Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoang mạc hóa...

Tài liệu Hoang mạc hóa

.DOCX
18
805
140

Mô tả:

- Với 9,5 triệu ha đất liên quan đến hoang mạc hóa chiếm gần 28% diện tích đất cả nước được xác đình là hoang mạc hay đất đai khô cằn, đất bị thoái hoá; hoang mạc đang gặm nhấm dần những vùng đất màu mỡ và làm cho người dân rơi vào cảnh đói nghèo. - Trong 40 năm qua, quá trình hoang mạc hóa do cát di động rất nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động - Bởi vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân gây ra nó và từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục là những việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG ---------- HOANG MẠC HÓA Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Hà Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vũ Minh Ông Thế Tài Phan Thanh Pháp Dương Văn Toàn HOANG MẠC HÓA Page 1 A. MỤC LỤC I. Khái niệm:.....................................................................................2 II. Đặc điểm chung và phân loại.......................................................2 II.1 Đặc điểm chung:.............................................................................2 II.2 Phân loại:.........................................................................................3 1.Hoang mạc đá - hoang mạc đất khô cằn :........................................3 2.Hoang mạc cát:.................................................................................4 3.Hoang mạc đất nhiễm mặn:..............................................................5 4. Hoang mạc đất nhiễm phèn:............................................................6 III. Thực trạng:.................................................................................8 1. Thực trạng hoang mạc hóa ở Việt Nam.............................................8 2. Thực trạng hoang mạc hóa trên thế giới:...........................................9 IV. Hậu quả:...................................................................................10 Hậu quả của hoang mạc hóa đến xã hội và đời sống con người:. . .10 Hậu quả của hoang mạc hóa đến môi trường- sinh thái tự nhiên:. 12 V. Giải pháp:...................................................................................14 Giải pháp ở Việt Nam..........................................................................16 HOANG MẠC HÓA Page 2 B. NỘI DUNG: I. Khái niệm: - Hoang mạc hóa là quá trình tạo thành hoang mạc. + Là quá trình và hiện tượng đất trở thành khô cằn, cây cỏ tự nhiên không mọc lại được, cây trồng không trồng lại được. - Hoang mạc là vùng đất bỏ hoang,vắng vẻ khô cằn. + Lượng mưa trung bình nhỏ hơn 200mm/năm ( kéo dài trong 10 năm). - Gồm 4 loại: + Hoang mạc đá-hoang mạc đất khô cằn. + Hoang mạc cát. + Hoang mạc đất nhiễm mặn. + Hoang mạc đất nhiễm phèn. II. Đặc điểm chung và phân loại II.1 Đặc điểm chung: - Là vùng đặc trưng bởi khí hậu rất khô. - Lượng mưa:hằng năm thường không quá 200 mm. - Lượng bốc hơi: 900 - 1.500 mm ở mặt nước thoáng. - Đất: đất trồng rất mỏng, nhiều nơi chủ yếu là đất xám và nâu sáng, chứa nhiều chất muối dễ tan. - Độ cao: Độ cao trung bình 400 - 500 m - Thực vật: chủ yếu là thực bì gồm những cây bụi thấp và cỏ, thích nghi theo ba hướng: cây hằng năm mọc nhanh, phát triển nhanh, ra hoa kết quả vào mùa mưa ngắn ngủi, hạt tồn tại trong mùa khô dài; cây lâu năm có bộ rễ ăn sâu, để hút nước dưới tầng đất sâu; cây mọng nước (vd. các loại xương rồng) có thể giữ nước trong mô, có lớp vỏ dày, có gai và các bộ phận khác bảo vệ. - Động vật: gồm những loài chịu được nóng, khát, thường sinh sống vào ban đêm, ban ngày trốn trong các hang hốc, một số ngủ qua mùa nóng (vd: Linh Cẩu, Linh Dương...) II.2 Phân loại: 1.Hoang mạc đá - hoang mạc đất khô cằn : - Là các núi đá ,đất trống, đồi núi trọc. HOANG MẠC HÓA Page 3 • Nguyên nhân hình thành hoang mạc đá: - Tự nhiên: + Do lượng mưa trung bình hàng năm thấp. + Mật độ nguồn nước ngầm thưa thớt. - Nhân tạo: + Là hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy bừa bãi. +Sử dụng đất thiếu bền vững qua nhiều thế hệ làm đất đai bị thoái hóa về mặt vật lý, nên cây cối khó có khả năng tái sinh. + Khai thác quá mức quỹ đất và nguồn nước đã tác đông đến quá trình thoái hóa đất, suy giảm nguồn nước. HOANG MẠC HÓA Page 4 2.Hoang mạc cát: - Thường được gọi là sa mạc. Là những cánh đồng cát trải dài. • Nguyên nhân hình thành hoang mạc cát - Tự nhiên : + Lượng mưa trung bình hàng năm nhỏ hơn 250mm/năm, lượng ẩm trong không khí thấp. + Vùng đất ven biển có dòng hải lưu lạnh đi qua,luồng không khí lạnh thổi đến. Sau khi vào đến đất liền ngăn cản tạo mưa ở đây. - Nhân tạo: + Khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt các loài thực vật sống. HOANG MẠC HÓA Page 5 + Sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ cho nông nghiệp quá mức. 3. Hoang mạc đất nhiễm mặn: - Là vùng đất canh tác bị bỏ hoang vì độ mặn quá cao. • Nguyên nhân hình thành đất nhiễm mặn: - Tự nhiên: + Quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển: Nước biển xâm nhập vàonội đồng theo sông ngòi khi thủy triều lên cao, qua các trận mưa bão vỡ đê biển hoặcvào mùa khô khi nước ngọt của các con sông có lưu lượng tháp chảy ra biển, nước ngọtkhông đủ lực để đẩy nước biển khi thủy triều mạnh. Nước mặn vũng có thể theo các mao mạch, đường nứt trong đất,đi qua các con đê biển thấm sâu vào nội đồng. + Quá trình mặn hóa lục địa: Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, các loại muối khó tan vẫn còn lại trong đất,chỉ những muối dễ tan như: NaCl, MgCl, NaCl2…mới bị hòa tan, nhưng cũng khôngđược vận chuyển đi xa, tích tụ ở những địa hình trũng không thoát nước dưới dạng nướcngầm. Do điều kiện khô hanh và mực nước ngầm cạn, muối được di chuyển và tập trung lên lớp mặt do quá trình bốc hơi và thoát hơi nước. HOANG MẠC HÓA Page 6 - Nhân tạo: + Do tưới tiêu không hợp lý. + Quá trình mặn hóa thứ sinh + Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn lượng mưa rất thấp (200 – 500 mm/năm), nền nông nghiệp có tưới và cần tưới là phổ biến dẫn đến cạn kiệt nguồn nước. + Do việc quản lý đất vàdùng nguồn nước tưới bị nhiễm mặn, nên tầng đất mặt bị nhiễm mặn. do tácđộng nhân sinh đã làm mặn hóa tầng đất mặn 4. Hoang mạc đất nhiễm phèn: - Hoang mạc đất nhiễm phèn tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long tại các khu vực Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau. Trong số 3,9 triệu ha đất toàn vùng, có 1,9 triệu ha bị nhiễm phèn. - Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunfat(S042-), có pH rất thấp chỉ khoảng 2-3, trong đất phèn chưa lượng độc chất Fe2+,Al3+, S042—rất cao. - Đất phèn thường ảnh hưỡng đến quá trình trao đổi chất trong đất, làm cho cây trồng hấp thụ dinh dưỡng kém, do vậy khi bón phân vào khu vực có đất phèn, lượng phân bón sẽ mất đi nhiều tác dụng quá trình ion hóa của Al3+ và Fe2+ tăng lên, độ PH sẽ hạ xuống thấp. • Nguyên nhân hình thành hoang mạc đất nhiễm phèn HOANG MẠC HÓA Page 7 - Do tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng đưa mặn vào sông ngòi, đồng ruộng làm cho độ mặn hóa của đất tăng lên, trong khi phèn tầng mặt giảm do quá trình nước ém phèn xuống tầng đất sâu. - Bên cạnh đó, việc chuyển đổi mục đích từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất nuôi trồng thủy sản, đã và đang làm thay đổi kết cấu đất, làm tăng độ phèn. III. Thực trạng: 1. Thực trạng hoang mạc hóa ở Việt Nam Theo điều tra, nghiên cứu của Trung tâm Quy hoạch đất đai ( Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) : - Hiện nay Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha liên quan đến hoang mạc hóa chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai, Trong đó, có trên 5 triệu ha đất trống trọc chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hóa nặng và 1 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao - Theo thống kê của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 87.800 ha là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Trong gần 40 năm qua, sự di chuyển của các đụn cát đã làm cho quá trình hoang mạc hoá càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị cát lấn, dẫn đến độ phì nhiêu của đất bị suy giảm mạnh. HOANG MẠC HÓA Page 8 - Hoang mạc hóa ở nước ta xảy ra ở cục bộ dọc theo bờ biển miền Trung 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận diện tích khoảng 419.000 ha, hoang mạc hóa mạnh ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi xảy ra quá trình xói mòn rửa trôi lũ lụt hạn hán và sạt lở bờ biển. - Tại vùng miền núi phía Bắc, nơi còn nhiều vùng núi đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm lở đất xói mòn và làm suy thoái đến khô cằn hoang mạc. - Ngoài thực trạng phá rừng, đốt cây cỏ làm nương rẫy, việc khai thác bừa bãi các mỏ quặng, mỏ than cũng gây ra sa mạc hóa cục bộ. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến mỗi năm chúng ta mất trên 100.000 ha đất nông nghiệp loại tốt, chủ yếu là đất lúa ở các tỉnh Đồng Bằng và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có ít đất nông nghiệp nhất trên thế giới (đứng thứ 159 thế giới từ năm 2002). 2. Thực trạng hoang mạc hóa trên thế giới: Những thập niên gần đây Liên hợp quốc đã đưa ra những báo động về quá trình này: - Theo như bản báo cáo về khí hậu toàn cầu, gần đây hạn hán đã gây ảnh hưởng đến ít nhất 41% diện tích đất, khiến những vùng đất nhanh chóng bị sa mạc hóa. Từ năm 1990 cho đến nay, những biến đổi xấu của khí hậu đã gây ảnh hưởng đến diện tích mặt đất từ 15% đến 25%. HOANG MẠC HÓA Page 9 - Hoang mạc hóa đang đe dọa toàn cầu chiếm khoảng 40% bề mặt trái đất,hơn Hoang mạc hóa đã trở thành thiên tai phổ biến trên toàn thế giới trong 250 triệu người bị tác động trực tiếp.1 tỳ người trong hơn 100 nước bị rủi ro. - Có 30% diện tích trên trái đất là khô hạn và bán khô hạn đang bị sa mac hóa đe dọa - 18% dân số thế giới đang sinh sống ở vùng có nguy cơ sa mac hóa .Hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hóa bởi tác động của con người - Trên thế giới đói nghèo,quản lý đất đai không bên vưng và biến đổi khí hậu đang biến các vùng khó khăn thành các sa mạc và ngươc lại hoang mạc hóa đang làm trầm trọng thêm và dẫn đến đói nghèo. - Suy thoái đất khô cằn đang diễn ra mạnh mẽ nhất là ở châu Phi, Tây Nam Á, Trung Quốc IV. Hậu quả:  Hậu quả của hoang mạc hóa đến xã hội và đời sống con người: + Đất đai bị sói mòn, mất màu và chất dinh dưỡng. HOANG MẠC HÓA Page 10 + Kéo theo sự thiếu hụt trầm trọng lương thực, thực phẩm.Thực tế tốc độ sản xuất lương thực, thực phẩm cao là nhờ vào công nghệ sinh học và những cải tiến kỹ thuật canh tác, tuy nhiên sự phân chia không đều dẫn đến một số nơi lạm dụng và khai thác đất thiếu khoa học. Dân số Thế giới ngày càng tăng, đòi hỏi con người phải tấn công vào tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục tùng một cách vô tội vạ. Vì vậy, diện tích đất bị sa mạc hoá ngày một tăng lên. Dân số gia tăng, sa mạc hoá tăng lên, đất canh tác giảm xuống. Đó là hậu quả về mặt xã hội của nạn sa mạc hoá HOANG MẠC HÓA Page 11 HOANG MẠC HÓA Page 12 + Gia tăng các vấn đề về sức khoẻ do gió mang cát bụi nhiều như các bệnh về đường hô hấp, dị ứng và ảnh hưởng xấu đến tinh thần + Làm mất nơi sinh sống dẫn đến di cư tìm nơi ở mới. Theo một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc, thì hàng chục triệu người có thể bị mất chỗ ở do quá trình sa mạc hóa. Đặc biệt là khu vực Tiểu sa mạc Sahara Châu Phi và Trung Á đang phải chịu hậu quả lớn nhất của tình trạng sa mạc hóa, với nguy cơ 50 triệu người ở các khu vực này mất nơi sinh sống truyền thống vào năm 2020. Châu Phi có thể chỉ nuôi được 25% dân số vào năm 2025 nếu tốc độ hoang mạc hóa ở Lục địa Đen tiếp tục như hiện nay. + Hoang mạc hóa làm cho diện tích đất đai bị thu hẹp. Theo thống kê từ giữa những năm 1990 đến năm 2000, mỗi năm Trái Đất bị mất gần 4.000 km2 diện tích đất canh tác bởi tình trạng sa mạc hoá. Do đó, diện tích trồng nông nghiệp giảm dẫn đến tình trạng thiếu đói xảy ra thường xuyên ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế chính trị, xóa đói giảm nghèo.  Hậu quả của hoang mạc hóa đến môi trường- sinh thái tự nhiên: + Làm suy giảm tính đàn hồi tự nhiên của đất đai, khả năng phục hồi độ phì nhiêu do những rối loạn của khí hậu. + Làm giảm tính năng sản xuất của đất. + Làm hư hại thảm phủ thực vật, những thực vật ăn được có thể thay thế bằng thực vật không ăn được. + Chất lượng dòng chảy giảm sút, làm gia tăng nguy cơ lụt lội. - Đặc biệt, sa mạc hoá có tác động rất lớn đến sinh thái học. HOANG MẠC HÓA Page 13 + Do điều kiện khí hậu ở sa mạc rất khắc nghiệt cho nên nơi đây khá nghèo nàn về chủng loại động, thực vật nói cách khác đa dạng sinh học (Biodiversity) ở mức thấp. + Sự đa dạng về loài của động – thực vật có liên quan rất mật thiết với nhau và liên quan trực tiếp tới lượng mưa. Dưới gốc độ sinh thái học, lượng mưa là yếu tố rất quan trọng vì nó quyết định đến năng xuất cây trồng và sự phong phú, đa dạng của sinh vật. Nhiều tài liệu về năng suất của cây trồng cho thấy ở sa mạc lượng sinh khối trung bình thường ở mức 0,02 – 0,7 kg chất khô/m2 so với 45 kg/m2 ở vùng nhiệt đới và 30 kg/m2 ở vùng ôn đới. + Ở vùng bị sa mạc hoá chỉ có những thực vật có tính thích nghi cao mới có khả năng tồn tại điển hình như xương rồng, các cây bụi, cây có gai,… nhưng năng xuất sinh khối của chúng rất thấp. + Sự nghèo nàn của thực vật làm cho động vật không có điều kiện để phát triển. Một số loài động vật đặc trưng như chuột, một số loài bò sát, đà điểu,…có cuộc sống gắn liền với lượng sinh khối thực vật là các trảng cỏ, cây than bụi,…thì có khả năng tồn tại nhưng tình trạng sinh học vẫn rất nghèo nàn. Các loài động vật ở sa mạc cần có những khả năng thích nghi cao để có thể tồn tại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt Ví dụ1: Đà điểu sống ở những vùng khô cằn ở châu Phi do có kích thước lớn nên không thể tránh được cái nắng gay gắt và chúng phản ứng lại bằng cách thở hổn hển và dựng đứng long vào ban ngày. Nếu có gió thì chúng không thở mạnh nữa mà chỉ dựng đứng bộ lông thưa thớt trên lưng. Khi đó hơi nóng sẽ mất đi do đối lưu nhiệt. Vào ban đêm khi nhiệt độ hạ thấp xuống thì bộ lông trên lưng chúng xẹp lại để tạo ra một tầng cách ly nhiệt để ổn định than nhiệt. Ví dụ 2: Loài chuột túi (Dipodomys) đào những cái hang để tránh nóng khắc nghiệt vào ban ngày và lạnh vào ban đêm. Kangaroo cũng vậy, mặc dù chúng không uống nước nhưng vẫn sống được nhờ lượng nước thu nhận được từ những hạt mà chúng ăn, vì thế nước tiểu của chúng có nồng độ urê rất cao so với các loài động vật có vú khác, đây là một dạng thích nghi mà ta khó tìm thấy ở một sinh cảnh nào khác. V. Giải pháp: - Thành lập các vành đai xanh quanh các sa mạc: HOANG MẠC HÓA Page 14 + Trồng các hàng cây chăn gió xen kẽ các vùng trồng cây nông nghiệp nhằm bảo vệ và ngăn cản sự mở rộng của hoang mạc hóa giúp bảo vệ đất đai chống các quá trình rữa trôi, giữ vững độ phì nhiêu cho đất đai, bảo vệ mùa màng + Có tác dụng trong việc bảo vệ đất đai chống lại quá trình rửa trôi, giữ vững độ phì cho đất - Kiểm soát độ che phủ: HOANG MẠC HÓA Page 15 + Bảo vệ bề mặt đất khỏi sự tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu bất lợi, giảm thiểu sự rửa trôi và xói mòn đất. - Các thảo mộc thuộc Họ Đậu vì có khả năng rút đạm khí từ không khí rồi châm xuống đất nên thường được trồng để cải tạo địa chất. HOANG MẠC HÓA Page 16 - Với nhu cầu dùng củi làm nhiên liệu ở các nước đang phát triển khá cao, vấn đề dân chúng đốn cây để lấy củi là một động lực gia tăng nạn sa mạc hóa. Một biện pháp là phổ biến loại lò bếp dùng năng lượng mặt trời để nấu nướng hoặc những loại lò bếp củi có hiệu suất cao. - Đặt rào chắn cát để cản sức gió đồng thời trồng các loài thảo mộc cho đất khỏi bị soi mòn. Bụi cây xanh trồng ở chân đụn cát có khả năng ổn định vị trí của đụn và giảm lượng cát bị gió di chuyển - Những biện pháp như việc xếp đá quanh gốc cây để tụ sương và giữ độ ẩm, hay cào luống nhỏ để tích hột cây cỏ khỏi bị gió thổi và hoãn nước mưa không tháo quá nhanh. - Trồng cây chắn gió ven biển  Giải pháp ở Việt Nam - Chính phủ đã thiết lập các khuôn khổ phòng, chống sa mạc hoá và đề ra Chương trình hành động thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hoá. Gồm các biện pháp phòng chống sa mạc hoá sau: - Tăng độ che phủ rừng: tiếp tục thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và hệ thống cây trồng phân tán ở nông thôn. - Quy hoạch và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. HOANG MẠC HÓA Page 17 - Tăng cường các biện pháp giảm nhẹ thiên tai, dặc biệt là vấn đề cung cấp nước ở các vùng hạn hán nghiêm trọng. - Phát triển nông thôn, tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cùng chống sa mạc hoá. C. KẾT LUẬN - Với 9,5 triệu ha đất liên quan đến hoang mạc hóa chiếm gần 28% diện tích đất cả nước được xác đình là hoang mạc hay đất đai khô cằn, đất bị thoái hoá; hoang mạc đang gặm nhấm dần những vùng đất màu mỡ và làm cho người dân rơi vào cảnh đói nghèo. - Trong 40 năm qua, quá trình hoang mạc hóa do cát di động rất nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động - Bởi vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân gây ra nó và từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục là những việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. HOANG MẠC HÓA Page 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng