Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp s...

Tài liệu Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung

.PDF
232
741
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  NGUYỄN HOÀNG DŨNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG BẮC MIỀN TRUNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  NGUYỄN HOÀNG DŨNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG BẮC MIỀN TRUNG Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS,TS. ĐOÀN XUÂN TIÊN 2. TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong Luận án là trung thực, có nguồn góc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Hoàng Dũng LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn Tập thể lãnh đạo và các Thầy giáo, Cô giáo Học viện tài chính và tập thể cán bộ Khoa sau đại học của Học viện. Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học GS,TS. Đoàn Xuân Tiên và TS. Nguyễn Thị Hương đã nhiệt tình hướng dẫn và động viên tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo các Doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung đã nhiệt tình trả lời phỏng vấn cũng như trả lời các phiếu điều tra và cung cấp các thông tin bổ ích giúp tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện, chia sẻ khó khăn và luôn động viên tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Hoàng Dũng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .............................. 31 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ......................... 31 1.1.1. Hệ thống thông tin kế toán quản trị .......................................................... 31 1.1.1.1. Hệ thống thông tin quản lý ............................................................ 31 1.1.1.2. Thông tin kế toán quản trị .............................................................. 34 1.1.1.3. Hệ thống thông tin kế toán quản trị ................................................ 37 1.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị ............................................. 40 1.1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 40 1.1.2.2. Mục tiêu tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị ..................... 41 1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị .......................................................................................... 43 1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP ERP ..................................... 49 1.2.1. Tổ chức hệ thống ERP ............................................................................. 51 1.2.2. Tổ chức con người và bộ máy kế toán quản trị......................................... 55 1.2.2.1. Tổ chức con người ......................................................................... 55 1.2.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị .................................................... 56 1.2.3. Tổ chức quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán quản trị ..................... 57 1.2.3.1. Tổ chức hệ thống thu nhận dữ liệu đầu vào .................................... 58 1.2.3.2. Tổ chức hệ thống xử lý thông tin ................................................... 60 1.2.3.3. Tổ chức hệ thống cung cấp thông tin ............................................. 75 1.2.3.4. Tổ chức sử dụng thông tin kế toán quản trị thực hiện các mục tiêu quản lý ............................................................................ 76 1.2.3.5. Tổ chức hệ thống lưu trữ thông tin................................................. 79 1.2.3.6. Tổ chức hệ thống kiểm soát thông tin ............................................ 80 1.3. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................... 81 1.3.1. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại Mỹ .................................. 81 1.3.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại Pháp ............................... 83 1.3.3. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại Nhật Bản ........................ 86 1.3.4. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại Trung Quốc .................... 88 1.3.5. Kinh nghiệm áp dụng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị vào Việt Nam ................................................................................................ 90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 93 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG BẮC MIỀN TRUNG ......................................................................... 94 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG BẮC MIỀN TRUNG ............................................................................................. 94 2.1.1. Đặc điểm ngành xi măng Bắc miền Trung ............................................... 94 2.1.2. Chiến lược phát triển và nhu cầu thông tin quản lý .................................. 95 2.1.2.1. Chiến lược phát triển ngành xi măng Bắc miền Trung ................... 95 2.1.2.2. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị của nhà quản lý ........................ 97 2.1.3. Quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất .................................. 98 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ............................................................ 99 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG BẮC MIỀN TRUNG........................................................................................... 101 2.2.1. Thực trạng ứng dụng hệ thống ERP ....................................................... 101 2.2.2. Thực trạng tổ chức con người và bộ máy kế toán quản trị ...................... 103 2.2.2.1. Tổ chức nhân lực kế toán quản trị ................................................ 103 2.2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán quản trị ................................. 104 2.2.2.3. Tổ chức phối hợp thông tin giữa các bộ phận............................... 106 2.2.3. Thực trạng tổ chức quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán quản trị .. 108 2.2.3.1. Thực trạng tổ chức hệ thống thu nhận dữ liệu đầu vào ................. 108 2.2.3.2. Thực trạng tổ chức hệ thống xử lý thông tin ................................ 114 2.2.3.3. Thực trạng tổ chức hệ thống cung cấp thông tin........................... 124 2.2.3.4. Thực trạng sử dụng thông tin kế toán quản trị thực hiện các mục tiêu quản lý .......................................................................... 126 2.2.3.5. Thực trạng tổ chức hệ thống lưu trữ thông tin .............................. 129 2.2.3.6. Thực trạng tổ chức hệ thống kiểm soát thông tin ......................... 130 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG BẮC MIỀN TRUNG HIỆN NAY ..................................................... 131 2.3.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 131 2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 134 2.3.2.1. Tổ chức ứng dụng hệ thống ERP ................................................. 134 2.3.2.2. Tổ chức con người và bộ máy kế toán quản trị ............................ 135 2.3.2.3. Tổ chức quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán quản trị ......... 136 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ...................................................................... 141 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 143 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG BẮC MIỀN TRUNG ................................................. 144 3.1. ĐỊNH HƯỚNG, NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG BẮC MIỀN TRUNG ..................... 144 3.1.1. Định hướng hoàn thiện .......................................................................... 144 3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện ........................................................................... 146 3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện ................................................................................ 147 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG BẮC MIỀN TRUNG ......................................................................... 148 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức hệ thống ERP .......................................................... 149 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức con người và bộ máy kế toán quản trị ...................... 151 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán quản trị .. 156 3.2.3.1. Hoàn thiện tổ chức hệ thống thu nhận dữ liệu đầu vào ................. 156 3.2.3.2. Hoàn thiện tổ chức hệ thống xử lý thông tin ................................ 161 3.2.3.3. Hoàn thiện tổ chức hệ thống cung cấp thông tin........................... 181 3.2.3.4. Hoàn thiện tổ chức sử dụng thông tin kế toán quản trị thực hiện các mục tiêu quản lý ............................................................ 183 3.2.3.5. Hoàn thiện tổ chức hệ thống lưu trữ thông tin .............................. 188 3.2.3.6. Hoàn thiện tổ chức hệ thống kiểm soát thông tin ......................... 189 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG BẮC MIỀN TRUNG ..................................................... 190 3.3.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng ......................................... 190 3.3.2. Về phía các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung ................ 192 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 195 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 196 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABC Xác định chi phí dựa trên hoạt động ABM Quản trị dựa trên hoạt động BHXH Bảo hiểm xã hội BI Hệ thống quản trị thông minh CNTT Công nghệ thông tin CP Cổ phần CO Phân hệ kế toán quản trị CRM Hệ thống quan hệ khách hàng CSH Chủ sở hữu CVP Chi phí, khối lượng và lợi nhuận DN Doanh nghiệp DNSX Doanh nghiệp sản xuất DT Doanh thu ĐTXD Đầu tư xây dựng GT Giá thành ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực tổng thể FI Phân hệ kế toán tài chính HT Hệ thống HTTT Hệ thống thông tin HĐQT Hội đồng quản trị HRM Hệ thống quản lý nguồn nhân lực KQKD Kết quả kinh doanh KTTC Kế toán tài chính KTQT Kế toán quản trị LN Lợi nhuận MRP Hệ thống hoạch định nguồn nguyên liệu NC Nhân công NL Nguyên liệu NVL Nguyên vật liệu NS Ngân sách OPM Phân hệ quản trị sản xuất, giá thành PX Phân xưởng QL Quản lý QLDN Quản lý doanh nghiệp QTDN Quản trị doanh nghiệp SP Sản phẩm SXC Sản xuất chung SXKD Sản xuất kinh doanh TH Thực hiện TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Trực tiếp TSCĐ Tài sản cố định VAA Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam VICEM Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam VLXD Vật liệu xây dựng XM Xi măng DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình xử lý của hệ thống thông tin .............................................. 32 Sơ đồ 1.2: Hoạt động quản trị doanh nghiệp ....................................................... 36 Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và hệ thống thông tin .................... 38 Sơ đồ 1.4: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị ....................................... 41 Sơ đồ 1.5: Thông tin tích hợp qua hệ thống ERP ................................................ 54 Sơ đồ 1.6: Sự phối hợp thông tin kế toán quản trị giữa các bộ phận .................... 55 Sơ đồ 1.7: Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp ......................... 57 Sơ đồ 1.8: Phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp .................................................. 58 Sơ đồ 1.9: Tổ chức hệ thống thu nhận dữ liệu ..................................................... 58 Sơ đồ 1.10: Quy trình thiết lập hệ thống dự toán ngân sách .................................. 64 Sơ đồ 1.11: Quy trình thiết lập hệ thống thông tin thực hiện ................................. 66 Sơ đồ 1.12: Quy trình thiết lập hệ thống thông tin kiểm soát thực hiện mục tiêu..... 69 Sơ đồ 1.13: Trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp sản xuất.......................... 71 Sơ đồ 1.14: Hệ thống cung cấp thông tin kế toán quản trị ..................................... 75 Sơ đồ 2.1: Quy trình quản lý theo chuỗi giá trị sản xuất xi măng ........................ 99 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp sản xuất xi măng ................. 100 Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kết hợp ......................................... 106 Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp ........................................ 154 Sơ đồ 3.2: Quy trình thu nhận thông tin dữ liệu đầu vào ................................... 157 Sơ đồ 3.3: Tổ chức hệ thống thu nhận dữ liệu cho mục tiêu quản trị giá vốn .... 160 Sơ đồ 3.4: Tổ chức hệ thống xử lý thông tin kế toán quản trị ............................ 161 Sơ đồ 3.5: Phân tích theo hoạt động sản xuất kinh doanh ................................. 163 Sơ đồ 3.6: Mối quan hệ giữa sản phẩm sản xuất và chi phí ............................... 168 Sơ đồ 3.7: Trung tâm trách nhiệm trong DNSX XM Bắc miền Trung .............. 172 Sơ đồ 3.8: Phân tích chênh lệch tại điểm phân tách .......................................... 178 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Dữ liệu đầu vào của hệ thống thông tin kế toán quản trị .................... 110 Bảng 2.2: Hệ thống dự toán ngân sách .............................................................. 117 Bảng 2.3: Hệ thống báo cáo thực hiện trong các doanh nghiệp .......................... 118 Bảng 2.4: Những thuận lợi, khó khăn trong tiêu thụ của Vicem Hoàng Mai ...... 120 Bảng 2.5: Báo cáo phân tích chênh lệch tiêu thụ xi măng .................................. 121 Bảng 2.6: Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tiêu thụ lên lợi nhuận .... 122 Bảng 2.7: Đánh giá thành quả quản lý của trung tâm chi phí ............................. 123 Bảng 3.1: Phân tích chỉ tiêu tài chính các doanh nghiệp xi măng ...................... 165 Bảng 3.2: Dự toán giá thành sản phẩm .............................................................. 167 Bảng 3.3: Báo cáo phân tích chênh lệch giá thành xi măng ............................... 170 Bảng 3.4: Báo cáo phân tích nhân tố ảnh hưởng lên giá thành xi măng ............. 171 Bảng 3.5: Báo cáo đánh giá thành quả quản lý chi phí ...................................... 173 Bảng 3.6: Bảng đánh giá thành quả trung tâm tiêu thụ ...................................... 175 Bảng 3.7: Báo cáo thành quả quản lý đầu tư...................................................... 176 Bảng 3.8: Báo cáo phân tích kết quả theo cơ cấu sản phẩm xi măng ................. 177 Bảng 3.9: Bảng phân tích gia công xi măng tại các trạm nghiền ........................ 178 Bảng 3.10: Báo cáo phân tích kết quả tiêu thụ Clinker ........................................ 179 Bảng 3.11: Bảng phân tích hiệu quả các dự án đầu tư ......................................... 180 Bảng 3.12: Phân tích hiệu quả gia công xi măng tại trạm nghiền ......................... 186 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bối cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức, doanh nghiệp phải đối mặt với sức ép cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp cần chủ động phát huy một cách hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có và tận dụng tối đa những ảnh hưởng từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế trong định hướng phát triển của mình. Thông tin KTQT có vai trò quan trọng trong quản lý và điều hành doanh nghiệp, KTQT là một công cụ hữu hiệu, một bộ phận thiết yếu của quản trị DN trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý. Tổ chức tốt HTTT KTQT nhằm cung cấp thông tin thiết thực, kịp thời, toàn diện cho nhà quản trị là cơ sở để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị cho DN thông qua việc kiểm soát và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu diễn ra trong vài năm trở lại đây với nền tảng là các đột phá của công nghệ số, dựa trên những thành tựu của khoa học công nghệ. Thuật ngữ “Internet of things” đã trở nên phổ biến trong DN, nó hướng đến sản xuất thông minh, cải thiện hiệu quả kinh doanh và tổ chức. Thông tin KTQT là một nguồn lực quan trọng của DN, cần phải ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ hiện đại để tổ chức quản lý. Hệ thống hoạch định nguồn lực tổng thể ERP là một giải pháp hữu hiệu giúp DN sử dụng tối ưu nguồn lực, tăng cường khả năng quản lý, mở rộng khả năng truy cập thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Xi măng là một trong những ngành công nghiệp cơ bản được hình thành sớm nhất ở Việt Nam, cùng với các ngành dệt may, than, đường sắt. Năm 2015, cả nước có trên 75 dây chuyền, năng lực sản xuất XM đạt 76,3 triệu tấn, tiêu thụ trên thị trường trong nước và quốc tế 72,9 triệu tấn. Với tổng công suất thiết kế các nhà máy đạt 81,15 triệu tấn, Việt Nam trở thành nước đứng đầu khối ASEAN về sản lượng XM. Để phù hợp với công cuộc xây dựng lại đất nước, Đảng và Nhà nước quyết định xây dựng mới nhà máy XM hiện đại, công suất lớn (1.800.000 tấn XM/năm) 2 tại Bỉm Sơn, Thanh Hoá. Tháng 10/1976 Nhà máy XM Bỉm Sơn được thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 1981, đánh dấu sự hình thành và phát triển bền vững của ngành XM khu vực Bắc miền Trung. Đến thời điểm hiện tại, Bắc miền Trung đã có 11 DN sản xuất XM/17 dây chuyền với công suất lên đến 23,8 triệu tấn/năm góp phần phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, đóng góp lớn cho ngân sách và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Ngành XM Bắc miền Trung có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững, do các tỉnh miền trung đang trong quá trình đô thị hóa nên nhu cầu xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông cần rất nhiều XM. Mặt khác, Bắc miền Trung là khu vực tập trung nhiều mỏ đá vôi, đá sét, phụ gia có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt, đây là nguyên liệu chính để sản xuất XM, đồng thời các DN trên địa bàn có điều kiện tiếp cận với những công nghệ tiên tiến. DNSX XM Bắc miền Trung có khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động do các nhà máy sản xuất được đặt ngay tại kho nguyên liệu nên chi phí vận chuyển thấp, khu vực Bắc miền Trung rất thuận lợi trong trong việc tiêu thụ cả về đường bộ và đường thủy. Tuy nhiên, hiện nay các DNSX XM Bắc miền Trung đang gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu XM khu vực miền Trung và cả nước thấp, khả năng xuất khẩu giảm do phải cạnh tranh gay gắt với nước ngoài, các vật liệu xây dựng mới thay thế đang ngày càng phổ biến. Tình trạng dư cung bắt đầu xảy ra từ năm 2009 và xu hướng dư cung tiếp tục gia tăng, cạnh tranh ngày một gay gắt giữa các DN trong ngành, đòi hỏi DNSX XM Bắc miền Trung phải có chiến lược phát triển dài hạn và bền vững. Câu hỏi đặt ra là làm sao phát huy được nguồn lực hiện có, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển bền vững? Hiện nay, tổ chức HTTT quản lý nói chung và HTTT KTQT tại các DNSX XM Bắc miền Trung đang gặp nhiều khó khăn, khả năng phối hợp giữa các bộ phận trong DN để cung cấp thông tin thiết thực, kịp thời cho nhà quản lý còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc tổ chức HTTT KTQT trong điều kiện ứng dụng hệ thống ERP cần phải được cải tiến và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường khả năng canh tranh có ý nghĩa thiết thực và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 3 Xuất phát từ các lý do trên, với sự định hướng của các nhà khoa học hướng dẫn, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Trong điều kiện hội nhập kinh tế, tổ chức tốt HTTT KTQT nhằm phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh là chìa khoá cho sự tồn tại và phát triển của DN. Đề tài nghiên cứu không trùng lắp với những đề tài khoa học, luận án mà tác giả được biết. Luận án trích dẫn trung thực các đề tài và kết quả nghiên cứu đã công bố dùng làm tài liệu tham khảo. 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu về các công trình nước ngoài liên quan đến tổ chức HTTT KTQT, tác giả phân chia thành bốn nhóm công trình liên quan nhằm vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình này, tìm ra khoảng trống trong việc nghiên cứu và làm rõ hơn cách tiếp cận của đề tài. Thứ nhất, HTTT quản lý; thứ hai, hệ thống ERP; thứ ba, tổ chức theo cách tiếp cận hệ thống; thứ tư, hệ thống thông tin KTQT. - Hệ thống thông tin quản lý Các công trình nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý được bắt nguồn từ đề xướng về lý thuyết hệ thống của Ludwig von Bertalanffy. Trong cuốn “General System Theory” xuất bản năm 1968 [65], trên cơ sở phản biện hai giả thuyết là (1) hệ thống được chia theo các thành phần riêng biệt và (2) các thành phần có thể được thêm vào một cách tuyến tính để mô tả tổng thể của hệ thống, Ludwig von Bertalanffy đã làm sáng tỏ những nguyên tắc và quy luật chung của hệ thống, tạo ra sự hợp thức khoa học hiện đại trên cơ sở làm rõ tính tương đồng của các quy luật trong các lĩnh vực khác nhau. Hệ thống là một khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phần tử trong sự tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình. Những công trình về HTTT quản lý đều dựa trên khái niệm, quan điểm toàn thể của lý thuyết hệ thống để đặt vấn đề nghiên cứu. Cuốn “Information Systems: The foundation of E-Business” của Giáo sư Steven Alter, xuất bản tại Prentice Hall (2002) [79] đã đặt trọng tâm vào việc phân 4 tích vai trò của HTTT trong kinh doanh và quản lý. Đây là cuốn cẩm nang của sinh viên ngành kinh doanh và khoa học quản lý tại trường Đại học San Francisco, nó cung cấp lý luận để phân tích các cơ hội liên quan đến HTTT quản lý, những vấn đề mà các DN hiện đang phải đối mặt. Tác giả đã trình bày HTTT gắn liền với việc cung cấp thông tin cho các quyết định của quản trị doanh nghiệp, phân chia HTTT quản lý thành các hệ thống con bao gồm HTTT cấp điều hành, cấp chiến thuật và cấp chiến lược. Trong mỗi hệ thống đều vận hành theo quy trình của nó, đó là quá trình thu thập, xử lý và phân phối thông tin cho nhà quản lý sử dụng thực hiện mục tiêu quản trị. Ngoài ra, tác giả trình bày về thiết kế HTTT quản lý dựa trên CNTT, trong điều kiện CNTT ngày càng phổ biến, thì HTTT được coi là nền tảng của thương mại điện tử. Hệ thống giáo trình, học liệu trong các trường đại học trên thế giới, điển hình ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức, Canada….về HTTT quản lý như: cuốn “Managerment information system” của tác giả Stephen B. Harsh, xuất bản tại Michigan, Mỹ (1993) [78]; cuốn “Management Information Systems: Orgnization and Technology”, của các tác giả Laudon, K C and Laudon, J.P, tái bản lần thứ 6 tại Prentice Hall, (2006) [64]; cuốn “Management Information System” của tác giả Donald W.Ramney (1986) [52]; cuốn ”Managerment Information Systems Analysis and Design” của các tác giả Chris Smart & Robin Sims, xuất bản tại Foulks Lynch Ltd, Anh (1990) [51]; cuốn “Acounting Information Systems” của tác giả Jame . L Bookkholdt tái bản lần thứ 5 tại IRWIN Professional (1997) [58] đều thống nhất các điểm chung sau: + HTTT quản lý có đầy đủ các đặc trưng của hệ thống. Bao gồm: tính tổ chức (các phần tử trong hệ thống tác động qua lại lẫn nhau để tạo thành một chỉnh thể); tính vận động (các phần tử có sự ràng buộc lẫn nhau, hoạt động nhằm biến dữ liệu đầu vào thành thông tin đầu ra); tính mở (HTTT quản lý phải có môi trường hoạt động, sự tác động qua lại giữa HTTT và môi trường bên ngoài). + HTTT quản lý là một tập hợp bao gồm con người, phương tiện và dữ liệu, thông tin. HTTT quản lý nằm trong HTTT của tổ chức, bao gồm HTTT quản lý cấp chiến lược, HTTT quản lý cấp chiến thuật, HTTT quản lý cấp tác nghiệp. 5 + Quy trình tổ chức trong HTTT quản lý bao gồm các quá trình thu nhận, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin. Mục tiêu của HTTT quản lý là phân phối thông tin cho nhà quản lý sử dụng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý. - Hệ thống ERP Hệ thống ERP là một giải pháp phần mềm của HTTT quản lý hiện đại nhằm tích hợp dữ liệu của tất cả bộ phận, mọi chức năng của DN thành một hệ thống chung để kiểm soát, sử dụng phục vụ cho các quyết định quản lý. Khái niệm ERP ra đời từ những năm 1990 khi tập đoàn Gartner dùng nó để mở rộng cho MRP. Ngày nay hệ thống ERP mở rộng hỗ trợ việc hợp tác giữa các DN với nhau, nó cho phép trao đổi thông tin giữa DN với khách hàng và các đối tác trong dây chuyền cung ứng (Shehad et al, 2004) [77]. Cuốn “Management Information Systems: Orgnization and Technology” của các tác giả Laudon, K C and Laudon, J.P (2006) [64] đã nghiên cứu hệ thống ERP dưới góc độ HTTT quản lý. Các tác giả cho rằng ERP là một giải pháp quản lý và tổ chức dựa trên nền tảng kỹ thuật thông tin đối với những thách thức do môi trường tạo ra. Hệ thống ERP là một phương thức quản lý giúp DN gia tăng và làm gọn nhẹ một cách hiệu quả xử lý hoạt động kinh doanh vì nó đòi hỏi phải tái cấu trúc quy trình hoạt động và tổ chức DN cũng như thay đổi phong cách quản lý DN. ERP tác động làm thay đổi quy trình quản lý, ảnh hưởng đến chiến lược, tổ chức và văn hóa của DN. Bài báo “A conception model for Enterprise resource planning (ERP)” của các tác giả Marnewick and Labuschagne trên tạp chí Information Management & Computer Security (2005) cho rằng ERP là các gói phần mềm cho phép DN tự động và tích hợp phần lớn các xử lý kinh doanh, chia sẻ dữ liệu chung cho toàn bộ hoạt động của DN, tạo ra và cho phép truy cập thông tin trong môi trường thời gian thực. Cuốn “Enterprise Resource Planning for Global Economies: Managerial Issues and Challenges” của các tác giả Salim, R. & Ferran, C, ed (2008) [75] đã làm sáng tỏ về quy trình xử lý và luân chuyển thông tin của hệ thống ERP. Các tác giả đã đưa ra bảy bước trong quy trình xử lý gồm: (1) Hệ thống ghi nhận kế hoạch hay yêu cầu của hoạt động kinh doanh; (2) Hệ thống kiểm tra kế hoạch trong cơ sở dữ liệu trước khi bắt đầu hay cho phép thực hiện các hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến nguồn 6 lực có liên quan; (3) Trường hợp nguồn lực đã sẵn sàng cho hoạt động kinh tế thì ERP sẽ cập nhật thông tin để đánh dấu nguồn lực sẽ được sử dụng; (4) Trường hợp nguồn lực không có hoặc không đủ để đáp ứng cho hoạt động kinh tế thì hệ thống ERP sẽ tạo ra một kế hoạch yêu cầu bổ sung nguồn lực; (5) Điều chỉnh kế hoạch hiện hành cho phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn lực; (6) Thông báo cho các bộ phận liên quan về kế hoạch yêu cầu và kế hoạch điều chỉnh; (7) Ghi nhận việc thực hiện kế hoạch đặt ra và thông báo các bộ phận liên quan về việc thực hiện. Bài báo “Achieving Business Benefits from ERP Systems” đăng trên tạp chí ResearchGate của tác giả Mishra Alok (2008) [68] đã phân tích những lợi ích từ việc ứng dụng hệ thống ERP mang lại cho DN. Tác giả đã chỉ ra các lợi ích mà DN đạt được về hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý, xây dựng và thực hiện chiến lược, cơ cấu tổ chức và cơ sở hạ tầng CNTT khi vận hành giải pháp ERP. Các nghiên cứu về hệ thống ERP cho thấy đây không chỉ là một giải pháp phần mềm, mà nó còn là một phương thức quản lý hiện đại. ERP giúp kết nối dữ liệu riêng lẻ của các bộ phận trong DN thành một hệ thống dữ liệu chung để từ đó xây dựng các giải pháp kiểm soát và sử dụng nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý. Để đầu tư một hệ thống ERP đòi hỏi ở DN chi phí lớn, trình độ cán bộ trong quá trình thiết kế, vận hành cao, nhưng với những lợi ích mà ERP mang lại, để phát huy tốt nhất nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh thì hệ thống ERP là giải pháp HTTT quản lý hữu hiệu trong giai đoạn hiện nay. - Tổ chức theo cách tiếp cận hệ thống Khoa học quản lý hiện đại tiếp cận tổ chức trên góc độ hệ thống, coi tổ chức là một hệ thống mở, gồm nhiều phần tử hợp thành, được sắp xếp một cách có hệ thống, có sự tác động qua lại lẫn nhau tạo ra tính mới của hệ thống. Các nghiên cứu về tổ chức hệ thống đều tập trung trên hai khía cạnh: cơ cấu và quá trình tổ chức. Cuốn “Organization and Management” của tác giả Chesley Irving Barnard xuất bản tại Đại học Harvard (1948) [50] đã tiếp cận tổ chức trên khía cạnh cơ cấu. Tác giả đã chỉ ra được mối liên hệ hữu cơ giữa các bộ phận trong hệ thống tổ chức, tổ chức sẽ tạo ra kết quả lớn hơn kết quả của từng bộ phận trong tổ chức gộp lại, 7 qua đó khai thác tính trồi của hệ thống, khai thác những khả năng mới của hệ thống. Tác giả nghiên cứu tổ chức trên các nội dung: thứ nhất, mục tiêu của tổ chức; thứ hai, sự phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức; thứ ba, thông tin trong tổ chức. Tác giả cho rằng, nhà quản trị đóng vai trò trung tâm của HTTT, các kênh thông tin phải được cụ thể hóa thông qua việc xác định chức năng, vị trí, quyền hạn của các bộ phận trong hệ thống tổ chức, các tuyến thông tin phải ngắn gọn, trực tiếp, liên tục, phải xác định được nguồn tin theo từng bộ phận. Tuy nhiên, hạn chế của công trình là tác giả chưa nghiên cứu đến sự tác động qua lại giữa hệ thống tổ chức và môi trường bên ngoài. Cuốn “Essentials of management” của giáo sư Harold Koontz et al tái bản lần thứ ba, tại nhà xuất bản McGraw - Hill (1990) [57] trên cơ sở thiết lập các bộ phận trong hệ thống tổ chức, xác định tầm quản lý, các yếu tố của hệ thống tổ chức ảnh hưởng đến hiệu quả của tầm quản lý. Tác giả cho rằng công tác tổ chức là một quá trình. Thứ nhất, cơ cấu tổ chức phải phản ánh mục tiêu và kế hoạch vì các hoạt động được phát sinh từ đó. Thứ hai, Tổ chức phải phản ánh quyền hạn có thể sử dụng để quản lý, bản thân tổ chức là một chủ thể biến đổi. Thứ ba, cơ cấu tổ chức phải phản ánh môi trường của mình, tổ chức là một hệ thống mở, tổ chức hiệu quả còn phụ thuộc vào môi trường. Thứ tư, vật liệu của tổ chức là con người. Việc nghiên cứu tổ chức theo tiếp cận hệ thống cho thấy các tác giả đã tập trung vào hai khía cạnh cơ bản. Thứ nhất, mọi thành viên trong tổ chức phải phối hợp chặt chẽ, với những nổ lực chung để cùng thực hiện mục tiêu, nhà quản lý phải xác định trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ phận một cách rõ ràng giữa các cấp, các khâu trong hệ thống. Thứ hai, Quá trình hoạt động của tổ chức bao gồm nhiều công việc khác nhau, các công việc này cần phải được tổ chức tốt để hoạt động được diễn ra thuận lợi, thu được kết quả tối đa trên cơ sở tối ưu hóa nguồn lực - Hệ thống thông tin kế toán quản trị Thông tin KTQT có vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành DN. Mục tiêu của thông tin KTQT là tạo ra giá trị cho DN thông qua việc kiểm soát và sử dụng nguồn lực một cách tốt nhất. KTQT là một bộ phận thiết yếu, không thể 8 tách rời của quản trị DN, là một công cụ hợp nhất giữa chiến lược kinh doanh với thị trường, hợp nhất giữa kiểm soát với thông tin. KTQT đã chuyển sang hình thái phát triển tầm nhìn chiến lược DN, kế toán chiến lược (IFAC, 2002). Nghiên cứu về tổng quan các công trình nước ngoài về HTTT KTQT, tác giả điển hình một số công trình trên các nội dung sau: + Tiến trình phát triển của KTQT cũng được nhiều công trình nghiên cứu và tổng kết. Theo KapLan & Atkinson (1998), KTQT ra đời từ những năm đầu của thế kỷ 19 bắt đầu từ ngành dệt ở Lowell tại Mỹ [61]. Ronald W. Hilton (1991) cho rằng, kể từ năm 1950 khái niệm KTQT mới bắt đầu xuất hiện với trọng tâm là kế toán chi phí [71]. Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) đã tổng kết quá trình phát triển của KTQT theo bốn giai đoạn: giai đoạn trước năm 1950 với trọng tâm là xác định chi phí và kiểm soát tài chính. KTQT là một hoạt động chuyên môn mang tính nghiệp vụ, sử dụng kỹ thuật lập dự toán và quản trị chi phí; giai đoạn từ năm 1965 với trọng tâm là quản trị lợi nhuận. KTQT là một hoạt động với chức năng tham mưu, báo cáo cho nhà quản trị, sử dụng kỹ thuật phân tích thông tin hỗ trợ các quyết định và đánh giá trách nhiệm quản lý của các cấp quản trị trong DN. KTQT hỗ trợ thông tin cho các nhà quản trị thực hiện chức năng hoạch định và kiểm soát các hoạt động của DN; giai đoạn từ năm 1985, KTQT tập trung cắt giảm hao phí nguồn lực thông qua chiến lược quản trị chi phí. KTQT là một hoạt động theo nhóm với kỹ thuật phân tích các quá trình hoạt động và quản trị chi phí chiến lược; giai đoạn từ năm 1995 đến nay, KTQT tập trung quản trị nguồn lực và tạo ra giá trị thông qua việc quản trị nguồn lực chiến lược và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. KTQT được coi là một bộ phận thiết yếu của quá trình quản lý, sử dụng kỹ thuật phân tích các yếu tố giá trị khách hàng, giá trị cổ đông và cải cách tổ chức (IFAC, 2002). Nghiên cứu tiến trình phát triển của KTQT cho thấy vai trò, vị trí của KTQT trong công tác quản lý. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, KTQT thể hiện vai trò quan trọng trong công tác quản lý, là một bộ phận không thể tách rời của quản trị DN, hỗ trợ thông tin quản trị nguồn lực chiến lược và tạo ra giá trị. KTQT hiện nay đã phát triển lên vị thế mới, kế toán chiến lược.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan