Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Hoang huong ly

.DOC
14
127
89

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ Trường THCS Quang Trung Người thực hiê ên:Hoàng Hương Ly Lớp:6A1 Năm học:2016-2017 Cuô ôc thi “Em yêu lịch sử xứ Thanh” - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/Thành phố Thanh Hóa - Trường: THCS Quang Trung - Địa chỉ: 74 Thọ Hạc,Phố Đàm,Tp Thanh Hóa - Điện thoại :0904604968 - Thông tin về học sinh: Học sinh:Hoàng Hương Ly Lớp 6A1 Ngày sinh: 22/2/2005 I. MỤC ĐÍCH CUỘC THI - Triển khai và thực hiện Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học trên địa bàn tỉnh. - Tạo điều kiện để học sinh trung cơ sở (THCS), Giáo dục thường xuyên (GDTX) tìm hiểu lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Thanh Hóa, từ đó nâng cao lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, trên cơ sở đó xác định ý thức trách nhiệm của người công dân tương lai tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và quê hương Thanh Hóa nói riêng ngày càng phồn vinh, giàu đẹp. - Giúp học sinh các trường phổ thông trong tỉnh hứng thú và say mê học tập môn Lịch sử, tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của quê hương Thanh Hóa anh hùng. II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI Học sinh hiện đang học tập tại các trường THCS, Trung tâm GDTX III.Trả lời câu hỏi Câu 1:Lê Nhân Tông (1441-1459) là vị vua thứ ba của nhà Lê thời Lê Sơ. Ông có tên thật là Lê Bang Cơ. Dù chỉ là con trai thứ ba, nhưng ông được vua cha Thái Tông phong làm Hoàng Thái tử vào năm 1441, khi mới được vài tháng tuổi. Sau khi vua cha mất, ông được lên ngôi và Thái hậu Nguyễn Thị Anh làm nhiếp chính cho ông từ khi mới lên ngôi cho đến khi ông tự thân chấp chính vào năm 1452. Lên ngôi lúc còn nhỏ, Lê Nhân Tông tỏ ra là vị hoàng đế anh minh, biết thương dân, sùng kính Nho giáo, xem trọng nghề nông và kính cẩn tông miếu. Ông không có thói đam mê tửu sắc và biết tôn trọng những người có công đối với vương triều. Lê Nhân Tông còn tỏ ra là người độ lượng với các công thần khai quốc có tội bị xử tử trước đây, từ thời Thái Tổ Cao hoàng đế, Thái Tông Văn hoàng đế đến khi Nguyễn Thái hậu chấp chính. Ngay khi ra cầm chính sự, ông ra nhiều chiếu chỉ biểu dương công lao của họ, hoặc trả lại của cải, ruộng đất cho con cháu họ. Ông cũng khôi phục lại quan tước và ban cho con cháu Trịnh Khả (bị xử tử năm 1451) 100 mẫu ruộng; cấp 100 mẫu ruộng cho con cháu Lê Sát và Lê Ngân (bị xử tử năm 1437); trả lại điền sản trước đây cho con cháu Phạm Văn Xảo (bị xử tử năm 1430) và Trần Nguyên Hãn (bị xử tử năm 1429). Ông biểu dương công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi (bị xử tử năm 1442): Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng. Tuy nhiên, ông vẫn chưa minh oan cho Nguyễn Trãi, điều mà Lê Thánh Tông đã làm sau này. Ngoài ra, Lê Nhân Tông cũng xuống lệnh cho cứu giúp những kẻ không vợ, góa chồng, mồ côi, cô đơn và biểu dương những người chồng nghĩa khí, người vợ trinh tiết. Vì vậy, dưới triều vua Nhân Tông, nước Đại Việt thái bình thịnh trị, đời sống nhân dân ổn định, bờ cõi được bảo vệ và mở rộng. Quân Đại Việt dưới thời Lê Nhân Tông đã thắng lớn trong cuộc tiến công Chiêm Thành, bắt sống được cả vua Chiêm và lập vua Chiêm mới lên thay. Lê Nhân Tông cũng sáp nhập đất của xứ Bồn Man vào lãnh thổ Đại Việt. Ông cũng đối đãi tử tế với người anh khác mẹ là Lạng Sơn vương Nghi Dân. Tuy vậy, Nhân Tông vẫn bị người anh cả oán hận và muốn đoạt ngôi vì ông chỉ là con thứ. Trong khi đó, bản thân vua Nhân Tông không đề phòng gì vì luôn coi Nghi Dân là anh ruột. Một đêm cuối năm 1459, Lê Nghi Dân cùng các thủ hạ đã bắc thang đột nhập vào cung cấm giết vua Nhân Tông. Khi đó ông mới 18 tuổi. Cái chết của ông khiến quan lại trong triều phải “nuốt hận ngậm đau” và thần dân “như mất cha mất mẹ”. Nhưng cũng chỉ sau đó 8 tháng, Lê Nghi Dân đã phải trả giá. Kẻ giết hại em ruột đã bị các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng... làm binh biến giết chết rồi lập người em út là Hoàng tử Lê Tư Thành lên làm vua, tức là vua Lê Thánh Tông. Vua Thánh Tông lên ngôi đã làm lễ chiêu hồn cho anh là vua Nhân Tông và an táng cho ông ở Mục Lăng, Lam Sơn. Ông được tôn miếu hiệu là Nhân Tông, thụy hiệu là Tuyên hoàng đế. Câu 2: Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Lychỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng Giêng năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn). Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần. Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng. Các cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402. Hổ Quý Ly từ khi nắm quyền lực của triều Trần cho đến khi sáng lập vương triều mới đã ban hành và thực thi một loạt chính sách cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ cuối triều Trần, củng cố chính quyền trung ương và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn với một hệ thống chính sách và biện pháp khá toàn diện, táo bạo. Thành nhà Hồ được xây dựng và tồn tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV đầu thê kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp của nhà cải cách lớn Hồ Quý Ly và vương triều Hồ. Theo chính sử, thành được xây dựng rất khẩn trương, chỉ trong 3 tháng. Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh. Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn). Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn lại hiện nay là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m. Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào[2]. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững. Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao Câu 3: Nằm ở phía Bắc trung bộ, Thanh Hoá là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hoá lâu đời, phong phú và đa dạng. Thanh Hoá cũng là vùng đất truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường, nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Vùng đất đã gắn liền với quá trình tồn vong, hưng thịnh của quốc gia, dân tộc. Người xứ Thanh xưa và nay đã viết nên nhiều trang sử hào hùng của dân tộc, được lưu danh bởi các tên tuổi như: Triệu Thị Trinh, Lê Hoàn, Lê Lợi, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền... và các vương triều trong lịch sử dân tộc như vương triều Lê ﴾tiền Lê, hậu Lê﴿, Hồ, Nguyễn. Không những vậy vùng đất "địa linh" này còn sản sinh ra những dòng Chúa nổi danh. Chúa Trịnh với 249 năm có mặt trên chính trường Đại Việt đã song hành cùng vua Lê dựng đặt kỷ cương phép nước, chúa Nguyễn bắt đầu từ Nguyễn Hoàng đã có công mở cõi về phía Nam, ổn định đồ bản và giữ vững chủ quyền dân tộc suốt các thế kỷ XVII, XVIII, để rồi các vua Nguyễn tiếp nối, thống nhất đất nước .Không chỉ là quê cha đất tổ của "Tam vương nhị chúa", Xứ Thanh còn là vùng đất hiếu học. Trong dòng chảy của lịch sử khoa bảng nước nhà, vùng đất này đã có 1627 các nhà khoa bảng, trong đó có 240 tiến sĩ, với nhiều tên tuổi được lưu danh muôn thuở trên các lĩnh vực văn hóa, sử học, quân sự, ngoại giao nổi tiếng như: Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ... Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân xứ Thanh đã không ngại gian khổ, đã làm tròn vai trò hậu phương lớn, cùng với cả nước làm nên trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu; một Hàm Rồng vang dội chiến công và đại thắng mùa xuân 1975. Câu 4: Thanh Hóa - mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”, nơi có truyền thống yêu nước và cách mạng được hun đúc từ bao đời. Trong diễn trình lịch sử Việt Nam, nhân dân Thanh Hóa đã cùng với nhân dân cả nước đã viết nên những trang sử vàng chói lọi. Truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng quật cường đó lại càng được phát huy khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Gần một thế kỷ đã trôi qua, dưới ánh sáng soi đường của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã phát huy truyền thống tốt đẹp, vượt qua bao khó khăn thử thách, giành thắng lợi vẻ vang trong các cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đạt được những kết quả quan trọng, đáng tự hào. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta. Quá trình khai thác thuộc địa triệt để đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, tay sai. Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu. Vì vậy, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến, tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam đặt ra, cần được giải quyết. Tại Thanh Hóa, từ năm 1858 đến trước năm 1930, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau, tiêu biểu là các phong trào: Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa nông dân của Hoàng Hoa Thám, khởi nghĩa Ba Đình... Các phong trào đấu tranh vô cùng anh dũng nhưng đều không thành công và bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đó là những người yêu nước đương thời chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn. Giữa lúc cách mạng cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng đang chìm trong khủng hoảng về đường lối thì lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã tìm ra con đường cứu nước mới đó là con đường cách mạng vô sản, Người đã dày công chuẩn bị tư tưởng, tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đêm trường nô lệ, nhiều thanh niên yêu nước Thanh Hóa đã ra tỉnh ngoài, nước ngoài tìm đường giải phóng quê hương, đất nước, tiêu biểu là Lê Hữu Lập, Lê Mạnh Trinh, Đinh Chương Dương... Lê Hữu Lập sang Trung Quốc tham gia lớp lý luận cách mạng đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giảng dạy và được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội (Việt Nam cách mạng thanh niên), được phân công về nước tuyên truyền tổ chức cách mạng. Lê Hữu Lập về Thanh Hóa tháng 5-1926, tổ chức Hội đọc sách báo cách mạng ở TP Thanh Hóa sau đó phát triển ra các huyện trong tỉnh. Trên cơ sở đó, tháng 4-1927, thành lập tổ chức “Việt Nam cách mạng thanh niên” tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí Lê Hữu Lập làm Bí thư. Ảnh hưởng đường lối chính trị của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, phái trẻ trong Đảng “Phục Việt” tách ra thành lập Đảng “Tân Việt” và hoạt động theo khuynh hướng cộng sản, do Nguyễn Xuân Thúy làm Bí thư. Hoạt động của tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội và Đảng Tân Việt (hai tổ chức tiền thân của Đảng) đặt nền tảng về tư tưởng và tổ chức cho Đảng bộ Thanh Hóa ra đời. Ngày 29-7-1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã tổ chức hội nghị đảng viên của ba chi bộ cộng sản đầu tiên (chi bộ Hàm Hạ, chi bộ Thiệu Hóa, chi bộ Thọ Xuân) tuyên bố thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (đảng viên là quần chúng ưu tú lựa chọn trong tổ chức Thanh Niên). Hội nghị định ra phương hướng nhiệm vụ trước mắt và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 3 đồng chí do đồng chí Lê Thế Long làm Bí thư. Sau khi ra đời Đảng bộ tổ chức cơ quan ấn loát tài liệu, in ấn phát hành tờ báo “Tiến lên”, truyền đơn cộng sản phát triển cơ sở đảng và các tổ chức Nông hội đỏ, Công hội đỏ, tổ chức phong trào đấu tranh chống thuế ở một số địa phương trong tỉnh. Cuối năm 1930, chính quyền thực dân phong kiến tập trung lực lượng khủng bố trắng, hầu hết cán bộ, đảng viên và một số quần chúng cách mạng bị bắt tù đầy, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Tháng 9-1930, Xứ ủy Trung Kỳ cử Lê Tất Đắc (Bí thư Chi bộ Thành Vinh) liên lạc với các đồng chí lãnh đạo Đảng Tân Việt Thanh Hóa tiến hành thành lập Đảng bộ Thanh Hóa. Sau khi lựa chọn những quần chúng ưu tú trong Đảng Tân Việt chuyển thành đảng viên Đảng Cộng sản, các chi bộ và cơ sở Đảng ra đời... Ngày 1-1-1931, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Trung Kỳ, các đồng chí Ngô Đức Mậu, Nguyễn Xuân Thúy tổ chức hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tại làng Hồ Thượng (xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia). Hội nghị đề ra phương hướng nhiệm vụ và bầu Ban Chấp hành lâm thời 5 đồng chí, cử Ngô Đức Mậu làm Bí thư (đến tháng 4 - 1931 bầu Ban Chấp hành chính thức 7 đồng chí, Ngô Đức Mậu tiếp tục làm Bí thư). Sau khi ra đời Đảng bộ tổ chức rải truyền đơn, treo cờ Đảng và tổ chức phong trào đấu tranh hưởng ứng Xô Viết - Nghệ Tĩnh ở nhiều nơi trong tỉnh. Giữa năm 1931, quân thù tiến hành khủng bố trắng, hầu hết cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng cách mạng bị bắt tù đầy, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Cũng vào cuối năm 1930 ở Thanh Hóa xuất hiện 2 chi bộ cộng sản hoạt động độc lập; đó là: Chi bộ Cộng sản Hoằng Hóa thành lập vào cuối tháng 9-1930 gồm 3 đảng viên, Chi bộ Hà Trung thành lập vào tháng 101930 gồm 3 đảng viên. Cả hai chi bộ này đều bị khủng bố và tan rã. Tính đến giữa năm 1931, Đảng bộ Thanh Hóa qua các lần thành lập đã bị quân thù khủng bố trắng. Về mặt tổ chức Đảng bộ không còn, nhưng mục đích lý tưởng và đường lối cách mạng của Đảng đã thấm vào trái tim khối óc của quần chúng cách mạng. Vì vậy, Đảng bộ và phong trào cách mạng tỉnh nhà nhanh chóng được khôi phục. Tháng 8-1932, đại biểu của các cơ sở cách mạng trong tỉnh nhóm họp bàn cách liên lạc với thượng cấp khôi phục lại Đảng bộ. Tháng 10-1933, các đồng chí Lê Chủ, Bùi Đạt đã liên lạc với đồng chí Nguyễn Tạo (chiến sĩ cộng sản vượt ngục về Thanh Hóa) mở các lớp huấn luyện chính trị cho quần chúng cách mạng. Ngày 17-3-1934, Tỉnh ủy Thanh Hóa được thành lập, gồm 7 đồng chí, do đồng chí Lê Chủ làm Bí thư. Từ đó cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng trong tỉnh lần lượt ra đời, Đảng bộ và phong trào cách mạng được khôi phục tiến đến cao trào “Dân sinh, dân chủ”. Câu 5: Sáng ngày 20-2, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa và phát động phong trào thi đua "Chung sức xây dựng Nông thôn mới”, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự buổi lễ. Sáng ngày 20-2, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa và phát động phong trào thi đua "Chung sức xây dựng Nông thôn mới”, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự buổi lễ. Phát huy lời Bác dạy, 65 năm qua Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã đoàn kết nhất trí, chung sức chung lòng, nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn lập những chiến công hết sức quan trọng và góp phần vào thắng lợi to lớn của dân tộc. Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất Tổ quốc, Thanh Hóa đã làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn, huy động sức người, sức của cho kháng chiến. Quân và dân Thanh hóa từ trẻ tới già đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn. Hòa bình, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã tiếp tục đoàn kết, phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, năng động sáng tạo, thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đời sống của nhân dân về mọi mặt được nâng lên rõ rệt. Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, có rừng, có biển, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân dân có truyền thống bất khuất kiên cường, cần cù, thông minh, sáng tạo, nằm trên trục lộ giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển Bắc – Nam, đây là những tiềm năng lợi thế to lớn mà Đảng bộ và nhân dân Thanh hóa cần tiếp tục khai thác và phát huy cao nhất, có hiệu quả nhất theo hướng phát triển theo chiều sâu, có năng suất, chất lượng, mang tính cạnh tranh cao, trên cơ sở vận dụng tiến bộ khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Với khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, công nghệ cao đã và đang được xây dựng, với nhiều điểm di tích lịch sử văn hóa, Thanh Hóa có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Điều quan trọng là Thanh Hóa phải tiếp tục có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển tái cơ cấu kinh tế, quản lý chặt chẽ việc bảo vệ môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài. Là tỉnh có khu vực nông nghiệp và nông thôn rộng lớn, có tiềm năng phát triển toàn diện cả nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp nhưng hiện nay trình độ phát triển các lĩnh vực này còn thấp, tỉnh cần quan tâm đầu tư phát triển theo hướng hiện đại và thực hiện tốt chương trình xây dựng Nông thôn mới theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 khóa X với cách làm phù hợp và sáng tạo. Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh cần quan tâm phát triển, nâng cao hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đẩy mạnh hoạt động xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Là địa bàn chiến lược quan trọng, Thanh Hóa cần quan tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh, xây dựng quốc phòng toàn dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội còn bức xúc, đấu tranh đẩy lùi các loại tội phạm, giảm thiểu tai nạn giao thông đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các địa phương của nước bạn Lào, xây dựng đường biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị và ổn định lâu dài. Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng có ý nghĩa then chốt là Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa phải tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng các cấp trong sạch vững mạnh, tập trung cao độ vào nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận đảng viên, nhất là đối với tầng lớp lãnh đạo các cấp, cũng cố và tăng cường niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, đáp ứng sự mong đợi của toàn Đảng và toàn dân. Chủ tịch nước cũng tin tưởng rằng: Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa sẽ nỗ lực phấn đấu, phát huy truyền thống tốt đẹp, những tiềm năng lợi thế của tỉnh nhà, những thành tựu to lớn đã đạt được, nhất định Thanh Hóa sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ như Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 đã đề ra. Phấn đấu đến năm 2020, Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh tiên tiến, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ hằng mong ước. Cũng tại lễ kỷ niệm, ông Trịnh Văn Chiến – Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh đã thay mặt cho lãnh đạo, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh phát động phong trào thi đua "Chung sức xây dựng Nông thôn mới”, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu. BAN GIÁM HIỆU Thanh Hóa, ngày 4 tháng 12 năm 2016 Người thực hiê ên Hoàng Hương Ly
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan