Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường ksnb tại trung tâm y tế...

Tài liệu Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường ksnb tại trung tâm y tế dự phòng huyện mai sơn tỉnh sơn la

.DOC
134
261
125

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BIỂU, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU................................................................................................................... CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỚI KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP........................................................................................................ 1.1. Lý luận chung về kiểm tra kiểm soát trong các đơn vị sự nghiệp............. 1.1.1. Tổng quan về kiểm tra, kiểm soát trong quản lý.......................................... 1.1.2. Kiểm soát nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập.................................... 1.2. Tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập................................................................................................... 1.2.1. Khái quát về tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập......................................................................................................... 1.2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán với kiểm soát nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập................................................................................................. 1.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán với kiểm soát nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập............................................................................................ 1.2.4. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán với kiểm soát nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập................................................................................................ 1.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán với KSNB trong đơn vị sự nghiệp công lập............................................................................................................ 1.2.6. Mối quan hệ giữa tổ chức hạch toán kế toán với KSNB trong đơn vị sự nghiệp công lập................................................................................................ 1.3. Kinh nghiệm tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại các nước trên thế giới.................. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỚI KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA...................................................................................... 2.1. Những đặc điểm của Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn với tổ chức hạch toán kế toán và kiểm soát nội bộ................................................. 2.1.1. Sự hình thành, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn................................................................................................. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Trung tâm.................................................... 2.2. Thực trạng tổ chức hệ thống hạch toán kế toán với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn................................................. 2.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ với hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trung tâm .............................................................................................................. 2.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm. .............................................................................................................. 2.2.3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm....... 2.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm.................. 2.2.5. Tổ chức bộ máy kế toán với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm..................... 2.3. Thực trạng tổ chức các phần hành kế toán với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn..................................................... 2.3.1. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán nguồn kinh phí với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm............................................................................................... 2.3.2. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán vật tư, tài sản với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm............................................................................................... 2.3.3. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trung tâm................................................................................... 2.3.4. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán thanh toán với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm.................................................................................................... 2.3.5. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán các khoản thu, chi với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm......................................................................................... 2.3.6. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tổng hợp với KSNB tại Trung tâm................................................................................................................... 2.4. Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn................................................. 2.4.1. Những ưu điểm trong tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm.................................................................................................... 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội tại Trung tâm......................................................................... CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỚI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA................. 3.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường kiểm soát nội bộ tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn............................................................................................................... 3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường KSNB tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn.......................................... 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường KSNB tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn.......................................... 3.2. Những giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường kiểm soát nội bộ tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn......... 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ với tăng cường KSNB................... 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán với tăng cường KSNB...... 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức hệ thống sổ sách kế toán với tăng cường KSNB......... 3.2.4. Hoàn thiện tổ chức báo cáo tài chính....................................................... 3.2.5. Hoàn thiện tổ chức các phần hành kế toán............................................... 3.2.6. Hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán....................................................... KẾT LUẬN............................................................................................................ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Viết đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BTC Bộ Tài chính BYT Bộ Y tế CMKT Chuẩn mực kế toán CP Chính phủ KPCĐ Kinh phí công đoàn KSNB Kiểm soát nội bộ HCSN Hành chính sự nghiệp NĐ Nghị định NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định TSCĐ Tài sản cố định TW Trung ương TK Tài khoản Từ viết tắt tiếng Anh Viết đầy đủ ADB Asian Development Bank COSO Committee of Sponsoring Organizations EC European Commission IPSAS International Public Sector Accounting Standards DANH MỤC CÁC BIỂU, SƠ ĐỒ BIỂU Biểu số 2.1: Danh mục các chứng từ sử dụng tại Trung tâm.................................38 Biểu 2.2: Bảng kê chứng từ thanh toán.............................................................46 Biểu 2. 4 : Danh mục sổ kế toán sử dụng tại Trung tâm......................................51 Biểu 2. 5: Danh mục BCTC sử dụng tại Trung tâm...............................................54 SƠ ĐỒ Sơ đồ 01: Trình tự kế toán theo Hình thức Nhật ký chung.................................24 Sơ đồ 02. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- Sổ cái......................25 Sơ đồ 03. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ......................26 Sơ đồ 04. Trình tự kế toán trên máy vi tính......................................................27 Sơ đồ 05 : Bộ máy kế toán tại Trung tâm............................................................55 Sơ đồ 06 : Trình tự KSNB tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn...................................................64 i TÓM TẮT LUẬN VĂN Với cơ chế tự chủ về mặt tài chính hiện nay các đơn vị sự nghiệp cần phải kiểm soát chặt chẽ về chi phí, phải tự tính toán, đảm bảo sử dụng nguồn thu, chi đạt hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo sự chủ động về tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động trong đơn vị. Do đó việc tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường KSNB càng cần được quan tâm đối với các đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu trên. Tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La vấn đề này còn nhiều tồn tại, hạn chế cần được chỉ ra và cần có những phương hướng, giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay tại đơn vị nhằm thúc đẩy hiệu quả quản lý hoạt động nói chung và hiệu quả quản lý tài chính nói riêng tại đơn vị. Nhận thức được vai trò của tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường KSNB như trên Tôi đã chọn Đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình là “ Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường KSNB tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La”. Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, nội dung Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp; Chương 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội bộ tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La; Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường kiểm soát nội bộ tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La. Trong Chương 1, Luận văn tập trung giải quyết ba vấn đề sau: Thứ nhất, Lý luận chung về kiểm tra kiểm soát trong các đơn vị sự nghiệp Kiểm soát là xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì sai trái với quy định, kiểm soát là toàn bộ biện pháp giúp nhà quản lý đối phó với rủi ro để đạt được mục tiêu xác định. Kiểm tra, kiểm soát đều gắn liền với quản lý, nhưng kiểm tra luôn đi liền với việc soát xét mang thủ tục hành chính. Kiểm tra - kiểm soát gắn liền với quản lý đồng thời gắn liền với mọi hoạt động. Ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm tra- kiểm soát. Quản lý gắn liền với cơ chế kinh tế, với điều kiện xã hội cụ thể. ii Thông qua việc kiểm soát sẽ đảm bảo cho các hoạt động trong đơn vị được thực hiện theo đúng các quy định, rà soát lại toàn bộ các hoạt động, kịp thời nắm bắt, phát hiện những sai sót và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp, đảm bảo việc hoạt động theo đúng mục tiêu, chương trình, kế hoạch đặt ra. Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đem lại cho các đơn vị trong đó có đơn vị sự nghiệp các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động; Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp; Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và BCTC; Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp; Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Trong các đơn vị có quy mô lớn, KSNB được tổ chức thành hệ thống hoàn chỉnh gọi là hệ thống KSNB. Hệ thống KSNB bao gồm 4 bộ phận cấu thành cơ bản: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Thứ hai, Tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập Trong một đơn vị HCSN, tổ chức hạch toán kế toán bao gồm: tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ sách và phương pháp ghi sổ, tổ chức hệ thống BCT. Về tổ chức hệ thống chứng từ: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị HCSN phải được lập chứng từ theo đúng mẫu và nội dung quy định trong Danh mục chứng từ kế toán do BTC ban hành theo QĐ Số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006. Những quy định cụ thể đối với tổ chức hệ thống chứng từ kế toán theo Chế độ trên đã giúp cho đơn vị kiểm soát được mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ngăn ngừa hiện tượng gian lận hoặc không trung thực đối với các hoạt động thu, chi trong đơn vị, đảm bảo trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính. Về Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán cần đảm bảo sự thống nhất trong các đơn vị sự nghiệp một mặt giúp dễ dàng cho công tác hạch toán, quản lý các đối tượng kế toán trong đơn vị. Mặt khác, giúp cho công tác quản lý, theo dõi và kiểm tra của đơn vị chủ quản, cơ quan quản lý Nhà nước. iii Về Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: Trong mỗi đơn vị có thể chọn cho mình một hình thức ghi sổ phù hợp và dùng thống nhất cho các kỳ kế toán khác nhau, khi chọn hình thức nào thì đơn vị phải tuân thủ về các loại sổ và trình tự ghi từng loại sổ. Trong quá trình hạch toán, ghi sổ kế toán phải căn cứ vào các chứng từ kế toán và luôn luôn có sự đối chiếu, kiểm tra lẫn nhau giữa các sổ chi tiết với các sổ tổng hợp nhằm đảm bảo sự khớp đúng số liệu, tránh những sai sót nhầm lẫn. Ngoài chức năng cung cấp thông tin cho các đối tượng cần sử dụng, sổ sách còn là cơ sở cho việc thanh tra, kiểm tra tình hình tài chính của đơn vị. Về Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Dựa trên thông tin tổng hợp do các báo cáo trên cung cấp giúp lãnh đạo các đơn vị thấy được tổng quát về tình hình tài sản, nguồn kinh phí, tình hình thanh toán và các khoản thu, chi tại đơn vị. Từ đó làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá cho từng khoản mục cụ thể để biết được quả quả, hiệu năng quản lý của đơn vị. Xuất phát từ chức năng, vai trò của KSNB trong các đơn vị nói chung và trong đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng, cũng như vai trò, nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Tổ chức tốt hạch toán kế toán sẽ tạo ra mối liên hệ tối ưu giữa các yếu tố cấu thành hệ thống hạch toán kế toán; tạo tính tổ chức cao trong hoạt động kế toán nói riêng và hoạt động quản lý nói chung, cho nên tổ chức hạch toán kế toán giúp cho hoạt động KSNB chặt chẽ hơn, đầy đủ và toàn diện hơn, các quyết định trong quản lý hiệu lực hơn. Tổ chức hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng nhất của việc thực hiện KSNB vì hệ thống kế toán là một bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB của đơn vị. Hệ thống kế toán hoạt động tốt và hiệu quả là công cụ đắc lực giúp hệ thống KSNB hoạt động có hiệu quả trong đơn vị. Thứ ba, Kinh nghiệm tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường KSNB trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại các nước trên thế giới. Về công tác hạch toán kế toán trong các đơn vị công trên thế giới đa phần tuân thủ theo IPSAS hoặc xây dựng chuẩn mực kế toán công áp dụng phù hợp với từng quốc gia. Tổ chức hạch toán kế toán từ hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài iv khoản, hình thức ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán công áp dụng ở những nước Bắc Mỹ thực hiện rất linh hoạt, hiệu quả đồng thời vẫn đảm bảo sự giám sát cũng như dễ dàng trong công tác kiểm tra đối chiếu kế toán, đảm bảo sự minh bạch tình hình tài chính của các đơn vị. Trong Chương 2, Luận văn tập trung mô tả và phân tích các vấn đề sau: Thứ nhất, Luận văn đã trình bày được những đặc điểm nổi bật của Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La về chức năng, nhiệm vụ cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy gắn với tổ chức hạch toán kế toán và KSNB tại Trung tâm. Thứ hai, Thực trạng tổ chức hệ thống hạch toán kế toán với KSNB tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn Về tổ chức hệ thống chứng từ: Chứng từ kế toán của Trung tâm là cơ sở dùng để kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị về mặt mục đích sử dụng, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu theo dự toán, theo kế hoạch, các định mức, các quy định tại Trung tâm về các khoản thu, chi và các hoạt động khác tại Trung tâm. Mặt khác, là cơ sở để xác định trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị. Tuy vậy, việc thực hiện các quy định chung trong việc lập và kiểm tra và sử dụng chứng từ như trên còn những hạn chế. Chế độ khen thưởng, xử phạt từng người, từng bộ phận trong quá trình lập, tiếp nhận chứng từ kế toán chưa được thực hiện rõ ràng và hiệu quả. Các sai sót liên quan đến các yếu tố cơ bản như ngày tháng lập, nội dung của chứng từ, chữ ký..... vẫn còn tồn tại, hiệu quả kiểm soát mục đích sử dụng, chi tiêu kinh phí, kế hoạch, dự toán, định mức chi tiêu tại đơn vị... vẫn chưa cao. Về tổ chức hệ thống TK kế toán: Các TK sử dụng trong đơn vị cơ bản đã phục vụ cho việc phân loại và phản ánh những đối tượng kế toán và giúp phục vụ cho công tác lập các báo cáo kế toán bắt buộc theo yêu cầu của Nhà nước. Tuy nhiên, việc mở các TK chi tiết vẫn chưa thực sự khoa học và chưa đủ các TK chi tiết cần thiết, như các tài khoản phản ánh doanh thu, vật tư phản ánh còn chung chung chưa được chi tiết cụ thể hoá gây khó khăn cho công tác quản lý cụ thể từng đối tượng kế v toán chi tiết, đồng thời việc kiểm soát và quản lý cũng như việc lập các báo cáo nội bộ tại đơn vị cũng bị gặp khó khăn. Về tổ chức hệ thống sổ sách kế: Trung tâm chọn ghi sổ kế toán theo Hình thức Nhật ký - Sổ Cái. Công tác tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Trung tâm cho thấy hiệu quả quản lý tài chính trong đơn vị thực hiện không chặt chẽ, số liệu kế toán cung cấp chưa phục vụ tốt cho công tác quản lý. Việc tổ chức ghi sổ kế toán của đơn vị đã thực hiện nhiệm vụ kiểm soát quá trình ghi sổ và kiểm tra số liệu kế toán của đơn vị. Tuy vậy, hiệu quả kiểm soát còn chưa cao cũng xuất phát từ việc xây dựng hệ thống sổ chi tiết còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ. Về tổ chức hệ thống báo cáo: Các báo cáo lập nghiêm túc theo quy định về biểu mẫu, về nội dung phản ánh. Tuy nhiên, việc lập các báo cáo tại đơn vị còn chưa đầy cho nên độ tin cậy của các BCTC là không cao. Mặt khác, tại Trung tâm chưa thực hiện việc phân tích các BCTC cho nên không thể đưa ra những đánh giá về các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho việc kiểm soát chi phí. Hiện tại Trung tâm chưa thực hiện lập các báo cáo nội bộ để phục vụ cho việc điều hành quản lý nội bộ trong Trung tâm. Vì vậy, hiệu quả quản lý nói chung và hiệu quả quản lý tài chính nói riêng trong đơn vị chưa cao. Về tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán hiện nay tại Trung tâm được tổ chức theo hình thức tập trung, cho nên mọi công việc hạch toán kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Trung tâm. Bộ máy kế toán của đơn vị được tổ chức bộ máy gọn nhẹ, dễ điều hành quản lý, tiết kiệm được chi phí cho bộ máy quản lý. Tuy nhiên, từng phần hành kế toán công việc dồn nhiều vào một người, tính độc lập, khách quan trong công việc không cao, khó kiểm soát hết các hoạt động của đơn vị theo quy định, việc kiểm tra chéo giữa các phần hành kế toán được thực hiện không khách quan cho nên có những sai sót không kịp thời được phát hiện. Thứ ba, Thực trạng tổ chức các phần hành kế toán với KSNB tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn Về kế toán nguồn kinh phí: Các loại kinh phí của đơn vị được theo dõi hạch toán và quyết toán theo từng nguồn. Các thủ tục kiểm soát kinh phí nhận về và chi vi ra đã được thực hiện tương đối đúng quy định. Việc kiểm tra, đối chiếu được thực hiện định kỳ và có sự xác nhận đối với nguồn kinh phí giữa đơn vị với Kho bạc Nhà nước. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm cũng được tôn trọng như không kiêm việc phê chuẩn chứng từ với việc thực hiện, không kiêm ghi sổ kế toán với quản lý tài sản. Tuy nhiên, do kế toán thanh toán kiểm soát không chặt các khoản thu theo từng nguồn kinh phí cho nên vẫn có những khoản chi sai nguồn, không đúng mục đích sử dụng. Về kế toán vật tư, tài sản: Đơn vị đã tổ chức hạch toán đúng chế độ về trình tự và phương pháp hạch toán. Tuy vậy, việc phân loại và hạch toán chi tiết còn nhiều hạn chế, chưa kiểm soát hết được về mục đích sử dụng vật tư, hàng hoá. Đối với những TSCĐ xây dựng, mua sắm, sửa chữa TSCĐ, thanh lý TSCĐ; các thủ tục mua sắm, xây dựng, thanh lý… được thực hiện phê duyệt theo từng cấp có thẩm quyền; có hệ thống sổ kế toán TSCĐ chi tiết và tổng hợp, thực hiện kiểm kê TSCĐ vào cuối mỗi năm. Đơn vị chưa có qui định rõ ràng về việc chi phí sửa chữa lớn tính vào nguyên giá TSCĐ hay tính vào các khoản chi nên quá trình hạch toán chưa được nhất quán, rõ ràng. Việc kiểm soát đối với tài sản cố định được nhượng bán tại Trung tâm không được chặt chẽ dẫn đến việc định giá trị nhượng bán không sát với giá thị trường gây ra sự thất thoát giá trị tài sản. Về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Được tổ chức hạch toán theo trình tự từ việc theo dõi bảng chấm công, xác định tiền lương, các khoản trích theo lương, thanh toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động. Về cơ bản phần hành kế toán này đã đảm bảo được nhiệm vụ hạch toán của mình. Tuy nhiên, hiệu quả kiểm soát về kết quả chấm công tại đơn vị chưa cao dẫn đến chưa kiểm soát số tiền lương và các khoản phải trả người lao động tại Trung tâm tương ứng với kết quả lao động. Ngoài ra, chế độ khen, thưởng, xử phạt tại đơn vị chưa rõ ràng dẫn đến hiệu quả quản lý lao động và kết quả lao động chưa cao. Về kế toán thanh toán: Xuất phát từ các chức năng nhiệm vụ của kế toán thanh toán gắn với chức năng KSNB tại đơn vị thì kế toán thanh toán mới cơ bản thực hiện được chức năng tối thiểu của mình, đó là phản ánh các khoản chi trả của đơn vị đối với các khoản chi hoạt động và chi dự án theo phát sinh tại đơn vị. Tuy vậy, các vii khoản chi này kế toán chưa theo sát từng khoản theo quy định cho nên có những khoản chi sai, chi vượt quy định cho phép và số này đã không được quyết toán đến nay vẫn chưa thu hồi được. Về mặt chứng từ chưa được kiểm soát chặt chẽ, xác định đối tượng kế toán hạch toán còn chưa chính xác cho nên vẫn có đối tượng bị phản ánh sai. Chưa thực hiện mở sổ kế toán chi tiết một cách đầy đủ để có thể theo dõi chi tiết về từng đối tượng. Chính những hạn chế trong tổ chức hạch toán như vậy dẫn đến hiệu quả kiểm soát của bộ phận kế toán này trong đơn vị chưa cao. Về kế toán các khoản thu, chi: Trong đơn vị chưa xây dựng được đầy đủ quy trình kiểm soát nguồn thu dịch vụ từ việc chăm sóc sức khoẻ, cũng như chưa có cơ chế thúc đẩy để khai thác triệt để nguồn thu nhằm tăng thêm nguồn thu từ hoạt động này của đơn vị. Đối với các khoản chi, để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm thì các khoản chi của đơn vị gồm có chi cho hai hoạt động chính đó là: Chi hoạt động sự nghiệp và chi hoạt động dự án. Đối với các khoản chi hoạt động của đơn vị đa phần các khoản chi thường xuyên của đơn vị thực hiện kiểm soát chi tiêu theo đúng định mức, quy định của Trung tâm, của ngành và theo quy định chung của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, đối với các khoản chi theo các chương trình dự án thực hiện theo định kỳ thì đơn vị đã xây dựng được định mức chi tiêu phù hợp nên việc quản lý các khoản chi thuận lợi và có hiệu quả hơn. Còn các chương trình, dự án mới phát sinh thì việc xây dựng định mức còn chưa phù hợp với thực tế, cho nên kinh phí chi cho những chương trình này chưa được kiểm soát tốt. Về kế toán tổng hợp: Dựa trên cơ sở chức năng của phần hành kế toán này cho thấy vai trò KSNB của kế toán tổng hợp là rất lớn như cho phép đơn vị tổ chức, quản lý, điều hành tốt công tác kế toán, từ đó kiểm soát tốt tình hình tài chính trong đơn vị. Tuy vậy, thực tế công tác kế toán tổng hợp cho thấy vai trò KSNB của phần hành kế toán này đối với đơn vị còn nhiều hạn chế. Vai trò kiểm tra chéo giữa kế toán tổng hợp và các kế toán phần hành khác chưa được phát huy hiệu quả. Thứ tư, Đánh giá chung thực trạng tổ chức hạch toán kế toán với KSNB tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn viii Về ưu điểm trong tổ chức hạch toán kế toán với KSNB tại Trung tâm, Luận văn đã nêu bật những điểm chính sau: Một là, Tổ chức hệ thống chứng từ với hệ thống KSNB tại Trung tâm: Công tác tổ chức hệ thống chứng từ của Trung tâm cơ bản đã thực hiện và tuân thủ theo Quyết định Số 19, ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Trưởng BTC, nhưng tính kiểm soát của hệ thống chứng từ với hiệu quả hoạt động của đơn vị còn yếu; Hai là, Đối với tổ chức hệ thống TK kế toán với KSNB tại Trung tâm: Việc tổ chức hệ thống TK kế toán đã tuân thủ việc xây dựng hệ thống TK theo quy định của BTC. Hệ thống TK của đơn vị bao gồm các TK tổng hợp và các TK chi tiết đã cơ bản theo dõi được các đối tượng kế toán trong đơn vị, phục vụ cho việc cung cấp thông tin cũng như quản lý, theo dõi về tình hình tài chính của đơn vị. Tuy vậy, hệ thống TK xây dựng chưa được đầy đủ, chi tiết cho nên chưa phát huy hiệu quả cho công tác kế toán nói riêng và cho công tác quản lý nói chung tại đơn vị; Ba là, Đối với tổ chức hệ thống sổ sách kế toán với KSNB tại Trung tâm: Quá trình tổ chức ghi sổ kế toán đã tuân thủ thực hiện mở các sổ theo quy định cho nên trên cơ sở các sổ sách kế toán đã góp phần quản lý tốt tình hình tài chính của đơn vị, như kiểm soát và theo dõi được các hoạt động thu chi của đơn vị, tình quản lý và sử dụng tài sản, tình hình thanh toán và chi trả... từ đó cung cấp những thông tin giúp Ban giám đốc đưa ra các quyết định để điều hành quản lý nói chung và đưa ra các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ hơn tài chính của đơn vị; Bốn là, Đối với tổ chức hệ thống báo cáo với KSNB tại Trung tâm: Đơn vị đã tiến hành xây dựng và lập đầy đủ các báo cáo phải nộp theo yêu cầu . Trên cơ sở những báo cáo này đã cung cấp được những số liệu tổng hợp về tình hình tài chính của đơn vị phục vụ cho công tác điều hành quản lý của các đơn vị cấp trên đối với cấp dưới , kiểm soát tổng quát về tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng kinh phí, các khoản thu... phục vụ cho quản lý tài chính trực tiếp tại đơn vị; Năm là, Đối với tổ chức các phần hành kế toán với KSNB tại Trung tâm: Tổ chức bộ máy quản lý nói chung và tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị cũng đơn giản, gọn ix nhẹ. Trong tổ chức bộ máy kế toán, một kế toán của đơn vị thường phải kiêm nhiệm hai ba phần hành kế toán. Các kế toán trong đơn vị đã thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản trong công tác hạch toán và giữa các phần hành cũng có sự độc lập nhất định để có thể thực hiện kiểm tra chéo lẫn nhau trong hoạt động. Về những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội tại Trung tâm, Luận văn làm rõ những vấn đề chủ yếu sau: Một là, Tổ chức hệ thống chứng từ tại Trung tâm chưa thực sự khoa học, chưa xây dựng được cho mình hệ thống chứng từ hoàn chỉnh, các chứng từ xây dựng còn theo tính tự phát, chưa có sự chủ động xây dựng hệ thống chứng từ mang tính chất đặc thù giúp cho việc sao chụp nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị. Có nghiệp vụ phát sinh khi các thủ tục chứng từ còn phản ánh nghiệp vụ còn chưa đầy đủ. Hệ thống chứng từ chưa thực sự đảm nhiệm được vai trò kiểm soát hoạt động tại đơn vị, chưa ngăn ngừa hết được những gian lận và sai sót trong các hoạt động. Hai là, Đối với tổ chức hệ thống TK kế toán với KSNB tại Trung tâm: Trung tâm là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế có những đặc thù riêng trong quá trình hoạt động cũng nhưng trong quá trình chi tiêu tại đơn vị, nhưng kế toán chưa mở các tài khoản chi tiết để theo dõi những vật tư, tài sản, công nợ, các khoản chi tiêu cũng như các khoản thu đặc thù tại đơn vị cho nên việc theo dõi đối chiếu và đánh giá riêng về chúng là rất khó khăn. Ba là, Đối với tổ chức hệ thống sổ sách kế toán với KSNB tại Trung tâm: Các sổ được mở trong đơn vị chủ yếu là những sổ tổng hợp phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính, có một số sổ chi tiết trong đơn vị chưa được mở như: sổ theo dõi chi tiết từng loại vật tư tài sản, sổ theo dõi chi tiết về các nguồn kinh phí, sổ chi tiết về các khoản chi phí tại đơn vị... điều này đã dẫn đến khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát chéo giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết trong đơn vị không được thực hiện đầy đủ, việc cung cấp thông tin sẽ không được kịp thời và độ chính xác không cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thất thoát tài sản của đơn vị do không thể kiểm soát cụ thể tới từng đối tượng tài sản của đơn vị. x Bốn là, Đối với tổ chức hệ thống báo cáo với KSNB tại Trung tâm: Các báo cáo lập còn chưa đầy đủ theo các năm, cho nên thông qua các báo cáo của đơn vị để có cái nhìn tổng quan cũng như đánh giá đầy đủ về đơn vị thì độ tin cậy chưa cao. Ngoài ra, thiếu các báo cáo về các mảng hoạt động của đơn vị như vậy khiến việc nắm bắt về đơn vị đề điều hành quản lý cũng như kiểm soát hoạt động của đơn vị sẽ không kịp thời, chặt chẽ và hiệu quả. Năm là, Đối với tổ chức các phần hành kế toán với KSNB tại Trung tâm: Việc thực hiện tổ chức hạch toán kế toán đối với từng phần hành kế toán tại đơn vị còn nhiều hạn chế. Vì vậy hiệu quả kiểm soát của từng phần hành kế toán và sự phối hợp giữa các phần hành kế toán là chưa cao. Sáu là, Đối với tổ chức bộ máy kế toán với KSNB tại Trung tâm: Do phải kiêm nhiệm các phần hành kế toán khác nhau nên chưa có sự tách bạch và độc lập hoàn toàn giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán cho nên chưa đảm bảo được tính kiểm tra chéo và kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận kế toán, dẫn đến có những nhầm lẫn sai sót không được phát hiện sớm, việc kiểm tra đối chiếu tính khách quan còn chưa cao. Trong Chương 3, Luận văn tập trung vào những nội dung chính sau: Thứ nhất, Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường KSNB tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn: Luận văn đi tìm hiểu về sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường KSNB tại Trung tâm để thấy được tính cấp thiết đặt ra đối với đơn vị hiện nay và từ đó đưa ra những phương hướng cụ thể trong việc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường KSNB tại Trung tâm trong thời gian tới. Thứ hai, Những giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường KSNB tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn gồm: Một là, Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ Đối với khâu lập chứng từ: Tổ chức hệ thống chứng từ tại Trung tâm cần phải khoa học hơn, tuân thủ theo chế độ chứng từ kế toán hiện hành. Đối với những chứng từ bắt buộc thực hiện lập chứng từ theo đúng mẫu, đảm bảo lập theo đúng các yếu tố cơ bản của bản chứng từ để bản chứng từ đó phản ánh trung thực nghiệp xi vụ kinh tế phát sinh và là cơ sở cho việc thanh tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó. Ngoài những chứng từ nội bộ đơn vị đã xây dựng, đơn vị cần tăng cường xây dựng các chứng từ nội bộ mang tính chất đặc thù hoạt động của mình để phục vụ tốt hơn cho hạch toán nội bộ. Đối với khâu kiểm tra chứng từ: Để khắc phục những tồn tại trong khâu này thì kế toán cần tăng cường kiểm tra đối với tất cả các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh kể cả thu, chi trong đơn vị và chứng từ phát sinh liên quan đến bộ phận nào thì bộ phận đó phải có trách nhiệm kiểm tra. Công việc kiểm tra này phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và phải coi là một khâu bắt buộc trong khi lập và tiếp nhận chứng từ. Ngoài việc kiểm tra về mặt hình thức của chứng từ thì kế toán còn phải chú trọng đến nội dung trên chứng từ xem việc thu, chi có đúng theo kế hoạch, dự toán, theo quy định hay không, các khoản chi xem có đúng định mức, đúng mục đích sử dụng và theo từng khoản mục chi tiết của Mục lục ngân sách Nhà nước hay không. Trong khâu lưu trữ và bảo quản chứng từ: Chứng từ kế toán sau khi đã sử dụng xong phải đóng tập đưa vào lưu trữ, bảo quản theo chế độ quy định, không để tình trạng ẩm mốc hoặc mối mọt. Chứng từ bảo quản được xếp gọn gàng, khoa học theo thời gian và nội dung kinh tế như phân chứng từ tiền, vật tư, TSCĐ, các khoản thanh toán... để dễ dàng tìm thấy khi cần thiết. Đối với kế hoạch luân chuyển chứng từ: Đơn vị cần tiến hành xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ riêng cho những loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên liên tục trong đơn vị để có thể xác định quyền lợi cũng như trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến nghiệp vụ. Hai là, Hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Cần mở các tài khoản chi tiết để theo dõi từng đối tượng kế toán cụ thể theo Mục lục ngân sách nhà nước để quản lý từng khoản chi theo quy định của Nhà nước đảm bảo trong quá trình chi tiêu không bị lạm dụng. Trong thời gian tới đơn vị sẽ đầu tư phần mềm kế toán để hoàn thiện hơn đối với công tác hạch toán. Đơn vị phải tính đến mã hoá các đối tượng kế toán trong xii đơn vị chi tiết đến từng khoản mục để có thể theo dõi chi tiết từng loại vật tư, tài sản, từng đối tượng thanh toán, nguồn kinh phí, các khoản thu, chi cụ thể. Thông qua việc theo dõi các đối tượng kế toán chi tiết bằng các tài khoản như vậy sẽ tạo thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý các loại vật tư, tài sản, các nguồn kinh phí và các khoản chi phí của đơn vị. Ba là, Hoàn thiện tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Việc kiểm tra, đối chiếu trong quá trình ghi chép sổ sách kế toán cần phải được thực hiện thường xuyên liên tục. Đối với những hoạt động mang tính chất dịch vụ, các khoản thu chi của hoạt động này hiện nay đơn vị mới chỉ mở sổ theo dõi tổng hợp, chưa mở sổ theo dõi chi tiết theo từng khoản thu, chi. Để quản lý chặt chẽ hơn đối những khoản thu, chi này đơn vị cần mở sổ theo dõi chi tiết cụ thể đối với từng loại thu chi trong đơn vị. Ngoài ra, Trung tâm cần mở bổ sung các sổ chi tiết như: sổ theo dõi chi tiết từng loại vật tư tài sản, sổ theo dõi chi tiết về các nguồn kinh phí, sổ chi tiết về các khoản chi phí tại đơn vị tương ứng với các tài khoản chi tiết được mở theo kiến nghị trên nhằm đảm bảo bao quát được toàn bộ tình hình tài chính trong đơn vị về tất cả các đối tượng kế toán. Tuy vậy, việc thực hiện mở sổ cũng phải tính đến yếu tố thuận lợi, đơn giản trong công tác kế toán, thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và phục vụ cho công tác theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu. Bốn là, Hoàn thiện tổ chức báo cáo tài chính Trung tâm cần hoàn thiện các BCTC còn thiếu và lập các báo cáo đặc thù mang tính chất nội bộ để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trong quản lý của đơn vị. Trung Tâm cần thực hiện phân tích và đánh giá BCTC để xem xét và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch, dự toán thu, chi, sử dụng nguồn kinh phí trong và ngoài NSNN... nhằm đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện dự toán thu, chi, tình hình sử dụng tài sản, tình hình chấp hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức và chính sách quản lý tài chính của Nhà nước cũng như các quy định của BYT và đơn vị đề ra, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, lãng phí trong quá trình sử dụng xiii kinh phí. Cung cấp thông tin đã xử lý theo yêu cầu quản lý, theo chế độ quản lý tài chính hiện hành. Năm là, Hoàn thiện tổ chức các phần hành kế toán Để đảm bảo sự kiểm soát chéo trong quá trình hạch toán thì đơn vị phải có sự tách biệt những người làm các phần hành kế toán sau: kế toán vật tư, tài sản, kế toán thu, chi, kế toán lao động tiền lương, kế toán tổng hợp, thủ quỹ. Mỗi kế toán viên khi thực hiện vai trò nhiệm vụ của mình cần tuân thủ quy trình kiểm soát đối với từng khâu, từng công việc của mình. Đối với các kế toán phần hành cần có sự tổ chức hạch toàn tốt trong từng phần hành kế toán của mình về các mặt như: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và phương pháp ghi sổ kế toán, hệ thống báo cáo tổng hợp và báo cáo tài chính liên quan đến từng phần hành đảm bảo thực hiện hạch toán đúng Chế độ kế toán và sao cho mỗi phần hành kế toán do mình đảm trách có thể thực hiện góp phần kiểm soát tốt nhất các khoản thu, chi tại đơn vị. Sáu là, Hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán Để thực hiện tốt công tác kiểm tra cần xây dựng một quy chế kiểm tra, kiểm soát thống nhất trong nội bộ, tiếp đến phải hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và có kế hoạch phối hợp một cách đồng bộ giữa các bộ phận. Những nội dung cụ thể là: Trung tâm cần phải cụ thể hóa những chế độ, chính sách của Nhà nước cũng như những quy định của BYT, nhằm đảm bảo cho hoạt động của đơn vị tuân thủ nghiêm chỉnh những chính sách chế độ của Nhà nước. Ngoài ra, quy chế KSNB còn là cơ sở chuẩn mực để hệ thống kiểm soát này hoạt động có hiệu lực. Trong quy chế ngoài việc quy định các vấn đề chung, vấn đề phân cấp trong quản lý kinh tế tài chính và hạch toán nội bộ cũng cần phải được quy định cụ thể trong qui chế KSNB. xiv Trong phần Kết luận, Luận văn nhấn mạnh: Với cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp công phải tự hạch toán toán sao cho vừa nâng cao hiệu quả hoạt động, vừa sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí. Đối với Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn cơ bản đã thực hiện được việc tiết kiệm chi và hoàn thành thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó về công tác tổ chức hạch toán kế toán với vấn đề KSNB tại đơn vị còn nhiều tồn tại và hạn chế. Trong phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của Đề tài, Luận văn đã tập trung giải quyết được những vấn đề cơ bản sau: Một là: Hệ thống lý luận cơ bản về tổ chức hạch toán kế toán trong mối quan hệ với tăng cường KSNB tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Hai là, Mô tả và phân tích thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán và KSNB tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn, đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu đang tồn tại trong vấn đề này. Từ đó cho thấy sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn. Ba là: Xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn. Luận văn đã cố gắng đưa ra một số giải pháp giải pháp sát thực, phù hợp với đơn vị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán góp phần tăng cường KSNB tại Trung tâm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng tại Trung tâm. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Theo NĐ Số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25 tháng 4 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) cần phải kiểm soát chặt chẽ về chi phí, phải tự tính toán, đảm bảo sử dụng nguồn thu, chi đạt hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo sự chủ động về cả hoạt động và tài chính của đơn vị. Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La là Trung tâm của một huyện vùng núi, có địa bàn rộng, dân cư phân tán, có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, thu nhập bình quân trên đầu người thấp cho nên người dân ở đây ít có điều kiện chăm lo đến sức khoẻ. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp cấp III, trực tiếp sử dụng nguồn Ngân sách nhà nước nhằm thực hiện chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng: phòng; chống HIV/AIDS; cúm AH1N1; phòng; chống bệnh xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm; chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn Huyện Mai Sơn. Với những chức năng hoạt động đa dạng như vậy của Trung tâm trong điều kiện kinh tế xã hội còn chậm phát triển của huyện như trên, hạch toán kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra kiểm soát các hoạt động sẽ giúp nắm bắt và điều hành kịp thời các hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động tại Trung tâm. Qua thực tiễn nghiên cứu về tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội bộ (KSNB) tại Trung tâm, tôi nhận thấy vấn đề này tại Trung tâm còn nhiều mặt hạn chế cần được chỉ ra và cần có những phương hướng, giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay tại đơn vị nhằm thúc đẩy hiệu quả quản lý hơn nữa. Mặt khác, nhận thức được vai trò của tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường KSNB đối với hiệu quả quản lý trong các đơn vị nói chung và tại Trung tâm nói riêng Tôi đã chọn Đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình là “ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan