Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch phú yên - thực trạng và giải pháp l...

Tài liệu Hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch phú yên - thực trạng và giải pháp luận văn ths. du lịch chương trình đào tạo thí điểm

.PDF
100
875
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  THIỀU THỊ THÚY HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN DU LỊCH PHÚ YÊN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ MẠNH HÀ Hà Nội, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Thiều Thị Thúy MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3 6. Bố cục của luận văn ................................................................................ 3 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA TỚI ĐIỂM ĐẾN............................ 4 1.1. Khách và điểm đến du lịch ................................................................... 4 1.1.1. Khách du lịch ................................................................................. 4 1.1.2. Điểm đến du lịch ............................................................................ 6 1.2. Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến .................................... 15 1.2.1. Khái niệm hoạt động thu hút khách du lịch................................... 15 1.2.2. Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến của ngành Du lịch địa phương ............................................................................................. 15 1.2.3. Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến của các doanh nghiệp du lịch địa phương ................................................................................. 18 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 20 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA TỚI DU LỊCH PHÚ YÊN .......................................................................... 21 2.1. Điểm đến du lịch Phú Yên .................................................................. 21 2.1.1. Các yếu tố cơ bản của cung du lịch Phú Yên ................................ 21 2.1.2. Các yếu tố cơ bản của cầu du lịch nội địa về điểm đến Phú Yên... 43 2.2. Hoạt động thu hút khách nội địa tới Phú Yên ..................................... 47 2.2.1. Hoạt động thu hút khách nội địa tới Phú Yên của ngành du lịch Phú Yên ......................................................................................................... 47 2.2.2. Hoạt động thu hút khách nội địa tới Phú Yên của các doanh nghiệp du lịch địa phương ................................................................................. 52 2.2.3. Đánh giá chung ............................................................................ 55 2.3. Phân tích SWOT du lịch Phú Yên ...................................................... 58 2.3.1. Điểm mạnh - S .............................................................................. 58 2.3.2. Điểm yếu - W ................................................................................ 58 2.3.3. Cơ hội - O .................................................................................... 59 2.3.4. Thách thức - T .............................................................................. 60 2.3.5. Phân tích ma trận SWOT .............................................................. 60 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 61 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG SỨC THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN DU LỊCH PHÚ YÊN ........................................................ 63 3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp ................................................................... 63 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của Phú Yên đến năm 2020 ........... 63 3.1.2. Cơ sở thực tế ................................................................................ 65 3.2. Các giải pháp nhằm tăng sức thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên .................................................................................................................. 66 3.2.1. Các giải pháp dành cho ngành Du lịch Phú Yên .......................... 66 3.2.2. Giải pháp dành cho các doanh nghiệp du lịch .............................. 74 3.3. Một số kiến nghị................................................................................. 78 3.3.1. Quản lý chặt chẽ trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ tại các đơn vị kinh doanh du lịch .............................................. 78 3.3.2. Có chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực có chất lượng cao78 3.3.3. Cần đầu tư đủ chi phí cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ... 78 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 79 KẾT LUẬN ................................................................................................. 80 Tài liệu tham khảo...................................................................................... 82 PHỤ LỤC.................................................................................................... 84 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên văn 1 CSHT Cơ sở hạ tầng 2 CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật 3 DV Dịch vụ 4 KDL Khách du lịch 5 NLCT Năng lực cạnh tranh 6 Sở VHTTDL Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 7 SPDL Sản phẩm du lịch 8 TNDL Tài nguyên du lịch 9 TP Thành phố DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Danh mục bảng Bảng 2.1: Số lượng cơ sở lưu trú tại Phú Yên giai đoạn 2000 – 2013 ........... 38 Bảng 2.3: Doanh thu du lịch nội địa tại Phú Yên giai đoạn 2000 – 2013 ...... 44 Bảng 2.4: Kết quả đánh giá về hàng hóa dịch vụ du lịch .............................. 46 Bảng 2.5. Phân tích SWOT ngành du lịch Phú yên ....................................... 61 Danh mục biểu Biểu đồ 2.2: Lượng khách nội địa đến Phú Yên giai đoạn 2000 – 2013........ 43 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh cấp quốc gia như gành Đá Đĩa, đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan v.v., nhiều di tích lịch sử quốc gia và lễ hội đa dạng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện tại số lượng khách du lịch đến Phú Yên vẫn còn khá khiêm tốn. So với các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ thì Phú Yên là địa phương mà ngành du lịch kém phát triển nhất. Năm 2011 Phú Yên xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với hàng loạt mục tiêu phát triển nhằm gia tăng lượng khách đến, tăng doanh thu, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành Du lịch vào GDP toàn tỉnh. Nhưng trên thực tế giải pháp cũng như những hoạt động phát triển ngành của tỉnh chưa đảm bảo thực hiện được những mục tiêu đề ra. Trong khi đó, hầu hết các tỉnh đều xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến, đồng thời ngành du lịch Phú Yên còn non trẻ với xuất phát điểm thấp, có nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh lân cận. Khách du lịch nội địa là nguồn khách chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng lượng khách du lịch đến Phú Yên. Vì vậy, để tạo đà phát triển trước mắt ngành Du lịch cần tìm giải pháp để thu hút nguồn khách nội địa, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ để tiến tới khai thác các thị trường du khách khác. Xuất phát từ những lí do thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên – Thực trạng và giải pháp” là đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu thu hút khách đến du lịch là một vấn đề quan trọng trong việc gia tăng lượng khách tới điểm đến. Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đề cập đến vấn đề tìm giải pháp thu hút khách đến: • Trên thế giới: có các nghiên cứu như “Attracting tourists to local businesses” của nhóm tác giả Bill Ryan, Jim Bloms, Jim Hovland, David Scheler, 1 xuất bản năm 2000. Đề án “The Use of the Internet to Attract Tourists to Zimbabwe” của nhóm tác giả: W.D Govere, T.Tsokota, O. Chikuta, A Mukwembi, P Chinofung, thực hiện năm 2013. Luận án “Vietnamese Domestic Tourism: An Investigation of Travel Motivations” của tác giả Bùi Hương Thanh, thực hiện năm 2011. • Ở Việt Nam: Vấn đề thu hút khách du lịch tới điểm đến đã được nhiều học viên lựa chọn là luận văn tốt nghiệp như đề tài: “Một số giải pháp thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam” của tác giả Lê Thị VânAnh, thực hiện năm 2013, đề tài “Định hướng và giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến tỉnh Lào Cai” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải, thực hiện năm 2012, v.v.. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác nhằm thu hút du khách tới một điểm đến hoặc một đơn vị kinh doanh đã được thực hiện. • Ở Phú Yên: Ngành du lịch Phú Yên đã được quan tâm phát triển, cụ thể đã có những kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh như kế hoạch cho giai đoạn 2012 – 2015, định hướng 2020 tầm nhìn 2025. Nhiều hội thảo về du lịch như hội thảo “Giải pháp kết nối điểm đến du lịch Phú Yên”, hội thảo về phát triển sản phẩm du lịch (SPDL), bàn về SPDL đặc trưng, v.v.. Bên cạnh đó, cũng có một số đề tài nghiên cứu về du lịch Phú Yên trên các khía cạnh về giải pháp phát triển hiện tại. Tuy nhiên, chưa đề tài nghiên cứu cũng như chưa có giải pháp nào nhằm thu hút khách nội địa đến Phú Yên. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu • Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra các giải pháp thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên. • Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề về lý luận khoa học liên quan đến hoạt động thu hút khách du lịch tới điểm đến. - Đánh giá thực trạng hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên. - Đưa ra các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch nói chung, khách nội địa nói riêng đến Phú Yên ngày một nhiều. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu hút khách đến nơi đến. • Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: được giới hạn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đặt trong mối liên hệ với các địa phương trong khu vực. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2000 tới nay và những năm tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập và phân tích dữ thứ cấp: thu thập và phân tích các tư liệu tham khảo từ sách, báo, bài viết trên mạng, tài liệu và số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên; - Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này nhằm cập nhật thông tin về đối tượng nghiên cứu, làm tăng độ chính xác, cụ thể, thuyết phục của các kết quả nghiên cứu cũng như các tài liệu thu thập được; - Phương pháp điều tra xã hội học: tác giả đã phát 200 phiếu điều tra về nhu cầu của du khách nội địa khi đến du lịch tại Phú Yên nhằm thu thập các thông tin về cầu du lịch nội địa tại Phú Yên phục vụ cho đề tài nghiên cứu; - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: tác giả đã phỏng vấn các chuyên gia về du lịch làm việc tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn trong tỉnh để thu thập các ý kiến về thực trạng và giải pháp thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên nhằm làm phục vụ cho đề tài. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến. Chương 2. Thực trạng hoạt động thu hút khách nội địa tới du lịch Phú Yên. Chương 3. Các giải pháp nhằm tăng sức thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên. 3 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA TỚI ĐIỂM ĐẾN 1.1. Khách và điểm đến du lịch 1.1.1. Khách du lịch 1.1.1.1. Khách du lịch Có nhiều quan điểm cũng như khái niệm khác nhau về khách du lịch: Khách du lịch (KDL) là người lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao, v.v.. Theo luật du lịch Việt Nam, thì KDL: Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. [Khoản 3, Điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt nam] Như vậy, một người được gọi là KDL phải thỏa mãn 3 tiêu chuẩn: - Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên; - Thời gian: hơn 24 giờ và dưới 1 năm; - Có mục đích: nghỉ ngơi, tham quan, hành hương, tìm hiểu, khám phá, v.v. trừ mục đích lao động kiếm tiền. 1.1.1.2. Khách du lịch nội địa KDL nội địa là công dân của một nước đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. KDL nội địa của Việt Nam: là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. [Khoản 2, Điều 34, chương V, Luật Du lịch Việt nam] 1.1.1.3. Đặc điểm tâm lý khách du lịch nội địa Theo tâm lý chung của khách du lịch Việt Nam, du lịch là một kỳ nghỉ sau thời gian lao động vất vả, là thời gian để được làm “thượng đế”. Bởi thế, họ có một số những đặc điểm tâm lý sau: 4 - Không chấp nhận những chuyến đi có cường độ cao, di chuyển và vận động quá nhiều. - Muốn được sinh hoạt (lưu trú, ăn uống) trong những điều kiện tốt hơn ở nhà, tương xứng với chi phí họ đã bỏ ra. - Thích trò chuyện, trao đổi về những điều đã gặp và thường quan tâm đến nhau trong đoàn. - Thích thể hiện mình trong chuyến đi. - Thích quay phim, chụp ảnh cho mình tại những điểm du lịch. • Khách lẻ Trong kinh doanh du lịch, khách lẻ được hiểu là người khách du lịch đi du lịch tự do đến một điểm du lịch mà không thông qua các chương trình hoặc sự tổ chức chuyên nghiệp của các công ty du lịch. Đối tượng khách lẻ thường bao gồm các nhóm sau: Trí thức: Luôn tôn trọng chương trình du lịch, mong đợi rất nhiều vào vai trò của hương dẫn viên. Bình dân: Luôn mong chuyến đi được thuận lợi, được cười càng nhiều càng tốt. Việt kiều: Tự ti về quá khứ, mong sự chuyên nghiệp và tiện nghi mà chương trình mang lại. Người miền Bắc đi du lịch vào miền Nam: Tự hào về quá khứ, về thủ đô, thích lễ phép và ca ngợi quê hương đất nước. • Khách đoàn Thường do cơ quan, đoàn thể xí nghiệp, công ty, v.v. tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát. Du khách không phải là người trực tiếp chi tiền mua chương trình du lịch nên ở khâu phục vụ, thuyết minh viên dễ bị than phiền mà lẽ ra không phải lỗi từ phía thuyết minh viên. Công nhân xí nghiệp tư nhân: Rất mong đợi chuyến đi vui vẻ, là đặc ân của “chủ” sau một năm cống hiến.Trưởng đoàn thường hợp tác, hòa đồng, không kiêu căng. Công nhân xí nghiệp nhà nước: Thường bị ép buộc tham gia, vai trò của người trưởng đoàn rất lớn, hay so sánh, hay phàn nàn, thích hướng dẫn viên thuyết minh và quản trò chừng mực. Thích nghe nhạc cách mạng. 5 Công nhân xí nghiệp, nhân viên công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Vừa tham gia chương trình du lịch, vừa thực hành các hoạt động phong trào gắn kết nội bộ, chịu chi phí ngoài chương trình nhiều, luôn mong muốn và yêu cầu nhà tổ chức chương trình du lịch và hướng dẫn viên phải chuyên nghiệp và có kế hoạch chuẩn bị thật chi tiết. 1.1.2. Điểm đến du lịch 1.1.2.1. Khái niệm điểm đến du lịch Điểm đến du lịch là một phạm vi cụ thể mà trong đó du khách ở lại ít nhất một đêm và chứa đựng các SPDL như các dịch vụ (DV) bổ trợ và các điểm hấp dẫn, các nguồn lực du lịch với ranh giới địa lý và hành chính xác định bởi quản lý, hình ảnh, nhận thức của cạnh tranh thị trường. (UNWTO, 2003) Như vậy, điểm đến du lịch có thể được xác định bằng nhiều cách: hoặc theo ranh giới quản lý hành chính của một địa phương, vùng lãnh thổ, hoặc theo vùng địa lý, hay theo thị trường… nhưng phải chứa một mức độ phát triển du lịch đủ lớn có thể thoả mãn nhu cầu của du khách. Sự hấp dẫn và trải nghiệm điểm đến được hình thành bởi các yếu tố: sức hấp dẫn du lịch, các tiện nghi công cộng và cá nhân, khả năng tiếp cận, nguồn nhân lực, hình ảnh và đặc điểm, giá cả. Như vậy, sự hấp dẫn của một điểm đến du lịch phụ thuộc vào các yếu tố của cung và cầu du lịch điểm đến. 1.1.2.2. Các yếu tố cơ bản của cung du lịch điểm đến (i) Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch (TNDL) là yếu tố cơ bản nhất tạo ra sức hấp dẫn điểm đến, tạo động lực ban đầu cho khách du lịch tới điểm đến. Theo Luật Du lịch Việt Nam thì TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. [Khoản 4, điều 4, Luật Du lịch 2005] Theo nghĩa thông dụng nhất, có thể hiểu TNDL là một dạng đặc sắc của tài nguyên trên trái đất. Nó bao gồm các thành phần và những kết hợp của điều kiện, 6 cảnh quan thiên nhiên và thành quả lao động sáng tạo của con người có thể được sử sụng cho các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch. TNDL có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch (SPDL) và cung du lịch. Như vậy, bất cứ nhân tố thiên nhiên, xã hội nhân văn nào có thể thu hút được khách du lịch đều có thể gọi là TNDL. Có nhiều quan điểm khác nhau trong phân loại TNDL. Nhưng nhìn chung, TNDL được phân thành hai nhóm: TNDL thiên nhiên và TNDL nhân văn. • Tài nguyên du lịch thiên nhiên Bao gồm yếu tố địa hình (núi đồi, đồng bằng, sông suối, hang động và bãi biển) tạo ra cảnh quan kỳ thú, yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm của không khí, độ chiếu sáng của mặt trời, v.v.) thích hợp với từng loại du lịch, hệ thực vật phong phú, độc đáo và các loài động vật (thú, chim, cá, côn trùng, v.v.) đa dạng, điển hình cho từng vùng tạo ra sự tò mò, sự quyến rũ đối với du khách, những vùng hồ, bãi biển, nguồn nước (uống hoặc tắm) những yếu tố này có khả năng hấp dẫn du khách, lôi cuốn mạnh mẽ họ tới đó để du lịch. • Tài nguyên du lịch nhân văn Bao gồm các di tích văn hóa di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội, các kiến trúc đô thị, cảnh quan, các làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học (như điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, bản sắc vùng miền, văn hóa ẩm thực, hoạt động sản xuất với sắc thái của mỗi ngành nghề, dân tộc, vùng miền), các thiết chế văn hóa (bảo tàng, các khu tưởng niệm, các cơ sở biểu diễn nghệ thuật, thư viện, v.v.) cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) của khoa học – công nghệ, đào tạo, trung tâm huấn luyện thể thao, các sự kiện thể thao, triển lãm, liên hoan nghệ thuật và các sự kiện, các kỷ niệm lớn… (ii). Hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển Du lịch hàm ý một sự di chuyển của du khách ra khỏi nhà để đến chỗ lưu trú. Cho nên hệ thống giao thông: đường sá, sân bay, bến cảng, v.v. là những điều kiện để sự di chuyển đó có thể diễn ra một cách tốt nhất (ít mệt mỏi, ít tốn thời gian) và chi phí thấp nhất. 7 Trong khi đó, DV vận chuyển nhằm đưa khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch và ngược lại, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Để thực hiện DV này, người ta có thể sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau như máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, phương tiện vận chuyển thô sơ như xa trâu, xe ngựa, xe bò kéo v.v.. Như vậy, hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển là yếu tố cơ bản nhất tạo ra sự thuận tiện tiếp cận điểm đến. Hệ thống giao thông càng đầu tư phát triển, phương tiện vận chuyển du lịch càng phong phú đa dạng thì điểm đến càng tạo nên sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách. (iii). Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch CSVCKT du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và tổ chức thực hiện tiêu dùng SPDL và cung du lịch. Mức độ khai thác tiềm năng du lịch để tạo ra SPDL và sự đáp ứng các nhu cầu du lịch, tức là tạo ra cung du lịch, phụ thuộc rất nhiều vào CSVCKT du lịch. CSVCKT du lịch là yếu tố cơ bản nhất tạo ra tiện nghi sinh hoạt cho du khách. Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành Du lịch, sự hình thành cung du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKT. CSVCKT du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và tổ chức thực hiện cung du lịch nhằm đáp ứng cầu du lịch. Như vậy ngoài những cơ sở vật chất chuyên ngành Du lịch như khách sạn, nhà hàng, các khu nghỉ tổng hợp, các phương tiện vận chuyển du lịch và các trang thiết bị du lịch khác, còn có một phần CSVCKT của ngành khác như giao thông, thương nghiệp, văn hóa, y tế, bưu điện, DV công cộng v.v. tham gia vào quá trình tạo cung du lịch. • Cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống Là yếu tố đảm bảo cho KDL có nơi ăn, nghỉ trong quá trình thực hiện chuyến du lịch. KDL có thể chọn một trong các khả năng nghỉ ngơi tại khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà người quen, lều trại và các hình thức tương tự khác. Để thỏa mãn nhu cầu ăn uống khách du lịch có thể tự mình chuẩn bị bữa ăn hay được mời đến nhà người thân hoặc bạn bè, sử dụng các DV phục vụ ăn uống của các cơ sở phục vụ ăn 8 uống như nhà hàng, quán ăn, tiệm rượu, v.v.. Như vậy, hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú của một điểm đến du lịch cần đảm bảo chất lượng và phong phú để đáp nhu cầu hết sức đa dạng của du khách. • Khu, điểm du lịch Là yếu tố chính phục vụ nhu cầu đi du lịch cho du khách. Do vậy, một điểm đến muốn gia tăng lượng khách đến trước hết phải có những khu, điểm du lịch đáp ứng được nhu cầu của du khách. • Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí Là điều kiện để du khách hưởng thụ chuyến du lịch một cách thỏa mái hơn, trọn vẹn hơn. Do vậy, các cơ sở thể thao, vui chơi giải trí góp phần làm cho các điểm du lịch càng phong phú và hấp dẫn. Các cơ sở này bao gồm các khu vui chơi giải trí, phòng luyện tập, trung tâm thể thao với nhiều loại hình khác nhau. Tóm lại, du lịch càng phát triển thì các cơ sở phục vụ DV thể thao, vui chơi giải trí càng đóng vai trò quan trọng. • Mạng lưới thương mại dịch vụ Là các địa điểm đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách, góp phần làm tăng sức hút điểm đến du lịch. • Các cơ sở y tế Nhằm phục vụ mục đích chữa bệnh và các DV chăm sóc sức khỏe khác tại điểm đến du lịch, gồm các trung tâm chữa bệnh, các phòng y tế, các trung tâm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, v.v.. • Các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác Bao gồm tất cả những yếu tố về CSVCKT khác có thể cung cấp DV cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chuyến du lịch của du khách như: hệ thống ngân hàng, các trạm xăng, xưởng sửa chữa, v.v.. Chất lượng và sự đa dạng của CSVCKT du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung cấp các SPDL cho khách, từ đó tác động đến việc xây dựng và phát triển thành công ngành Du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương và từng điểm tham quan du lịch. 9 (iv). Nhân lực du lịch tại địa phương Nguồn nhân lực du lịch chính là động lực phát triển du lịch của một địa phương vì những lý do: Thứ nhất, SPDL hầu hết là sản phẩm DV, chất lượng sản phẩm tạo ra của ngành du lịch lại rất khó đo lường, hiệu quả sản phẩm chủ yếu được đánh giá bằng sự trải nghiệm, vì thế, việc tạo ra một đội ngũ lao động của ngành được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp… là hết sức quan trọng; thứ hai, thực hiện những công việc để tạo ra và ghép nối các yếu tố tạo cung du lịch đòi hỏi phải có nguồn nhân lực du lịch. Có thể nói nguồn nhân lực là chủ thể tạo ra các yếu tố cấu thành cung du lịch (trừ tài TNDL thiên nhiên không do nhân lực du lịch tạo ra, nhưng được bàn tay con người vun đắp, tu bổ, hoàn thiện và phát triển) và phối hợp các yếu tố để tạo ra cung du lịch. Như vậy, chỉ có thể tạo ra cung du lịch nói riêng và phát triển du lịch nhanh, bền vững nói chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện, phục vụ tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội, nếu có một đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và có trách nhiệm cao với ngành, với đất nước, gồm đông đảo những công nhân, nhân viên lành nghề, những nhà khoa học, công nghệ du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tụy, biết nhìn xa trông rộng. (v). Chính sách phát triển du lịch của địa phương Chính sách phát triển du lịch của địa phương là nhân tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển ngành của một địa phương. Để địa phương thật sự trở thành một điểm đến có sức thu hút, thì cần có hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp bao gồm chính sách dài hạn và chính sách cấp bách thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch. Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình; bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. 1.1.2.3. Các yếu tố cơ bản của cầu du lịch nội địa tới điểm đến Cầu du lịch là một bộ phận nhu cầu của xã hội có khả năng thanh toán về hàng hóa, vật chất và DV du lịch đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời, giải trí của con 10 người ngoài nơi ở thường xuyên của họ, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiển văn hóa, chữa bệnh, tham gia vào các chương trình đặc biệt và các mục đích khác.[8, Tr.82]. Qua đó nhận thấy rằng, cầu du lịch nội địa của một quốc gia là một bộ phận nhu cầu của con người trong quốc gia đó có khả năng thanh toán về những tiêu dùng trong chuyến đi du lịch trong nước của họ. (i). Lượng khách nội địa Lượng khách nội địa của một điểm đến là lượng khách đi du lịch trong nước đến với điểm đến đó. Mỗi điểm đến du lịch có thể thống kê lượng khách nội địa của mình thông qua các cơ sở lưu trú trên địa bàn. Trên phạm vi toàn cầu có 80% lượng cầu du lịch là đi du lịch trong nước. Tại Việt Nam, theo thống kê, số lượng khách đi du lịch nội địa năm 2013 ước đạt 35 triệu lượt; trong khi đó lượng khách quốc tế 7.572.352 lượt, như vậy, lượng cầu du lịch nội địa của Việt Nam chiếm 82%. (ii). Các nguồn khách nội địa chính Nguồn khách nội địa chính của một điểm đến du lịch là thị trường khách du lịch chính trong nước mà điểm đến đó đang khai thác. Với mỗi địa phương đều có thị trường khách du lịch trọng điểm của mình, do vậy, nhằm gia tăng lượng khách nội địa tới điểm đến trước hết cần phải có những chính sách thu hút du khách từ những thị trường này. (iii). Các hàng hóa và dịch vụ du lịch được khách ưa thích Đối với du khách đi du lịch thuần túy thì hàng hóa và DV du lịch được khách ưa thích là những yếu tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn điểm đến của du khách. Như vậy, một điểm đến mà hàng hóa DV du lịch càng thỏa mãn được mong muốn của du khách cho chuyến đi thì càng có khả năng gia tăng lượng cầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn và xây dựng hệ thống hàng hóa và DV du lịch đáp ứng được nhu cầu của du khách cần dựa trên nền tảng của nội dung và cơ cấu của cầu du lịch, bao gồm: 11 • Cầu du lịch về dịch vụ - Cầu du lịch về DV chính: là nhóm cầu du lịch về DV vận chuyển và cầu về DV lưu trú và ăn uống của khách du lịch. Cầu du lịch về DV vận chuyển đảm bảo sự di chuyển tất yếu từ nơi ở thường xuyên của khách du lịch đến các điểm tham quan du lịch và ngược lại, cũng như việc đi lại tại các điểm tham quan du lịch của khách. Bản chất của du lịch là sự di chuyển. Do vậy, cầu du lịch về vận chuyển đóng vai trò quyết định. Trên thị trường du lịch, cầu về DV vận chuyển luôn được đặc ra đầu tiên. Có đáp ứng được nhu cầu về DV vận chuyển mới có cơ sở để thực hiện các cầu khác trong chuyến đi du lịch. Ăn uống, lưu trú mặc dù không phải là mục đích của chuyến đi, nhưng do tính chất tự nhiên của nhu cầu sinh lý, cầu về DV lưu trú và ăn uống chiếm phần đáng kể trong tổng chi tiêu của khách du lịch và có ý nghĩa xác định phần còn lại của cầu trong du lịch và đảm bảo chất lượng của chuyến đi du lịch. Tuy vậy, cầu về DV lưu trú và ăn uống trong chuyến đi du lịch có những nét khác biệt so với cầu ăn uống và lưu trú tại nơi ở thường xuyên của con người. Trong khi ăn, ngủ tại nhà chỉ là nhu cầu thiết yếu hàng ngày, đảm bảo cho sự tồn tại của con người theo quy luật trong môi trường và khung cảnh quen thuộc, thì nhu cầu về lưu trú và ăn uống trong khi di chuyển địa điểm và ở nơi tham quan du lịch, là đòi hỏi không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu mà còn là một sự khám phá, thưởng thức của KDL trong mỗi chuyến đi. Từ đặc trưng này của cầu du lịch, các cơ sở lưu trú và ăn uống cần chú ý nhiều hơn đến việc phục vụ KDL bằng những DV lưu trú, món ăn, đồ uống thể hiện những đặc sản riêng có của mình, của địa phương mình hơn là phục vụ họ bằng món ăn, đồ uống của họ. - Cầu du lịch về DV đặc trưng: là cầu về DV đáp ứng sự cảm thụ, thưởng thức, mà vì nó con người chấp nhận chuyến đi du lịch. Cầu du lịch về DV đặc trưng thường là nguyên nhân và mục đích chuyến đi, có thể gọi đó là động cơ của chuyến đi. Do đó, đối với mỗi loại hình du lịch tương ứng với động cơ đi du lịch, khách du lịch có những cầu về DV đặc trưng khác nhau. - Cầu du lịch về DV bổ sung là cầu về những DV phục vụ các yêu cầu đòi hỏi rất đa dạng phát sinh trong chuyến đi của khách, bao gồm các DV thông tin, liên 12 lạc, DV làm visa, đặt chỗ, mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, giặt là, DV chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, thể thao, sửa chữa đồ đạc, hành lý, v.v.. Phần lớn cầu du lịch về DV bổ sung phát sinh tại các điểm du lịch, cần được đáp ứng ngay trong thời gian ngắn. Hai nhóm cầu về DV đầu tiên được đáp ứng bởi các cơ sở du lịch, còn nhóm cầu về DV bổ sung do các cơ sở du lịch và các cơ sở sản xuất DV khác đáp ứng. Cùng với sự phát triển của thị trường du lịch, nội hàm của cầu du lịch về DV bổ sung càng ngày càng được mở rộng, vai trò của nó cũng ngày một quan trọng. Đáp ứng tốt cầu du lịch về DV bổ sung là một hướng quan trọng trong quá trình đa dạng hóa kinh doanh của các chủ thể bên bán trên thị trường du lịch. • Cầu du lịch về hàng hóa vật chất - Cầu du lịch về hàng lưu niệm: Khái niệm hàng lưu niệm cũng có tính tương đối. Tùy quan niệm của mỗi người mà hàng lưu niệm có thể là những hàng hóa có tính tượng trưng cho mỗi đất nước, mỗi địa phương, mỗi điểm du lịch, giá trị sử dụng của nó đối với người mua là việc giúp họ hồi tưởng, ghi nhớ, đánh dấu những điểm tham quan du lịch mà họ đã tới, chứa đựng những trải nghiệm du lịch. Đây là những vật rất có ích, nhưng ít khi được kể đến hàng đầu trong danh mục mua sắm của du khách. Hàng lưu niệm cũng có thể là những quà tặng có giá trị kinh tế cao, giá trị sử dụng là ghi nhớ đến người tặng, tạo ra hoặc tăng cường quan hệ giữa người tặng và người nhận quà. Ở trường hợp thứ nhất hàng lưu niệm được hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa đích thực của nó. Còn trong trường hợp thứ hai hàng lưu niệm được hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp về hàng lưu niệm, cầu du lịch về hàng lưu niệm hầu như chỉ xuất hiện và đáp ứng trên thị trường du lịch. Đáp ứng tố cầu về hàng lưu niệm sẽ mang lại hiệu ứng quảng bá, quảng cáo cao, hình thành cầu về tham quan điểm du lịch, khôi phục ngành nghề thủ công truyền thống sản xuất hàng lưu niệm và tạo khả năng xuất khẩu tại chỗ. - Cầu du lịch về hàng hóa có giá trị kinh tế đối với KDL: trong quá trình đi du lịch, KDL thường kết hợp mua các hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Cầu du lịch về hàng hóa có giá trị kinh tế cao xuất phát từ nhu cầu mua sắm phục vụ cho bản than và gia đình của KDL. Nhưng trong những trường hợp nhất định, có những 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan