Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại thành hà nội (nghiên cứu trường ...

Tài liệu Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại thành hà nội (nghiên cứu trường hợp hai xã cổ nhuế và xuân phương, huyện từ liêm, hà nội)

.PDF
101
464
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ THỊ THU HÒA Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại thành Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp hai xã Cổ Nhuế và Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI, 2008 Mục lục Trang Lời cảm ơn Mục Lục Danh mục chữ viết tắt A. Phần Mở đầu 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đìch nghiên cứu 7 3. Phương pháp nghiên cứu 7 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 8 5. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 10 B. Nôi dung chính 11 Chương 1: Cơ sở lý luận 11 I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 11 1. Tính hính nghiên cứu nghèo đói 11 2. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam 13 2.1.1. Thực trạng nghèo đói 13 2.1.2. Nguyên nhân nghèo đói 20 2.1.3. Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay 23 II. Cơ Sở lý luận của luận văn 26 1. Quan điểm lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin 26 2. Tư tưởng Hồ Chì Minh về xoá đói giảm nghèo 28 3. Đường lối chình sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xoá đói giảm nghèo 4. Lý thuyết phân tầng xã hội ( Lý thuyết phân tầng xã hội của K.Marx và M.Weber) 5. Quan điềm tiếp cận giới 32 6. Một số khái niệm cơ bản 37 6.1 Khái niệm nghèo đói 37 34 35 6.2. Khái niệm giảm nghèo 41 6.3. Khái niệm phụ nữ nghèo 43 Chương 2: Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại thành Hà Nội 44 2.1. Một số đặc điểm kinh tế – xã hội của điểm nghiên cứu 44 2.1.1. Huyện Từ Liêm 44 2.1.2. Xã Xuân Phương 48 2.1.3. Xã Cổ Nhuế 49 2.2. Hoạt động giảm nghèo 50 2.2.1. Hoạt động giảm nghèo ở Việt Nam 50 2.2.2. Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo 57 ở 2 xã Cổ Nhuế, Xuân Phương 2.2.2.1. Vay vốn cho phụ nữ nghèo trong sản xuất, kinh doanh. 57 2.2.2.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hoá 2.2.2.3. Hoạt động dạy nghề và tạo việc làm đối với phụ nữ nghèo 60 2.2.2.4. Hoạt động khác khác 69 2.2.2.4.1. Nâng cao kiến thức, cung cấp thông tin 69 2.2.2.4.2.. Kế hoạch hoá gia đính, sức khoẻ sinh sản, y tế. 71 2.3. Vai trò của Phụ nữ trong hoạt động giảm nghèo 65 72 2.3.1. Vai trò của Hội Liên Hiệp phụ nữ trong xoá đói giảm nghèo 72 2.3.2. Nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ 79 C: Kết luận 87 1. Kết luận 87 2. Kiến nghị 89 Tại liệu tham khảo 92 Danh mục chữ viết tắt XĐGN: Xoá đói giảm nghèo ESCAP : Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu á, Thái Bính Dương KTXH : Kinh tế xã hội CN-TTCN: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp BHYT: Bảo hiểm Y tế PTTH : Phổ thông trung học THCS : Trung học cơ sở UBND : Uỷ ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân LĐTB&XH : Lao động Thương binh và Xã hội UNICEF : Quỹ bảo trợ Nhi đồng Liên hiệp quốc KHKT : Khoa học kỹ thuật TYM : Quỹ Tính Thương A.Phần Mở đầu 1.Lý do chọn đề tài Vấn đề giảm nghèo được Đảng và Chính Phủ nhận định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong giai đoạn hiện nay cũng như trong giai đoạn tới để làm sao mỗi người dân Việt Nam “ai cũng có cơm ăn, áo mặc” như mong ước của Chủ Tịch Hồ Chì Minh. Xóa đói giảm nghèo được coi là một trong những nội dung quan trọng ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển xã hội của các quốc gia . Đối với Việt Nam, vấn đề xoá đói giảm nghèo càng trở nên quan trọng, là nhiệm vụ cách mạng cao quý của toàn Đảng, toàn dân, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Giảm nghèo là tiền đề, là cơ sở quan trọng để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay ở nước ta. Việt Nam đang được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nước đạt thành quả cao trong chương trính giảm nghèo, một nhiệm vụ cơ bản của mục tiêu thiên niên kỷ. Trong Bỏo cỏo "Việt Nam thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ", tỷ lệ nghèo của cả nước từ 30% năm 1992 cũn 8,3% năm 2004, dưới 7% năm 2005. Bộ mặt các xó nghốo, xó đặc biệt khó khăn có sự thay đổi đáng kể, nhất là về kết cấu hạ tầng. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xó nghèo được nâng cao, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi và phụ nữ. Tuy nhiên, cùng với một bộ phận dân cư trở nên giàu có, thỡ vẫn cũn khụng ớt người nghèo, hộ nghèo đói, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang là thách thức đối với sự phát triển đất nước theo hướng nhanh và bền vững. Đồng thời nghèo đói cũng là vấn đề rất lớn của toàn cầu. Trong số hơn 6 tỷ người của thế giới hiện nay có tới 2,6 tỷ người sống nghèo khó với mức thu nhập dưới 2 đô la Mỹ một ngày. Hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nghèo khi xếp ở thứ 167 trên thế giới và đến năm 2001 cả nước vẫn còn 17,2% hộ đói nghèo. Tính trạng nghèo đói tập trung ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều dân tộc thiểu số. Cụ thể là: miền núi đông bắc chiếm 22,4%, miền núi tây bắc chiếm 34%, bắc trung bộ là 35,6% và tây nguyên là 24,9% (MOLISA). Theo thu thập của Quỹ Ford, năm 1991 Việt Nam có 19% dân số là dân đô thị, song đến năm 2007 là 27% và hiện số dân đô thị vẫn tăng mỗi năm khoảng 2%. Trong quá trính phát triển kinh tế – xã hội, những vấn đề đi liền với quá trính đô thị hoá như: mất việc làm, không còn đất canh tác, không được tiếp cận với những dịch vụ cơ bản, không tận dụng được các cơ hội nhằm cải thiện đời sống … đang là một trong những thách thức lớn đối với những nỗ lực giảm nghèo. Nếu như không khắc phục được tính trạng nghèo đói thí xã hội khó có thể đạt được những mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đề ra. Một thực tiễn cho thấy, xoá đói giảm nghèo đòi hỏi sự tham gia tìch cực của các cấp uỷ Đảng, chình quyền, kết hợp với các tổ chức quần chúng chình trị – xã hội và sự nỗ lực của mỗi người dân. Giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo cũng nằm trong “ Các vấn đề chính sách xã hội để giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội” (26,tr 114). Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ khó khăn và là một quá trính lâu dài, đòi hỏi phải có sự tham gia của mọi nguồn lực trong xã hội, đặc bịêt là hệ thóng rộng lớn của các tổ chức xã hội. Các tổ chức chình trị – xã hội tham gia xoá đói giảm nghèo ở nước ta là một nét đặc thù của việc huy động sức mạnh cộng đồng để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo và cải thiện đời sống của người dân, đồng thời nâng cao tình chủ động và sự tham gia tìch cực của bản thân người dân và các tổ chức đại diện của họ. Phụ nữ nghèo là nhóm xã hội thường có học vấn thấp, nhận thức hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế, sinh hoạt. Họ dễ bị tổn thương, rất ìt cơ hội để cải thiện đời sống và thăng tiến bản thân. Phụ nữ nghèo cũng thường là lao động thuần nông hoặc buôn thúng bán bưng, lao động chân tay không chuyên môn. Họ có ìt cơ hội tiếp cận với công nghệ, tìn dụng và đào tạo, thường gặp nhiều khó khăn trong công việc gia đính, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đính và thường được trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc. Phụ nữ có học vấn thấp dẫn đến tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn, sức khỏe của gia đính bị ảnh hưởng và trẻ em đi học ìt hơn. Hiện nay, phụ nữ chiếm gần 50% trong tổng số lao động nông nghiệp và chiếm tỷ lệ cao trong số lao động tăng thêm hàng năm trong ngành nông nghiệp. Mặc dù vậy, những phụ nữ chỉ chiếm 25% thành viên các khoá khuyến nông về chăn nuôi, và 10% các khoá khuyến nông về trồng trọt. ở nước ta, vấn đề nghèo đói được nghiên cứu từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 đến nay. Những cuộc hội thảo khoa học và nghiên cứu thực nghiệm do các cơ quan nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đặc biệt là các Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam như Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới… đã đề cập đén rất nhiều khìa cạnh của thực trạng và giải pháp coá đói giảm nghèo trong bối cảnh kinh tế – xã hội vĩ mô… Những nghiên cứu này thường tập trung vào các khìa cạnh chung của phân tầng xã hội và vấn đề nghèo đói ở diện rộng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu của các tổ chức phi chình phủ trong nước và quốc tế, các chương trính và đề tài đề cập đến vấn đề xoá đói giảm nghèo ở từng khìa cạnh hoặc trên từng địa bàn cụ thể, tập trung chủ yếu vào các vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về hoạt động của các tổ chức chình trị – xã hội, đặc biệt là Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tổ chức này được lựa chọn ví sự năng động và tìch cực của họ trong các hoạt động xoá đói giảm nghèo và đồng thời ví tình đa dạng và linh hoạt của các loại hính hoạt động trong việc trợ giúp các thành viên của mính vươn lên vượt qua đói nghèo. Đồng thời cũng tím hiểu về khả năng vươn lên vượt nghèo của bản thân người phụ nữ nghèo và gia đính họ. Điạ bàn tiến hành nghiên cứu là hai xã Cổ Nhuế và Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm – Hà Nội. Đây là một trong những xã thuộc vùng nông thôn của Thủ đô. Nghèo đói ở đây trong nhiều năm qua đã trở thành vấn đề bức xúc của Đảng bộ và chình quyền các cấp. Các hoạt động ở đây không chỉ nhằm xoá được đói, giảm nghèo mà còn làm cho hội viên trở nên tìch cực, năng động và từng bước nâng cao vị thế của mính trong gia đính và xã hội. Hà Nội với diện tìch là 921,8km2 với dân số là 3.216,7 nghín người(2006) có 9 quận và 5 huyện. Tại 4 quận nội thành Hà Nội, dân số vào năm 1954 là 400 nghín người, năm 1991 là 800 nghín người và năm 2006 là 1,2 triệu người . Chình sự gia tăng dân số ở Hà Nội như vậy đã dẫn đến tính trạng nghèo đói. Hiện nay với sự sát nhập với Hà Tây đã lên hơn 6 triệu người. Chình ví vậy hoạt động giảm nghèo là một vấn đề luôn luôn nóng bỏng không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới, phụ nữ và trẻ em chiếm 80%. Từ sự cấp thiết của vấn đề ví vậy tác giả chọn đề tài “ Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại thành Hà Nội”. 2.Mục đích nghiên cứu Mục đìch nghiên cứu của luận văn thể hiện ở các mặt sau: - Tím hiểu thực trạng nghèo đói của các hộ gia đính tại xã Xuân Phương, Cổ Nhuế - Làm rõ hoạt động của các đoàn thể với công tác xoá đói giảm nghèo đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ. - Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của các tổ chức quần chúng chình trị – xã hội trong hoạt động xoá đói giảm nghèo tại địa bàn xã Xuân Phương và xã Cổ Nhuế 3. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp luận Sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, vận dụng đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chì Minh về bính đẳng nam, nữ, dân, giàu, nước mạnh trong nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Số liệu sử dụng trong luận văn là kết quả thu được từ cuộc khảo sát xã hội học được thực hiện tại 2 xã Cổ Nhuế, Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm Hà Nội với 200 phiếu phỏng vấn, Xuân Phương 100 phiếu, Cổ Nhuế 100 phiếu. Đối tượng là phụ nữ nghèo trong các hộ gia đính nghèo các hộ gia đính nghèo ở đây được xác định: + Xếp hạng hộ nghèo của xã + Mức sống trong thôn qua sự đánh giá của trưởng thôn và cán bộ chi hội phụ nữ. Chọn mẫu qua lựa chọn từ danh sách trưởng thôn những hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. b. Phương pháp phỏng vấn sâu Trong đợt khảo sát trên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 20 trường hợp trong đó 2 trưởng thôn của 2 xã, Cổ Nhuế, Xuân Phương (mỗi xã một người), 2 lãnh đạo phụ nữ của 2 xã Cổ Nhuế, Xuân Phương (mỗi xã một người), 4 chi hội trưởng phụ nữ của 2 xã Cổ Nhuế, Xuân Phương (mỗi xã 2 ngừơi), 12 phụ nữ nghèo của 2 xã Cổ Nhuế, Xuân Phương (mỗi xã 6 trường hợp) 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại thành Hà Nội b. Khách thể nghiên cứu - Phụ nữ nghèo ngoại thành Hà Nội. - Lãnh đạo chình quyền và Hội phụ nữ tại 2 xã c. Phạm vi nghiên cứu - Xã Cổ Nhuế, xã Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm 5. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 1. Giả Thuyết nghiên cứu : Giả thuyết 1: Phụ nữ nghèo thường có học vấn thấp, đông con, có nghề nghiệp là thuần nông hoặc lao động không có chuyên môn. Giả thuyết 2: Phụ nữ nghèo có đời sống khó khăn, khó tiếp cận các dịch vụ kinh tế – xã hội và văn hoá, ìt cơ hội phát triển cho bản thân và gia đính. Giả thuyết 3: Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ phụ thuộc vào tình tìch cực và sự phối hợp của chình quyền với Hội phụ nữ và các tổ chức quần chúng tổ chức dân sự với xu hướng “ xã hội hoá” của hoạt động này. Mặt khác và tình chủ động của bản thân các đối tượng phụ nữ nghèo. 2. Khung lý thuyết Điều kiện kinh tế – xã hội Vai trò các Hệ thống chính sách xã hội và phúc lợi xã hội tổ chức xã hội dân sự Phụ nữ nghèo - Mức sống - Thu nhập - Học vấn Vai trũ của chớnh quyền/ đoàn - Văn hoá/ lối sống thể Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo - Hoạt động tạo việc làm thu nhập - Tiếp cận tớn dụng/ vay vốn - Nõng cao kiến thức/ cung cấp thụng tin - Hoạt động khác: Kế hoạch hoá gia đỡnh, sức khoẻ, dinh dưỡng… Vai trũ của phụ nữ nghốo B. Nội Dung chình Chương 1: Cơ sở lý luận I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1. Tình hình nghiên cứu về nghèo đói Thực hiện đường lối Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội và tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam hiện được cộng đồng thế giới thừa nhận là một trong số ìt quốc gia đã thành công trong công cuộc cải cách kinh tế – xã hội, văn hoá và ổn định chình trị xã hội, tăng trưởng kinh tế khá. Đặc biệt, những thành công trong công cuộc xoá đói giảm nghèo được coi là thành tựu nổi bật của chúng ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, để đi đến thành công, chúng ta đã và đang đối mặt với nhiều thách thức để có thể duy trí bền vững các kết quả đạt được. Trong đó, những biểu hiện mặt trái của quá trính chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự phân tầng mức sống, vấn đề nghèo đói, tệ nạn xã hội, v.v… là những chủ đề đã và đang thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của xã hội và đã trở thành nội dung chình của nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu về vấn đề nghèo đói ở nước ta được rất nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện và các kết quả nghiên cứu với quy mô và phạm vi khác nhau đã thể hiện khá nhiều trong vòng 15 năm nay. Có thể nhóm những công trính nghiên cứu về nghèo đói dựa theo các tiêu chì khác nhau. Từ góc độ giới gồm các nghiên cứu có hoặc không đề cập đến các vấn đề nghèo đói của phụ nữ, nam giới, v.v… Dưới đây xin nêu một số công trính thuộc một vài nhóm nói trên. Về nghiên cứu vĩ mô, một số nghiên cứu chình có thể kể ra bao gồm“ Giảm nghèo ở Việt Nam” của UNICF năm 1995” Vấn đề nghèo đói ở Việt Nam” của ADUKI năm 1995, “Giàu nghèo trong nông thôn hiện nay” của Nguyễn Văn Tiêm 1993, “Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Hằng năm 1997, v…v Các nghiên cứu vĩ mô cũng đề cập khá chi tiết đến vấn đề phân tầng xã hội ở Việt Nam như “Báo cáo về tính trạng nghèo đói và công bằng xã hội ở Việt Nam” của Tổ chức Oxfam năm 1999 hay công trính “Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phìa Bắc nước ta hiện nay” do Lê Du Phong và Hoàng Văn Hoa chủ biên, Những nghiên cứu này đề cập đến vấn đề nghèo đói từ nhiều cấp độ khác nhau như vùng, miền, đô thị, nông thôn, xã nghèo và hộ nghèo v.v.. tuy nhiên, cấp độ phân tìch chình là các vấn đề và các yếu tố vĩ mô. Dựa trên phân tìch vĩ mô và so sánh, các báo cáo cũng chỉ ra sự chênh lệch về tỉ lệ nghèo đói giữa các vùng, tốc độ tiến hành xoá đói giảm nghèo và những yếu tố tác động cũng như các giải pháp khắc phục trong những năm tới. Bên cạnh cách phân tìch vĩ mô thí việc áp dụng cách phân tìch vi mô trong nghiên cứu nghèo đói cũng khá phổ biến. Vì dụ ở đây là Báo cáo “Việt Nam tiếng nói của người nghèo” của Ngân hàng thế giới năm 1999, “Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường “ của Đỗ Thị Bính và Lê Ngọc Hân 1996 v.v… Những nghiên cứu này vận dụng cách phân tìch kết hợp, có tình đến các yếu tố vĩ mô như thị trường, chình sách chuỷên đổi cơ cấu kinh tế v.v… song chủ yếu và quan trọng nhất vẫn là những phân tìch vi mô, xem xét tính hính và các yếu tác động đến nghèo đói ở cấp hộ gia đính và làng xã. Xem xét từ góc độ giới, có thể nói rằng có khá nhiều các nghiên cứu về nghèo đói không đề cập đến vấn đề giới. Chằng hạn các vấn đề giới được đề cập khá rõ nét ở các phân tìch vi mô, song lại khá mờ nhạt hoặc hầu như không được nhắc đến ở các phân tìch vĩ mô về nghèo đói. Đề cập đến các vấn đề nghèo đói của phụ nữ có thể kể đến đề tài “Phỏt triển bền vững nông thôn vùng Bắc Trung Bộ: Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, ” Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển. Mục đìch chình của đề tài là xem xét, đánh giá thực trạng tỡnh hỡnh nụng thụn vựng Bắc Trung Bộ Việt Nam dưới góc độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ mà Việt Nam đó cam kết, trờn cỏc lĩnh vực chủ yếu: xúa đói giảm nghốo, giải quyết việc làm. Một đề tài khác thuộc nhóm này là “ Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng” do trung tâm nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ và Gia đính cũng đã tiến hành năm 1996. Bên cạnh vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo, nghiên cứu này cũng đã đề cập đến vai trò của các đoàn thể chình trị – xã họi như Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, v.v... trong phát triển kinh tế – xã hội, nói chung và phong trào giảm nghèo nói riêng. Ngoài ra còn rất nhiều công trính nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Tổ chức Quốc tế Tại Việt Nam ( Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức lương nông liên hiệp quốc...). Tất cả những công trính nghiên cứu đó đã đưa ra những phân tìch cụ thể về thực trạng kinh tế – văn hóa – xã hội của Việt Nam và xem xét vấn đề nghèo đói như là một trong những thách thức đối với phát triển bền vững. Trong đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào các khìa cạnh đã được làm rõ trong các công trính nghiên cứu trước đó mà tập trung phân tìch làm rõ hoạt động của các tổ chức kinh tế – xã hội có vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại thành Hà Nội 2. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam 2.1.1. Thực trạng nghèo đói. Quá trính đổi mới của Việt Nam diễn ra trong gần hai mươi năm qua đã làm thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội và văn hoá đất nước. Nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khá nhanh, trung bính là 7,76%/năm, nhiều lĩnh vực đời sống có sự chuyển biến tìch cực. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường đã mở ra những khả năng mới để giải phóng sức sản xuất của từng cá nhân, từng hộ gia đính. Những nhân tố kím hãm sự phát triển trước đây đã được tháo gỡ. Tuy nhiên, do quy mô dân số lớn, nhịp độ gia tăng dân số nhanh, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, trính độ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp cho nên về cơ bản Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước nghèo. Tỷ lệ người nghèo tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đó giảm liên tục từ hơn 60% vào năm 1990, xuống 58% vào năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% vào năm 2000, 29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004. Hiện tại (2006) cứ khoảng 10,8% số hộ được xếp vào loại thiếu ăn (nghèo lương thực) theo chuẩn ngheò quốc tế. Theo chuẩn nghèo của chương trính xoá đói giảm ngheò quốc gia, đầu năm 2000 cứ khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước, chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn. Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bính này nhiều. Có tới 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phìa Bắc, Bắc Trung Bộ, tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia năm 2002 còn 12,9% hộ nghèo và tỷ lệ nghèo lương thực ước lượng 10.87%. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ nghèo của cả nước giảm từ 58% năm 1992 xuống 37% năm 1998 và 14,82% năm 2007, trong đó: Tây Bắc: 32,36%; Đông Bắc: 23,44%; Đồng bằng sông Hồng 9,59%; Bắc Trung Bộ: 23,44%; Duyên Hải miền trung : 16,18%; Tây Nguyên : 21,34%; Đông Nam Bộ: 5,12% và đồng bằng sông cửu long: 12,85%. Một số địa phương cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia như Thành phố Hồ Chì Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Bính Dương … Tuy vậy, cả nước vẫn còn 59 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50% trong đó 27 huyện tỷ lệ nghèo trên 60%, 10 huyện trên 70% và 1 huyện trên 80%; 3006 xã có tỷ lệ nghèo trên 25%, trong đó có 1378 xã thuộc Chương trính 135 giai đoạn II. Đói nghèo mang tình chất vùng rất rừ rệt. Cỏc vựng nỳi cao, vựng sõu, vựng xa, vựng đồng bào dân tộc ìt người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Có tới 64% số người nghèo tập trung tại các vùng miền núi phìa Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ cũn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở rất kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên. Kết quả dưới đây đây được TCTK tình toán dựa vào số liệu thu nhập bỡnh quõn đầu người của hộ gia đỡnh và chỉ số giỏ tiờu dựng của từng khu vực thành thị/nụng thụn qua cỏc năm để loại từ yếu tố biến động giá. Số liệu căn cứ kết quả chình thức Điều tra mức sống hộ gia đỡnh Việt Nam 2002 và kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống hộ gia đỡnh Việt Nam năm 2004, Tổng cục Thống kê tình toán tỷ lệ (%) hộ nghèo cho năm 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chình phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (200 nghỡn đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn, 260 nghỡn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị) như sau: Bảng 1.1. Tỷ lệ hộ nghèo 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010” Tỷ lệ ngh ốo 2002 2004 1. Cả nước 23,0 18,1 - Thành thị 10,6 8,6 - Nụng thụn 26,9 21,2 - Đồng bằng sông Hồng 18,2 12,9 - Đông Bắc 28,5 23,2 2.Chia theo khu vực 3. Chia theo vựng - Tây Bắc 54,5 46,1 - Bắc Trung Bộ 37,1 29,4 - Duyờn Hải Nam Trung Bộ 23,3 21,3 - Tõy Nguyờn 43,7 29,2 - Đông Nam Bộ 8,9 6,1 - Đồng Bằng Bắc Bộ 17,5 15,3 Nguồn:Tổng cục thống kê tháng 7 năm 2005 Mặc dï Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ nghèo, tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo. Phần lớn thu nhập của người nghÌo là từ n«ng nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đính và cộng đồng. Nhiều hộ gia đính tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo, nhưng vẫn giáp ranh với ngưỡng nghèo đói, do vậy, khi có những dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo. Mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm có mức sống cao. Sự gia tăng chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất (từ 7,3 lần năm 1993 lên 8,9 lần năm 1998) cho thấy, tình trạng tụt hậu của người nghèo (trong mối tương quan với người giàu). Mặc dù chỉ số nghèo đói có cải thiện, nhưng mức cải thiện ở nhóm người nghèo chậm hơn so với mức chung và đặc biệt so với nhóm người có mức sống cao. Hệ số chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn còn rất cao. Những tỉnh nghèo nhất hiện nay cũng là tỉnh xếp thứ hạng thấp trong cả nước về chỉ số phát triển con người và phát triển giới. Đa số người nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán...) khiến cho các điều kiện sinh sống và sản xuất của người dân càng thêm khó khăn. Đặc biệt, sự kém phát triển về hạ tầng cơ sở của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vùng khác. Năm 2000, khoảng 20-30% trong tổng số 1.870 xã đặc biệt khó khăn chưa có đường dân sinh đến trung tâm xã; 40% số xã chưa đủ phòng học; 5% số xã chưa có trạm y tế; 55% số xã chưa có nước sạch; 40% số xã chưa có đường điện đến trung tâm xã; 50% chưa đủ công trình thuỷ lợi nhỏ; 20% số xã chưa có chợ xã hoặc cụm xã. Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người trong diện cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao, khoảng 1-1,5 triệu người. Hàng năm số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn lớn. Nghèo đói là một hiện tượng khá phổ biến ở nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn. Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm của thành thị là 4,6%, trong khi đó của nông thôn là 15,9%. Trên 80% số người nghèo là nông dân, trính độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ...), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm nghèo nàn. Những người nông dân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có khả năng chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp. Phụ nữ nông dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là những nhóm nghèo dễ bị tổn thương nhất. Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn, nhưng thu nhập ìt hơn, họ ít có quyền quyết định trong gia đính và cộng đồng do đó có ìt cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại Bảng 1.2: Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm Tỷ lệ nghèo 1993 1998 2002 2006 Cả nước 58,1 37,4 28,9 15,5 Thành thị 25,1 9,2 6,6 7,7 Nông thôn 66,4 45,5 35,6 17,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê, VLSS 1997-1998; ĐTMS 2002,2004,2006 Khoảng cách giàu nghèo tăng lên và khoảng cách bất bính đẳng này diễn ra theo trục quan hệ: Nông thôn – Thành thị với 90% người nghèo sống ở địa bàn nông thôn; Người Kinh – người dân tộc thiểu số. Vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ nghèo cao nhất (tỷ trọng nghèo ở các dân tộc ìt người lớn gấp 4 lần so với người Kinh, Hoa, trên thực tế thậm trì còn cao hơn): tỷ lệ nghèo lương thực được cải thiện không nhiều kể từ năm 1993 và tỷ trọng người nghèo ở nông thôn nhiều gấp hơn 2 lần ở đô thị năm 2006 ( 17%/7,7%). [1.tr6] Phần lớn những người nghèo ở thành thị đều tham gia vào làm việc ở các khu vực không kết cấu. Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bính cao hơn so với mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện điều kiện sống không đång đều. Đa số người nghèo đô thị làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ sở hữu trong khu vực Nhà nước dẫn đến sự dôi dư lao động, mất việc làm của một bộ phận người lao động ở khu vực này, làm cho điều kiện sống của họ càng thêm khó khăn hơn. Số lao động này phải chuyển sang làm các công việc khác với mức lương thấp hơn, hoặc không tìm được việc làm và trở thành thất nghiệp. Người nghèo đô thị phần lớn sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém, khó có điều kiện tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản (nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước, ánh sáng và thu gom rác thải...). Người nghèo đô thị dễ bị tổn thương do sống phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập bằng tiền. Họ thường không có hoặc có ít khả năng tiết kiệm và gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn tạo việc làm. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm tăng số lượng người di cư tự do từ các vùng nông thôn đến các đô thị, chủ yếu là trẻ em và người trong độ tuổi lao động. Hiện tại chưa có số liệu thống kê về số lượng người di cư tự do này trong các báo cáo về nghèo đói đô thị. Những người này gặp rất nhiều khó khăn trong việc đăng ký hộ khẩu hoặc tạm trú lâu dài, do đó họ khó có thể tìm kiếm được công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Họ có ìt cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và phải chi trả cho các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục ở mức cao hơn so với người dân đã có hộ khẩu. Ngoài ra, đói nghèo còn chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm đối tượng xã hội khác như những người không nghề nghiệp, người thất nghiệp, người lang thang và người bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội (mãi dâm, nghiện hút, cờ bạc...). Tuy nhiên, trong những năm qua, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo. Để có những thành tựu to lớn đó không thể không nói tới đến sự tham gia đóng góp của các tổ chức quần chúng chình trị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan