Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách đối với người khuyết t...

Tài liệu Hoạt động công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

.PDF
141
813
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================== NGÔ VĂN TRUNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================== NGÔ VĂN TRUNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Trà Vinh Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong đề tài khóa luận tốt nghiệp đều có nguồn gốc rõ ràng và trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam kết này. Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014 Học viên thực hiện luận văn Ngô Văn Trung LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể thầy cô giáo Khoa Xã hội học - Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm cũng nhƣ lòng yêu mến, tâm huyết với nghề nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Thị Trà Vinh ngƣời đã hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhờ có sự chỉ bảo giúp đỡ của cô, tôi đã có đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai và thực hiện đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp CH - CTXH2 - K2012 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này. c Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ lãnh đạo và ngƣời dân huyện Hiệp Hòa, đặc biệt là lãnh đạo, cán bộ nhân viên Phòng Lao động TB&XH huyện Hiệp Hòa đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu tại địa phƣơng. Dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài nhƣng do kiến thức của bản thân về lĩnh vực nghiên cứu chƣa thực sự chuyên sâu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo để khóa luận của tôi đƣợc hoàn chỉnh và chất lƣợng hơn. Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014 Học viên thực hiện luận văn Ngô Văn Trung MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................ 19 1.1. Các khái niệm công cụ .................................................................................. 19 1.1.1. Khái niệm khuyết tật................................................................................... 19 1.1.2. Khái niệm về người khuyết tật.................................................................... 19 1.1.3. Chính sách xã hội ....................................................................................... 21 1.1.4. Công tác xã hội với ngƣời khuyết tật ......................................................... 22 1.1.5. Khái niệm vai trò ........................................................................................ 23 1.1.6. Khái niệm hòa nhập cộng đồng ................................................................. 23 1.1.7. Khái niệm nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) .................................... 23 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu (Cách tiếp cận trong nghiên cứu) ..... 24 1.2.1. Lý thuyết con người và môi trường ............................................................ 24 1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow ............................................................. 25 1.2.3. Lý thuyết vai trò ......................................................................................... 28 1.2.4. Lý thuyết nhận thức hành vi....................................................................... 29 1.3. Đặc điểm tâm, sinh, lý của ngƣời khuyết tật ................................................. 30 1.4. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................... 32 1.5. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về chính sách dành cho ngƣời khuyết tật .............................................................................................................................. 35 1.5.1. Luật Ngƣời khuyết tật ................................................................................ 35 1.5.2. Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 ............................. 40 1.5.3. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật ...................................... 41 1.6. Các vấn đề của ngƣời khuyết tật .................................................................. 42 1.6.1. Học tập ....................................................................................................... 42 1.6.2. Việc làm ..................................................................................................... 43 1.6.3. Hôn nhân .................................................................................................... 44 1.6.4. Tâm lý ........................................................................................................ 45 1.6.5. Kỳ thị/Phân biệt đối xử .............................................................................. 46 Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................. 48 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ CÁC CHÍNH SÁCH DÀNH CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN HIỆP HOÀ,TỈNH BẮC GIANG...................................... 49 2.1. Nhu cầu của ngƣời khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ................... 49 2.2. Thực trạng ngƣời khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ..................... 53 2.2.1. Về trình độ học vấn: ................................................................................... 53 2.2.2. Về trình độ chuyên môn.............................................................................. 53 2.2.3. Tình trạng việc làm cho người khuyết tật .................................................. 54 2.2.4. Tình trạng hôn nhân .................................................................................. 54 2.2.5. Hoàn cảnh gia đình .................................................................................... 54 2.3. Việc triển khai chính sách dành cho ngƣời khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ...................................................................................................... 58 2.3.1. Các chính sách dành cho ngƣời khuyết tật đang dƣợc triển khai tại địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ......................................................................... 58 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong triển khai chính sách dành cho người khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ................................................... 65 Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................. 70 CHƢƠNG 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH DÀNH CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG ............. 71 3.1. Hoạt động với vai trò là ngƣời biện hộ ......................................................... 71 3.2. Hoạt động công tác xã hội với vai trò là ngƣời tạo và tăng cƣờng năng lực 79 3.3. Hoạt động với vai trò tạo điều kiện, vai trò là nhà giáo dục ......................... 92 3.4. Hoạt động tuyên truyền ................................................................................. 98 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................... 101 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................. 105 PHỤ LỤC............................................................................................................................................. 108 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BLĐTBXH Bộ Lao động thƣơng binh xã hội BTXH Bảo trợ xã hội CTXH Công tác xã hội ILO Tổ chức Lao động quốc tế NKT Ngƣời khuyết tật NVCTXH Nhân viên công tác xã hội TGXH Trợ giúp xã hội UBND Ủy ban nhân dân UNICEF Qũy nhi đồng liên hợp quốc DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Tỷ lệ NKT vừa và nặng trên thế giới năm 2000 và dự báo năm 2035............... 5 Bảng 2. Nguyên nhân của khuyết tật của Việt Nam năm 2013 ................................ 9 Bảng 3. Các dạng khuyết tật chủ yếu ở Việt Nam ...................................................... 9 Bảng 4. Thái độ của cộng đồng về người khuyết tật ................................................. 47 Bảng 5. Bảng thống kê số lƣợng ngƣời khuyết tật chia theo giới tính tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang............................................................................................... 55 Bảng 6. Bảng thống kê số lƣợng ngƣời khuyết tật chia theo độ tuổi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang .............................................................................................. 56 Bảng 7. Bảng thống kê số lƣợng ngƣời khuyết tật chia theo mức độ tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ......................................................................................................... 57 Bảng 8. Bảng thống kê số lượng NKT chia theo dạng khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ........................................................................................................ 57 Bảng 9. Tỷ lệ NKT từ 15 tuổi trở lên phân theo trình độ học vấn tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ........................................................................................................ 58 Bảng 10. Số lƣợng ngƣời khuyết tật biết về các chính sách dành cho ngƣời khuyết tật phân theo xã/thị trấn tại huyện Hiệp Hòa ............................................... 100 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con ngƣời khi sinh ra ai cũng mong muốn mình đƣợc mạnh khỏe, có đƣợc một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Nhƣng lại có những ngƣời chỉ mong mình có đƣợc một cơ thể lành lặn, có thể đi lại, sinh hoạt, học tập, làm việc nhƣ bao ngƣời bình thƣờng khác. Vậy mà những mong ƣớc đó với họ lại trở nên khó khăn vô cùng. Đó chính là những ngƣời khuyết tật. Ngƣời khuyết tật hiện nay đã không còn trở nên xa lạ khi ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh một ngƣời khuyết tật đang đi trên đƣờng phố với đôi chân không lành lặn hay bị thiếu đi đôi bàn tay mà lại đang bán những món hàng do họ tự làm. Hoặc ở một nơi nào đó ta từng nhìn thấy một ngƣời mù mà đôi bàn tay lại vô cùng linh hoạt khi làm các sản phẩm thủ công và một ngƣời điếc lại tạo nên những bức tranh thêu rất đẹp… Nhƣ tuân theo một quy luật thông thƣờng, mỗi con ngƣời đều phải có việc làm, đều phải lao động để sinh tồn để bù đắp những khiếm khuyết, đều mong muốn đƣợc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mình. Nhƣng với ngƣời khuyết tật thì cơ hội việc làm cũng nhƣ các sinh hoạt bình thƣờng hàng ngày, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ lại không đƣợc rộng mở nhƣ bao ngƣời bình thƣờng khác. Chính bởi những khiếm khuyết trên cơ thể mà họ bị hạn chế và khó có cơ hội đƣợc tiếp cận và phát triển. Nhu cầu cơ bản của ngƣời khuyết tật càng trở nên cấp bách và cần thiết khi chúng ta ai cũng nhận thấy rằng họ có tiềm năng và có nghị lực, khát vọng đƣợc sống, làm việc, đƣợc học tập, đƣợc đối xử nhƣ ngƣời bình thƣờng khác nhƣ bao ngƣời. Hiện nay, hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của ngƣời khuyết tật, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật. Trong đó có Luật Ngƣời khuyết tật, Đề án trợ giúp Ngƣời khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020, điều đó đã khẳng định hơn nữa việc giải quyết vấn đề chính sách xã hội cho ngƣời khuyết tật là vô cùng quan trọng. Bởi đây 1 cũng là một trong các thành phần của xã hội, đó là nguồn nhân lực dồi dào của đất nƣớc với những đóng góp và cống hiến không nhỏ cho xã hội. Nhiều mô hình thí điểm đã đƣợc Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội triển khai về các chính sách dành cho ngƣời khuyết tật nhƣ đào tạo nghề và hỗ trợ về sản xuất cho ngƣời khuyết tật... Ở nhiều tỉnh thành và địa phƣơng trong cả nƣớc đều thành lập Hội Ngƣời khuyết tật với mong muốn hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật giải quyết các vấn đề khó khăn đang gặp phải và xóa bỏ sự mặc cảm, tự ti của các hội viên. Bên cạnh đó, các trung tâm nhƣ Trung tâm Sống độc lập tại Hà Nội đã có những hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ ngƣời khuyết tật “sống độc lập” theo đúng nghĩa… Gắn với thực tiễn tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang hiện đang có số lƣợng ngƣời khuyết tật là 3.463 ngƣời. Với sự đa dạng về dạng tật nhƣ khuyết tật vận động, khiếm thị, khiếm thính… Trong đó, không phải tất cả ngƣời khuyết đều có sự hiểu biết, hay thụ hƣởng các chế độ chính sách xã hội của Đảng và nhà nƣớc. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ công chức các cấp, các ngành, và một bộ phận dân cƣ còn chƣa có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng cũng nhƣ các chế độ chính sách xã hội mà ngƣời khuyết tật đƣợc thụ hƣởng. Từ đó, bản thân tôi nhận thức đƣợc thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách xã hội với nhu cầu đƣợc đáp ứng các dịch vụ, các chính sách xã hội dành riêng cho ngƣời khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang hiện nay là cần thiết nên tôi đã lựa chọn đề tài “Hoạt động công tác trong việc thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Với mong muốn, thông qua đề tài này có thể làm rõ hơn thực trạng ngƣời khuyết tật nói chung và tình hình triển khai thực hiện các cách sách xã hội dành cho ngƣời khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, đánh giá công tác hỗ trợ chính sách xã hội cho ngƣời khuyết tật tại đây và khẳng định vai trò trong việc đề ra các giải pháp phù hợp của Công tác xã hội với ngƣời khuyết 2 tật. Đặc biệt, mang tới cái nhìn mới về ngƣời khuyết tật cũng nhƣ giúp cho cộng đồng xã hội dần xóa bỏ sự kỳ thị và nâng cao sự tự tin của NKT. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Trên thế giới Trên thế giới hiện nay có rất nhiều ngƣời khuyết tật, với các dạng tật khác nhau, mức độ khuyết tật khác nhau và các nguyên nhân khác nhau. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về ngƣời khuyết tật năm 2002 đã chỉ ra rằng NKT chiếm trên 10% dân số thế giới, cuộc sống của ngƣời khuyết tật đã phần gặp khó khăn về kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Năm 2011, trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN) và tổ chức lao động quốc tế ILO cũng đã chỉ rõ rằng có khoẳng 75% dân số thế giới (chiếm khoảng 5 tỷ ngƣời) không đƣợc hƣởng các chế độ an sinh xã hội phù hợp. Trợ lý Tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc đồng thời là tổng giám đốc cơ quan Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề về phụ nữ - Bà Michelle Buchelet cho biết: Trong suốt tập kỷ qua, nền kinh tế thế giới tăng trƣởng mạnh mẽ và tổng sản phẩm quốc nội của thế giới cũng tăng gấp 10 lần nhƣng việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu của ngƣời dân vẫn còn hạn chế. Bởi vậy bà Michelle Buchelet cho rằng: “Đảm bảo an sinh xã hội là thách thức cho tất cả các quốc gia. Mỗi quốc gia cần thi hành các chính sách việc làm cho phụ nữ và thanh niên”. Báo cáo của UN và ILO cho thấy, có khoảng 38% dân số thế giới (tƣơng đƣơng khoảng 2,6 tỷ ngƣời) không đƣợc hƣởng các hệ thống chăm sóc sức khỏe thỏa đáng 884 triệu ngƣời không đƣợc dùng nƣớc sạch. Thêm vào đó có khoảng 1,4 tỷ ngƣời vẫn phải sống ở mức dƣới 1,25 USD/ngày. Báo cáo cũng đề xuất các nguồn trợ cấp xã hội cộng đồng dành cho những gia đình nghèo, trong đó bao gồm trợ cấp cho những ngƣời già cả, ngƣời khuyết tật và khoản trợ cấp dành cho trẻ em và những ngƣời thất nghiệp. Bên cạnh đó chăm sóc y tế, giáo dục, nƣớc sạch và vệ sinh dịch tế cũng nên đƣợc đảm bảo cho tất cả mọi ngƣời. Trong Công ƣớc Liên Hợp Quốc về quyền của ngƣời khuyết tật, trong đó đã cũng đã nhấn mạnh đến các quyền về chăm sóc sức khỏe… đảm bảo 3 thu nhập và an sinh xã hội, đặc biệt Công ƣớc cũng nhấn mạnh nguyên tắc chống phân biệt đối xử, bảo vệ phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Nƣớc Việt Nam cũng đã ký kết tham gi thực hiện công ƣớc. [6] Báo cáo của cố vấn quốc hội Mỹ về ngƣời khuyết tật năm 2013 cũng cho rằng ngƣời khuyết tật ở Mỹ chiếm khoảng 15% dân số nƣớc Mỹ, bên cạnh những chính sách trợ giúp của nhà nƣớc cho ngƣời khuyết tật về chăm sóc sức khỏe, tạo việc làm họ cũng gặp nhiều rào cản tiếp cận các dịch vụ xã hội nhƣ: Vui chơi, giải trí, việc làm, giao thông… Hiện nay hầu hết các quốc gia đã nghiên cứu và ban hành chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật, dựa vào lý thuyết vòng đời từ khi con ngƣời chúng ta sinh ra còn là trẻ em, đến khi trƣởng thành và trở thành ngƣời già, trong quá trình ấy một bộ phận ngƣời dân không may mắn rơi vào tình trạng khuyết tật. Với quan điểm các quốc gia thành viên đã tham gia phê duyệt công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền của ngƣời khuyết tật phải có trách nhiệm đảm bảo an sinh xã hội cho ngƣời khuyết tật. Nhờ có hệ thống chính sách an sinh xã hội cho ngƣời khuyết tật mà cuộc sống của đại đa số ngƣời khuyết tật đƣợc ổn định và ngƣời khuyết tật có cơ hội phát triển và hòa nhập cộng đồng. Tại bài viết: Hƣớng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho NKT qua hệ thống pháp luật - Tổ chức lao động quốc tế ILO - 2006 và trẻ em tàn tật và quyền của các trẻ em - Vũ Ngọc Bình - NXB Lao động xã hội - 2001 cũng đã chỉ ra: Trên thế giới hiện nay có hơn 600 triệu ngƣời có khiếm khuyết về mặt thể chất, cảm giác, trí tuệ hoặc tâm thần dƣới các hình thức khác nhau. Con số này tƣơng đƣơng với khoảng 10% dân số thế giới. Quốc gia nào cũng có ngƣời khuyết tật và hơn 2/3 trong số đó sống tại các nƣớc phát triển. Hàng năm sẽ có thêm khoảng 10 triệu ngƣời khuyết tật, tính trung bình một ngày trên thế giới tăng khoảng 25.000 ngƣời (2,5 vạn ngƣời) khuyết tật, trong đó có khoảng 2.300 trẻ em. Do dân số thế giới tiếp tục tăng nhanh nên số ngƣời tàn 4 tật vừa và nặng trên thế giới dự đoán sẽ lên tới 667 triệu ngƣời vào năm 2035 cho dù những thành tựu phát triển mạnh mẽ về y tế cũng nhƣ về kinh tế xã hội, khoa học. Bảng 1. Tỷ lệ NKT vừa và nặng trên thế giới năm 2000 và dự báo năm 2035 Năm 2000 2035 Dân số thế giới 6.091 triệu ngƣời 8.669 triệu ngƣời Số lƣợng NKT vừa và nặng 335 triệu ngƣời 667 triệu ngƣời 101 triệu ngƣời 142 triệu ngƣời 234 triệu ngƣời 525 triệu ngƣời Số lƣợng tại các nƣớc đang phát triển Số lƣợng tại các nƣớc phát triển Với trẻ em khuyết tật thì các tổ chức trƣớc đây thƣờng đƣa ra những số liệu thống kê, ƣớc tính khác nhau với các khái niệm khác nhau về trẻ em (thƣờng quan niệm là dƣới 16 tuổi). Theo ƣớc tính của Qũy nhi đồng liên hợp quốc UNICEF trong năm 2000 có từ 120 triệu đến 150 triệu trẻ em khuyết tật từ 0 - 18 tuổi. Báo cáo của tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc đƣợc tổng hợp từ 131 báo cáo quốc gia và 15 tổ chức cơ quan của Liên Hợp Quốc tại khóa họp đặc biệt của Liên Hợp Quốc về trẻ em tháng 9/2001 cũng công bố con số từ 120 triệu đến 150 triệu trẻ em khuyết tật trên thế giới, trong đó có 120 triệu trẻ em ở các nƣớc đang phát triển. Còn UNDP - Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc ƣớc tính trong năm 2000 có 28 triệu trẻ em từ 5 đến 14 tuổi khuyết tật vừa và nặng ở các nƣớc đang phát triển và con số này sẽ tăng lên 32 triệu trẻ em vào năm 2035. 2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam nhìn chung tình hình về ngƣời khuyết tật cũng nhƣ trên thế giới. Trong những năm gần đây đã có rất nhiều các tác giả, bộ, ngành nghiên cứu về ngƣời khuyết tật. Cụ thể nhƣ: Năm 2008, Tổ chức lao động thế giới ILO đã có báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho ngƣời khuyết tật 5 tại Việt Nam [12]. Năm 2009, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã có một báo cáo tổng kết 10 thực hiện pháp lệnh về ngƣời khuyết tật [5]. Năm 2010, tác giả Nguyễn Ngọc Toản có đề tài nghiên cứu về “Chính sách trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở cộng đồng Việt Nam [22]. Năm 2012, tác giả Nguyễn Hải Hữu chủ biên cuốn “Giáo trình nhập môn An sinh xã hội” [21], tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu về “Thực trạng trợ giúp xã hội và ƣu đãi xã hội ở nƣớc ta năm 2001 - 2007 và khuyến nghị tới năm 2015” [20]. Năm 2013, Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ ngƣời khuyết tật tại Việt Nam đã có báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp ngƣời khuyết tật tại Việt Nam [1]. Năm 2013, Nguyễn Thị Hà biên soạn tập bài giảng “Công tác xã hội với ngƣời khuyết tật” [23] Những tài liệu nghiên cứu trên đã phân tích, đánh giá trợ giúp ngƣời khuyết tật trên các khía cạnh khác nhau về khía cạnh khoa học, về khía cạnh thực tiễn. Trong báo cáo về khảo sát nghề và việc làm cho ngƣời khuyết tật tại Việt Nam của Tổ chức lao động thế giới - ILO [12], đã chỉ rõ Chính phủ Việt Nam chú trọng rất nhiều đến tầm quan trọng của vấn đề hòa nhập trong đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp. Hiện nay, các sáng kiến dành cho phụ nữ bị khuyết tật còn hạn chế mặc dù Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thấy những nhu cầu riêng của họ. Việt Nam nghiêm túc thực hiện cam kết khung thiên niên kỷ Biwako của Chƣơng trình thập kỷ thứ hai vì ngƣời khuyết tật khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng của Uỷ ban kinh tế xã hội của Liên Hợp Quốc (ESCAP). Gần đây, Việt Nam đã tham gia ký nhƣng chƣa phê chuẩn Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền của ngƣời khuyết tật. Trong báo cáo về khảo sát nghề của ngƣời khuyết tật tại Việt Nam của Tổ chức lao động thế giới - ILO đã cho thấy tại Việt Nam rất ít đƣợc đào tạo nghề và hƣớng dẫ về việc làm cũng nhƣ phát triển doanh nghiệp. Chính phủ cũng nhƣ 6 bản thân ngƣời khuyết tật nhận thấy cần có chính sách đào tạo riêng cho ngƣời khuyết tật, các dịch vụ bố trí việc làm riêng và các kế hoạch và hoạt động phát triển doanh nghiệp riêng cho ngƣời khuyết tật. Tuy nhiên pháp luật về đào tạo nghề và việc làm của Việt Nam không nêu rõ ràng các hoạt động chủ đạo và Chính phủ cũng chƣa có chính sách khuyết khích đào tạo nghề hòa nhập riêng cho ngƣời khuyết tật ngoài chính sách giáo dục hòa nhập. Tuy nhiên các trung tâm trƣớc đây đào tạo riêng cho ngƣời khuyết tật này đều mở cửa đối với mọi sinh viên (trên thực tế các trung tâm này vẫn chủ yếu phục vụ ngƣời khuyết tật, trẻ em mồ côi, cựu chiến binh và những ngƣời có hoàn cảnh không may mắn khác). Nhờ có một số ƣu tiên riêng, đã có nhiều trƣờng, nhiều trung tâm dạy nghề dành riêng cho ngƣời khuyết tật đƣợc thành lập. Nhƣng trên thực tế chỉ phục vụ các khu vực thành thị. Tại các khu vực nông thôn, việc tiếp cận đào tạo nghề rất bị hạn chế. Các dịch vụ bố trí việc làm thƣờng gắn liền với cơ sở đào tạo nghề. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, kiếm đƣợc việc làm sau đào tạo nghề khá thấp và phần lớn những học viên tốt nghiệp chủ yếu tìm đƣợc việc làm tại các cơ sở dành riêng cho ngƣời khuyết tật chứ không phải tại các doanh nghiệp thông thƣờng. Tại Việt Nam số các doanh nghiệp dành riêng cho ngƣời khuyết tật khá nhiều. Hơn 8000 ngƣời khuyết tật làm việc tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên phần lớn là cơ sở rất nhỏ, hoạt động lợi nhuận thấp nhƣ các ngành thủ công, mỹ nghệ, massage, đan lát... Khả năng đƣợc đào tạo một cách phù hợp hoặc tham gia các dịch vụ phát triển kinh doanh tại các doanh nghiệp này là rất hạn chế. Năm 2009, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã có báo cáo tổng kết về 10 năm thực hiện Pháp lệnh ngƣời khuyết tật [5]. Trong báo cáo đã chỉ rõ về thực trạng ngƣời khuyết tật. Theo ƣớc tính cả nƣớc có khoảng 5,1 triệu ngƣời khuyết tật chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu ngƣời khuyết 7 tật nặng, chiếm khoảng 21,5% tổng số ngƣời khuyết tật. Tỷ lệ khuyết tật theo giới tính khác nhau: Tỷ lệ nam là ngƣời khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân do hậu quả của chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn thƣơng tích... Nguyên nhân gây khuyết tật có 36% bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26% do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời khuyết tật còn nhiều khó khăn. Có tới 80% ngƣời khuyết tật ở thành thị và 70% ngƣời khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, ngƣời thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện hộ nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung tại thời điểm), 24% ở nhà tạm. Những khó khăn này cản trở ngừi khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng [5]. Đồng thời báo cáo cũng nêu rõ các kết quả thực hiện công tác chăm sóc ngƣời khuyết tật trên các lĩnh vực nhƣ trợ cấp hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật, hộ gia đình nuôi dƣỡng ngƣời khuyết tật, số ngƣời khuyết tật có việc làm, số ngƣời khuyết tật đƣợc tiếp cận với các công trình giao thông công cộng. Từ đó đề ra những giải pháp để giúp công tác thực hiện pháp lệnh ngƣời khuyết tật đƣợc tốt hơn. Năm 2010, tác giả Nguyễn Ngọc Toản đã có nghiên cứu về đề tài "Chính sách trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở cộng đồng Việt Nam". Tác giả cũng đã có viết một phần về ngƣời khuyết tật. Trong đề tài tác giả đã đƣa ra cách hiểu mới về trợ gúp xã hội không chỉ là cứu đói, hỗ trợ lƣơng thực cho cá nhân, hộ gia đình chịu hậu quả thiên tai, chiến tranh mà mở rộng thành các hợp phần chính sách lại bao gồm các chính sách bộ phận đặc biệt nhƣ chính sách trợ giúp xã hội thƣờng xuyên tại cộng đồng gồm các chính sách bộ phận là: trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ giúp về y tế, trợ giúp về giáo dục, trợ giúp về việc làm, trợ giúp về học nghề. Đồng thời trong bài viết cũng chỉ ra số lƣợng ngƣời khuyết tật năm 2008 trên cả nƣớc và phạm vi phân bổ ngƣời khuyết tật, dạng khuyết tật và số lƣợng ngƣời khuyết tật cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời khuyết tật và việc đáp ứng nhu cầu của ngƣời khuyết tật... Kết quả nghiên cứu 8 phát hiện nhu cầu trợ giúp tƣơng đối đông, tính chung 16,22% dân số cần trợ giúp xã hội. Các nhu cầu trợ giúp (đời sống, sức khỏe, giáo dục) là khác nhau, tùy thuộc vào các nhóm đối tƣợng cụ thể. Các công cụ chính sách đƣợc quy định đồng bộ (bao gồm trợ cấp xã hội, trợ giúp về y tế, trợ giúp về giáo dục). Tính hiệu quả của chính sách này ngày càng cao theo thời gian. Tuy nhiên tính hiệu lực, hiệu quả, tính công bằng và bền vững của chính sách còn chƣa đảm bảo đảm. Bảng 2. Nguyên nhân của khuyết tật của Việt Nam năm 2013 Thứ Tỉ lệ % so với tàn tật Nguyên nhân tự Tỉ lệ % Nam (%) Nữ (%) 1 Bẩm sinh 34,15 30,45 40,6 2 Bệnh tật 35,75 29,78 46,1 3 Tai nạn lao động 1,97 2,74 1,35 4 Tai nạn giao thông 5,5 6,75 3,38 5 Do chiến tranh 19,1 27,09 5,15 6 Nguyên nhân khác 3,53 3,19 3,42 100 100 100 (Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam năm 2013) Tất cả những khó khăn này cản trở ngƣời khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng. Về các dạng tật: Bảng 3. Các dạng khuyết tật chủ yếu ở Việt Nam Dạng Vận Tâm Thị Thính Ngôn tật động thần giác giác ngữ Tỉ lệ 29,47 16 13,84 9,33 7,08 9 Các Trí tuệ dạng tật khác 6,52 17.76 Theo thống kê trên ta thấy trong các dạng khuyết tật thì khuyết tật vận động chiếm tỉ lệ cao nhất 29,47%, sau đó là tâm thần chiếm 16%, thị giác 13,84%. Nguyên nhân dẫn tới khuyết tật do bẩm sinh chiếm 34,15%, bệnh tật 35,75% và do chiến tranh là 19,1%. Riêng nguyên nhân do chiến tranh tỉ lệ nam tàn tật cao hơn so với tỉ lệ của nữ và ở Việt Nam tỉ lệ đa tật chiếm khá cao 20,2%. Công tác tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh và chính sách liên quan đến ngƣời khuyết tật cũng còn hạn chế. Theo đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008, mới chỉ có 22,9% ngƣời biết Pháp lệnh về ngƣời khuyết tật, còn tới 77,1% số ngƣời không biết. Trong số biết chỉ có 6,4% biết rõ, 16,5% mới chỉ nghe và biết tên. Hiểu biết ít nên các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ ngƣời khuyết tật ở cộng đồng chƣa đƣợc thực hiện tốt. NKT thƣờng tự ti trong cuộc sống, chƣa thấy đƣợc quyền và trách nhiệm của mình. Trong việc thực hiện chính sách xã hội đối với ngƣời khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, đã có rất nhiều bài báo cáo, buổi hội thảo và các bài báo liên quan nhằm làm rõ hơn vấn đề này. Mỗi bài viết đều đƣa ra những quan điểm và cách nhìn nhận về các vấn đề khó khăn mà ngƣời khuyết tật đang gặp phải và tính cấp thiết của việc thực hiện chính sách xã hội cho ngƣời khuyết tật. Đặc biệt, trong các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ trợ cấp hàng tháng, dạy nghề tạo việc làm, hỗ trợ về pháp lý… Trong đó, tiêu biểu phải kể đến các báo cáo, bài viết và hội thảo về ngƣời khuyết tật, về các vấn đề liên quan đến chính sách ngƣời khuyết tật nhƣ: đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu mô hình hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại cộng đồng” do Hội Bảo trợ ngƣời tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam thực hiện năm 2012. Đề tài đã đƣa ra đƣợc mô hình hỗ trợ sinh kế cho ngƣời khuyết tật tại cộng đồng có hiệu quả nhất để áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài cho ngƣời khuyết tật, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nƣớc. 10 Hay “Báo cáo chính sách giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật” (trong hai năm 2011 và 2012) của Viện Nghiên cứu Dƣ luận Xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ƣơng phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội. Báo cáo đã chỉ ra mối quan hệ tƣơng tác giữa khuyết tật, kỳ thị và nghèo đói. Khẳng định việc xây dựng và thực hiện các chính sách, chƣơng trình giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến khuyết tật sẽ hạn chế đƣợc các chi phí liên quan đến khuyết tật, thúc đẩy sự hòa nhập bình đẳng của ngƣời khuyết tật, giảm thiểu các tác động tiêu cực của khuyết tật và xóa bỏ đƣợc tình trạng nghèo đói liên quan đến khuyết tật. Hay về vấn đề hỗ trợ sinh kế cho ngƣời khuyết tật cũng đã đƣợc rất nhiều hội thảo đề cập tới. Tiêu biểu nhƣ: hội thảo “Đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện thí điểm mô hình hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại cộng đồng” của Hội Bảo trợ ngƣời tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam. Hội thảo đã đánh giá hiệu quả của một số mô hình thí điểm hỗ trợ sinh kế cho ngƣời khuyết tật tại một vài địa phƣơng. Trong đó, đã rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm từ những mô hình đã đƣợc triển khai và đề ra những giải pháp mới cho việc thực hiện các mô hình tiếp theo. Và ngày 24/6/2013, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội) đã phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo “Phát triển mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người khuyết tật”. Tại hội thảo này, các đại biểu đã đƣợc chia sẻ một số mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật của các tổ chức hội nhƣ: Hội chữ Thập đỏ Tây Ban Nha, Hội Vì sự phát triển của ngƣời khuyết tật tỉnh Quảng Bình, Hội Ngƣời khuyết tật huyện Can Lộc (Hà Tĩnh)… Đồng thời, thảo luận xung quanh các vấn đề nhƣ khả năng áp dụng các mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật ở địa phƣơng, hình thức dạy nghề, những điều kiện cần thiết để việc học nghề và tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật đạt hiệu quả… 11 Bên cạnh các hội thảo và báo cáo kể trên, có rất nhiều những bài viết trên các trang báo khác nhau của nhiều tác giả cũng đăng tải những vấn đề khó khăn của ngƣời khuyết tật, hay những gƣơng sáng ngƣời khuyết tật vƣơn lên trong khó khăn và đánh giá về mặt chính sách xã hội dành cho ngƣời khuyết tật tại Việt Nam hiện nay... Trong số đó có các bài viết về những ngƣời khuyết tật không cam chịu số phận nhƣ Nick Vujicic, về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký… Hoặc những bài viết “Thông tin về người khuyết tật” đăng trên trang chủ của trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả những bài viết, bài báo cáo và nội dung các cuộc hội thảo kể trên đều khẳng định chắc chắn rằng việc thực hiện chính sách cho ngƣời khuyết tật vƣơn lên hòa nhập cộng đồng là việc làm hết sức cần thiết. Và hiện nay đã và đang có rất nhiều mô hình đƣợc xây dựng để trợ giúp cho ngƣời khuyết tật khắc phục khó khăn và cải thiện cuộc sống. Các bài viết cũng đã giúp tôi học hỏi đƣợc nhiều về việc thực hiện chính sách xã hội cho ngƣời khuyết tật, những mô hình đã đƣợc triển khai và đem lại hiệu quả. Cũng nhƣ cần nhìn thấy tiềm năng của ngƣời khuyết tật trong việc tiếp cận với các cơ hội của họ. Tuy nhiên, các bài viết trên chƣa đề cập đến các giải pháp cụ thể của Công tác xã hội trong việc trợ giúp, hỗ trợ ngƣời khuyết tật giải quyết các vấn đề khó khăn, đặc biệt là về vấn đề làm sao để ngƣời khuyết tật đƣợc tiếp cận và thụ hƣởng các chính sách xã hội của họ hiện nay. Đề tài “Hoạt động công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách đối với người khuyết tật tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang” sẽ đƣa ra một cách nhìn mới về việc thực hiện chính sách xã hội cho ngƣời khuyết tật tại một địa bàn cụ thể trên thực tế và đề xuất các giải pháp để ngƣời khuyết tật đƣợc tiếp cận và thụ hƣởng các chế độ chính sách xã hội đối với nhóm ngƣời khuyết tật. Đánh giá đúng về nhu cầu và cơ hội của ngƣời khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan