Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện tổ chức kế toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc ninh (tt)...

Tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc ninh (tt)

.PDF
15
30
51

Mô tả:

i LỜI MỞ ĐẦU NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển KT-XH, kinh tế có phát triển thì NSNN mới vững mạnh, NSNN vững mạnh thì mới có nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH. Điều hành NSNN hiệu quả chính là điều kiện tiên quyết để phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy nhà nước. Để quản lý và điều hành ngân sách hiệu quả thì yêu cầu phải có thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình thu, chi, tồn quỹ ngân sách; đánh giá, dự báo nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho tương lai. Thu thập, xử lý thông tin, kiểm soát thực hiện chế độ, thu chi ngân sách, quản lý, theo dõi và tổng hợp báo cáo tình hình thu, chi ngân sách là chức năng của kế toán NSNN. Việc hoàn thiện tổ chức kế toán NSNN nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao và từng bước phù hợp với kế toán công quốc tế là đòi hỏi cấp thiết đối với công tác quản lý, điều hành ngân sách, là cán bộ công tác trong ngành tài chính tỉnh Bắc Ninh, thường xuyên phải sử dụng công cụ kế toán NSNN để xây dựng báo cáo, tham mưu các phương án quản lý, điều hành ngân sách do vậy học viên chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn cao học. Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Ngân sách nhà nước NSNN là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử gắn liền với sự ra đời của Nhà nước. Nhà nước ra đời tất yếu phải phải có nguồn lực tài chính để trang trải cho hoạt động bộ máy và thực hiện các chức năng KT-XH. ii Theo Luật NSNN thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm ngân sách nhà nước Theo tổ chức ngân sách nhà nước: NSNN bao gồm NSTW và NSĐP, NSĐP bao gồm Ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện; trong ngân sách huyện gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách xã. Theo nguồn hình thành: NSNN gồm các khoản thu trong nước, thu ngoài nước và thu từ hoạt động đi vay. Theo nội dung kinh tế: NSNN gồm các hoạt động thu và chi ngân sách. Theo chu trình ngân sách: Chu trình ngân sách được bắt đầu từ khâu lập dự toán ngân sách đến chấp hành dự toán và cuối cùng là quyết toán, công khai ngân sách. Các khâu trong chu trình có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. 1.2. KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.2.1. Kế toán ngân sách nhà nước Kế toán NSNN có Nhiệm vụ thu thập, xử lý tình hình thu, chi NSNN; kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, qui định khác của nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN; Chấp hành chế độ báo cáo kế toán, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán NSNN. iii 1.2.2. Vai trò của tổ chức kế toán ngân sách nhà nước Tổ chức kế toán NSNN có vai trò cung cấp thông tin lập kế hoạch ngân sách - dự toán ngân sách; điều hành thu, chi ngân sách có hiệu quả; giám sát chấp hành NSNN; lập báo cáo quyết toán, công khai ngân sách. 1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán ngân sách nhà nước - Đối với cơ quan tài chính: thực hiện chức năng kế toán NSNN là bộ phận Quản lý ngân sách, có trách nhiệm Tổng hợp, lập, trình dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách hàng năm, phối hợp lập dự toán, phương án phân bổ chi đầu tư phát triển; Thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách, ngân sách cấp dưới, tổng hợp, trình Chính phủ để trình Quốc hội (đối với Bộ tài chính), tổng hợp quyết toán NSĐP trình UBND cùng cấp để trình HĐND cùng cấp phê chuẩn tổng quyết toán NSNN. - Đối với cơ quan Kho bạc nhà nước: Bộ máy kế toán NSNN trong hệ thống được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc KBNN. Mỗi đơn vị KBNN là một đơn vị kế toán độc lập; đơn vị kế toán KBNN cấp dưới chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của đơn vị kế toán KBNN cấp trên, thực hiện chức năng kế toán thu, chi NSNN. 1.3.2. Tổ chức công tác kế toán ngân sách nhà nước 1.3.2.1. Về chứng từ kế toán ngân sách nhà nước Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin, phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Hệ thống chứng từ trong kế toán NSNN có nhiều loại: Theo nội dung kinh tế có chứng từ thu NSNN, chứng từ chi NSNN, chứng từ thanh toán; phân loại theo nguồn của chứng từ thì có chứng từ do KBNN lập, chứng từ do các đối tượng có quan hệ với NSNN chuyển đến; phân loại theo hình thức thì có chứng từ giấy theo mẫu, chứng từ do các đơn vị được phép phát hành theo mẫu, chứng từ điện tử. iv 1.3.2.2. Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế. Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình vận động của các đối tượng kế toán. Hệ thống tài khoản trong kế toán NSNN gồm các nhóm: Nhóm loại 2 Tạm ứng và cho vay; Nhóm loại 3 - Chi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác; Nhóm loại 4 - Cân đối ngân sách và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước; Nhóm loại 5 - Vốn bằng tiền; Nhóm loại 6 - Thanh toán; Nhóm loại 7 - Thu ngân sách nhà nước; Nhóm loại 8 - Nguồn vốn chuyên dùng; Nhóm loại 9 - Nguồn vốn vay và tiền gửi tiết kiệm. Tổ hợp tài khoản kế toán là việc kết hợp các đoạn mã tương ứng trong kế toán đồ để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế. 1.3.2.3. Về hệ thống sổ kế toán Sổ kế toán là tài liệu kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến thu, chi NSNN. Sổ kế toán bao gồm Sổ cái và các Sổ chi tiết. Sổ cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và cả niên độ kế toán theo nội dung nghiệp vụ. Sổ chi tiết: dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần thiết theo yêu cầu quản lý. 1.3.2.4. Về báo cáo tài chính và báo cáo quản trị Báo cáo tài chính NSNN là phương pháp kế toán dùng để tổng hợp, hệ thống hóa và thuyết minh các chỉ tiêu kinh tế, phản ánh tình hình thu, chi ngân sách trong một kỳ hoặc một niên độ kế toán. Báo cáo tài chính NSNN gồm 2 loại: Báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quí, năm) và báo cáo quyết toán năm. Báo cáo kế toán quản trị trong hệ thống KBNN là loại báo cáo phục vụ cho việc điều hành kịp thời NSNN các cấp. v 1.3.3. Tổ chức kế toán thu, chi, quyết toán ngân sách nhà nước 1.3.3.1. Tổ chức kế toán thu ngân sách nhà nước Toàn bộ các khoản thực thu NSNN được tập trung vào tài khoản điều tiết NSNN sau đó điều tiết cho từng cấp theo quy định. Chứng từ được sử dụng trong kế toán thu NSNN chủ yếu là lệnh thu tiền vào NSNN, giấy nộp tiền vào NSNN, lệnh ghi thu NSNN. Tài khoản được sử dụng để hạch toán thu NSNN là các tài khoản thuộc nhóm 7 – Thu ngân sách nhà nước và các tài khoản liên quan, khi phát sinh các khoản thu NSNN, kế toán hạch toán tập trung vào tài khoản điều tiết, sau đó điều tiết về từng tài khoản thu NSNN của các cấp ngân sách. Sổ kế toán dùng trong kế toán thu NSNN gồm sổ cái tài khoản thu NSNN các cấp, sổ chi tiết thu NSNN mở cho từng loại đối tượng có nghĩa vụ nộp NSNN, ngoài ra còn sử dụng các loai bảng kê như bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN. Báo cáo trong kế toán thu NSNN là báo cáo tình hình thu NSNN trên địa bàn (tháng, quý, năm), báo cáo thu NSNN theo MLNS, báo cáo thu và vay của NSNN theo niên độ và các báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý. 1.3.3.2. Tổ chức kế toán chi ngân sách nhà nước Tổ chức kế toán chi NSNN được thực hiện tuỳ theo hình thức cấp phát ngân sách ứng với mỗi trường hợp cụ thể: - Về chứng từ kế toán gồm: “Lệnh chi tiền”; giấy rút kinh phí bằng tiền mặt và rút kinh phí bằng chuyển khoản; thông báo hạn mức kinh phí … - Tài khoản sử dụng là các tài khoản thuộc nhóm 3 – “Chi từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác” và các tài khoản liên quan. Sổ kế toán gồm sổ cái tài khoản chi ngân sách các cấp, sổ chi tiết chi ngân sách mở cho từng loại đối tượng có quan hệ với ngân sách. Báo cáo trong kế toán chi ngân sách là báo cáo tình hình chi ngân sách (tháng, quý, năm), báo cáo chi ngân sách theo MLNS, báo cáo chi ngân sách theo các loại nguồn vốn và các báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý. vi 1.3.3.3. Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán năm đối với các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc. Cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán các đơn vị dự toán cấp I cùng cấp. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính thực hiện xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán. Cơ quan tài chính cấp trên có trách nhiệm thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm đối với quyết toán ngân sách cấp dưới trực thuộc. Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 2.1.1. Địa bàn hành chính, các khu vực kinh tế và các đơn vị quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp Tỉnh Bắc Ninh có diện tích nhỏ gọn với 8 huyện, thành phố, thị xã; các đơn vị hành chính có 56 đơn vị cấp tỉnh, 148 đơn vị cấp huyện, 126 xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp có 100 đơn vị cấp tỉnh, 332 đơn vị cấp huyện, ngoại trừ các đơn vị khối Đảng và cấp xã thì đều đã thực hiện cơ chế tự về kinh phí. Có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông để phát triển các khu công nghiệp, thu hút đầu tư. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách nhanh, quan hệ giữa ngân sách với các thành phần kinh tế phong phú, đa dạng. 2.1.2. Nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương Nguồn thu ngân sách địa phương tỉnh Bắc Ninh bao gồm: Các khoản thu NSĐP hưởng 100%; Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và NSĐP; Thu bổ sung từ NSTW; Thu từ huy động đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 - Luật NSNN. vii Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm: Chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật NSNN; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh; chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. 2.1.3. Cơ chế quản lý tài chính - ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Cơ chế quản lý tài chính – ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn . Đối với một số cơ chế phân cấp cho địa phương ban hành cụ thể là phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phân chia ngân sách, phân cấp nhiệm vụ chi giữa chính quyền các cấp, định mức phân bổ dự toán chi ngân sách được ban hành cho từng thời kỳ ổn định. 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán ngân sách nhà nước Các cơ quan thực hiện chức năng kế toán NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh gồm cơ quan tài chính và cơ quan KBNN. Tại cơ quan Tài chính: Thực hiện chức năng kế toán NSNN là phòng QLNS thuộc Sở Tài chính, bộ phận kế toán thuộc phòng Tài chính kế hoạch các huyện, thành phố, thị xã và bộ phận kế toán ngân sách xã. Tại cơ quan KBNN: Thực hiện chức năng kế toán là phòng Kế toán thuộc KBNN tỉnh và bộ phận kế toán KBNN của 8 huyện, thành phố, thị xã. 2.2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán ngân sách nhà nước Trong hoạt động kế toán NSNN, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng chứng từ kế toán; sử dụng hệ thống tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo theo quy định của chế độ kế toán. Các nội dung gồm: lập, tiếp nhận, kiểm soát, xử lý chứng từ; ghi sổ kế toán; tổng hợp số liệu kế toán; Kiểm tra số liệu kế toán, lập và gửi các loại điện báo, báo cáo nhanh và báo cáo tài chính định kỳ; lưu giữ số liệu kế toán, tài liệu kế toán. viii 2.2.3. Thực trạng tổ chức một số phần hành kế toán ngân sách nhà nước 2.2.3.1. Thực trạng tổ chức kế toán thu ngân sách nhà nước - Chứng từ thu NSNN: lệnh thu NSNN, giấy nộp tiền vào NSNN, bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN, lệnh ghi thu NSNN; tài liệu kèm theo như thông báo nộp tiền, quyết định xử phạt, quyết định giao đất … - Tài khoản kế toán: Tài khoản 741 – Điều tiết thu NSNN; TK thu ngân sách các cấp (701.01, 711.01, 721.01, 731.01) và các tài khoản liên quan. - Sổ kế toán: KBNN lập các bảng kê thu tiền, mở sổ cái tài khoản 701, 711, 721, 731 và các sổ chi tiết theo dõi chi tiết đến các đối tượng quản lý. - Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị: Báo cáo nhanh phục vụ điều hành ngân sách và báo cáo tháng, quý, năm theo quy định. Số liệu báo cáo thu NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2006-2009 như sau: Biểu 2.2: Thu ngân sách tỉnh Bắc Ninh năm 2006-2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng TT 1 Chỉ tiêu Thu trong cân đối Tổng thu nội địa Thu hải quan 2006 2007 2008 2009 1.133.981 1.573.107 2.134.461 3.434.627 1.046.705 1.444.256 1.966.051 2.659.108 87.276 128.851 168.409 775.519 222.580 270.482 371.281 354.953 Các khoản không cân đối 2 quản lý qua NS Nguồn: Báo cáo thực hiện thu ngân sách tỉnh Bắc Ninh 2006-2009 2.2.3.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi ngân sách nhà nước Chứng từ sử dụng trong chi NSNN gồm: Lệnh chi tiền, giấy rút dự toán NSNN, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, giấy nộp trả kinh phí. Ngoài các chứng từ trên thì cần các hồ sơ tài liệu để thực hiện kiểm soát chi. Tài khoản kế toán: Kế toán sử dụng TK 311, 321, 331 và các tài khoản liên quan như TK 501, 93, 665 … ix Sổ kế toán: Số tổng hợp theo dõi dự toán ngân sách, sổ chi tiết theo dõi tình hình sử dụng dự toán ngân sách, sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 311, 321 và 331. - Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị: Báo cáo nhanh và các báo cáo tháng, quý, năm theo quy định. Số liệu báo cáo chi NSĐP tỉnh Bắc Ninh năm 2006-2009 như sau: Biểu số 2.3: Chi ngân sách địa phương tỉnh Bắc Ninh năm 2006-2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng TT NỘI DUNG 2006 TỔNG CHI NSĐP 2007 2008 2009 1.830.647 2.616.411 3.347.018 4.570.746 I Chi chương trình MTQG 71.272 125.271 164.622 238.908 II Chi cân đối NSĐP 1 Dự trữ tài chính 2 Chi đầu tư phát triển 465.453 872.126 1.015.120 1.377.918 3 Chi thường xuyên 804.374 919.541 1.165.437 1.580.314 4 Chuyển nguồn sang năm sau 275.627 448.928 5 Chi nộp NS cấp trên 1.548.139 2.241.595 2.854.483 3.947.914 800 1.000 1.000 672.926 1.000 986.727 1.885 III Các khoản không cân đối 211.236 2.955 249.545 327.913 383.924 Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh Bắc Ninh 2.2.3.3. Thực trạng tổ chức quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước Sau khi kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán (ngày 31/01 của năm sau), các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện quyết toán kinh phí NSNN theo Thông tư số 101/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính. Sau khi hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định quyết toán của các đơn vị và các cấp ngân sách, kế toán ngân sách xã, phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện, thành phố, thị xã, Sở Tài chính tổng hợp quyết toán NSĐP báo cáo UBND trình HĐND cùng cấp phê chuẩn. HĐND các cấp căn cứ báo cáo quyết toán do UBND cùng cấp trình, thông báo thẩm định quyết toán của cơ quan cấp trên, kết luận kiểm toán của x Kiểm toán nhà nước (nếu có) để xem xét phê chuẩn quyết toán NSĐP cấp mình và giao UBND cùng cấp thực hiện việc công khai theo quy định. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 2.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước - Những ưu điểm: Văn bản pháp lý được ban hành đầy đủ theo quy định; xây dựng dự toán phù hợp với khả năng ngân sách, triển khai thu, điều hành chi hiệu quả; sự phối hợp trong công tác chỉ đạo giữa cơ quan tài chính, cơ quan thuế và cơ quan KBNN trong việc chấp hành dự toán ngân sách tương đối tốt - Những hạn chế: Các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa kịp thời, chưa phù hợp với thực tiễn; xác định nguồn thu trong thu cân đối ngân sách chưa phù hợp; Phân cấp nhiệm vụ chi chưa phù hợp với trình độ quản lý; trình độ năng lực lực quản lý còn yếu kém 2.3.2. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.3.2.2. Về ưu điểm - Về tổ chức bộ máy: Cơ quan tài chính cũng như KBNN luôn quan tâm đến việc xây dựng các đơn vị thực hiện kế toán NSNN đủ mạnh, đáp ứng yếu cầu công tác. - Trang bị phương kỹ thuật phục vụ kế toán NSNN đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác. - Về nội dung tổ chức kế toán ngân sách nhà nước: Việc lập, tiếp nhận, kiểm soát, xử lý các chứng từ kế toán; ghi sổ kế toán; tổng hợp số liệu kế toán được thực hiện nghiêm túc, quy trình thực hiện chặt chẽ, khoa học; Việc sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính, KBNN trung ương, đảm bảo theo dõi, ghi chép chi tiết và tổng hợp; Sổ kế toán được mở tương đối đầy đủ, đúng mẫu; lưu giữ số liệu kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán được bộ phận kế toán thực hiện đầy đủ, đúng quy định. xi - Về tổ chức các phần hành kế toán: Cán bộ kế toán KBNN khi tiếp nhận hồ sơ đều thực hiện kiểm tra tính pháp lý của các tài liệu chứng từ, phương pháp hạch toán, ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tiến hành nhập số liệu kế toán vào hệ thống và ghi sổ đúng quy định. 2.3.2.2. Về những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế - Bên cạnh những mặt ưu điểm, tích cực thì trong kế toán NSNN những năm vừa qua còn bộc lộ cả những hạn chế như sau: + Về tổ chức bộ máy: Hoạt động của tổ chức bộ máy kế toán NSNN kém hiệu quả, sự phối hợp giữa các cơ quan Tài chính, KBNN, Thuế, Hải quan và các đơn vị sử dụng ngân sách còn chưa chặt chẽ, thiếu khoa học, hệ thống thông tin quả lý ngân sách lạc hậu không đáp ứng yêu cầu quản lý. + Về tổ chức công tác kế toán: Hệ thống chứng từ chưa khoa học, thiếu thông tin cần thiết để phục vụ công tác ghi chép, phản ánh, nhập dữ liệu ban đầu; chưa kết hợp các đoạn mã thông tin thành tổ hợp tài khoản phục vụ việc chiết xuất thông tin linh hoạt; Thông tin báo cáo đánh giá tình hình thu, chi ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu quản lý; chưa khai thác thông tin linh hoạt theo nhiều tiêu chí, chưa cung cấp thông tin theo dạng dữ liệu điện tử + Về tổ chức các phần hành kế toán: còn thực hiện điều tiết sai nguồn thu phân chia giữa các cấp ngân sách; kiểm soát chi chưa chặt chẽ, còn hạch toán kế toán sai mục lục NSNN; chưa thực hiện kế toán dự toán, Chưa thực hiện cam kết chi để quản lý nguồn ngân sách, quản lý nợ hiệu quả; - Nguyên nhân hạn chế + Văn bản chế độ, chính sách còn bất cập: + Sự phân công, phân cấp trách nhiệm của các cơ quan tham gia chu trình ngân sách trong hệ thống tài chính, kho bạc và các đơn vị sử dụng ngân sách còn chưa khoa học; + Một số cán bộ kế toán còn hạn chế về trình độ chuyên môn; xii + Việc kiểm tra, kiểm soát có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ chưa tuân thủ quy định về kiểm tra kiểm soát chứng từ; + Hệ thống thông tin quản lý ngân sách lạc hậu, kém hiệu quả; Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Trong những năm tới, tình hình kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, quy mô ngân sách ngày càng lớn, các mối quan hệ của NSNN ngày càng đa dạng đòi hỏi phải hoàn thiện kế toán NSNN nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kế toán đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý ngân sách. Thêm vào đó là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi kế toán NSNN phải đổi mới để có khả năng kết nối với hệ thống kế toán các khu vực khác và đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của các nhà tài trợ. 3.2. QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 3.2.1. Quan điểm hoàn thiện tổ chức kế toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh -Hoàn thiện tổ chức kế toán ngân sách nhà nước để đáp ứng yêu cầu quản lý, phù hợp thông lệ quốc tế - Đào tạo nguồn nhân lực làm công tác kế toán NSNN có chất lượng cao - Hiện đại hóa chương trình kế toán máy tính trong hệ thống ngành tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách - Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính và đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước 3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức kế toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh xiii - Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống - Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm soát - Đáp ứng được các mục tiêu cải cách tài chính công của Việt Nam, chuẩn mực kế toán công quốc tế - Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo nhanh theo yêu cầu quản lý. 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 3.3.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy kế toán ngân sách nhà nước Hoạt động của tổ chức bộ máy kế toán NSNN tỉnh Bắc Ninh hiện nay còn kém hiệu quả trong có nguyên nhân quan trọng chưa có hệ thống thông tin quản lý ngân sách tiên tiến hỗ trợ công tác kế toán NSNN, chưa có sự phối hợp giữa bộ phận kế toán thuộc các cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách. Do vậy giải pháp quan trọng để hoàn thiện kế toán NSNN là phải triển khai ứng dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách hiện đại và xây dựng mối quan hệ công tác giữa các cơ quan trong hệ thống quản lý, sử dụng ngân sách một cách khoa học. 3.3.2. Hoàn thiện về tổ chức công tác kế toán ngân sách nhà nước - Về chứng từ kế toán: bổ sung các thông tin về mã quỹ, mã đơn vị có quan hệ với ngân sách, mã địa bàn hành chính, mã KBNN, mã nguồn chi ngân sách. - Về tài khoản kế toán: kết hợp thành tổ hợp tài khoản để khai thác thông tin đa chiều phục vụ công tác quản lý. - Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị bổ sung các chỉ tiêu báo cáo phân tích chuyên sâu phục vụ quản lý, đều hành ngân sách. 3.3.3. Tổ chức phần hành kế toán Để góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán NSNN thì trong các phần hành xiv kế toán cần thực hiện các nội dung kế toán dự toán, kế toán cam kết chi, kế toán các khoản vay nợ và nâng cao chất lượng phục vụ của kế toán thanh toán. - Thực hiện kế toán dự toán - Thực hiện kế toán cam kết chi ngân sách - Kế toán các khoản vay nợ - Kế toán thanh toán 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 3.4.1. Về cơ chế chính sách Rà soát các văn bản chế độ, chính sách liên quan đến kế toán NSNN, sửa đổi bổ sung cho phù hợp để triển khai các giải pháp hoàn thiện kế toán NSNN 3.4.2. Về kỹ thuật và công nghệ Triển khai chương trình kế toán máy tính hiện đại là triển khai hệ thống quản lý tập trung, tất cả các đơn vị tham gia hệ thống sẽ được phân quyền truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu chung thông qua giao diện web, cần trang bị hệ thống máy chủ, máy trạm có cấu hình đủ mạnh, đảm bảo an toàn hệ thống. 3.4.3. Về đào tạo nguồn nhân lực - Triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách cần đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng cao: có kiến thức quản lý tài chính công tiên tiến; có năng lực quản lý, điều hành ngân sách và hoạt động KBNN theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế; có khả năng sử dụng, vận hành hệ thống thông tin hiện đại,.. xv KẾT LUẬN Trong những năm qua, ngân sách tỉnh Bắc Ninh luôn có bước tăng trưởng nhanh và ổn định, đồng nghĩa với việc tỉnh có nguồn ngân sách dồi dào để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, quy mô NSNN càng lớn thì càng phức tạp, yêu cầu quản lý càng phải được nâng cao nhằm phát huy hiệu quả sử dụng ngân sách để đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. Với chức năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách, việc hoàn thiện kế toán NSNN nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chính quyền các cấp trong quản lý và điều hành ngân sách là đòi hỏi cấp thiết. Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra cho kế toán NSNN phải hoàn thiện để phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Với đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, luận văn đã làm sáng tỏ và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về NSNN, về kế toán NSNN; nghiên cứu thực trạng công tác QLNS và tổ chức kế toán NSNN, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức kế toán NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đề xuất các quan điểm, yêu cầu về hoàn thiện kế toán NSNN, các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đồng thời đưa ra điều kiện để thực hiện các giải pháp nhằm góp phần từng bước hoàn thiện tổ chức kế toán NSNN khoa học, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý, phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế./.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan