuyết tật thì nhu cầu về trợ giúp pháp lý / tư vấn pháp luật của người khuyết tật càng cần được lưu ý, vì điều này đảm bảo người khuyết tật có cơ hội nâng cao nhận thức về pháp luật, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình cũng như bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân, từ đó tạo điều kiện cho sự hòa nhập xã hội một cách đầy đủ và bình đẳng của người khuyết tật. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí dành cho người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng, Hà Nội)” với mong muốn tìm hiểu và đánh giá hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí được thực hiện bởi một tổ chức phi chính phủ địa phương làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật. 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa lý luận Bằng việc sử dụng một số lý thuyết như lý thuyết nhu cầu, lý thuyết hệ thống, nghiên cứu sẽ tìm hiểu về nhu cầu, mong đợi của người khuyết tật về hoạt động tư vấn pháp luật mà họ hy vọng được đáp ứng; phân tích cơ cấu, chức năng, cách thức triển khai của hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật tại Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng. Nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu sau này liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý – tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật nói riêng và những nhóm dễ bị tổn thương khác nói chung. 12 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua tìm hiểu về dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật tại Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng, nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ cách thức vận hành, triển khai hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí dành cho người khuyết tật của Trung tâm. Thông qua nghiên cứu này, các khuyến nghị cũng được đề xuất nhằm giúp cho hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật được hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ. Cũng qua nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng rằng hoạt động này sẽ được nhân rộng trong thực tế, nhằm cung cấp thêm cho người khuyết tật một địa chỉ tham khảo trong trường hợp cần hỗ trợ về pháp lý. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu và đánh giá hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật tại Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (một tổ chức phi chính phủ địa phương). Từ đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng cũng như đảm bảo tính bền vững của hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật của Trung tâm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tư vấn pháp luật nói riêng và trợ giúp pháp lý nói chung của người khuyết tật. 4.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu Các nhiệm vụ chính của nghiên cứu này bao gồm: Thứ nhất, nghiên cứu này sẽ tìm hiểu nhu cầu của người khuyết tật về hoạt động tư vấn pháp luật. Thứ hai, nghiên cứu sẽ tìm hiểu về thực trạng hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng. 13 Thứ ba, nghiên cứu sẽ đánh giá mức độ hài lòng của người khuyết tật về hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng. 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng. 5.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể của nghiên cứu này bao gồm: - Người khuyết tật đã nhận dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng; - Người khuyết tật chưa sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng; - Ban lãnh đạo của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng; - Luật sư và tư vấn viên pháp luật của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng. 5.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: tại Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng và người khuyết tật thụ hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng tại thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam, Ninh Bình. Việc lựa chọn các địa phương là Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam, Ninh Bình dựa trên hai lý do, thứ nhất đây là những địa phương mà số lượng người khuyết tật được tư vấn pháp luật chiếm tỷ lệ tương đối so với các địa phương khác (theo dữ liệu tư vấn pháp luật của Trung tâm), thứ hai đây là những địa phương mà người nghiên cứu có thể tiến hành thuận lợi các hoạt động điều tra, phỏng vấn vì có các đợt công tác tại các địa phương này trong thời gian tiến hành nghiên cứu. 14 Phạm vi về thời gian:  Thời gian nghiên cứu vấn đề: Mặc dù hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật tại Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng đã được triển khai từ năm 2012, tuy nhiên bắt đầu từ năm 2013 thì hoạt động này mới bắt đầu đi vào chuyên nghiệp hơn từ khâu bố trí nhân sự, các hoạt động triển khai cũng như việc thu thập và quản lý dữ liệu, do đó chúng tôi lữa chọn thời gian nghiên cứu vấn đề từ tháng 01/2013 đến hết 06/2015.  Thời gian tiến hành thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 03/2013 đến tháng 09/2015 Phạm vi về nội dung: Với đặc thù là một đơn vị vừa thực hiện hoạt động vận động chính sách kết hợp với tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật. 6. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong nghiên cứu này bao gồm: Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Người khuyết tật có nhu cầu gì về tư vấn pháp luật? Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Thực trạng hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật mà Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng đang triển khai hiện nay như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Mức độ hài lòng của người khuyết tật về hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng ra sao? 7. Giả thuyết nghiên cứu Người khuyết tật hiện nay có nhu cầu lớn và đặc thù về tư vấn pháp luật. Hiện nay Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng đang triển 15 khai hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật với nhiều hình thức tư vấn khác nhau như tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua email, tư vấn trực tiếp tại văn phòng, tư vấn lưu động tại các địa phương… Đa số người khuyết tật khá hài lòng với hoạt động tư vấn pháp luật của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng tuy nhiên sẽ có sự khác nhau về mức độ hài lòng đối với các hình thức tư vấn khác nhau và các tiêu chí đánh giá khác nhau. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu Nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu các cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu, người nghiên cứu đã tìm hiểu các tài liệu bao gồm: - Các công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật - Các văn bản chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật - Các công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến đánh giá về dịch vụ tư vấn pháp luật, hoạt động trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật cho người khuyết tật. - Các báo cáo của Cục trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội… về hoạt động trợ giúp pháp lý nói chung và tư vấn pháp luật miễn phí nói riêng cho người khuyết tật. - Các báo cáo, tài liệu của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng. 8.2. Phƣơng pháp quan sát Phương pháp quan sát được sử dụng kết hợp trong nghiên cứu này nhằm thu thập thêm các thông tin cần thiết và khách quan. Đối tượng quan sát là phòng tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng và các buổi tư vấn tại văn phòng, tư vấn lưu động tại địa phương 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan