Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động hỗ trợ sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nh...

Tài liệu Hoạt động hỗ trợ sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn công tác xã hội ( nghiên cứu nhóm sinh viên ngoại tỉnh trường đại học kinh doanh và công nghệ hà nội)

.PDF
101
517
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ NHUNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN NGOẠI TỈNH SẮP TỐT NGHIỆP TIẾP CẬN VIỆC LÀM TỪ GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI ( Nghiên cứu nhóm Sinh viên Ngoại tỉnh Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ NHUNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN NGOẠI TỈNH SẮP TỐT NGHIỆP TIẾP CẬN VIỆC LÀM TỪ GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI ( Nghiên cứu nhóm Sinh viên Ngoại tỉnh Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trƣơng An Quốc Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Nhung LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn Thạc sỹ, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trƣơng An Quốc đã tận tâm hƣớng dẫn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Xã hội học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành Luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô và các bạn sinh viên trong Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ trong thời gian tiến hành nghiên cứu, khảo sát tại đó. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình tiếp đón, trả lời của nhà tuyển dụng và Trung tâm Tâm việt Group(347 Đội cấn- Ba đình- Hà Nội) đã giúp tôi hoàn thiện đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc có những phần nghiên cứu chƣa sâu. Rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp quí báu của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Nhung MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: ...................................................................... 4 2.1. Những nghiên cứu về thanh niên và sinh viên ........................................... 4 2.2. Những nghiên cứu về vấn đề Hỗ trợ tiếp cận việc làm.............................. 8 3. Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................... 12 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 12 5. phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 13 6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 13 7. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 13 8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 14 9. Phƣơng pháp nghiên cứu:........................................................................... 14 10. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 16 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 17 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 17 1.1.Các khái niệm, thuật ngữ liên quan........................................................... 17 1.1.1.Khái niệm sinh viên - sinh viên ngoại tình ............................................ 17 1.1.2.Khái niệm Tiếp cận việc làm ................................................................. 18 1.1.3. Khái niệm từ góc nhìn công tác xã hội ................................................. 19 1.2. Những lí thuyết sử dụng trong đề tài ....................................................... 20 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu .................................................................................. 20 1.2.2. Lý thuyết thái độ ................................................................................... 23 1.2.3. Lý thuyết Công tác xã hội cá nhân........................................................ 24 1.3. Giới thiệu địa bàn và đối tƣợng nghiên cứu............................................. 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ TIẾP CẬN VIỆC LÀM, NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CỦA SINH VIÊN NGOẠI TỈNH SẮP TỐT NGHIỆP .............................................................................. 27 2.1. Thực trạng công tác Hỗ trợ tiếp cận việc làm cho SVNT sắp tốt nghiệp 27 2.1.1. Thực trạng tìm kiếm việc làm và sự hỗ trợ tiếp cận việc làm............... 27 2.1.2. Thực trạng công tác hỗ trợ tiếp cận việc làm cho sinh viên sắp tốt nghiệp .............................................................................................................. 35 2.2 Những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ của sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp ......................................................................................................................... 44 2.2.1. Những khó khăn trong tiếp cận việc làm .............................................. 44 2.2.2 Nhu cầu về hỗ trợ tiếp cận việc làm ....................................................... 54 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 58 CHƢƠNG 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TIẾP CẬN VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NGOẠI TỈNH SẮP TỐT NGHIỆP .................................. 60 3.1. ý nghĩa của việc áp dụng thực hành công tác xã hội ............................... 60 3.2.Thực hành Công tác xã hội ....................................................................... 60 3.2.1. Tiếp cận Thân chủ ................................................................................. 61 3.2.2. Xác định vấn đề của thân chủ ............................................................... 62 3.2.3. Thu thập thông tin ................................................................................. 63 3.2.4. Chẩn đoán .............................................................................................. 64 3.2.5. Lập kế hoạch can thiệp .......................................................................... 66 3.2.6. Triển khai kế hoạch ............................................................................... 68 3.2.7. Lƣợng giá .............................................................................................. 73 3.3. Vai trò của NVCTXH với SVNT sắp tốt nghiệp ..................................... 74 3.4. Kinh nghiệm của NVCTXH trong và sau khi tiến hành hỗ trợ ............... 76 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 85 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Từng biết hoặc từng tìm kiếm hỗ trợ tiếp cận việc làm phân theo giới tính ........................................................................................................... 30 Bảng 2.2 Mức độ cần thiết của những kỹ năng mềm ..................................... 39 Bảng 2.3 Những khó khăn gặp phải khi tìm kiếm việc làm hoặc đi làm thêm trong thời gian đi học phân theo giới tính ....................................................... 48 Bảng 2.4 Khó khăn gặp phải khi mới ra trƣờng phân theo giới tính ............. 51 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 2.1 Tìm kiếm việc làm hoặc đi làm thêm trong thời gian đi học ........... 27 Biểu 2.2 Tìm kiếm việc làm hoặc đi làm thêm trong thời gian đi học phân theo giới tính ................................................................................................... 28 Biểu 2.3 Từng biết hoặc từng tìm kiếm sự hỗ trợ tiếp cận việc làm ............... 29 Biểu 2.4 Biết và tìm kiếm sự hỗ trợ tiếp cận việc làm từ các nguồn .............. 31 Biểu 2.5 Biết về khái niệm kỹ năng mềm cho sinh viên................................. 36 Biểu 2.6 Có nhận sự hỗ trợ kỹ năng mềm trong quá trình học tập ................. 42 Biểu 2.7 Nguồn nhận hỗ trợ kỹ năng mềm trong quá trình học tập ............... 43 Biểu 2.8 Những khó khăn gặp phải khi tìm kiếm việc làm hoặc đi làm thêm trong thời gian đi học. ..................................................................................... 45 Biểu 2.9 Khó khăn gặp phải khi ra trƣờng ...................................................... 49 Biểu 2.10 Mức độ khó khăn gặp phải khi sắp, mới ra trƣờng ........................ 52 Biểu 2.11 Mong muốn nhận đƣợc sự hỗ trợ thông qua hình thức tham gia các khóa đào tạo trang bị kỹ năng mềm và đƣợc cung cấp thông tin tuyển dụng để tìm kiếm việc làm ............................................................................................ 55 Biểu 2.12 Mong muốn nhận đƣợc sự hỗ trợ thông qua hình thức tham gia các khóa đào tạo trang bị kỹ năng mềm và đƣợc cung cấp thông tin tuyển dụng để tìm kiếm việc làm phân theo giới tính ............................................................ 56 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTXH : Công tác xã hội DN : Doanh nghiệp ĐH : Đại học HTTCVL : Hỗ trợ tiếp cận việc làm HN& HTTCVL : Hƣớng nghiệp và hỗ trợ tiếp cận việc làm LĐ : Lao động NVCTXH : Nhân viên Công tác xã hội NTD : Nhà tuyển dụng SV : Sinh viên SVNT : Sinh viên ngoại tỉnh TN : Thanh niên TC : Thân chủ TTTV & GTVL : Trung tâm tƣ vấn và giới thiệu việc làm VL : Việc làm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong 10 năm trở lại đây chúng ta đã chứng kiến một quá trình đô thị hóa với tốc độ cao chƣa từng có ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận. Theo một điều tra đƣợc công bố trên báo điện tử của chính phủ 28/4/2011[37], số lƣợng dân cƣ đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cƣ toàn quốc và mỗi năm có khoảng 1 triệu dân tiếp tục tham gia vào "đại gia đình" đô thị. Đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của đất nƣớc, góp phần nâng cao mức sống của một số bộ phận dân cƣ. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực cũng đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp cần sớm đƣợc giải quyết nhƣ: vấn đề di dân nông thôn ra thành thị; tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô nhiễm môi trƣờng... Trong đó vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị dẫn đến mật độ dân số ở thành thị tăng cao, cùng vấn đề thất nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động ngoại tỉnh tại các thành phố lớn đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển tại các thành phố lớn trong đó có thủ đô Hà Nội - một trong hai trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội lớn nhất của cả nƣớc. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) [28] lao động di cƣ ngoại tỉnh chiếm tới 1/10 dân số của Hà Nội. Dự kiến dân số đô thị của Hà Nội đến năm 2010 sẽ là 3,9 - 4,2 triệu ngƣời, năm 2020 là 7,9 8,5 triệu ngƣời. Nguyên nhân của sự gia tăng dân số này là do quá trình đô thị hoá nhanh cùng với thu nhập thấp kém và điều kiện sống thiếu thốn ở nông thôn, sự khan hiếm ngành nghề phi nông có thu nhập cao đã và đang thúc đẩy lao động nông thôn ra thành phố tìm việc làm. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển kinh tế nhanh của các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng kéo theo cơ hội việc làm cho ngƣời lao động, nhất là lực lƣợng thanh niên là rất lớn. 1 Thực trạng trên khiến vấn đề lao động, việc làm nói chung, lao động di cƣ ngoại tỉnh nói riêng trở nên bức thiết và nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, điều tra, nghiên cứu, của Đảng và Nhà nƣóc cùng các Bộ, ban ngành. Tuy nhiên vấn đề lao động ngoại tỉnh là thanh niên(TN) mà cụ thể là nhóm đối tƣợng sinh viên( SV) mới ra trƣờng đang cƣ trú tại các thành phố lớn trong đó có thủ đô Hà Nội lại ít đƣợc quan tâm, xem xét. Khác với những lao động tự do và có trình độ thấp di cƣ từ nông thôn lên thành phố, nhóm đối tƣợng sinh viên ngoại tỉnh( SVNT) mới ra trƣờng có kiến thức và trình độ, tƣởng nhƣ đây là một lợi thế cho họ để có thể tìm đƣợc một công việc tốt với thu nhập khá để ổn định cuộc sống, tuy nhiên họ lại gặp phải nhiều rào cản nhƣ vấn đề chỗ ở, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, sự chu cấp từ phía gia đình không còn nhƣ khi đi học, cùng nhu cầu tìm kiếm việc làm ngày càng trở nên bức thiết. Bên cạnh những sinh viên may mắn có đƣợc việc làm nhanh chóng, lại có một bộ phận không nhỏ SVNT có trình độ nhƣng gặp khó khăn trong việc tiếp cận việc làm, trong khi thực tế hiện nay không ít các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động. Điều này đặt ra những câu hỏi và ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm của dƣ luận xã hội cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách trong việc giải quyết vấn đề lao động di cƣ vào thành thị nói chung cũng nhƣ vấn đề lao động là sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng đang cƣ trú trên địa bàn thành phố Hà Nội và các thành phố lớn khác trong cả nƣớc nói riêng. Ở Việt Nam và nhất là thủ đô Hà Nội, đã có nhiều văn bản, dự án, mô hình nghiên cứu đề ra các phƣơng án giải quyết về vấn đề lao động di cƣ, cũng nhƣ công tác hỗ trợ tiếp cận việc làm( HTTCVL) cho nhóm đối tƣợng sinh viên ngoại tỉnh mới ra trƣờng đang cƣ trú trên địa bàn thành phố. Các trung tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm, các hội thảo về công tác hƣớng nghiệp và hỗ trợ tiếp cận việc làm cho thanh niên đƣợc tổ chức hàng năm... thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc và chính quyền thành phố trong việc hỗ trợ tiếp cận và giải quyết việc làm cho nhóm đối tƣợng sinh viên này. 2 Tuy nhiên, những mô hình, chƣơng trình dự án này chủ yếu là nghiên cứu thực tiễn, điều tra thống kê số liệu, đồng thời chỉ ra nguyên nhân, hạn chế của công tác hỗ trợ tiếp cận việc làm nên nhìn chung còn tồn tại một số nhƣợc điểm nhƣ: hoạt động hỗ trợ tiếp cận việc làm còn tổ chức rời rạc, thiếu hiệu quả, chƣa mang tính phổ cập rộng rãi và quan trọng là thiếu các đầu mối chung để kết nối các tài nguyên với nhau... Trong khi công tác Hỗ trợ tiếp cận không đơn giản là mang đến cho ngƣời lao động con cá - là việc làm mà quan trọng là trao cho họ cần câu - tức kĩ năng xin việc và trụ lại với công việc trong quá trình lập nghiệp của bản thân. Một thực tế là không ít SV mới ra trƣờng có trình độ, năng lực nhƣng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm việc làm, thậm chí dƣờng nhƣ họ còn chƣa sẵn sàng bƣớc vào con đƣờng lập nghiệp cho bản thân. Không ít SVNT sắp hoặc mới ra trƣờng còn đang loay hoay với việc định hƣớng mục tiêu nghề nghiệp và bộc lộ sự kém thích nghi với những môi trƣờng làm việc khác nhau. Không khó để nhận thấy điểm yếu của những SV này là thiếu và yếu các kĩ năng mềm cần thiết trong công việc nhƣ: kĩ năng phỏng vấn xin việc, kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình… trong khi yêu cầu của các nhà tuyển dụng lại ngày một cao. Bản thân tôi, với những kiến thức đã đƣợc học thì tôi nhận thấy NVCTXH có thể tham gia vào quá trình hỗ trợ tiếp cận cho sinh viên, nhất là những SVNT sắp ra trƣờng nên tôi đã chọn đề tài “Hoạt động hỗ trợ Sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn Công tác Xã hội( Nghiên cứu nhóm Sinh viên Ngoại tỉnh Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) với mong muốn nắm đƣợc những khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm và nhu cầu hỗ trợ tiếp cận việc làm của SVNT sắp ra trƣờng. Đồng thời thông qua quá trình làm việc với 3 SVNT cụ thể của Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để giúp họ giải quyết những khó khăn trong quá trình tiếp cận việc làm thì sẽ chỉ ra đƣợc vai trò của 3 NVCTXH trong hoạt động hỗ trợ nhóm SVNT sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm và rút ra đƣợc kinh nghiệm, đề xuất về các giải pháp nhằm hỗ trợ cho họ giải quyết vấn đề. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 2.1. Những nghiên cứu về thanh niên và sinh viên Vấn đề thanh niên nói chung và Hỗ trợ tiếp cận việc làm cho thanh niên nói riêng không còn là vấn đề quá mới nhƣng luôn thu hút đƣợc sự chỉ đạo, đầu tƣ của Đảng, Nhà nƣớc, các cấp ban ngành thông qua các nghiên cứu, các hội thảo với sự tham gia của các nhà nghiên cứu đầu ngành, các nhà hoạch định chính sách xã hội, qua các cuộc phát động, các phong trào của TW Hội Sinh viên Việt Nam... và sự quan tâm của toàn xã hội với đối với thế hệ trẻ của đất nƣớc. Bài phỏng vấn Ông Đặng Cảnh Khanh nhân dịp cuốn sách “Xã hội học thanh niên” (2006) xuất bản trên tạp chí Người đọc sách[26]. Chúng ta đang bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, công tác thanh niên không thể chỉ dừng lại ở mức độ phong trào và kinh nghiệm, theo đó Ông khẳng định ―đã đến lúc phải coi thanh niên không chỉ là đối tƣợng của phong trào mà còn là đối tƣợng của nghiên cứu khoa học‖ [26]. Theo đó, Ông nêu ra mô hình hoạt động đƣợc TN chấp nhận là mô hình sáng tạo, luôn biến đổi và nhu cầu của TN hiện nay là có xu hƣớng liên kết lại với nhau. Bên cạnh đó, những trở ngại gây ảnh hƣởng đến quá trình hội nhập của thanh niên chính là sự chƣa thực sự mạnh dạn, thiếu tự tin vào bản thân và TN rất nhạy bén, nhƣng lại thiếu độ chín chắn, bề dày kinh nghiệm. Vì vậy, cần có sự định hƣớng, đề cao vai trò của Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên, Hội và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong việc giáo dục truyền thống, chọn lọc những gì phù hợp với cuộc sống hiện đại, không mâu thuẫn với cái xƣa, hạn chế các lực cản, kết hợp chăm sóc về thể chất đến giáo dục về lý tƣởng, lối sống nhân cách... để phát huy đƣợc sự năng động, nhiệt tình, sáng tạo, thúc 4 đẩy thế hệ thanh niên tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển, đƣa đất nƣớc ngày một đi lên. Nhƣ vậy, có thể thấy, con ngƣời nói chung, thanh niên nói riêng là một nguồn lực, nguồn vốn, vì vậy cần phải có sự đầu tƣ, đối tƣợng thanh niên có thể đƣợc nghiên cứu, tiếp cận trên rất nhiều góc độ và đặt ra rất nhiều vấn đề cần làm rõ. Cũng liên quan đến thanh niên nhƣng là một cách nhìn cụ thể và sâu sắc hơn khi đặt vấn đề TN trong trong bối cảnh của việc học nghề và đào tạo nghề, diễn đàn “Văn hóa nghề - Thước đo nguồn nhân lực” [30], do Báo Ngƣời Lao Động khởi động từ tháng 7 năm 2008, với mục đích góp phần nâng cao văn hóa nghề, xây dựng hình mẫu ngƣời lao động trong giai đoạn mới đã thu hút hàng trăm ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý doanh nghiệp, cho thấy nâng cao văn hóa nghề cho ngƣời lao động đã và đang trở thành vấn đề có tầm quốc gia. Thành công của diễn đàn là đã trang bị cho thế hệ thanh niên - lực lƣợng lao động chính của đất nƣớc một cách nhìn tổng quan nhất về việc định hƣớng giá trị nghề nghiệp, sự cần thiết phải phát huy tính sáng tạo, thông minh, cần cù, chịu khó, nhanh nhẹn, thích nghi nhanh với môi trƣờng lao động công nghiệp... và khắc phục những yếu kém nhƣ thái độ tùy tiện, thiếu tác phong, kỷ cƣơng làm việc, khiếu nại, đình công, thậm chí vi phạm pháp luật, sẵn sàng bỏ việc, nghỉ việc mà không ý thức đƣợc hậu quả, thiệt hại cho nhà sản xuất. Bên cạnh đó, với mục đích góp phần vào việc định hƣớng lối sống trong thế hệ TN nói chung và sinh viên nói riêng, TW Hội Sinh viên Việt Nam cũng đã tổ chức phát động và tiến hành rất nhiều mô hình giải pháp trong công tác Đoàn, Hội và phong trào sinh viên từ 2003-2008. Trong đó có thể kể đến các phong trào, mô hình điển hình nhƣ: Diễn đàn “Sinh viên Việt Nam - góc nhìn mở” thông qua công cụ blog trên mạng xã hội thế hệ trẻ Việt Nam - Cyworld Việt Nam, đã thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên và 5 những ngƣời quan tâm tham gia đánh giá, chia sẻ về môi trƣờng sinh hoạt, học tập, nghiên cứu khoa học, làm việc của SV; vấn đề định hƣớng nghề nghiệp, các kĩ năng học tập, nghiên cứu và lập nghiệp; về kí túc xá và nhà trọ SV, sinh viên và công tác Đoàn Hội, vấn đề tình yêu, tình bạn, hoài bão,... của SV trong giai đoạn hiện nay. Diễn đàn còn khuyến khích những đề xuất, ý tƣởng nhằm hỗ trợ sv học tập, rèn luyện tốt, phấn đấu trở thành công dân toàn cầu, mang bản sắc văn hóa Việt Nam, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Bên cạnh các mô hình giải pháp về công tác giáo dục, là các mô hình giải pháp về phong trào nhƣ mô hình “Talkshow - kĩ năng SV” hay “Tập huấn kĩ năng xã hội SV” [19]. Đƣợc tổ chức nhằm cải thiện và nâng cao kĩ năng xã hội nhƣ: kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm... cho SV ngay từ khi còn ngồi trên giảng đƣờng đại học, góp phần làm tăng vốn sống, sự tự tin, bản lĩnh cho SV, cung cấp thêm kiến thức về các vấn đề thời sự trong cuộc sống.., giúp SV có cơ hội tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tạo cơ hội việc làm cho SV, giúp những SV mới ra trƣờng dễ tìm kiếm việc làm hơn qua các kĩ năng phỏng vấn, làm hồ sơ xin việc, quản lí thời gian nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu... đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà tuyển dụng sau khi ra trƣờng. Số liệu điều tra xã hội học trên một số trƣờng đại học của Văn phòng hƣớng nghiệp VaLa (Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam) vào năm 2009, đăng trên web: cand.com (7/12/2009)cho thấy 30% tỷ lệ sinh viên đƣợc điều tra cho biết, sẽ không theo nghề đang học; 40% SV hoài nghi về nghề nghiệp đang học; 80% SV sau khi ra trƣờng không có việc làm sau 3 tháng; 50% SV không có việc làm sau 6 tháng. Những con số trên phản ánh áp lực của mỗi SV khi lựa chọn sai nghề. Áp lực của mỗi gia đình cũng nhƣ toàn xã hội khi lực lƣợng lao động trẻ không phát huy đƣợc năng lực của bản thân để 6 làm giàu cho mình, cho đất nƣớc, mà ngƣợc lại, còn có thể tạo ra rất nhiều vấn đề xã hội khác. Có thể thấy rằng, vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên và nạn thất nghiệp ở mỗi quốc gia có liên quan mật thiết với nhau. Báo cáo phát triển thế giới của WB năm 2007[23], đã đƣa ra thống kê về tỷ lệ thất nghiệp chung ở các khu vực trên thế giới trong đó nêu lên một thực trạng đáng lo ngại khi giới trẻ chỉ chiếm khoảng 25% trong tổng số lao động của thế giới nhƣng chiếm tới 47% trong tổng số ngƣời thất nghiệp. Ở các nƣớc đang phát triển tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở thành thị cao hơn nông thôn [23,tr.140]. Theo đó, nhiều thanh niên vẫn gặp phải nhiều trở ngại lớn khi họ chuyển sang đi làm. Những trở ngại chủ yếu là bắt đầu đi làm quá sớm, không tham gia đƣợc vào thị trƣờng lao động, gặp khó khăn khi muốn chuyển việc và nâng cao tay nghề. Những điều này sẽ gây hậu quả lâu dài đối với việc trau dồi kỹ năng, kết quả làm việc sau này trên thị trƣờng lao động và đến phát triển kinh tế. Báo cáo cũng khẳng định giới trẻ khó tìm đƣợc việc làm khi đƣa ra kết quả nghiên cứu điều tra từ 60 nƣớc đang phát triển: ―sau khi học xong, thanh niên mất trung bình khoảng 1,4 năm làm các công việc tạm thời hoặc ngắt quãng rồi.mới tìm đƣợc việc làm ổn định... thất bại ban đầu trong tìm việc làm có thể dẫn đến tinh trạng thất nghiệp lâu dài đối với thanh niên, đặc biệt ở những nền kinh tế non yếu‖. Báo cáo cũng phân tích ―tình trạng thất nghiệp kéo dài có thể làm thanh niên nhụt chí, không còn muốn ở trong lực lƣợng lao động nữa, dẫn đến tình trạng nhiều thanh niên không đi học, cũng chẳng đi làm‖ [23,tr.145], một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao ở thanh niên là ―thiếu khả năng tiếp cận thông tin, dẫn đến khó có thể tìm việc một cách hiệu quả, và làm cho tình trạng không việc làm ở thanh niên kéo dài‖ [23, tr. 151]. 7 2.2. Những nghiên cứu về vấn đề Hỗ trợ tiếp cận việc làm Có thể thấy, để công tác Hỗ trợ tiếp cận việc làm cho SV thực sự có hiệu quả thì quá trình định hƣớng nghề nghiệp, trang bị kỹ năng lập nghiệp cho thanh niên và sinh viên là hết sức cần thiết và quan trọng trƣớc tình hình đất nƣớc tiến hành CNH-HĐH và hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay. Tuy nhiên, theo một thống kê không chính thức thì có khoảng 15-20% học sinh, sinh viên ra trƣờng thƣờng gặp phải những khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm hay phải lựa chọn việc làm không phù hợp, Một thực trạng nữa đang diễn ra là sinh viên ngoại tỉnh sau khi học xong đại học và cao đẳng tại các thành phố lớn có xu hƣớng muốn trụ lại thành phố để tìm kiếm cơ hội việc làm và lập nghiệp, trong đó có thủ đô Hà Nội. Một thực tế là họ không phải không có đủ trình độ, năng lực làm việc mà thực chất họ đang gặp phải những khó khăn trong việc định hƣớng quá trình lập nghiệp tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành học và nguyện vọng của bản thân. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách pháp luật hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm nói chung và việc làm choTN, SV nói riêng, tạo điều kiện cho họ từng bƣớc cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống. Tính chung từ năm 2006 đến nay, cả nƣớc đã tạo việc làm cho gần 5,6 triệu lao động (năm 2006 là 1,65 triệu lao động, năm 2007 là 1,68 triệu và năm 2008 là 1,61 triệu, năm 2009 ƣớc đạt 1,50 triệu lao động) trong đó lao động thanh niên chiếm khoảng 40% - số liệu từ Hội thảo chính sách việc làm cho thanh niên, tháng 12/2011 [ 24 ]. Hội thảo “chính sách việc làm cho thanh niên” diễn ra đầu tháng 12/ 2011 [ 24] tại Hà Nội, do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tổ chức cùng sự tham gia của Cục Việc làm, Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đại diện Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và Tỉnh đoàn một số tỉnh... đã tổng kết đƣa ra những khái quát chung nhất về tình hình lao động - việc làm, đánh giá kết quả thực hiện chính sách, đồng thời 8 phân tích những khó khăn, vƣớng mắc, tìm ra giải pháp để đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời gian tới. Giải pháp đang đƣợc thực hiện là Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội phối họp với Trung ƣơng Đoàn TNCSHCM và các Bộ, ngành có liên quan triển khai các hoạt động: ―Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và chất lƣợng việc làm của thanh niên‖ và Đề án ―Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015” nhằm góp phần đƣa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% vào năm 2010, trong đó có 32% lao động qua đào tạo nghề; Nâng cao nhận thức của thanh niên về dạy nghề, lập nghiệp; Xây dựng và hoàn thiện chính sách thu hút lao động, chú trọng các chính sách đối với thanh niên có trình độ cao, thanh niên làm việc trong các lĩnh vực mới phù hợp với xu hƣớng hội nhập, thanh niên nông thôn đến làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hội thảo “định hướng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên”do ĐHQG TP.HCM tổ chức 23/12/2009 [ 25] với gần 50 chuyên gia, đại diện các trƣờng ĐH và các doanh nghiệp đã thảo luận và bàn bạc nhằm đƣa ra các giải pháp hƣớng nghiệp cho sinh viên. Tại hội thảo nhiều doanh nghiệp đã phản ánh về năng lực sinh viên mới ra trƣờng không đáp ứng nhu cầu, gây lãng phí lớn. Theo đó, công tác đào tạo của các trƣờng không gắn với thực tiễn. Theo Ông Nguyễn Đức Nghĩa- phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, việc định hƣớng nghề nghiệp giúp ngƣời học phát huy năng lực cao nhất. Tuy nhiên, hiện việc nhận thức về ngành nghề trong xã hội vẫn chƣa rõ ràng, khiến công tác này gặp nhiều khó khăn. Bà Lê Thị Thanh Mai, phó ban ĐH và sau ĐH- ĐHQG TP.HCM, nhận định‖ thực tế thị trƣờng lao động luôn đòi hỏi kĩ năng mềm của sinh viên, đạo đức nghề nghiệp…nhƣng phần lớn sinh viên lại rất thiếu. Vì thế, cần đội ngũ hỗ trợ sinh viên gắn kết những kiến thức với đòi hỏi của thị trƣờng lao động. 9 Ghi nhận thực tế của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam trong bài viết “Hội chợ việc làm - cầu nỗi giữa doanh nghiệp và người lao động” đăng 18/6/2005 trên vietbao.com[27]. Theo đó "Mô hình Hội chợ việc làm” đƣợc tổ chức thƣờng niên tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nƣớc, trong thời gian từ 2 đến 3 ngày, diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8 - thời điểm mà khóa học của các trƣờng phổ thông trung học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề vừa bế giảng, và thị trƣờng lao động bƣớc vào thời gian sôi động nhất. Mô hình đƣợc Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội khởi xƣớng từ năm 2000. Các chƣơng trình đƣợc tổ chức thƣờng niên nhƣ ―Ngày hội việc làm hƣớng nghiệp‖ ở TP Hồ Chí Minh, ―Ngày hội thanh niên thủ đô với nghề nghiệp‖ tại TP Hà Nội. Đây cũng là hai trong những tỉnh, thành phố trong cả nƣớc luôn đi đầu và có nhiều đổi mới trong hoạt động tổ chức và đạt đƣợc những thành công đáng kể qua đó góp phần đa dạng hóa các hoạt động và biện pháp tạo việc làm, từng bƣớc cân bằng cung cầu lao động, đồng thời thúc đẩy thị trƣờng lao động phát triển. Các chƣơng trình góp phần giới thiệu việc làm cho ngƣời lao động, sinh viên sau khi ra trƣờng và ngƣời lao động đƣợc tiếp cận với thông tin thị trƣờng lao động, phát huy tính chủ động trong việc tự tạo việc làm mới. Gắn giới thiệu việc làm với tƣ vấn hƣớng nghiệp, định hƣớng nghề nghiệp, phân luồng cho sinh viên. Bên cạnh đó là hoạt động của các trung tâm giới thiệu và hỗ trợ tiếp cận việc làm đƣợc thành lập theo nghị định số 19-2005CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ. Theo đó, ở Việt Nam có 2 kênh tham gia về hoạt động về giới thiệu việc làm là các Trung tâm (TT) giới thiệu việc làm hoạt động mang tính chất xã hội, bao gồm các TT đƣợc thành lập theo Bộ Luật Lao động. Hiện nay cả nƣớc có khoảng 170 TT bao gồm các TT thuộc Sở TBXH của tỉnh thành, của các ban ngành đoàn thể nhƣ Phụ nữ, Thanh niên, mặt trận tổ quốc, tổng liên đoàn lao động, bộ quốc phòng... và các đơn vị đƣợc thành lập theo 10 luật Doanh nghiệp (DN) với con số ƣớc đoán khoảng 4.000 đơn vị tham gia. Gồm các DN theo Luật Nhà nƣớc, Luật DN và các bộ ngành khác... Hoạt động của các TT này thƣờng mang tính kinh doanh. Bên cạnh các đơn vị giới thiệu viêc làm trực thuộc Bộ LĐ-TB Xã hội, còn có các trung tâm GTVL thu lệ phí của ngƣời lao động để đảm bảo trang trải cho hoạt động của mình... Các TT này hiện đang hoạt động khá hiệu quả, là cầu nối giữa lao động trong đó có bộ phận không nhỏ là các SVNT với các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng. Nhƣ vậy, thông qua những khái quát chung nhất về công tác HTTCVL cho thanh niên nói chung và sinh viên ngoại tỉnh đang cƣ trú nói riêng tại các thành phố lớn trong đó có thủ đô Hà Nội đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng trong những năm qua, công tác Hƣớng nghiệp mặc dù đã đạt đƣợc nhiều khởi sắc nhờ sự chung tay góp sức của Đảng, Nhà nƣớc, các cấp ban ngành và nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội song vẫn còn tồn tại hạn chế đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể hơn trong việc nâng cao hiệu quả công tác HTTCVL trƣớc quá trình CNH-HĐH của đất nƣớc. Vì vậy đề tài “Hoạt động hỗ trợ Sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn Công tác Xã hội( Nghiên cứu nhóm Sinh viên Ngoại tỉnh Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội)‖ là rất có ý nghĩa. Nó có thể giúp cho chúng ta nắm đƣợc những khó khăn trong quá trình tìm kiếm, tiếp cận việc làm và nhu cầu hỗ trợ tiếp cận việc làm của SVNT sắp ra trƣờng. Đồng thời thông qua quá trình làm việc với 3 SVNT cụ thể của Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để giúp họ giải quyết những khó khăn trong quá trình tiếp cận việc làm thì sẽ chỉ ra đƣợc vai trò của NVCTXH trong hoạt động hỗ trợ nhóm SVNT sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm và rút ra đƣợc kinh nghiệm, đề xuất về các giải pháp nhằm hỗ trợ cho nhóm đối tƣợng giải quyết vấn đề. Từ đó mở ra một hƣớng giải quyết mới, hiệu quả hơn trong việc giải quyết một lƣợng lớn đội ngũ lao động trên địa bàn thành phố, qua đó giảm 11 thiểu tình trạng thất nghiệp và góp phần ổn định an ninh trật tự, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết Xã hội học và CTXH nhƣ: lý thuyết công tác xã hội cá nhân, lý thuyết nhu cầu, lý thuyết nhận thức hành vi… 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu nhằm giúp cho chúng ta nắm đƣợc những khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm và nhu cầu hỗ trợ tiếp cận việc làm của SV ngoại tỉnh sắp ra trƣờng. Từ đó mở ra một hƣớng giải quyết mới, hiệu quả hơn trong việc giải quyết một lƣợng lớn đội ngũ lao động trên địa bàn thành phố, qua đó giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và góp phần ổn định an ninh trật tự, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối với bản thân nhà nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phƣơng pháp đã đƣợc học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành CTXH. Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và quá trình công tác của bản thân 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Khách thể: Sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng đang học tập tại trƣờng ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội( Phố Vĩnh Tuy, quận hai bà trƣng, TP Hà Nội). + Số lƣợng: 130 sinh viên + Cơ cấu: ngẫu nhiên Đối tƣợng nghiên cứu: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan