Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm n...

Tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015)

.PDF
117
2
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ PHƢƠNG HUYỀN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƢỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈOKHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM(1996-2015) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ PHƢƠNG HUYỀN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƢỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈOKHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM(1996-2015) Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ Mã số: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN LA Hà Nội - 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên của luận văn, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.Trần Văn La, người đã hướng dẫn trong quá trình thu thập tài liệu, định hướng cũng như giúp tôi đi đúng hướng từ bước chọn đề tài đến sửa hoàn chỉnh bản luận văn này. Tôi xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô trong Khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị kiến thức và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường . Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Thư viện Quốc gia; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO); Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM);Trung tâm thông tin các tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội;Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ các tỉnh trong khu vực Tây Bắc; các đồng nghiệp phụ trách giáo dục và y tế tại các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như Oxfam, Plan, Save the Children… đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, bổ sung và hoàn thành luận văn này. Học viên Đỗ Phƣơng Huyền MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ..............................................................3 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ................................................................5 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................6 1.Lý do lựa chọn đề tài: ......................................................................................... 6 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 7 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 13 4.Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................ 13 5.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 14 6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 14 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................15 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƢỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM (1996-2015) ............................................................15 1.1.Cơ sở lý thuyết................................................................................................ 15 1.1.1.Khái quát về tổ chức phi chính phủ ........................................................15 1.1.2.Phân loại các tổ chức phi chính phủ.......................................................18 1.1.3.Khái quát hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam ..................22 1.2.Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 27 1.2.1.Ưu tiên của Việt Nam trong XĐGN ........................................................27 1.2.2.Khung chính sách tác động đến hoạt động của các tổ chức PCPNN ...32 1.2.3.Hợp tác giữa các tổ chức PCPNN với các đối tác Việt Nam ..................34 1.2.4.Thực trạng đời sống đồng bào Tây Bắc ..................................................37 1.3. Tiểu kết .......................................................................................................... 47 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƢỚC NGOÀI VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM (1996-2015) ....................................................................................................48 2.1. Lĩnh vực hoạt động xóa đói giảm nghèo của các tổ chức PCPNN ........... 48 2.1.1. Hỗ trợ sinh kế và phát triển sản xuất .....................................................48 1 2.1.2. Hỗ trợ về y tế ............................................................................................58 2.1.3. Hỗ trợ về giáo dục ...................................................................................66 2.1.4. Hỗ trợ khác ..............................................................................................73 2.2. Hoạt động xóa đói giảm nghèo vùng Tây Bắc Việt Nam của một số tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài .......................................................................... 79 2.2.1. Plan International Việt Nam ..................................................................79 2.2.2. Oxfam .......................................................................................................83 2.3. Đánh giá chung ............................................................................................. 85 2.3.1. Thành tựu ................................................................................................85 2.3.2. Hạn chế ....................................................................................................89 2.4. Tiểu kết .......................................................................................................... 89 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ .......................................................91 3.1. Định hƣớng của Việt Nam đối với các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài…………………………………………………………………..…………91 3.1.1. Định hướng thu hút các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ................91 3.1.2. Định hướng về hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án phi chính phủ nước ngoài .........................................................................................................96 3.2. Khuyến nghị .................................................................................................. 98 3.2.1. Đối với phía Việt Nam .............................................................................98 3.2.2. Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ....................................100 3.3. Giải pháp ..................................................................................................... 102 3.3.1. Đối với phía Việt Nam ...........................................................................102 3.3.2. Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ....................................104 3.4. Tiểu kết ........................................................................................................ 105 KẾT LUẬN ............................................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109 2 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Viết tắt tiếng Việt CLB Câu lạc bộ PCP Phi chính phủ PCPNN Phi chính phủ nước ngoài XĐGN Xóa đói giảm nghèo LHQ Liên Hợp Quốc Viết tắt tiếng Anh ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á EU European Union Liên minh Châu Âu ECOSOC United Nations Economic and Social Council Hội đồng Kinh tế-Xã hội của Liên Hợp Quốc FES Viện Friedrich Ebert KAS Viện Konrad-Adenauer MDGs Millennium Development Goals Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ UN United Nations Liên Hợp Quốc UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNFPA United Nations Population Fund Quỹ Dân số của Liên hợp quốc WB World Bank 3 Ngân hàng thế giới WWF World Wildlife Fund Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới 4 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Số lượng các tổ chức PCPNN tại Việt Nam (2010-2016) Biểu đồ 1.2: Giải ngân nguồn vốn cho các lĩnh vực Biểu đồ 1.3: Số đối tác của các tổ chức PCPNN Bảng 1.1: Tỷ lệ đói nghèo qua các năm 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, với nhiều chương trình dự án, đặc biệt là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (Chương trình 135) được Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 4 năm 2013 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất cho các xã biên giới, an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Nghị quyết 30a ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác xóa đói, giảm nghèo, với tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1997 xuống còn 8,38 - 8,58% năm 20161. Xóa đói giảm nghèo còn là một trong những thành tựu điển hình của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Tuy đạt được những thành tích đáng mừng nhưng công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Hiện nay, giảm nghèo giữa các vùng, miền chưa đồng đều; tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc còn cao; giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo ở một số nơi tái diễn; chính sách còn chồng chéo, nguồn lực đầu tư dàn trải… Trong khi đó, khu vực rốn nghèo vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tôc thiểu số; cụ thể, khu vực miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước với 34,52%2. Thúc đẩy xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào, đầu tư ra sao để đạt hiệu quả giảm nghèo bền vững là những thách thức đang được đặt ra. Bởi kết quả giảm nghèo nói chung, và chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, mục tiêu của các chương trình giảm nghèo chưa đạt được như mong đợi. 1 Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội theo tiêu chí giảm nghèo mới Theo kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoại 2016-2020 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 2 6 Trong nỗ lực đó, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) đã và đang đóng vai trò quan trọng,chung tay hỗ trợ cùng với chính phủ Việt Nam đương đầu với thách thức này. Trên thực tế, hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua đóng góp rất lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam, đặc biệt trong xóa đói giảm nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần không nhỏ vào thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Tuy nhiên, để hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo vùng Tây Bắc nói riêng và trong các lĩnh vực khác ở Việt Nam nói chung đạt được nhiều hiệu quả hơn, cần có những nghiên cứu tổng kết và đúc rút kinh nghiệm. Đó cũng là lý do chính để chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề: “Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực Tây Bắc Việt Nam (1996-2015)” làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm qua, với tinh thần đoàn kết, hữu nghị và hợp tác, Việt Nam và các tổ chức PCPNN đã phát triển mối quan hệ đối tác hiệu quả, bình đẳng, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, chân thành và cởi mở. Thông qua các hoạt động nhân đạo và phát triển, các tổ chức PCPNN và các đối tác Việt Nam đã góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của Việt Nam, thông qua việc giới thiệu và triển khai các mô hình mẫu về giảm nghèo và phát triển bền vững. Việc nghiên cứu hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có xóa đói giảm nghèo, được thực hiện bởi một số tác giả, chuyên gia trong nước và quốc tế. Những công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam Có thể kể đến một số sách, công trình nghiên cứu và bài viết nổi bật sau: Bài viết của tác giả Nguyễn Hải Hữu về “Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số” đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội (số 331– 2008) nêu lên thực trạng đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, nơi đời sống còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao và còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận 7 các dịch vụ xã hội cơ bản. Trong bài viết, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp nhằm tăng cường xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó nổi bật có các nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ sinh kế, nâng cao thu nhập cho người nghèo;nâng cao nhận thức, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách của các cấp, các ngành và người dân; nâng cao ý thức, ý chí phấn đấu thoát nghèo; tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và truyền thông bằng tiếng DTTS … Bài “Công cuộc giảm nghèo của Việt Nam: Những thành tựu nổi bật và giải pháp khắc phục những hạn chế trong thời gian tới”của tác giả Phạm Thị Hải Chuyền đăng trên Tạp chí Cộng sản (số 2 – 2016) nhấn mạnh xóa đói, giảm nghèo luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước trong mọi thời kỳ. Công cuộc giảm nghèo đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị vào hỗ trợ toàn diện người nghèo, nhất là đối với người nghèo ở những vùng nghèo nhất, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Những năm qua, công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi trong thời gian tới cần có những giải pháp đồng bộ để khắc phục hiệu quả.Tác giả nêu bật một số thành tựu xóa đói giảm nghèo nổi bật; một số hạn chế và nguyên nhân cũng như các định hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo. Bài “Đóng góp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong giảm nghèo và phát triển nông thôn ở Việt Nam giai đoạn 1991-2010”của tác giả Lương Thị Hồng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7 – 2016) nhấn mạnh trong quá trình phát triển đất nước, để đạt được mục tiêu giảm nghèo và phát triển nông thôn, Chính phủ Việt Nam đã huy động và tham gia đóng góp từ nhiều phía, bao gồm cả những đóng góp tích cực của các tổ chức PCPNN về chính sách, hoạch định chính sách; các mô hình, phương pháp mới, phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo bền vững; đào tạo nguồn nhân lực... Trong bài viết này, tác giả làm rõ những đóng góp của các tổ chức PCPNN về các khía cạnh như phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. 8 Nguyễn Hải Hữu với bài “Phát huy kết quả đạt được - vượt qua thách thức - về sớm mục tiêu” năm 2004 (Tạp chí Lao động và xã hội, số 71) đánh giá kết quả thực hiện chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, từ đó nêu một số kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xóa đói, giảm nghèo. “Chương trình quốc gia xoá đói, giảm nghèo - một nhân tố mới trong quản lý của Nhà nước ta” của Phạm Đi, năm 2005 (Tạp chí Lý luận chính trị, số 46) phân tích những điểm mới của Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong đó cho rằng tầm quản lý và điều chỉnh chương trình ở cấp độ vĩ mô cho phép thực hiện những đầu tư lớn và đa dạng hơn về các nguồn lực. Chương trình có những điểm nhấn ưu tiên, quan điểm tiếp cận chính xác và được chia sẻ rộng rãi hơn, đặc biệt là quan điểm về sự tham gia của người dân và cộng đồng. Bài “Phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đăng trên Tạp chí Cộng sản -Số 848, 2013 của Nguyễn Lâm Thànhchỉ ra những thay đổi về nguồn lực, chính sách xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lộc “Cho vay đối với vùng nghèo, thuận lợi, khó khăn và giải pháp”, năm 2006 (Tạp chí Thị trường tiền tệ, số 6) phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chính sách cho vay vốn ở vùng nghèo, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cho vay vốn. Bài viết “Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam” (Tạp chí Lý luận chính trị - Số 5, 2008) của tác giả Đôn Tuấn Phong khẳng định vai trò của các tổ chức PCPNN cho xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam khi số lượng các tổ chức PCPNN trong giai đoạn 1994-2007 ngày càng tăng và triển khai viện trợ với giá trị ngày càng lớn. 9 Trong bài “Tổ chức phi chính phủ nước ngoài với hoạt động vì giảm nghèo ở Việt Nam (1996-2008)” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á - Số 8, 2009), tác giả Chử Thu Hàchỉ ra những mảng hoạt động có quy mô lớn và nhỏ của các tổ chức PPCNN từ đào tạo và cung cấp chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường, phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn, cho đến viện trợ trực tiếp tiền và hàng cho người dân. Bài viết khẳng định dự án của các tổ chức PCPNN tập trung hỗ trợ vào những nguồn lực cơ bản nhằm đem lại một kết quả tổng hợp về nhiều mặt để cải thiện sinh kế cho người dân, giúp họ xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Trong cuốn “Tổ chức và hoạt động phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam” (Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1995), tác giả Nguyễn Văn Thanh làm nổi bật việc tổ chức hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam qua các năm trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Ngoài ra, trên Diễn đàn Xã hội học - Viện Xã hội học (Số 1 - 1993), Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam còn có các công trình nghiên cứu về các tổ chức phi chính phủ và hoạt động xã hội, nổi bật là bài viết “NGO trong thập kỷ 90: những dự báo đối với Việt Nam”của tác giả Văn Thanh, trong đó tác giả nêu lên một số đặc điểm của các tổ chức PCP trong thập kỷ 90 và những dự báo về số lượng, giá trị viện trợ, các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCP tại Việt Nam trong những năm sau đó, chỉ ra tính cấp thiết cần có những văn bản pháp quy cần thiết và một bộ máy chuyên trách đủ tầm vóc quản lý hoạt động của các tổ chức PCP tại Việt Nam. “Công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam - 60 năm nhìn lại” của tác giả Trần Văn Chử (Tạp chí Lao động và xã hội, số 8 - 2007) nêu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, đánh giá kết quả thực hiện, từ đó rút ra bài học sau hơn 60 năm thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam. Tác giả Chu Tiến Quang có bài “Nhìn lại thành tựu xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và những vấn đề đang đặt ra”, (Tạp chí Cộng 10 sản, sô 3 - 2007) đánh giá những kết quả đạt được về thực hiện chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng trong những năm 2001-2005, chỉ ra nguyên nhân và nêu lên một số thách thức đối với thực hiện chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng. Cuốn sách “Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” của tác giả Hoàng Chí Bảo (NXB Chính trị quốc gia, 2009) khái quát thực trạng đói nghèo của miền núi, đánh giá thành tựu, hạn chế trong thực hiện chính sách dân tộc nói chung và xoá đói, giảm nghèo nói riêng của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở đó giải pháp nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và thực hiện xoá đói, giảm nghèo nói riêng tại các vùng đa dân tộc miền núi. Nguyễn Thị Thanh Hà với công trình “Tăng cường cơ hội tiếp cận nguồn lực cho người nghèo nông thôn”, năm 2009 (Tạp chí Lao động và xã hội, số 3) phân tích những hạn chế trong tiếp cận các chính sách kinh tế-xã hội nói chung và xoá đói, giảm nghèo nói riêng của người nghèo nông thôn, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách. Những công trình của tác giả nước ngoài Cũng trêntrên Diễn đàn Xã hội học - Viện Xã hội học (Số 1 - 1993) của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tác giả J.Andersen có bài “Vai trò và tính chất các tổ chức phi chính phủ trong tiến trình phát triển”, trong đó khẳng định điểm mạnh của các tổ chức PCP là tập trung đáp ứng những nhu cầu – hoặc những “khoảng trống trong tiến trình phát triển”, và có sự nhất trí, có tổ chức và trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ. Hay bài “Kinh nghiệm của tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam” (Tác giả: Janet Reedy)cho rằng quan hệ giữa các tổ chức PCPNN và các đối tác Việt Nam mang lại kết quả tốt nhất khi có sự học hỏi lẫn nhau. Công trình “Nghèo” xuất bản năm 2003 (Công ty in và văn hoá phẩm) của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam đánh giá thực trạng đói 11 nghèo và công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, trong đó nêu lên một số hạn chế về công tác tổ chức thực hiện như sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ về chính sách chưa đầy đủ, quá trình lập kế hoạch được thực hiện từ trên xuống, sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch, ra quyết định và thực hiện còn hạn chế... Công trình nghiên cứu “Cơ sở hạ tầng và xoá đói, giảm nghèo” năm 2005 của Pierre Jacquet (Tạp chí Lao động và xã hội, số 5) đánh giá những lợi ích của thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với xoá đói, giảm nghèo, trong đó khẳng định rằng các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam khi cư trú ở địa bàn có đường nhựa thì có thêm cơ hội để thoát nghèo cũng như tại các vùng có hệ thống thuỷ lợi thì đói nghèo cũng ít trầm trọng hơn. Việc đầu tư mở rộng hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp là một trong những khoản đầu tư của Nhà nước được đánh giá là có tính phân phối lại cao nhất về mặt xã hội. Martin Ravallion Dominique van de Walle với công trình “Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi - Cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt Nam” xuất bản năm 2008 (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên In Tiến bộ) đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với người nghèo, trong đó cho rằng các viên chức nhà nước tiếp tục thực hiện tái phân bổ đất đai tại một số xã và từ đó tỷ lệ người nghèo không có đất sản xuất ngày càng gia tăng. Ngân hàng thế giới trong công trình “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển” năm 2008 (NXB Văn hoá thông tin) nêu lên một thực tế là tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể khi các hộ tiểu nông ở Việt Nam thực hiện sản xuất theo hướng thị trường và đa dạng hoá nguồn thu nhập ngoài nông nghiệp. Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này, nhất là các công trình nghiên cứu mang tính chất cụ thể liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo của các tổ chức PCPNN tại khu vực Tây Bắc trong giai đoạn 1996-2015. Hầu hết các bài viết liên quan đến các tổ chức PCPNN và công tác xóa đói giảm nghèo chưa đi sâu phân tích vào mối quan hệ giữa các tổ 12 chức PCPNN và công tác xóa đói giảm nghèo trên từng lĩnh vực trong đời sống những người thụ hưởng, mà đa phần là nghiên cứu riêng rẽ. Tuy nhiên, đánh giá về hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì vẫn còn khiêm tốn, chủ yếu là báo cáo của các tổ chức tự đánh giá hiệu quả hoạt động của mình trong một số dự án. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động của các tổ chức PCPNN trong công tác xóa đói giảm nghèo vùng Tây Bắc, với trọng tâm là các hoạt động hỗ trợ sinh kế và phát triển sản xuất, hỗ trợ về y tế, hỗ trợ về giáo dục và một số hỗ trợ khác của các tổ chức PCPNN đối với người dân các tỉnh Tây Bắc. Trong luận văn, tác giả lấy hoạt động của các tổ chức Plan và Oxfam làm các case study vì hai tổ chức này là tổ chức lớn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1996 đến 2015. Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 340/TTg ngày 24/05 ban hành Quy chế về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động mạnh mẽ của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam. Năm 2015 là năm cuối cùng cả nước nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đặt ra, trong đó có mục tiêu xóa đói giảm nghèo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện bằng những phương pháp chính sau đây: - Phương pháp thống kê, phân tích tài liệu: Thống kê, phân tích và đánh giá về mọi hoạt động của các tổ chức PCPNN cũng như về công tác xóa đói giảm nghèo vùng Tây Bắc Việt Nam. - Phương pháp tổng hợp, so sánh: Thông qua việc thu thập tài liệu từ sách, báo, tạp chí, báo cáo, website, trong đó có các website của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam3. 3 vufo.org.vn 13 - Phương pháp phân tích quan hệ quốc tế: Dùng để làm rõ sự hợp tác giữa các tổ chức PCPNN với các đối tác Việt Nam. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích và đánh giá hoạt động của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực Tây Bắc Việt Nam giai đoạn 1996-2015 và tác động tích cực của các hoạt động này đến đời sống đồng bào Tây Bắc, luận văn đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ các tổ chức PCPNN trong thời gian tới. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: Một là, đưa ra những cơ sở về lý thuyết và thực tiễn cho việc thu hút nguồn hỗ trợ từ các tổ chức PCPNN vào khu vực Tây Bắc, bao gồm những lý thuyết lý luận về PCPNN và những nhân tố tự nhiên – kinh tế - xã hội – luật pháp… tác động tới vấn đề này. Hai là, phân tích, đánh giá kết quả đạt được của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở khu vực Tây Bắc qua các năm từ 1996 đến 2015. Ba là, bước đầu đưa ranhững kiến nghị, đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức PCPNN khu vực Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở cho hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực Tây Bắc Việt Nam (1996-2015) Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động xóa đói giảm nghèocủa các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vùng Tây Bắc Việt Nam (1996-2015) Chƣơng 3:Khuyến nghị và giải pháp 14 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƢỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM (1996-2015) 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Khái quát về tổ chức PCP Khái niệm Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations, viết tắt là NGO) từ lâu đã tồn tại trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích là cứu trợ nhân đạo đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và nghèo đói. Hiện nay, các nước trên thế giới còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra định nghĩa về tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, sự khác biệt này chủ yếu là do cách tiếp cận, tiêu chí, mục đích phân loại, đánh giá khác nhau. Theo UN, tổ chức phi chính phủ là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, tổ chức văn hóa xã hội, hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận. Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận. Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa. Thuật ngữ “tổ chức PCP” được nhắc đến lần đầu trong điều 71 Hiến chương Liên hợp quốc vào năm 1949, khi Liên hợp quốc tiến hành nhóm tất cả các tổ chức làm về phát triển vào thành một tên gọi chung là tổ chức PCP. Trong đó, Liên hợp quốc đề cập: Hội đồng kinh tế xã hội, trong khả năng cho phép của mình, có thể tiến hành thảo luận với các tổ chức PCP về các vấn đề quan tâm. Việc thảo luận này có thể tiến hành với các tổ chức quốc tế và các tổ chức quốc gia sau khi bàn bạc với các quốc gia thành viên LHQ4. Theo định nghĩa của WB thì tổ chức phi chính phủ là một tổ chức dân sự theo đuổi những hoạt động nhằm giảm bớt khổ đau, thúc đẩy lợi ích của người 4 David Lewis (2016), Non-governmental Organizations, Definition and History, the London School of Economics and Political Science, pg. 4 15 nghèo, bảo vệ môi trường, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản hoặc thực hiện các dịch vụ cộng đồng.5 Nguồn kinh phí hoạt động Rất nhiều các tổ chức PCP hoạt động nhờ nguồn kinh phí huy động được từ các mối quan hệ bên ngoài quốc gia, nhưng cũng có rất nhiều tổ chức PCP hoạt động nhờ huy động nguồn kinh phí từ trong nước.Trong khi có các tổ chức PCP nhận kinh phí từ “nền công nghiệp phát triển” (bao gồm các nhà tài trợ song phương và đa phương, hệ thống các cơ quan UN và các thể chế), thì cũng có các tổ chức PCP lựa chọn hoạt động bằng nguồn kinh phí không phải từ các nhà tài trợ6. Vì vậy, có thể nói, các tổ chức PCP hoạt động bằng nguồn kinh phí của các thành viên, từ các quỹ, các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ… Vai trò của các tổ chức phi chính phủ Vai trò của các tổ chức phi chính phủ đang được nâng cao trong cộng đồng các nước tài trợ và trên trường quốc tế, được coi là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bền vững, khắc phục nghèo khổ và tham gia xây dựng chính sách của các chính phủ, bảo đảm quyền con người, góp phần xây dựng quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước. Tầm ảnh hưởng của các tổ chức phi chính phủ Trong quá trình xây dựng chính sách, các tổ chức quốc tế, các thiết chế tài chính quốc tế, chính phủ các nước phát triển và một số nước đang phát triển đã hình thành cơ chế tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức phi chính phủ. Liên hợp quốc, các tổ chức liên khu vực và chính phủ nhiều nước phương Tây, một số tổ chức quốc tế như: UNDP, EU, WB, ADB, UNFPA, … ưu tiên chuyển tài trợ song phương qua các tổ chức phi chính phủ nước mình hoặc qua các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực họ quan tâm. Chính phủ các nước phát triển thông qua các tổ chức phi chính phủ triển khai các dự án viện trợ để thực hiện mục tiêu chính sách của họ đối với nước nhận viện trợ. 5 Malena, C (1995), Working with NGOs: A practical guide to operational collaboration between the world bank and non-governmental organizations, Operations Policy Department, World Bank 6 Helmut K. Anheier, Stefan Toepler (2009), International Encyclopedia of Civil Society, pg. 1056-1062 16 Tiếng nói của tổ chức PCPNN đối với các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế ngày càng được các nước và các tổ chức quốc tế lớn quan tâm. Tính đến năm 2006 đã có gần 2.870 tổ chức PCP có quy chế tham khảo ý kiến với Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC) của LHQ (năm 1946 chỉ có 41 tổ chức được Hội đồng cho hưởng qui chế; năm 1993 có 978; năm 1997 có 1.356). Theo quy định, số tổ chức PCPNN này được phát biểu, tham gia thảo luận tại các cuộc họp của ECOSOC và đưa ra những đề mục quan tâm vào chương trình nghị sự của cơ chế này hoặc các tiểu ban trực thuộc Hội đồng. Năm 1986, UNDP thành lập riêng một vụ chuyên theo dõi và phối hợp hoạt động với các tổ chức PCPNN. WB hàng năm đều tổ chức các Hội nghị tư vấn với các tổ chức PCPNN. Sự tham gia của các tổ chức PCPNN trên các diễn đàn khác về kinh tế, xã hội và phát triển ngày một tăng, đồng thời tổ chức những diễn đàn riêng của mình song song với những hội nghị quốc tế. Với tiếng nói của mình, tổ chức PCPNN đã đóng góp đáng kể vào sự thành công của nhiều hội nghị quốc tế lớn trong những năm qua như Hội nghị thế giới về phụ nữ, Hội nghị thế giới về dân số và phát triển, Hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội, Hội nghị thế giới về môi trường7... Đáng chú ý là, trong khi các tổ chức phi chính phủ là những chủ thể độc lập, nhiều hoạt động của chúng lại có hợp tác mật thiết với các tổ chức liên chính phủ (intergovernmental organizations-IGOs) được thành lập bởi các nhà nước (như UN, EU hay WB).Lĩnh vực hợp tác đặc biệt mạnh giữa các các tổ chức PCP và các tổ chức liên chính phủ nằm trong lĩnh vực nhân quyền và phát triển. Nhiều tổ chức PCP là chuyên gia trong việc cung cấp và phân phát viện trợ nhân đạo hay thu thập và phân tích số liệu, và các hoạt động này có thể được tài trợ bởi các tổ chức liên chính phủ. Hơn nữa, các tổ chức PCP thường trung lập về chính trị, vì vậy họ có thể hoạt động ở những nơi có chiến tranh để giúp đỡ những người dân bị ảnh hưởng.Chính vì những chức năng nói trên, các tổ chức PCP đã trở nên rất hữu ích.Trên thực tế, các tổ chức liên chính phủ ngày càng tận dụng vị trí đặc biệt này 7 Các tổ chức PCPNN, mofahcm.gov.vn, tháng 5/2017 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất