Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (nghiên cứu tại th...

Tài liệu Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (nghiên cứu tại thành phố hà nội)

.PDF
113
806
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ THANH HUYỀN HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY (NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội, năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ THANH HUYỀN HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY (NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI) Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhƣ Trang Hà Nội, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em gửi lời cảm ơn đến TS.Nguyễn Thị Như Trang - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, cùng với các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn về sự giúp đỡ của các bác tình nguyện viên Câu lạc bộ quản lý sau cai phường Mai Dịch, phường Quan Hoa, phường Bồ Đề; các anh, chị là người sau cai nghiện ma túy thành phố Hà Nội. Luận văn không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Lê Thị Thanh Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... .1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... .1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ .3 2.1. Nghiên cứu ngoài nước……………………… . ………………….…………..3 2.2. Nghiên cứu trong nước……………………… . ……………………………...8 3. Ý nghĩa của nghiên cứu………………………… ……………..……………..12 3.1. Ý nghĩa lý luận……………………………… . …………………..………....12 3.2. Ý nghĩa thực tiễn…………………………… . …………………..………….12 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu…………… . …………………..…………...12 4.1. Đối tượng nghiên cứu……………………… ……………………..………..12 4.2. Khách thể nghiên cứu…………………… …………………………..……..12 5. Phạm vi nghiên cứu……………………… …………………………...………12 6. Mục tiêu nghiên cứu………………………………… ……………...………...12 7. Câu hỏi nghiên cứu .............................................. …………………………….13 8. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................13 9. Phương pháp nghiên cứu…………………...…………………………………13 10. Kết cấu của luận văn………………………………..………………………..16 NỘI DUNG ...................................................................................................... .…….…...17 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu. .....................………...17 1.1. Các khái niệm liên quan .................................................................………...17 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến ma túy ..................................………...17 1.1. 2. Việc làm…………………………………………..……………….23 1.1.3 Khái niệm Hỗ trợ………………………………..………………….27 1.1.4. Khái niệm Hỗ trợ trong công tác xã hội ……………...……………….27 1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu… ....................................………..28 1.2.1. Thuyết hệ thống sinh thái....................................................………..28 1.2.2. Thuyết nhu cầu .................................................................. …………31 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................... …………33 Chƣơng 2. Đánh giá thực trạng tìm kiếm việc làm của ngƣời sau cai nghiện ma túy. .................................................................................................. …………37 2.1. Tình hình của người sau cai nghiện ma túy ở Hà Nội .................. …………37 2.2. Thực trạng việc làm hiện nay của người sau cai nghiện ma túy .... …………44 2.2.1. Thực trạng tìm kiếm việc làm của người sau cai nghiện ma túy ................................................................................................................ …..........45 2.2.2. Thực trạng vay vốn tạo việc làm của người sau cai nghiện ma túy ............................................................................................................... …………50 2.2.3. Những nhu cầu của người sau cai nghiện ma túy…. ........ …………54 2.2.4. Những hỗ trợ để tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ..............................................................................................................................61 Chƣơng 3. Những thuận lợi và rào cản trong hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho ngƣời sau cai nghiện và vai trò của công tác xã hội. .......................... ………….69 3.1. Những rào cản và thuận lợi…………………………………………………69 3.1.1. Thuận lợi.. ........................................................................ …………69 3.1.2. Rào cản .............................................................................. …………77 3.2. Vai trò của công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người sau cai nghiện ma túy……………………………………………………….……....86 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... …………99 1. Kết luận ......................................................................................................... …………99 2.Khuyến nghị ........................................................................................……….101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. …………103 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Sự chênh lệch về giới tính của người sau cai nghiện ma túy ... 37 Bảng 2.2: Trình độ học vấn của người sau cai nghiện ma túy................... 38 Bảng 2.3: Tuổi của người sau cai nghiện ma túy ........................................ 39 Bảng 2.4: Tình trạng hôn nhân của người sau cai nghiện ma túy ............. 40 Bảng 2.5: Gia đình của người sau cai nghiện ma túy ................................. 41 Bảng 2.6: Tình trạng nuôi dưỡng con cái của người sau cai nghiện ma túy 42 Bảng 2.7: Công việc hiện tại của người sau cai nghiện ma túy ................. 45 Bảng 2.8: Mức độ ổn định của công việc hiện tại....................................... 47 Bảng 2.9: Nguồn sống chủ yếu của người sau cai nghiện ma túy............. 49 Bảng 2.10: Lý do chưa làm thủ tục vay vốn................................................ 53 Bảng 2.11: Nhu cầu vay vốn ......................................................................... 55 Bảng 2.12: Nhu cầu học nghề và giới thiệu việc làm ................................. 57 Bảng 2.13: Nhu cầu học nghề/làm nghề ...................................................... 58 Bảng 2.14: Hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm ........................................ 61 Bảng 2.15: Nguồn hỗ trợ ............................................................................... 62 Bảng 2.16: Những hỗ trợ nhận được ............................................................ 66 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1.1: Các giai đoạn của nghiện ma túy ............................................ 18 Biểu đồ 2.1: Bình quân thu nhập của người sau cai nghiện ma túy .......... 44 Biểu đồ 2.2: Thu nhập hàng tháng từ công việc hiện tại ............................ 48 Biểu đồ 2.3: Các nguồn vay vốn cho người sau cai nghiện ma túy .......... 50 Biểu đồ 2.4: Mục đích vay vốn của người sau cai nghiện ma túy............. 52 Biểu đồ 2.5: Số vốn có nhu cầu vay của người sau cai nghiện ma túy ..... 56 Biểu đồ 2.6: Nhu cầu hỗ trợ để sử dụng vốn vay hiệu quả ........................ 57 Biểu đồ 2.7: Hỗ trợ để học nghề hoặc tìm việc làm.................................... 60 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo Liên Hiê ̣p Quố c, ma túy là các chấ t hóa ho ̣c có nguồ n gố c tự nhiên và nhân ta ̣o khi xâm nhâ ̣p cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng , ý thức và trí tuê ̣ , làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cô ̣ng đồ ng . Sự lê ̣ thuô ̣c của con người, cụ thể đối với các chất ma túy tác động lên hê ̣ thầ n kinh trung ương ta ̣o nên những phản xa ̣ có điề u kiê ̣n không thể quên hoă ̣c từ bỏ đươ ̣c dẫn đến nghiện ma tuý . Người thường xuyên lê ̣ thuô ̣c vào thuố c gây nghiê ̣n (đươ ̣c go ̣i chung là ma túy như : heroin, cocain, moocfine, thuố c phiê ̣n, cầ n sa…) có sự thèm muốn mãnh liệt khó cưỡng lại được gọi là người nghiện ma túy. Theo nghiên cứu, từ xa xưa các bộ lạc ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Úc đã sử dụng thuốc phiện vào nhiều mục đích khác nhau: chữa bệnh, nghi thức tiếp xúc với thần linh, giảm nhẹ nỗi sợ chết trong chiến tranh, nỗi ưu phiền trong đời sống. Các thầy lang, thầy cúng ở các bộ lạc cổ sơ đã biết chữa các chứng đau, ho, tiêu chảy, nhức đầu… bằng thuốc phiện. Thuốc phiện là chất ma túy được sử dụng để chữa bệnh sớm nhất ở Châu Á. Trải qua nhiều thế kỷ, từ thế kỷ XIX, tại nhiều nước Châu Âu, nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đã sử dụng thuốc phiện như một nguồn cảm hứng cho sáng tác, ca tụng cảm giác sảng khoái và nhiều cảm giác kỳ ảo khác của thuốc phiện, góp phần làm cho số người lạm dụng thuốc phiện trong xã hội các nước Châu Âu ngày càng gia tăng. [38,tr.76&77]. Việc sử dụng, lạm dụng này diễn ra rộng rãi trên phạm vi toàn cầu và trở thành một hiện tượng xã hội. Tại diễn đàn Liên Hợp quốc, ngài Boutros Gali- nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã đánh giá: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy đang trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra khỏi vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu 1 khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế- xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội... Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển...”[34]. Như vậy, việc buôn bán, sử dụng và lạm dụng ma túy đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe người sử dụng mà còn với gia đình và xã hội, đặc biệt khi nhu cầu dùng chất ma túy ngày càng tăng có thể liên quan đến các hành vi bạo lực như trộm cắp, giết người để đáp ứng nhu cầu dùng chất ma túy. Theo thống kê chưa đầy đủ về tình hình sử dụng ma túy bất hợp pháp trên toàn thế giới năm 2011, có khoảng từ 149 triệu người đến 272 triệu người tức 3,3%- 6,1% dân số từ độ tuổi 15- 64 sử dụng ma túy bất hợp pháp ít nhất 1 lần/năm, khoảng 1/2 số đó là người nghiện thường xuyên, trong khi đó vào những năm 1990 chỉ khoảng từ 15 triệu người- 39 triệu người nghiện. Có khoảng 125 triệu người- 203 triệu người sử dụng cần sa, tăng 2,8%- 4,5% so với năm 2009. Số người sử dụng cocain chiếm khoảng 0,3%- 0,5% dân số thế giới trong độ tuổi 15- 64 tuổi, tức là khoảng 14 triệu- 20 triệu người.[5 ,tr.13]. Tại Việt Nam, số liệu thống kê về sử dụng ma túy và nghiện ma túy cho thấy, tính trung bình mỗi năm, cơ quan Nhà nước tổ chức cai nghiện cho khoảng 50.000 người, ước tính có khoảng 30.000 người nghiện đang bị quản lý trong các nhà tù, trại giam do vi phạm pháp luật và do nhiều nguyên nhân khác nhau, ước tính có khoảng 70%- 80% số người sau cai nghiện khi trở về với gia đình, cộng đồng từ các trung tâm cai nghiện đã quay trở lại sử dụng ma túy thường xuyên trong vòng một năm sau.[49]. Người sau cai nghiện ma túy trên con đường phục thiện vẫn mang trong mình những mặc cảm tội lỗi và không tránh khỏi sự cám dỗ của ma túy. Đặc biệt, người sử dụng ma túy bị phụ thuộc, trói buộc bởi tình trạng tâm lý, khát khao, thèm muốn, đam mê sử dụng ma túy, mắc phải nhiều thứ bệnh. Những người này hay mặc cảm, tự ti, dễ bị tổn thương, thiếu bản lĩnh, suy nghĩ lưng chừng, nhanh chán nản, dễ từ bỏ khi 2 gặp khó khăn, kỷ luật lao động chưa cao, nhiều người chưa có thói quen lao động và yêu thích lao động. Việc dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người nghiện ma túy sau cai là một trong các nội dung quan trọng của quy trình cai nghiện, là yêu cầu thiết yếu, tạo điều kiện cho đối tượng phục hồi tái hòa nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện. Qua khảo sát, đánh giá về “Các giải pháp tạo việc làm tái cộng đồng cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy những đối tượng có việc làm ổn định thì tỷ lệ tái nghiện là 25%, đối tượng có việc làm không ổn định tỷ lệ tái nghiện là 28,5% và không có việc làm là 38,9%. Vấn đề về hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy là mối quan tâm của xã hội, ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giữ gìn an ninh trật tự đất nước. Thực tế, người sau cai nghiện ma túy có nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nước, một vài tổ chức phi chính phủ về việc làm, tuy nhiên số người này chưa nhiều và điều quan trọng hơn là chất lượng việc làm chưa cao dẫn đến tình trạng đối tượng nhanh chán, bỏ việc và hậu quả là dễ tái nghiện. Việc học nghề, tìm kiếm việc làm chưa thực sự đáp ứng, phù hợp với nguyện vọng, sở thích và ưu điểm của người được học nghề, tìm việc làm. Xuất phát từ những lí do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội)”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Nghiên cứu ngoài nƣớc Các tài liệu nước ngoài chúng tôi chưa bắt gặp những nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Vì vậy những nghiên cứu sau đây sẽ là những bước đệm trong việc hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy phòng chống tái nghiện. Con người đã phát hiện và sử dụng các chất ma túy tự nhiên cách đây 6000 năm. Việc trồng và sử dụng các cây có chứa hoạt chất ma túy tự nhiên đã trở thành thói quen và tập tục của nhiều dân tộc ở nhiều vùng đất khác nhau. 3 Từ khi phát hiện ra tác dụng kích thích của các loại ma túy tự nhiên cũng như tổng hợp, số lượng người nghiện ma túy ngày càng tăng. Nó cho thấy việc dùng ma túy gắn bó chặt chẽ tới cảm giác của con người, tới cuộc sống tâm lý của họ. Đứng về phương diện xã hội, ma túy đã gây ra những tác hại vô cùng to lớn. Chính vì thế cuộc chiến chống tệ nạn ma túy đã có từ lâu đời và nhiều thế kỷ. Từ góc độ tâm lý học các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề này trên cơ sở các lý thuyết khác nhau của tâm lý học như phân tâm học, tâm lý học xã hội, nhận thức và hành vi … Bởi các nghiên cứu rất phong phú trên từng góc độ nhìn khác nhau với những quan điểm về điều trị khác nhau nên chúng tôi cố gắng tổng hợp các nghiên cứu theo từng góc độ nhìn nhận của mỗi lý thuyết theo hệ thống. Cách tiếp cận phân tâm học: Cách tiếp cận này rất được thịnh hành ở Pháp. Theo thuyết này thì việc dùng ma túy có liên quan tới các xung đột và các rối nhiễu trong quá trình phát triển. O.F.Kernberg ( 1975 ) cho rằng khi xung đột Edipe còn tồn tại ở tuổi thanh thiếu niên, thì những người ở lứa tuổi này sẽ tìm kiếm sự giải thoát tội lỗi và các ức chế khác ở việc dùng ma túy [7]. Điều này lý giải tại sao thanh thiếu niên là lứa tuổi nhạy cảm với ma túy. Người nghiện ma túy phản ánh thể thức phòng vệ chống lại sự lệ thuộc vào khách thể ( ở đây là bà mẹ ) của chủ thể và đe dọa ái kỷ mà nó quy định. Ma túy sẽ là khách thể giả thay thế, tượng trưng cho bà mẹ thuộc tuổi ấu thơ. Ma túy đã được khách thể hóa và lúc này thanh thiếu niên khép mình trong mối quan hệ với ma túy. Cách tiếp cận này tập trung vào quá trình phát triển, đặc biệt là thời thơ ấu của con người và cho rằng những lệch lạc của sự phát triển sẽ kéo theo những rối nhiễu hành vi. Quá trình trị liệu phân tâm nếu hóa giải được những xung đột vô thức này của người nghiện thì họ có thể trở nên không cần phụ thuộc vào ma túy nữa. Cách tiếp cận nhận thức xã hội: Trong cách tiếp cận này mà A.Bandura là một đại diện thì theo ông nhận thức về khả năng của mình là khái niệm trung tâm của sự điều chỉnh hành vi của bản thân [ 2 ]. Khái niệm “ cái tôi hiệu quả “ ( Self – efficacy ) do ông đưa ra được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực nghiện. Theo ông “ cái tôi hiệu quả “ là khả năng thực sự có thể làm một việc gì đó, là sự đánh giá của con người về khả năng của mình trong việc hoàn thành các nhiệm vụ phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau. 4 Chính cảm giác về cái tôi không hiệu quả, yếu đuối và bất lực của cá nhân trong cuộc sống làm phá hại niềm tin vào bản thân của chính họ. Điều đó khiến họ dễ mắc vào mọi sự cám dỗ trong đó có ma túy. A.Bandura cho rằng cảm giác về “ cái tôi hiệu quả “ là chìa khóa trả lời cho sự tái nghiện của những bệnh nhân nghiện rượu và ma túy. Những chương trình trị liệu làm nhằm tăng tính hiệu quả của cái tôi của ông đã giúp bệnh nhân vượt qua được nỗi sợ hãi của đau đớn và bất lực cũng như ứng phó một cách hợp lý hơn với hoàn cảnh. Nhờ đó mà quá trình cai nghiện diễn ra có hiệu quả hơn. Cách tiếp cận tâm lý trị liệu nhận thức: Một trong những chuyên gia hàng đầu khác trong lĩnh vực tâm lý trị liệu nhận thức ở Mỹ là Callahan R.J [ 6 ]. Ông có cách tiếp cận khác đến vấn đề nghiện. Ông cho rằng nguyên nhân của nghiện ngập và thôi thúc một số người sử dụng các chất gây nghiện chính là những cảm xúc tiêu cực mà họ phải trải nghiệm. R.J.Callahan ( 1997 ) [ 6 ] đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nghiện và lo hãi. Việc phát hiện này đã giúp ông tìm ra một phương pháp chữa trị cho hầu hết các loại nghiện. Nội dung của phương pháp trị liệu này là tìm cách vượt qua được sự lo hãi. Ông gọi đó là liệu pháp trường tư duy. Một nghiên cứu khác của Richardson, Myers, Bing ( 1997 ) [ 15] chỉ ra rằng sự rối loạn tâm trạng, cảm giác lo âu dự báo khả năng nghiện ma túy nặng. Gần gũi với thuyết nhận thức xã hội là cách tiếp cận lý thuyết về cái tôi. Nếu như sự nhận thức về cái tôi hiệu quả là chìa khóa của các nghiên cứu ở trên thì quan điểm của thuyết hiện tượng ( phenomenological ) mà Rogers là đại diện thì “ cái tôi “ ở thuyết này còn cần một loại hiện tượng nữa đi kèm mới dẫn đến hiện tượng nghiện ngập. Đó là những đau đớn về sự thất bại của cá nhân. Hull J.G, Young R.D. và Jouriles E. ( 1986 ) [ 9 ] trong quá trình nghiên cứu ở nhiều đối tượng khác nhau đã thấy có một mối liên hệ chặt chẽ giữa nghiện, tự nhận thức cao và sự trải nghiệm các thất bại cá nhân. Theo sự giải thích của cách tiếp cận này thì nhiều cá nhân đã dùng chất gây nghiện để làm giảm bớt mức độ nhận thức về nỗi đau cũng như những trải nghiệm âm tính trong cuộc sống của mình. Việc phát hiện ra mối liên hệ giữa nghiện với tự nhận 5 thức và tần suất của các thất bại cá nhân mở đường cho việc trị liệu người nghiện ở chính “ cái tôi “ của họ để họ có khả năng ứng phó với những khó khăn thất bại xảy ra trong cuộc sống. Cách tiếp cận hành vi: Theo cách tiếp cận hành vi thì việc sử dụng ma túy có thể được quan niệm như hành vi giải quyết các vấn đề tạm thời trong việc thiếu thích nghi trước các nhiệm vụ phát triển, tự lập hóa, hòa nhập vào nhà trường và xã hội… Nguyên nhân của việc thiếu thích nghi được lý thuyết hành vi xác nhận là sự thiếu các kỹ năng xã hội, thiếu hụt quá trình làm chủ, loạn chức năng nhận thức, sự thiếu tự tin. Silvis và Perry ( 1987 ) áp dụng cơ chế phản xạ tạo tác của B.F.Skinner giải thích rằng hành vi nghiện ma túy được củng cố âm tính bằng cách tránh các tình cảm âm tính và củng cố dương tính bằng cảm giác dễ chịu mà nó tìm được. O.Brien và các cộng sự ( 1990 ) giải thích hiện tượng nghiện ma túy theo cơ chế phản xạ có điều kiện của Pavlov. Theo thuyết này thì các kích thích thường liên kết với việc dùng ma túy ( sự tổn thương, sự ức chế … ) có thể trở thành có điều kiện, và khi tiếp xúc với những kích thích này thì sẽ gây cảm giác thiếu thuốc. Và quá trình trị liệu cũng chú ý vào chính điểm này. Sự học tập xã hội bằng cách tiếp xúc thường xuyên với các giá trị tích cực, sự nghỉ ngơi và trải nghiệm các cảm xúc dương tính sẽ củng cố các phản xạ có điều kiện mới cho người nghiện. Cách tiếp cận các yếu tố xã hội: Cách tiếp cận này chú ý đến các yếu tố xã hội vĩ mô ảnh hưởng đến người nghiện ma túy. Các tác giả theo cách tiếp cận này cho rằng cảm giác bị loại trừ ra khỏi xã hội của thanh thiếu niên trong bối cảnh có tỷ lệ thất nghiệp cao là một yếu tố có ý nghĩa. Cách tiếp cận gia đình: Một loạt các công trình nghiên cứu về quan hệ trong gia đình cho thấy sự thiếu hụt giao tiếp, theo dõi con và kiểm soát một cách sai lầm…. là những yếu tố dự báo nguy cơ của việc lạm dụng chất gây nghiện. Sự ảnh hưởng của cha mẹ đến việc sử dụng ma túy của con cái. Lối tiếp cận hệ thống quan niệm gia đình như một hệ thống mà việc loạn chức năng có ảnh hưởng quyết định đến các rối nhiễu tâm lý của các thành viên trong gia đình. C.Madanes ( 1981 ) [ 12] đã xác nhận rằng trong gia đình người nghiện heroin thì sự đảo lộn trật tự thứ bậc là một đặc trưng. Một số tác giả theo lối này cũng phát 6 hiện trong gia đình người nghiện ma túy nổi bật lên các hành vi vi phạm công khai hoặc tiềm ẩn và những lời phê phán về các nguyên tắc và điều cấm của xã hội. Cách tiếp cận đa nhân tố: Nếu như các cách tiếp cận đã nêu ở trên tập trung tìm hiểu ở một số điểm mấu chốt liên quan đến người nghiện ma túy thì một hướng nghiên cứu khác lại có cách tiếp cận đa nhân tố. Theo quan điểm này thì thì người nghiện ma túy chịu ảnh hưởng quyết định của hàng loạt các nhân tố và việc giải quyết nó hiển nhiên đòi hỏi việc giải quyết đồng bộ các nhân tố cấu thành. Về mặt lý thuyết phải kể đến mô hình các yếu tố Jessor. Trong mô hình hệ thống họ đề cập đến các yếu tố là những biến số tiền sử định hình nên bối cảnh phát triển ở những người trẻ tuổi và những biến số “ tâm lý xã hội “. Theo tác giả thì các biến số này có sự tác động không giống nhau. Tóm lại, các công trình nghiên cứu nhân cách, nhân cách của người nghiện ma túy, các biện pháp trị liệu cho người nghiện ma túy từ góc độ tâm lý học khá đa dạng và phong phú. Với những kết quả thu được nhiều vấn đề về nhân cách người nghiện ma túy được làm sáng rõ. Tuy nhiên số nghiên cứu từ phương diện đa nhân tố ở nước ngoài không nhiều. Các nghiên cứu thường chỉ tập trung, đi sâu vào một yếu tố, thường là gắn với cá nhân, mang tính chủ quan mà các nhà nghiên cứu cho là nguyên nhân cơ bản, và họ cũng đi tìm cách giải quyết, hướng trị liệu từ các yếu tố này. Có lẽ với mục đích trị liệu cho đối tượng người nghiện ma túy nên phần nhiều các nhà tâm lý học nước ngoài quan tâm đến yếu tố cá nhân, còn các yếu tố xã hội ít được quan tâm. Trong khi đó tâm lý học hiện đại đã chứng minh nhân cách con người chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các yếu tố xã hội. Tình hình nghiện ma túy hiện nay đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải quan tâm nghiên cứu loại đối tượng này theo quan điểm hệ thống, quan điểm phức hợp, đa ngành, liên ngành. 2.2 Nghiên cứu trong nƣớc Trong thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đề tài sau: Đề tài cấp Bộ 2001 “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” do Nguyễn Văn Minh (2002) làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống người nghiện 7 ma túy, người bán dâm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều khả năng tái nghiện của người nghiện ma túy sau cai là do không có việc làm, mặc dù nghị lực của đối tượng là yếu tố quyết định, sự quan tâm của gia đình là yếu tố quan trọng giúp đối tượng từ bỏ tệ nạn xã hội. Do vậy, các đề xuất của tác giả hướng tới hoàn thiện hệ thống các giải pháp tạo việc làm cho đối tượng nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phạm, tái nghiện.[34]. Đề tài “Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh” (2004 - 2005) do Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp thực tiễn để đáp ứng nhiệm vụ quản lý và dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy thuộc Đề án “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy” do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết 16/2003 - QH11 “Về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Đề tài được thực hiện đã giải quyết được vấn đề giúp những người nghiện sau kết thúc 2 năm cắt cơn, chữa bệnh, cai nghiện và phục hồi sức khỏe, người cai nghiện được phân loại chuyển sang giai đoạn “hậu cai” đó là được học văn hóa, học nghề và từng bước đưa những người sau cai nghiện ma túy có đủ điều kiện tối thiểu vào làm việc tại các khu công nghiệp đặc biệt do thành phố xây dựng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được triển khai, áp dụng trong thực tiễn, giúp hàng ngàn người từng bước tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững. Để đạt được thành công trên, một trong những giải pháp tác giả nêu ra trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy là cần phải có sự tham gia quản lý của công an khu vực, chính quyền xã phường, thị trấn và các đoàn thể, ban điều hành khu phố. Trong đó, tác giả khẳng định vai trò của gia đình và cộng đồng không thể thiếu trong quá trình phòng, chống ma túy; phải tạo ra môi trường sống hòa thuận, đoàn kết, dân chủ, quan tâm tới nhau giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố, xóm ấp.[47]. Tác giả Lê Hồng Minh (2010), với đề tài “Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho 8 thanh niên sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh” đã đề cập khá cụ thể các loại hình tổ chức, quản lý giáo dục người nghiện ma tuý và sau cai nghiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; các nội dung, phương pháp để hoàn thiện tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Về thực tiễn, luận án đã hệ thống hoá được các loại hình tổ chức, quản lý giáo dục người nghiện ma tuý và sau cai nghiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá được thực trạng về cách tổ chức các hoạt động quản lý giáo dục thanh niên sau cai ở thành phố Hồ Chí Minh và chỉ ra những mặt hạn chế để tìm giải pháp khắc phục, hoàn thiện tổ chức tư vấn hướng nghiệp tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Đã đề xuất được cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện làm cơ quan đầu mối cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở cộng đồng; đề xuất đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Đội tình nguyện; xây dựng nội dung chương trình giáo dục chuyển biến nhận thức và hành vi thanh niên sau cai nghiện ở cộng đồng.[32]. Đề tài “Tâm lý học giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy từ thực tế thành phố Hồ Chí Minh” do tác giả Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm đồng chủ biên, xuất bản năm 2004 là một công trình nghiên cứu công phu của nhiều tác giả về nguyên nhân, đặc điểm tâm lý, công tác giáo dục nhân cách, đạo đức xã hội dành cho những người liên quan đến nghiện ma túy. Các tác giả cho rằng, người nghiện là người rối loạn về tâm lý, không làm chủ được hành vi của mình, từ không làm chủ được bản thân, họ hành động chủ yếu theo ham muốn bản năng, dẫn tới lệch chuẩn xã hội, khủng hoảng nhân cách, tha hóa - rối loạn nhân cách và việc cai nghiện, phục hồi nhân cách, sửa đổi và phát triển nhân cách người cai nghiện thành công hay không phụ thuộc vào thái độ, tình thương, trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, xã hội và bản thân người nghiện. Do vậy, công tác điều chỉnh tâm lý, giáo dục, phục hồi nhân cách cho người cai nghiện và những giải pháp giúp người sau cai nghiện ma túy trở về với gia đình, cộng đồng được thực hiện bằng biện pháp tâm lý.[20]. Tác giả Phan Thị Mai Hương (2005) với nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma 9 túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” là một cách tiếp cận mới về thanh niên nghiện ma tuý - từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hoá những lý luận về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của chúng trong việc nghiên cứu hành vi của người nghiện ma tuý, cũng như quan điểm về việc giải quyết chúng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội nổi trội của thanh niên nghiện ma tuý, mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi nghiện. Trong đó, vai trò gia đình được tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi trường gia đình gắn với vị thế kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ nghiện của thanh niên nghiện ma túy, cách quản lý của cha mẹ với con. Trên cơ sở đó, việc ngăn ngừa hành vi nghiện ma tuý và việc cai nghiện ma tuý ở thanh niên cần phải kết hợp giữa tri thức và biện pháp của tâm lý học. Kết quả nghiên cứu đã định hướng về hướng giáo dục và ứng xử thích hợp với người nghiện ma tuý cũng như góp phần ngăn ngừa việc lạm dụng ma tuý ở thanh thiếu niên.[25]. Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự với đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến nghiện ma túy lần đầu ở người sau cai nghiện ma túy (tại Trung tâm giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Bình Đức và Đức Hạnh)” đã phân tích đặc điểm, hoàn cảnh xã hội của người nghiện ma tuý lần đầu. Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến lý do nghiện ma túy lần đầu bao gồm có yếu tố bản thân, gia đình và bạn bè. Trong đó, tác động của bạn bè có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện. Nếu có thêm các yếu tố nguy cơ về gia đình và bản thân, người nghiện càng dễ dàng chịu sự tác động của bạn bè hơn và thúc đẩy họ sử dụng ma túy sớm hơn.[24]. Như vậy, người nghiện ma túy là một nhóm xã hội đặc thù, họ không chỉ yếu về mặt thể chất mà cả về tinh thần. Có thể thấy rằng, các tài liệu mới chỉ đề cập rất ít tới vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Việc tìm hiểu nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận đến thực tiễn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, logic và mang tính khoa học. Nghiên cứu " Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai 10 nghiện ma túy (Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội)" hy vọng sẽ là sự đóng góp nhỏ của tác giả vào nỗ lực phòng chống tệ nạn ma túy chung của toàn xã hội. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài đóng góp cho việc nâng cao lý luận về thực hành công tác xã hội ở Việt Nam, cụ thể trong các lý luận về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người sau cai nghiện ma túy trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nghiên cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn về tạo việc làm cho người sau cai nghiện, phù hợp với điều kiện và tình hình ở mỗi địa phương, góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống ma túy, làm giảm tỷ lệ tái nghiện và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những gợi ý cho nhân viên xã hội trong tiến trình làm việc với người sau cai nghiện ma túy sau này. 4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. 4.2. Khách thể nghiên cứu Người sau cai nghiện ma túy. Cộng đồng: chính quyền địa phương, doanh nghiệp. 5. Phạm vi nghiên cứu Không gian: thành phố Hà Nội Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014. 6. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng tìm kiếm việc làm của người sau cai nghiện ma túy. Tìm hiểu những yếu tố tác động tới việc tìm kiếm việc làm của người nghiện sau 11 cai. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao vai trò của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ, giúp đỡ tìm kiếm việc làm cho người sau cai nghiện ma túy trong bối cảnh thực tiễn xã hội tại Hà Nội hiện nay. 7. Câu hỏi nghiên cứu Tình hình việc làm và nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy ở Hà Nội như thế nào? Những đặc điểm về nhân khẩu- xã hội của người sau cai có tác động như thế nào đến mong muốn tìm kiếm việc làm của người sau cai nghiện ma túy? Gia đình và cộng đồng có vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm của người sau cai nghiện ma túy? 8. Giả thuyết nghiên cứu Người sau cai nghiện có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Việc tìm kiếm việc làm của người sau cai nghiện ma túy gặp nhiều khó khăn và phần lớn họ làm công việc thời vụ, bấp bênh không ổn định. Các yếu tố nhân khẩu xã hội: giới tính, trình độ học vấn, tuổi, tình trạng hôn nhân, gia đình của người sau cai nghiện có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình tìm kiếm việc làm họ. Sự hỗ trợ và phản ứng của cộng đồng có tác động mạnh đến khả năng tìm kiếm việc làm của người sau cai nghiện ma túy. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp * Các văn bản, báo cáo, nghiên cứu đi trước Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nghiên cứu này đã tìm hiểu một số tài liệu như: Văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện: Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 1995 và được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2009. 12 Luật Phòng chống ma túy ban hành ngày 19/12/2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma túy năm 2008. Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy. Thông tư liên tịch số 31/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 20/12/1999 về hướng dẫn quy trình cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách cho người nghiên ma túy. Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 26/10/2010 của Chính phủ về quy định biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú và tại trung tâm quản lý sau cai. Tập tư liệu- số liệu về kết quả cai nghiện phục hồi năm 2009- 2010. Tập tài liệu giao ban hướng dẫn các văn bản pháp luật về công tác phòng chống tệ nạn xã hội năm 2011. Báo cáo kết quả công tác cai nghiên ma túy qua các năm của Hà Nội. Và nhiều tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tất cả tài liệu này được liệt kê và đánh dấu theo thứ tự và được sử dụng trích dẫn và tham khảo khi viết luận văn. * Dữ liệu thô từ cuộc khảo sát: “Nhu cầu vay vốn, tạo việc làm của người sau cai nghiện ma túy, người bán dâm, người nhiễm HIV, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone” Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và Dự án USAID Pathways, Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và Phát triển, Dự án USAID HIV nơi làm việc, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội và các bên đã cùng tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu học nghề, vay vốn, tìm kiếm việc làm của bốn nhóm dễ bị tổn thương để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, bố trí nguồn lực cũng như xây dựng nội dung chính sách mới phù hợp, hiệu quả và đi vào thực tế cuộc sống. Nghiên cứu này được sự hỗ trợ của USAID thông qua dự án USAID Pathways và USAID Dự án HIV nơi làm việc và Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan