Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động truyền thông với việc thu hút đầu tư vào thái bình...

Tài liệu Hoạt động truyền thông với việc thu hút đầu tư vào thái bình

.PDF
55
278
66

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................... 1 CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRONG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG VỚI VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ . 3 I-Hoạt động truyền thông trong marketing địa phương ........................ 3 1-Khái quát về hệ thống truyền thông................................................. 3 II-Vai trò hoạt động truyền thông đối với vấn đề thu hút đầu tư của địa phương ................................................................................................ 9 CHƯƠNG II – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ THÁI BÌNH ......................................................... 11 I-Khái quát về tỉnh Thái Bình và Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình 11 1-Khái quát về tỉnh Thái Bình ........................................................... 11 2-Giới thiệu về Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình .......................... 14 II-Thực trạng hoạt động truyền thông thu hút đầu tư của Sở kế hoạch Thái Bình ................................................................................................ 23 1-Các hoạt động marketing của Sở kế hoạch đầu tư ........................ 23 2-Thực trạng hoạt động truyền thông của Sở kế hoạch đầu tư ....... 28 2.3-Kích thích tiêu thụ............................................................................ 32 III-Kết quả hoạt động thu hút đầu tư ................................................... 34 Khu CN Nguyễn Đức Cảnh ................................................................... 35 Khu CN Phúc khánh .............................................................................. 35 Khu CN Tiền phong ............................................................................... 35 Khu CN Tiền Hải.................................................................................... 35 SV: Nguyễn Đức Lộc Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp IV-Đánh giá chung về tỉnh Thái Bình đối với lĩnh vực thu hút đầu tư và các đối thủ cạnh tranh của tỉnh trong lĩnh vực này ......................... 36 1- Phân tích SWOT đối với lĩnh vực thu hút đầu tư của Thái Bình trên cơ sở so sánh với một số địa phương khác ................................ 36 2-Các đối thủ cạnh tranh chính ......................................................... 39 CHƯƠNG III –MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THU HÚT ĐẦU TƯ TỈNH THÁI BÌNH CỦA SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ......................................................... 42 I-Chiến lược marketing đối với lĩnh vực thu hút đầu tư ...................... 42 II-Một số đề xuất nhằm tăng cường hoạt động truyền thông thu hút đầu tư vào Thái Bình.............................................................................. 45 1-Hoạt động quảng cáo....................................................................... 45 2-Marketing trực tiếp ......................................................................... 47 3-Kích thích tiêu thụ........................................................................... 49 4-Quan hệ quần chúng và tuyên truyền ............................................ 49 5-Bán hàng trực tiếp ........................................................................... 50 KẾT LUẬN ......................................................................................... 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 53 SV: Nguyễn Đức Lộc Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay hoạt động marketing không chỉ dừng lại ở một phạm vi doanh nghiệp, một ngành nghề, hay một lĩnh vực sản phẩm nào đó, mà nó đang được phát triển ngày càng mạnh mẽ trong một vùng, khu vực, địa phương và quốc gia. Chiến lược marketing đòi hỏi địa phương không chỉ nắm vững nhu cầu của khách hàng để có giải pháp thích hợp thu hút khách hàng về với địa phương. Marketing ở đây được hiểu với ý nghĩa rộng nhất. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các nhà nhập khẩu, các cư dân, khách du lịch,… Thái Bình là một tỉnh đang trong xu thế phát triển cùng cả nước. Chình vì thế việc quảng bá hình ảnh của tỉnh, cũng như việc xác định và chỉ ra những lợi thế của nó có tác dụng quan trọng để thu hút đầu tư và phát triển trên cơ sở đó xác định được hướng chiến lược marketing của tỉnh một cách đúng đắn, có ý nghĩa thiết thực góp phần xây dựng phát triển nền kinh tế của tỉnh. Vậy làm thế nào để không bỏ lõ cơ hội phát triển, khai thác lợi thế và khắc phục mặt yếu kém của tỉnh. Chính vì thế tỉnh đã xác định tiến hành thu hút đầu tư để phát triển chú trọng phát triển các khu công nghiệp là giải pháp hữu hiệu để phát triển tỉnh trong thời gian tới. Xuất phát tư vấn đề đó em chọn đề tài: ”Hoạt động truyền thông với việc thu hút đầu tư vào Thái Bình”. Mục đích nghiên cứu: -Hiểu được cơ sỏ lý luận về hoạt động truyền thông trong marketing địa phương. -Nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông thu hút đầu tư vào Thái Bình. SV: Nguyễn Đức Lộc 1 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, bài viết của em còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý của các thấy cô giúp bài viết của em hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS.Vũ Huy Thông đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Với mục đích nghiên cứu như trên bài viết được kết cấu thành 3 chương Chương I-Hoạt động truyền thông trong marketing địa phương với vấn đề thu hút đầu tư Chương II- Kết quả hoạt động truyền thông thu hút đầu tư và thực trạng hoạt động truyền thông của Sở kế hoạch đầu tư Thái Chương III- Một số đề xuất nhằm tăng cường hoạt động truyền thông thu hút đầu tư tỉnh Thái Bình của Sở kế hoạch đầu tư. SV: Nguyễn Đức Lộc 2 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I –HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRONG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG VỚI VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ I-Hoạt động truyền thông trong marketing địa phương 1-Khái quát về hệ thống truyền thông 1.1-Khái niệm Truyền thông là một tham số của Marketing- Mix.Truyền thông trong marketing địa phương cũng không khác nhiều so với marketing thông thường vì trong marketing địa phương thì địa phương có thể được coi như là một doanh nghiệp Có nhiều quan niệm khác nhau về truyền thông, tuy nhiên các khái niệm đều có sự thống nhất nhau rằng: Truyền thông là các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực Marketing của các doanh nghiệp, địa phương nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ kinh doanh, tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp và địa phương địa phương Truyền thông bao gồm các hoạt động chính như: Quảng cáo, Marketing trực tiếp, kích thích tiêu thụ, quan hệ quần chúng và tuyên truyền, bán hàng trực tiếp. Hoạt động truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp và địa phương có cơ hội phát triển các mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong nước cũng như bạn hàng ở nước ngoài. Thông qua hoạt động truyền thông các doanh nghiệp, địa phương có điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, đặt quan hệ buôn bán với nhau đồng thời có thêm thông tin về thị trường, có điều kiện nhanh chóng phát triển kinh doanh, phát triển địa phương để hội nhập vào kinh tế khu vực. Nhờ có hoạt động truyền thông, các doanh nghiệp và địa phương có thông tin tốt về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh. Qua đó doanh nghiệp, địa phương có hướng đổi mới kinh doanh, phát triển địa phương SV: Nguyễn Đức Lộc 3 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp Truyền thông là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường, nó còn tạo ra ưu thế của địa phương so với các địa phương khác. Thông qua hoạt động truyền thông các địa phương tiếp cận được với thị trường tiềm năng, khách hàng tiềm năng của địa phương, cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi của doanh nghiệp hay địa phương để tiếp tục chinh phục khách hàng và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Các hoạt động truyền thông sẽ tạo ra hình ảnh đẹp về địa phương trước con mắt khách hàng, lợi thế cạnh tranh của địa phương nhờ đó mà không ngừng tăng lên. 1.2-Các bộ phận của truyền thông 1.2.1-Quảng cáo Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của kinh tế thị trường. Quảng cáo một hoạt động không thể thiếu được của một doanh nghiệp hoặc mỗi địa phương, là công cụ quan trọng để khai thác thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng của địa phương. Theo hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) đã đưa ra định nghĩa về quảng cáo như sau: quảng cáo là bất cứ loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hoá, dịch vụ hay tư tưởng hành động mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo . Theo PhilipKotler định nghĩa về quảng cáo như sau: quảng cáo là mọi hình thức trình bầy gián tiếp và khuyếch trương ý tưởng, hàng hoá trong dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền. Như vậy, hoạt động quảng cáo là một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trong hoạt động marketing của địa phương. Nhưng bên cạnh đó thì hoạt động quảng cáo cũng SV: Nguyễn Đức Lộc 4 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp, địa phương phải mất một khoản chi phí rất lớn cho hoạt động này. Điều này làm ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến ngân sách của địa phương. Vì thế khi xây dựng chương trình quảng cáo những người quản lý Marketing bao giờ cũng phải bắt đầu từ việc phát hiện thị trường mục tiêu, nhu cầu và động cơ của khách hàng, nhà đầu tư. Sau đó, khi xây dựng một chương trình quảng cáo họ có thể tiếp tục thông qua năm quy định quan trọng, được gọi là 5 M. - Xác định mục tiêu quảng cáo. - Quyết định ngân sách quảng cáo. - Quyết định thông điệp quảng cáo. - Quyết định về phương tiện quảng cáo.. - Đánh giá hiệu quả quảng cáo. Việc tổ chức và quản lý hoạt động quảng cáo được thu gọn trong 5 quyết định quan trọng sau: SV: Nguyễn Đức Lộc 5 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp Quyết định thông điệp Hình thành thông điệp đánh giá và lựa chọn thông điệp thực hiện thông điệp Xác định mục tiêu Mục tiêu truyền thông Mục tiêu tiêu thụ Quyết định ngân sách Đánh giá quảng cáo tác dụng truyền thông tác dụng đến mức tiêu thụ Căn cứ vào khả năng % doanh số bán cân bằng cạnh tranh căn cứ vào mục tiêu và Quyết định phương tiện Phạm vi, tần suất, tác động. Các kiểu phương tiện chính Các phương tiện cụ thể Phân phối thời gian cho các phương tiện 1.2.2-Marketing trực tiếp Marketing trực tiếp thường được xem là thứ yếu so với những công cụ chủ yếu của quảng cáo và bán hàng trực tiếp. Tuy vậy, nó vẫn có thể đóng góp to lớn cho thành qủa Marketing và đang đóng một số vai trò to lớn. Trong hoạt động kinh doanh hay marketing địa phương để đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hay đẩy mạnh thu hút các khách hàng của địa phương thì hầu hết các doanh nghiệp, địa phương đều dưạ chủ yếu vào quảng cáo, kích thích tiêu thụ và bán hàng trực tiếp. Vì sử dụng quảng cáo để tạo ra sự biết đến và quan tâm, kích thích tiêu thụ để khuyến khích mua hàng, và bán hàng trực tiếp để hoàn tất việc bán hàng. SV: Nguyễn Đức Lộc 6 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp Marketing trực tiếp cố gắng kết hợp cả ba yếu tố này lại để đi đến chỗ bán hàng trực tiếp không qua trung gian. Marketing trực tiếp xuất hiện đầu tiên dưới hình thức gửi thư trực tiếp và catalog đặt hàng qua điện thoại, trong những năm gần đây do công nghệ khoa học điện tử phát triển như vũ bảo đã có thêm nhiều hình thức khác, như Marketing qua điện thoại, trả lời trực tiếp trên truyền thanh và truyền hình, mua hàng qua hệ thống điện tử .... các công cụ Marketing rất đa dạng này đều có một điểm chung là chúng đều được sử dụng để có được những đơn đặt hàng trực tiếp của các khách hàng mục tiêu hay các khách hàng triển vọng. 1.2.3-Kích thích tiêu thụ Kích thích tiêu thụ bao gồm rất nhiều những công cụ khuyến khích rất khác nhau, thường là ngắn hạn, nhằm kích thích người tiêu dùng hay nghành thương mại hay các nhà đầu tư mua những sản phẩm, dịch vụ cụ thể, đầu tư vào địa phương nhanh hơn, nhiều hơn. Kích thích tiêu thụ gồm những công cụ để kích thích khách hàng của địa phương như: đưa mẫu chào hàng, phiếu thưởng, bớt tiền khi thanh toán bằng tiền mặt , giảm giá đặc biệt , quà tặng, giải thưởng, phần thưởng cao hơn khách hàng thường xuyên, dùng thử miễn phí, bảo hành, trình diễn , thi, khuyến mãi mậu dịch như: bớt giá khi mua hàng, hàng tặng miễn phí, trợ giá cho hàng hoá, trợ cấp cho việc hợp tác quảng cáo, quảng cáo và trưng bầy hàng, biếu tiền những người bán lẻ, thi bán hàng giữa các đại lý và kích thích lực lượng bán hàng như: tiền thưởng , hội nghị bán hàng. Đối với marketing địa phương nó còn là các chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê mặt bằng xây dựng có sở hạ tầng,… Các công cụ kích thích tiêu thụ được hầu hết các tổ chức sử dụng, từ các nhà sản xuất, người phân phối, người bán lẻ, các hiệp hội thương mại đến các SV: Nguyễn Đức Lộc 7 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp tổ chức phi lợi nhuận, các địa phương. Công cụ kích thích tiêu thụ thường hay được các doanh nghiệp, địa phương ưa thích và lựa chọn. Việc thực hiện kích thích tiêu thụ bao gồm các bước: - Xác định các mục tiêu kích thích tiêu thụ. - Lựa chọn các công cụ kích thích tiêu thụ. - Xây dựng chương trình kích thích tiêu thụ. - Thử nghiệm trước chương trình kích thích tiêu thụ. - Thực hiện và kiểm tra chương trình kích thích tiêu thụ. - Đánh giá kết quả kích thích tiêu thụ. 1.2.4-Quan hệ công chúng (PR) Quan hệ với công chúng là một công cụ truyền thống/ khuyến mãi quan trọng khác nữa. Tuy ít được sử dụng hơn, nó có tiềm năng lớn để tạo nên mức độ biết đến và sự ưa thích trên thị trường, xác định lại vị trí của sản phẩm và bảo vệ chúng. Những công cụ quan hệ với công chúng chủ yếu là các ấn phẩm, sự kiện, tin tức, bài nói chuyện, hoạt động công ích, các tư liệu viết, tư liệu nghe nhìn, phương tiện nhận dạng và dịch vụ thông tin qua điện thoại. Trong marketing địa phương thì quan hệ công chúng này có tác dụng rất lớn. Là công cụ chủ yếu của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn địa phương và công chúng trong địa phương đó sử dụng để thu hút khách hàng của địa phương, thu hút các nhà đầu tư. Quan hệ công chúng bao gồm các khâu: - Xác định mục tiêu Marketing quan hệ với công chúng. - Lựa chọn thông điệp và phương tiện quan hệ công chúng. - Đánh giá kết quả của Marketing quan hệ với công chúng. SV: Nguyễn Đức Lộc 8 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.5-Bán hàng trực tiếp Ngày nay, hâù hết các Công ty sử dụng các đại diện bán hàng và nhiều Công ty đã dành cho họ vai trò then chốt trong Marketing – mix. Đối với marketing địa phương trong lĩnh vực thu hút đầu tư thì người bán hàng ngoài các phòng ban chính quyền có chức năng giới thiệu và thu hút đầu tư thì còn là các ban quản lý dự án, ban quản lý các khu công nghiệp,… Nhân viên bán hàng rất có hiệu quả trong việc thực hiện những mục tiêu Marketing nhất định nhưng cũng đồng thời gây nhiều tốn kém nên cần phải có sự quản lý chặt chẽ, hợp lý. Mục đích của lực lượng bán hàng là bán hàng và việc bán hàng là một nghệ thuật. Việc bán hàng là một quá trình bảy bước: thăm dò tìm kiếm và sàng lọc, tiếp cận sơ bộ, tiếp cận, giới thiệu và trình diễn, khắc phục những ý kiến phản đối, kết thúc thương vụ, theo dõi tiếp và duy trì. Một khía cạnh khác của việc bán hàng là việc thương lượng, nghệ thuật để đi đến được những điều kiện giao dịch thoả mãn được cả hai bên. Khía cạnh thứ ba là Marketing quan hệ, nghệ thuật tạo ra mối quan hệ làm việc gắn bó hơn và sự độc lập giữa những người thuộc hai tổ chức. II-Vai trò hoạt động truyền thông đối với vấn đề thu hút đầu tư của địa phương Trong nền kinh tế thị trường, các địa phương phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt về thu hút đầu tư với các địa phương khác Địa phương có các chính sách thu hút đầu tư tốt nhưng lại không được các nhà đầu tư biết đến. thì cũng không thể thu hút tốt các nhà đầu tư. Do đó dối với mỗi địa phương để thu hút đầu tư có hiệu quả thì bên cạnh việc tạo ra môi trường đầu tư tốt có chất lượng thì cần phải xây dựng hệ thống hoạt động truyền thông cho địa phương mình SV: Nguyễn Đức Lộc 9 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp Truyền thông marketing giúp cho địa phương thực hiện được những công việc như truyền tin một cách chính xác, tạo ấn tượng về địa phương, nhắc nhở các nhà đầu tư về những lợi ích mà địa phương mang lại, giúp cho địa phương xây dựng và bảo vệ hình ảnh của mình trong tâm trí các nhà đầu tư. SV: Nguyễn Đức Lộc 10 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG II – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ THÁI BÌNH I-Khái quát về tỉnh Thái Bình và Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình 1-Khái quát về tỉnh Thái Bình 1.1- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm phía nam sông Hồng Hồng, cách thủ đô Hà Nội hơn 100 km,cách thành phố Hải Phòng 70km. Diện tích tự nhiên của Thái Bình là 1.545 km2, có 52 km bờ biển , có cảng biển quốc gia Diêm Điền. Trục quốc lộ 10 chạy qua trung tâm thành phố nối Thái Bình với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. 1.2- Về tiềm năng phát triển -Thái Bình có điều kiện tự nhiên và sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp toàn diện với cơ cấu cây trồng , vật nuôi phong phú, đa dạng và có điều kiện sinh trưởng nhanh. - Với lợi thế có trên 52 km bờ biển và 5 cửa sông lớn tạo cho Thái Bình có 1 vùng triều rộng lớn ( khoảng 18.000 ha) để có thể khoanh vùng ,đắp đầm nuôi trồng các loại hải sản như: tôm, cua, ngao, rau câu….Khu nghỉ mát Đồng Châu và các cồn cát ven biển là nơi hấp dẫn khách du lịch - Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã và đang được khai thác với sản lượng lớn mỗi năm hang chục triệu m3 khí đốt thiên nhiên phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp gốm, sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng. Ngoài ra tại Tiền Hải có các mỏ nước khoáng thiên nhiên với trữ lượng lớn, dễ khai thác. SV: Nguyễn Đức Lộc 11 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp Tiềm năng này tạo cho tỉnh có điền kiện sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ,điển hình là sứ xây dựng, xi măng trắng Thái Bình và nước khoáng Vital - Thái Bình có số dân đông ( 1.85 triệu người ), nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù lao động, tiếp thu nhanh với cái mới và có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế ở địa phương và hợp tác quốc tế. 1.3- Tình hình kinh tế- xã hội 1.3.1-Về kinh tế - Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và hiệu quả cao. Năng suất lúa nhiều năm liền đạt từ 13-14 tấn/ha. Tổng sản lượng lương thực ổn định trên 1 triệu tấn/năm. Bình quân lương thực đầu người đạt từ 520 kg đến 625kg, sản lượng lương thực hàng hoá từ 30 tấn đến 40 vạn tấn/năm. Có nhiều tiến bộ về trình độ thâm canh (về tăng giống lúa lai, lúa thuần, đổi mới thời vụ, biện pháp chăm sóc...). Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có nhiều chuyển biến rõ rệt, đã chuyển đổi được 3.332 ha diện tích lúa hiệu quả thấp, đất làm muối kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ, trồng cây ăn quả, dâu, cói, hoè... Việc dồn điền đổi thửa đến nay cơ bản đã thực hiện xong, bình quân mỗi hộ chỉ còn không quá 3 thửa/hộ (trước từ 7-9 thửa/hộ) tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tạo vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá + Chăn nuôi lợn có số lượng đầu con tăng trưởng nhanh, đàn lợn đạt 1,2 triệu con. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế biến thịt lợn đông lạnh xuất khẩu . Chăn nuôi cũng có bước phát triển khá, chủ yếu là chăn nuôi gia SV: Nguyễn Đức Lộc 12 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp cầm, gia súc: trâu bò, lợn, gà, vịt, cá... thực hiện xu hướng "Sin hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn", tăng nái ngoại, xuất khẩu lợn sữa, bán lợn giống cho tỉnh ngoài. Đã có hướng phát triển mạnh theo mô hình trang trại. Thái Bình hiện có hơn 180 trang trại, gia trại, trong đó có gần 40 trang trại chăn nuôi. + Các loại rau, quả, cây dược liệu ( dưa chuột, sa lát, hoa hòe, ớt, đậu…) phát triển nhanh vớ tổng diện tích trồng trên 15.000 ha trong đó cóc các sản phẩm xuất khẩu với số lượng lớn . + Thủy hải sản phát triển khá, Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ, nuôi cá nước ngọt đều tăng. Phong trào xây dựng, mở rộng các vùng đầm nuôi tôm ở ven biển đang được tiếp tục đẩy mạnh. Đến nay toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 3.174 ha đầm nước mặn lợ nuôi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm rảo, cá Bớp, cua xanh, rau câu... khoanh nuôi 800 ha Ngao... Hình thức nuôi đang chuyển nhanh từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh. Có một số dự án đầu tư phát triển các khu nuôi tôm công nghiệp Về khai thác hải sản: Có bước phát triển nhanh cả về số lượng phương tiện và sản lượng đánh bắt. Đến nay toàn tỉnh có 689 tàu thuyền cơ giới với tổng công suất 31.741 CV, trong đó có 40 tàu đánh bắt xa bờ với công suất 11.310 CV, sản lượng thủy hải sản hàng năm đạt khoảng 60.000 tấn, trong đó tôm các loại đạt 3000 tấn, thủy sản nước ngọt 17.000 tấn… Cơ sở hạ tầng phục vụ đánh bắt hải sản: Cảng cá Tân sơn, Bến cá Nam thịnh. Cơ sở chế biến thuỷ sản đang được đầu tư nâng cấp, luồng lạch cảng được nạo vét, các cơ sở sản xuất giống thuỷ hải sản đã từng bước được đầu tư và nâng cấp... -Ngành công nghiệp: SV: Nguyễn Đức Lộc 13 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp Các ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm: chế biến nông thủy sản, dệt may, sứ thủy tinh và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp… Có một số nhà máy công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản phẩm có uy tín trên thị trường và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như gạch granít, ceramic Long Hầu, sứ vệ sinh, xi măng trắng Tiền Hải, nước khoáng Vital, bia Beyker, hàng thêu Minh Lãng, chạm bạc Đồng Sâm Một số sản phẩm có khối lượng xuất khẩu lớn như : hàng may mặc ( với giá trị xuất khẩu là 68 triệu USD), khăn bông ( 16 triệu USD) hàng thủ công mỹ nghệ ( 2,5 triệu USD) + Tình hình phát triểu, cụm công nghiệp Thái Bình đã có bước phát triển khá, nhịp độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp bình quân thời kỳ (1991-2000) là 11,85%/năm, năm 2001 là 14,02%, năm 2002 là 17,16%. Công nghiệp địa phương đã đi dần vào thế ổn định và phát triển. 1.3.2-Về xã hội Là tỉnh ổn định về mặt chính trị, điều kiện sống tương đối khá. Các tệ nạn xã hội ít, dân cư ổn định có nếp sống văn minh. Có nền văn hóa truyền thống phong phú đặc sắc như: Hát chèo, múa rối nước,… 2-Giới thiệu về Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình 2.1- Lịch sử hình thành và quá trình phát triển - Sau Cách mạng tháng 8 thành công, ngày 31/12/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 78-SL thành lập Uỷ ban nghiên cứu Kế hoạch kiến thiết quốc gia, về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Uỷ ban gồm các uỷ viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng và có các tiểu ban chuyên môn SV: Nguyễn Đức Lộc 14 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ là cơ quan tiền thân của Uỷ ban kế hoạch nhà nước nay là Bộ kế hoạch và đầu tư. - Ngày 14/5/1950, Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh 68-SL thành lập Ban kinh tế Chính phủ thay cho Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết. Nhiệm vụ của nó là: nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình kế hoạch hoặc những vấn đề quan trọng khác. - Ngày 8/10/1955, Hội đồng chính phủ ra quyết định thành lập Uỷ ban kế hoạch quốc gia và các bộ phận kế hoạch nội bộ Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các đề án, phát triển kinh tế, xã hội và tiến hành thống kê kiểm tra thực hiện kế hoạch. - Ngày 28/12/1995 Uỷ ban kế hoạch Nhà nước được đổi thành Bộ Kế hoạch và đầu tư. Đối với sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình - Năm 1955 bộ phận công tác kế hoạch được hình thành ở văn phòng Uỷ ban hành chính tỉnh, tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh 1955-1957 và kế hoạch cải tạo phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1958-1960. - Từ tháng 6/1961 trên cơ sở bộ phận công tác kế hoạch tại văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh thành lập Uỷ ban Kế hoạch tỉnh, ở các huyện, thị hình thành Phòng kế hoạch. - Ngày 10/9/1996, Uỷ ban Nhân dân tỉnh cũng ra Quyết định số 88/QĐUB thành lập Sở Kế hoạch và đầu tư trên cơ sở tổ chức lại Uỷ ban Kế hoạch tỉnh. SV: Nguyễn Đức Lộc 15 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày càng được mở rộng hơn về phạm vi và cũng được đổi mới về nội dung và phương pháp công tác, phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới. 2.2. Mô hình tổ chức của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình 2.1.1 Sơ đồ mô hình tổ chức Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Kế hoạch và Đầu tư hiện nay: - Lãnh đạo Sở có Giám đốc và các phó Giám đốc - Các phòng chuyên môn và nghiệp vụ của Sở gồm 8 phòng : + Phòng Tổng hợp quy hoạch + Phòng Nông nghiệp + Phòng Công nghiệp và giao thông + Phòng văn hoá xã hội + Phòng Thẩm định và XDCB + Phòng Đăng ký kinh doanh + Phòng Kinh tế đối ngoại và thương mại dịch vụ + Phòng Hành chính tổ chức Các phòng ban này có giúp cho ban Giám đốc của sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với công tác kế hoạch và đầu tư đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao cho. Từ chỗ có 13 người khi thành lập năm 1955, đến nay sau hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có 43 cán bộ công nhân viên. Trong đó 40 cán bộ tốt nghiệp đại học bằng 93% tổng số. Số cán bộ làm SV: Nguyễn Đức Lộc 16 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp công tác kế hoạch ở các Sở, Ngành, huyện, thành phố đến nay có khoảng 100 người và hầu hết đã tốt nghiệp đại học. 2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền của sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình và các phòng ban. 2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở - Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, có chức năng là tham mưu tổng hợp cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh về công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, thực hiện công tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn và nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và đầu tư. - Nhiệm vụ và quyền hạn của sở Kế hoạch và Đầu tư : 1.Tổ chức nghiên cứu tổng hợp trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn lựa chọn các chương trình dự án ưu tiên về tài chính, ngân sách, vốn đầu tư xây dựng, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư với nước ngoài. 2. Tham gia với sở tài chính vật giá xây dựng dự toán ngân sách tỉnh, trình bày với Uỷ ban Nhân dân. Theo dõi nắm tình hình hoạt động vào các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đia phương. Theo dõi các chương trình quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiên của tỉnh. 3.Hướng dẫn cơ quan các tấp trong tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch các chương trình dự án có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương.Phổ biến hướng dẫn thực hiện pháp luật của nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh; làm đầu mối trực tiếp nhận SV: Nguyễn Đức Lộc 17 Marketing 46B Chuyên đề tốt nghiệp hồ sơ dự án của chủ đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, những kiến nghị - khiếu nại của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài . 4 Theo dõi ,kiểm tra các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong việc thực hiệnquy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia ,chương trình mục tiêu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh các chủ trương biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện các mức kế hoạch của địa phương. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh điều hành thực hiện kế hoạch đối với 1 số lĩnh vực theo phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 5. Thẩm định các dự án đầu tư trong và ngoài nước : Làm đầu mối phối hợp với Sở Tài chính vật giá và các ngành liên quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước việc sử dụng các nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác. Thực hiện các nhiệm vụ của công tác đấu thầu theo chức năng nhiệm vụ được giao . 6. Quản lý và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các doanh nghiệp trên địa bàn tính theo quy định của Luật doanh nghiệp, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp, phối hợp với các sở, các ngành liên quan tham mưu giúp cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc thành lập, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước. 7.Tham gia nghiên cứu xây dựng và đề xuất các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng và vận dụng các cơ chế chính sách cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và những nguyên tắc chung đã được quy định. 8.Thực hiện báo cáo định kỳ với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương theo quy định hiện hành SV: Nguyễn Đức Lộc 18 Marketing 46B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan