Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng của công ty cổ phần gống cây trồng mi...

Tài liệu hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng của công ty cổ phần gống cây trồng miền nam chi nhánh long biên - hà nội

.DOCX
54
331
78

Mô tả:

KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------- BÁO CÁO TTGT ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG VÀ DỊCH VỤ SAU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM CHI NHÁNH LONG BIÊN - HÀ NỘI Người thực hiện: TRẦN QUỐC QUANG_k58QTKDA NGUYỄN THỊ THANH THƯƠNG_K58QTKDA NGUYỄN THẢO QUYÊN _K57KDNN NGUYỄN THỊ KIM ANH_K58QTKDA Ngành: KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn: GIẢNG VIÊN, THẠC SĨ, NGUYỄN THỊ THU TRANG LỜI CẢM ƠN Sau 2 tuần thực tập tại Công ty Cổ phần Giống Cây Trồng Miền Nam – Chi Nhánh Hà Nội em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo ân cần của các Cô Nguyễn Thị Thu Trang và các chú, các anh chị trong công ty, điều đó đã tạo điều kiện cho em thực tập tốt tại Chi Nhánh Hà Nội. Qua đó em được tiếp cận với thực tế và hoàn thành tốt chuyên đề của mình. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô, đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Thu Trang, là người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề. Sự hướng dẫn của Cô là yếu tố quan trọng giúp em hoàn thành. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các anh chị trong Công ty Cổ phần Giống Cây Trồng Miền Nam – Chi Nhánh Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực tập một cách có hiệu quả. Cuối cùng em xin chúc Cô Trang và toàn thể các chú, anh chị trong Công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam – Chi Nhánh Hà Nội dồi dào sức khỏe, gặp nhiều thuận lợi và thành công trong công việc. Chúc Chi Nhánh Hà Nội ngày càng vững mạnh. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2009 Sinh viên TRẦN QUỐC QUANG NGUYỄN THỊ THANH THƯƠNG NGUYỄN THỊ KIM ANH NGUYỄN THẢO QUYÊN PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bán hàng là công đoạn cuối cùng để hoàn vốn cho công ty sau nhiều khâu đầu tư và sản xuất. Bán hàng còn là công việc thể hiện phong cách và là hoạt động thường xuyên phải vận dụng sự sáng tạo để giới thiệu về sản phẩm mỗi lúc một hay hơn, hoàn thiện hơn để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Vì vậy bán hàng là một khâu quan trọng thiết yếu cho sự thành công của doanh nghiệp. Ngày nay, nhu cầu của khách hàng cũng có nhiều biến đổi đã qua rồi thời kỳ vật chất thiếu thốn doanh nghiệp sản xuất cái gì cũng bán được, phương châm của thời kỳ đó là “ bán những gì mình có”. Ngày nay do sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất của người dân được cải thiện rõ rệt nhu cầu của họ cũng tăng lên. Khi đi mua sắm người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng vật chất của sản phẩm mà còn rất quan tâm đến chất lượng dịch vụ cụ thể là chất lượng của hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng: Cung cách bán hàng, phục vụ khách hàng…và chăm sóc khách hàng sau khi họ mua sản phẩm của doanh nghiệp: bảo hành, lắp đặt, sửa chữa, vận chuyển. Với những doanh nghiệp biết đáp ứng đầy đủ tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng thì doanh nghiệp đó sẽ thu hút và giữ được khách hàng cho riêng mình đồng thời sẽ chiếm lĩnh được thị phần lớn trên thị trường, tạo uy tín đối với khách hàng. Những doanh nghiệp không coi trọng việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hoặc tự cho mình cảm giác thỏa mãn thì chắc chắn doanh nghiệp đó không thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp tập trung mọi nỗ lực vào hoạt động bán hàng, từ việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu mặt hàng, đội ngũ nhân viên bán hàng, tới việc xác định các điều kiện ưu đãi của người cung ứng, các phương tiện hỗ trợ để đảm bảo hàng tiêu dùng của doanh nghiệp tới được tay người tiêu dùng với chất lượng tối ưu, giá cả hợp lý. Đây là vấn đề mà được nhiều doanh nghiệp thương mại ngày nay quan tâm vì nó không chỉ giúp các công ty nâng cao thị phần, thu được lợi nhuận mà còn giúp hình ảnh của công ty càng được công chúng, các khách hàng yêu mến và ủng hộ. Hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam gặp không ít khó khăn, thử thách. Đó là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm. Song với sự nỗ lực của mình, công ty đã thực hiện hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán hàng tốt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty đã cố gắng nâng cao chất lượng bán hàng và dịch vụ sau bán hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay. Song bên cạnh đó hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng của công ty vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nhóm em đã mạnh dạn nghiên cứu sâu đề tài “Hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng của công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam chi nhánh Long Biên – Hà Nội” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung: Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:  Tìm hiểu thực trạng hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại công ty Cổ phần Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam  Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại công ty Cổ phần Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam  Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng của công ty. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại công ty Cổ Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam số 14, Ngõ 489 Nguyễn Văn cừ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.  Phạm vi thời gian:  Thời gian nghiên cứu của đề tài từ ngày 25/04/2016 đến 13/05/2016.  Số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2013 đến 2015. PHẦN II ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: 2.1.1 Tổng quan chung: Giới thiệu chung về công ty: Tên công ty: Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam. Tên tiếng anh: SOUTHERN SEED COMPANY ( SSC ) Vốn điều lệ: 15.381.500.000 đồng (Mười năm ba trăm tám mươi mốt triệu năm trăm nghìn đồng). Trụ sở chính: 282 Lê Văn Sĩ - Phường 1 - Quận Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (84.8) 38.442.414 - 38.444.633 Fax: (84.8) 38.442.387 Đường dây nóng: 095402437 Email: [email protected] Website: http://www.ssc.com.vn/ 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển: 2.1.2.1 Lịch sử hình thành: Đầu năm 1976, Công ty Giống cây trồng phía Nam được thành lập. Đến 1978, Công ty Giống cây trồng phía Nam được hợp nhất trở thành Chi nhánh I (trực thuộc Công ty Giống cây trồng Trung Ương), rồi đổi thành Xí nghiệp Giống cây trồng I vào năm 1981. Đến năm 1989 Bộ Nông Nghiệp có quyết định chia tách và thành lập Công ty Giống cây trồng Trung Ương II, trực thuộc Bộ, và đến năm 1993 được đổi tên thành Công ty Giống cây trồng miền Nam. Năm 2002, thực hiện chủ trương của Nhà nước và được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 25/3/2002, Công ty được chuyển thành Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) là doanh nghiệp ngành giống cây trồng đầu tiên của Việt Nam tiến hành cổ phần hoá, nhà nước nắm giữ 20% vốn điều lệ (60 tỷ đồng). Đến tháng 03/2005, cổ phiếu của Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam, mã chứng khoán là SSC, là doanh nghiệp đầu tiên của Ngành Giống cây trồng Việt Nam đã được chính thức niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh). Tháng 5/2007, Công ty đã phát hành thêm 4 triệu cổ phiếu thưởng để nâng vốn điều lệ của Công ty lên thành 100 tỷ đồng. Đại hội đồng cổ đông tháng 4/2010 cho năm tài chính 2009 đã chấp thuận cho công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và cán bộ nhân viên, nâng vốn điều lệ lên thành 150 tỷ đồng trong Quý III/2010. 2.1.2.2 Những cột mốc phát triển: 1976: Công ty được thành lập. Trụ sở văn phòng đặt tại 282 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. 1983: Trạm Giống Cây trồng Cai Lậy, Huyện Cai lậy, Tỉnh Tiền Giang được thành lập. 1989: Công ty nhận bàn giao Trại Gíống Cây trồng Cờ Đỏ, Xã Thạnh Phú, Huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần thơ, diện tích 336 ha. 1991: Trại Giống Cây trồng Lâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng, diện tích 38 ha, được thành lập. 1993: Trại Giống Cây trồng Tân Hiệp, Tỉnh Bình Dương, diện tích 77 ha, được thành lập và đến năm tháng 2/2009, được nâng cấp thành Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng Miền Nam (SRC). 1995: Nhà máy Chế biến hạt giống Củ Chi (Tp. HCM) được xây dựng. 1997: Chi nhánh Công ty tại Hà Nội, quận Long Biên - Hà Nội, được thành lập. 2005: Trạm Giống Cây trồng Tây Nguyên (TP. Buôn Ma Thuột – DakLak) được xây dựng. 2007: Văn Phòng Đại Diện Công ty ở Cambodia (Phnôm Pênh) được thành lập. Cũng trong năm này Nhà máy Chế biến Giống Cây trồng Hà Nội đặt tại Khu Công Nghiệp Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên) thuộc Chi nhánh Hà Nội được xây dựng. 2009: Công ty đầu tư 4,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 70% vốn điều lệ vào Công ty Cổ phần Kinh doanh Xuất Nhập Khẩu Bắc Nghệ An (tiền thân là Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu thuộc Công ty Giống Cây trồng Nghệ An đã cổ phần hóa năm 2002). 2010: chuyển đổi Xưởng Cơ khí (CKG) thành Công ty cổ phần Cơ khí Giống cây trồng miền Nam (SSE) 2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Với quy mô hiện tại công ty đã tạo đươc 1 dây chuyền sản xuất và phân phối sản phẩm khá chặt chẽ Lai tạo tại Trung do nông dân sản xuất tâm nghiên cứu tai các trạm trại Quỹ nguồn gen giống bố/mẹ F1 Tại nhà máy sẽ tiến hành chế biến, đóng gói thành phẩm và phân phối ra thị trường Quỹ nguồn gen có nhiệm vụ thu thập và lưu giữ gen và đánh giá tư liệu hóa thu thập và bổ sung thông tin ,cung cấp cho nghiên cứu khoa học ,mở rộng sản xuất và phục vụ chọn tạo giông cây trồng Trung tâm và trạm nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu và bảo tồn nguồn tài nguyên di chuyền thưc vật Là một doanh nghiệp chọn tạo, sản xuất và cung ứng hạt giống tốt, cùng nhà nông làm giàu. Trong hơn 30 năm qua, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều biến động, trải qua nhiều bước chuyển đổi quan trọng, nhưng Công ty cổ phàn giống cây trồng miền Nam vẫn duy trì tốc độ phát triển vững mạnh, tập trung vào các chức năng:  Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng nông lâm nghiệp các loại.  Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại nông sản, vật tư nông nghiệp.  Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị chế biến hạt giống và nông sản.  Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Quy mô công ty tương đối lớn, trong tương lai sẽ trở thành một trong ba công ty giống hàng đầu ở Việt Nam về chủng loại sản phẩm, doanh số và thị phần. Hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm: nghiên cứu, lai tạo giống, cung ứng hạt giống chất lượng thông qua các hệ thống đại lý rộng khắp cả nước, chế tạo lắp đặt thiết bị cơ khí, vật tư nông nghiệp. SSC là doanh nghiệp ngành giống cây trồng được tổ chức theo mô hình nghiên cứu, sản xuất và cung ứng tiên tiến. Các Trung tâm, Trạm, Trại được bố trí ở các vị trí chiến lược, giúp cho tạo, khảo nghiệm ra các loại giống tốt phù hợp với đặc điểm sinh thái đa dạng của Việt Nam và khu vực. SSC có mạng lưới đại lý phân phối ở các khu vực sản xuất nông nghiệp trọng điểm trên khắp Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối sang thị trường Lào và Campuchia. 2.1.4 Tổ chức bộ máy: 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy của chi nhánh  Bộ máy quản lý của chi nhánh được khái quát theo sơ đồ sau: Giám đốốc chi nhánh Phó giám đốốc kinh doanh Phòng kinh doanh Kếố toán trưởng - phụ trách hành chính Phòng tài chính - kếố toán Trưởng phòng nghiến cứu phát triển Phòng nghiến cứu – phát triển Phó giám đốốc phụ trách sản xuấốt Nhà máy chếố biếốn Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của chi nhánh. Chi nhánh là một bộ phận của công ty giống cây trồng miền Nam nên việc tổ chức cơ cấu quản lý phải phù hợp với chức năng quản lý phụ thuộc của chi nhánh. Bộ máy quản lý của chi nhánh được tổ chức một mặt phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay của chi nhánh, mặt khác cũng thích ứng với xu thế phát triển mạnh mẽ của chi nhánh trong thời gian qua với việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và sản xuất. Do vậy việc mở rộng cơ cấu tổ chức của chi nhánh cũng là một tất yếu khách quan. Hiện nay chi nhánh có ba phòng ban, một kho và một nhà máy trực thuộc chi nhánh. Các phòng ban của chi nhánh gồm: phòng kinh doanh, phòng tài chính - kế toán, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Các phòng ban này là “xương sống” để duy trì sự hoạt động đều đặn, nhịp nhàng và liên lục của chi nhánh. Nhà máy chế biến giống cây trồng Hà Nội trực thuộc sự quản lý của chi nhánh. Đứng đầu chi nhánh là giám đốc chi nhánh: là người điều hành cao nhất trong chi hhánh. Giám đốc chi nhánh do Hội đồng Quản trị của Công ty bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc chi nhánh là đại diện pháp nhân của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Giám đốc Công ty, và pháp luật về việc điều hành Chi nhánh. Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần hoạt động sản xuất kinh doanh mà mình được giao phụ trách. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh quy định có hai phó giám đốc: phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phó giám đốc phụ trách sản xuất với các quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể như sau: Phó giám đốc kinh doanh: Duy trì và phát triển hệ thống kênh phân phối, đại lý trong địa bàn quản lý, lập hồ sơ quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động và đề xuất các phương án thay đổi phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty. Tìm kiếm, quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu lập hồ sơ quản lý, đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn nguyên liệu và đề xuất các phương án thay đổi cho phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của chi nhánh.  Phó giám đốc sản xuất: Lập kế hoạch khảo sát vùng nguyên liệu, đánh giá khả năng sản xuất; lập kế hoạch sản xuất hàng năm, vụ, kế hoạch thu hoạch phù hợp với công suất sấy; Tổ chức lập kế hoạch kiểm định, kiểm nghiệm; Tổ chức lập kế hoạch hoạt động và dự toán chi phí hàng tháng/ năm; Lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa và trang bị mới các thiết bị; Lập kế hoạch nhân sự của nhà máy, tuyển dụng lao động phổ thông, tập huấn và đào tạo cho nhân viên trong phạm vi quản lý. Phòng tài chính - kế toán: Theo dõi tình hình sản xuất và tình hình kinh doanh cũng như tình trạng tài chính của chi nhánh trong kỳ. Phòng thực hiện chức năng của mình thông qua việc thu thập và xử lý các số liệu kế toán, từ đó tiến hành lập và trình bày các báo cáo tài chính cũng như các loại báo cáo nội bộ theo yêu cầu của ban giám đốc chi nhánh. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ dựa trên các báo cáo tài chính đã được lập tiến hành phân tích tài chính để có thể cung cấp thông tin tài chính đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả cho bộ máy lãnh đạo để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn và chính xác nhất. Do chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của công ty giống cây trồng Miền Nam nên các số liệu kế toán của chi nhánh sau khi được thu thập và xử lý sẽ được chuyển về phòng kế toán trung tâm của công ty giống cây trồng Miền Nam để tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Mặt khác, công ty giống cây trồng miền Nam đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán nên phòng tài chính - kế toán không nhưng chỉ cung cấp thông tin kế toán cho ban lãnh đạo và những người sử dụng thông tin trong nội bộ công ty mà định kỳ còn phải cung cấp thông tin dưới dạng các báo cáo tài chính bắt buộc ra bên ngoài theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Phòng kinh doanh: Do nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là kinh doanh các loại giống cầy trồng và các sản phẩm có liên quan đến phục vụ cho nông nghiệp nên kinh doanh là lĩnh vực trọng tâm của chi nhánh. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ xác lập kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo yêu cầu của chi nhánh và của công ty giống cây trồng Miền Nam. Ngoài ra, phòng còn tổ chức thực hiện và điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với điều kiện khách quan. Phòng là đầu mối tiến hành việc phân phối thành phẩm, hàng hóa cho các đại lý, ký kết hợp đồng tiêu thụ với các đối tác kinh doanh lớn. Các bộ phận của phòng có nhiệm vụ phát triển các thị trường tiềm năng, khai thác các thị trường hiện có để nâng cao doanh số bán, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của chi nhánh. Do đặc thù công ty phải nhập nhiều sản phẩm từ miền Nam ra nên hạn chế trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, vì vậy phòng kinh doanh còn có chức năng tìm kiếm các nhà cung cấp tại chỗ để có thế đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của chi nhánh với chất lượng sản phẩm tốt, giá cả phù hợp. Phòng nghiên cứu – phát triển: Trước đây chi nhánh chỉ tiến hành kinh doanh các loại giống cây trồng và vật tư nông nghiệp nên việc nghiên cứu sản xuất không được coi trọng. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển mạnh mẽ của chi nhánh trong những năm gần đây và chiến lược kinh doanh lâu dài của chi nhánh, phòng nghiên cứu – phát triển ngày càng có vai trò quan trọng. Nhiệm vụ của phòng không chỉ gói gọn trong việc tiến hành các hội thảo trình diễn giống cây mới, tổ chức thí nghiệm trên các vùng thổ nhưỡng khác nhau, mà còn vươn rộng ra tiến hành nghiên cứu và khảo nghiệm các giống cây mới phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai đặc thù của miền Bắc. Nhà máy chế biến: là nơi diễn ra hoạt động sản xuất các sản phẩm chủ yếu phục vụ việc kinh doanh của chi nhánh và cũng là nơi có kho chứa của chi nhánh (kho nhà máy). 2.1.5 Tình hình lao động: Ngày nay, xu thế phát triển và cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế vì vậy công ty đã tập trung vào hai vấn đề lớn đó là: Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên vững mạnh giỏi về chuyên môn, nhiệt tình với công việc và phục vụ khách hàng chu đáo nhất; xây dựng uy tín cho doanh nghiệp bằng phương châm luôn lấy khách hàng làm trung tâm. Với chiến lược đó công ty luôn coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Lãnh đạo công ty luôn nhấn mạnh quan điểm “Nhân lực là yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp” vì vậy công ty luôn chú trọng tuyển dụng, đào tạo và nâng cao kỹ năng cho cán bộ nhân viên. Đội ngũ nhân viên của công ty đa phần là đều có trình độ đại học trở lên, được dào tạo chuyên môn, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm làm việc với nhiều khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. *Tình hình lao động của công ty qua 3 năm: Bảng 2.1 Tình hình lao động: Đơn vị tính: người Năm 2014 2013 Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu So sánh(%) 2015 Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (người) (%) (người) (%) 359 100 351 14/13 15/14 BQ 100 104,66 97,77 101,16 Tổng số lượng I: Phân theo giới tính 1. Lao động nam 2. Lao động nữ II: Phân theo tính chất 1. Lao động trực tiếp 343 (%) 100 280 63 81,63 18,37 302 57 84,12 15,88 292 59 83,19 16,81 107,86 90,48 96,69 103,51 102,12 96,77 290 84,55 310 86,35 304 86,61 106,89 98,06 102,39 2. Lao động gián tiếp 53 15,45 49 13,65 47 13,39 92,45 95,92 94,17 Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Từ năm 2013 tới năm 2015 công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và số lượng lao động cũng không có gì thay đổi nhiều. Do tính chất công việc của công ty chủ yếu là bán hàng và thực hiện các dịch vụ nên tỷ lệ nam và nữ chênh nhau là đáng kể. Năm 2014 tổng số lao động của công ty là 359 người tăng 4,66% so với năm 2013 (343 người). Trong giai đoạn này tỷ lệ lao động nam tăng 7,86%, tỷ lệ lao động nữ giảm 9,52%. Do đặc thù của từng công việc khác nhau mà sự phân công theo tính chất lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cũng khác nhau. Trong giai đoạn 2013 – 2014 tình hình số lượng lao động trực tiếp là 310 người tăng 6,89% so với năm 2013 (290 người), số lao động gián tiếp lại có xu hướng giảm từ 53 người xuống còn 49 người chiếm 7,55% Năm 2015 tổng số lao động đạt 351 người giảm 2,23% so với năm 2014. Lượng lao động bình quân của doanh nghiệp trong giai đoạn 2013 – 2015 tăng 1,16%, trong đó lao động tăng nhiều nhất là lao động trực tiếp chiếm 2,39%. Tuy vậy, trong năm đầu năm 2016, sau khi đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên thì công ty cơ cấu lại nhân sự. Công ty sa thải những nhân viên lao động hoạt động hiệu quả chưa thực sự tốt và hiện tại số lượng lao động của công ty còn lại là 350 người. Lao động của công ty được khuyến khích tăng hiệu quả làm việc và đến hiện tại thì hoạt động của công ty đảm bảo diễn ra bình thường. 2.1.6 Tình hình Tài sản, Nguồn vốn của công ty: Bảng 2.2 Thể hiện tình hình Tài sản, Nguồn vốn qua 3 năm 2013, 2014, 2015: Đơn vị tính: Triệu đồn Bảng tình hình tàn sản nguồn vốn của công ty Năm 2013 STT Chỉ tiêu Năm 2014 Giá trị Cơ cấu (%) Năm 2015 Giá trị Cơ cấu (%) So sánh(%) Giá trị Cơ cấu (%) 2014/2013 2015/2014 BQ 1 I.Tài sản 24.434.540 100 25.864.486 100 26.865.087 100 105,9 103,9 104,9 2 Tài sản lưu động 9.345.956 38,2 8.083.379 31,3 11.038.099 41,1 86,5 136,6 108,7 3 Tài sản cố định 15.088.584 61,8 17.781.106 68,7 15.826.987 58,9 117,8 89 102,4 4 II.Nguồn vốn 24.434.540 100 25.864.486 100 26.865.087 100 105,9 110 107,95 5 Nợ phải trả 2.687.074 11 1.937.365 7,5 3.077.937 11,5 72,1 158,9 107,03 6 Nguồn vốn chủ sở hữu 21.747.466 89 23.927.120 92,5 23.787.149. 88,5 110 99,4 104,5 Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Trong vòng 3 năm 2013 – 2015 quy mô tổng tài sản của công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam không ngừng tăng lên. Tổng tài sản năm 2013 là hơn 24,4 tỷ đồng, cho đến năm 2015 tăng lên 26,8 tỷ đồng. 2013 tài s ản l ưu động tài s ản cốố định 38.20% 61.80% 2014 tài s ản l ưu động 2015 tài s ản cốố định tài s ản l ưu động 31.30% 68.70% tài s ản cốố định 41.10% 58.90% Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản qua 3 năm 2013-2015 Qua hình 2.2 thể hiện cơ cấu tài sản của công ty ta có thể thấy: cơ cấu tài sản lưu động đang có xu hướng giảm năm 2014 ít hơn năm 2013 và có xu hướng tăng lên vào 2015. Cụ thể, năm 2013 là hơn 9,3 tỷ đồng chiếm 38,2% trong tổng tài sản. Năm 2014 giảm đi là hơn 8,1 tỷ đồng (chiếm 31,3%), năm 2015 tăng lên là hơn 11 tỷ đồng (chiếm 41,1%). Trong tài sản cố định, thì tài sản cố định của công ty tăng mạnh trong năm 2014 nhưng lại giảm trong năm 2015. Trong năm 2013 hơn 15 tỷ đồng (chiếm 61,8%) tổng tài sản vào năm 2014 tăng hơn 17,8 tỷ đồng (chiếm 68,7 %) tổng tài sản. Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản lưu động. Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam đã không ngừng đầu tư máy móc và các trang thiết bị phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp cho nên tài sản cố định của doanh nghiệp được đầu tư nhiều. Tài sản cố định bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ giao hàng, bán hàng hóa, chào hàng, thiết bị phục vụ công tác cung cấp dịch vụ sau bán. Qua bảng 2.2 ta có thể thấy được tổng nguồn vốn qua các năm có xu hướng tăng lên, vào năm 2013 tổng nguồn vốn đạt hơn 24,4 tỷ đồng đến năm 2014 đạt hơn 25,8 tỷ đồng tăng lên so với năm 2013, năm 2015 tổng nguồn vốn đạt tổng trị giá 26,9 tỷ đồng tăng lên so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm đạt 107,95%. Sự tăng lên của nguồn vốn là do sự tăng lên của các khoản nợ phải trả và tăng lên của vốn chủ sở hữu. 2013 2014 nợ phải tr ả nguốồn vốốn chủ s ở hữa nợ phải trả nguốồn vốốn chủ s ở hữu 7.50% 11.00% 89.00% 92.50% 2015 nợ phải trả nguốồn vốốn chủ s ở hữu 11.50% 88.50% Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm 2013-2015 Qua hình 2.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn ta có thể thấy được rằng tỷ lệ nợ phải trả, vốn chủ sở hữu không ổn định qua 3 năm. Trong năm 2014 tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 7,5% giảm so với năm 2013 nhưng lại tăng trong năm 2015 (chiếm 11,5%). Hệ số nợ (tổng nợ/ giá trị tổng tài sản hoặc nguồn vốn) của công ty giảm 3,5% trong năm 2014 nhưng lại tăng 4% trong năm 2015 (11,5%) điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của công ty chưa tốt. Hệ số nợ có xu hướng tăng sẽ gây niềm tin không tốt với các chủ nợ , nhưng như vậy lại làm tăng khả năng sinh lời của các cổ đông trong công ty. Các khoản nợ phải trả có xu hướng giảm đi nhưng lại nhanh chóng tăng lên do công ty mở rộng sản xuất và chiếm dụng vốn của các công ty khác để mở rộng sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm tăng liên tục mặc dù năn 2015 có giảm chút ít nhưng không đáng kể và đóng góp vào nguồn vốn kinh doanh cuả chủ sở hữu nên vốn chủ sở hữu tăng rất nhanh trong 3 năm. Tốc độ tăng bình quân đạt 104,5%. Nhìn chung tình hình tài sản - nguồn vốn của doanh nghiệp có biến động đều tăng qua điều này là rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. 2.1.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm Khi Doanh nghệp bắt đầu thành lập tham gia vào thị trường, được nhờ có các chính sách đặc quyền hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp, công ty đã đạt được doanh thu và lợi nhuận tương đối cao. Năm 2013 công ty vươn lên và giữ được vị trí cao trong tổng số các công ty sản xuất và kinh doanh về giống. Doanh thu, lợi nhuận của công ty liên tục tăng trong 3 năm 2013-2015.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng