Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế việt ...

Tài liệu Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế việt nam

.PDF
199
441
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH    DƯƠNG NGỌC QUANG HOÀN THIỆN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NHẰM THÚC ĐẨY TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH    DƯƠNG NGỌC QUANG HOÀN THIỆN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NHẰM THÚC ĐẨY TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Văn Tá 2. TS. Chu Văn Tuấn HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Dương Ngọc Quang MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục hình vẽ, đồ thị Mở đầu 1 Chương 1. Tổng quan nghiên cứu 7 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 7 1.1.2. Một số nghiên cứu ở nước ngoài 12 1.2 Các nội dung chính của luận án Chương 2. Một số vấn đề lý luận về tái cơ cấu nền kinh tế và vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp với tái cơ cấu nền kinh tế 2.1 Lý luận về cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu nền kinh tế 16 18 18 2.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế 18 2.1.2. Tái cơ cấu nền kinh tế 22 2.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tái cơ cấu kinh tế 32 2.2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp 32 2.2.2. Vai trò của thuế TNDN đối với tái cơ cấu nền kinh tế 39 2.2.3. Cách thức sử dụng thuế TNDN để tác động đến tái cơ cấu nền kinh tế 45 2.3 2.2.4. Các điều kiện cần thiết để phát huy vai trò của thuế TNDN đối với tái cơ cấu nền kinh tế 52 Kinh nghiệm sử dụng chính sách thuế TNDN của các nước trong tái cơ cấu nền kinh tế và bài học cho Việt Nam 54 2.3.1. Kinh nghiệm của các nước 54 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 58 Chương 3. Thực trạng tái cơ cấu kinh tế Việt Nam và tác động của thuế TNDN tới tái cơ cấu nền kinh tế 59 3.1 Thực trạng tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam 59 3.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu nền kinh tế 59 3.1.2. Thực trạng tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2014 64 3.1.3. Một số đánh giá về tái cơ cấu nền kinh tế. 74 3.2 Đánh giá việc sử dụng thuế TNDN nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam 76 3.2.1. Chính sách thuế TNDN ở Việt Nam từ 1991 – 2014 76 3.2.2. Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tái cơ cấu nền kinh tế 88 3.3 Đánh giá tác động định lượng của thuế thu nhập doanh nghiệp tới nền kinh tế 100 3.3.1. Mô hình đánh giá tác động của thuế TNDN tới nền kinh tế 100 3.3.2. Đánh giá tác động của thuế TNDN tới nền kinh tế 104 Chương 4. Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế giai đoạn đến năm 2020 117 4.1 Định hướng, mục tiêu, nội dung tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam đến năm 2020 117 4.2 Hoàn thiện thuế TNDN nhằm thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020 117 4.2.1. Định hướng, yêu cầu về hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. 117 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện thuế TNDN nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế 124 4.2.3. Một số giải pháp hỗ trợ 148 Kết luận 158 Danh mục các công trình đã công bố của tác giả Tài liệu tham khảo Danh mục phụ lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp GDP Tổng sản phẩm Quốc nội TSCĐ Tài sản cố định FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài DNNN Doanh nghiệp nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước VAT hoặc GTGT Thuế giá trị gia tăng TTĐB Tiêu thụ đặc biệt DANH MỤC CÁC BẢNG. BIỂU 1. Danh mục các bảng Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1: 12521 Quy mô GDP theo ngành thay đổi do áp dụng một thuế suất 25% 107 3.2: Cơ cấu GDP theo ngành thay đổi do áp dụng một thuế suất 25% 108 3.3: Quy mô GDP theo khu vực sở hữu khi áp dụng thuế suất khác nhau 111 3.4: Cơ cấu GDP theo khu vực sở hữu kinh tế khi áp dụng một thuế suất 28% 113 4.1: 4.2: Quy mô GDP, GDP theo ngành và theo khu vực sở hữu, quy mô thu NSNN giai đoạn 2015 – 2020 Cơ cấu GDP theo ngành và theo khu vực sở hữu giai đoạn 2015 – 2020 theo các phương án dự báo 126 127 4.3: Thay đổi về quy mô GDP khi áp dụng thuế suất 22% 130 4.4: Thay đổi về quy mô GDP khi áp dụng thuế suất 20% 132 4.5: Thay đổi về quy mô GDP khi áp dụng thuế suất 18% từ 2018 134 4.6: Thay đổi về cơ cấu khi áp dụng thuế suất 22% từ 2014 135 4.7: Thay đổi về cơ cấu khi áp dụng thuế suất 20% từ 2016 137 4.8: Thay đổi về cơ cấu khi áp dụng thuế suất 138 18% từ 2018 4.9: Tốc độ tăng của GDP và thu NSNN ở 4 phương án trong giai đoạn 2016 – 2020 139 2. Danh mục các biểu Số hiệu biểu Tên biểu Trang 3.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2014 65 3.2: Cơ cấu theo thành phần kinh tế từ năm 1991 – 2014 66 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức sở hữu giai đoạn 1991 – 2014 70 3.4: Cơ vốn đầu tư theo ngành kinh tế giai đoạn 1995 – 2014 72 3.5: Cơ cấu vốn đầu tư nhà nước giai đoạn 1995 – 2014 72 3.6: Thu NSNN và thuế Thu nhập doanh nghiệp 1991 – 2014 90 3.7: Tốc độ tăng của GDP, Thu NSNN và Thuế TNDN 91 3.8: Tỷ lệ động viên từ thuế thu nhập doanh nghiệp so với GDP giai đoạn 1991 – 2014 92 3.9: Quy mô GDP theo ngành kinh tế tăng lên khi giảm thuế xuống 25%. 107 3.10: Biến động của cơ cấu GDP theo ngành khi giảm thuế suất xuống 25%. 109 3.11: GDP theo khu vực sở hữu tăng thêm khi áp dụng thuế 25% 112 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình vẽ, đồ thị Tên hình vẽ, đồ thị Trang 1.1 Sơ đồ mô hình tóm tắt 5 1.2 Đồ thị tác động lan truyền của thuế thu nhập công ty trong trường hợp đánh thuế phân biệt theo khu vực 46 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu đề tài Nền kinh tế Việt Nam trước những năm thực hiện đổi mới (1986) được phát triển theo mô hình của một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, một nền kinh tế độc lập, tự chủ với cơ cấu kinh tế là công nghiệp và nông nghiệp hiện đại dựa trên việc phát triển công nghiệp nặng làm nền tảng cho phát triển kinh tế. Với mô hình phát triển và cơ cấu kinh tế được xác lập một cách khá cứng nhắc, lại trong điều kiện của đất nước có chiến tranh giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, các nguồn lực về khoa học kỹ thuật, tài chính, tài nguyên và lao động đã không được huy động và sử dụng một cách có hiệu quả nên nền kinh tế phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Kể từ năm 1987, Tư tưởng của Văn kiện đại hội Đảng VI đã nêu: “đặt nền tảng lý luận cho mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng của nước ta trong giai đoạn này”[39]. Một số những nét đặc trưng và hạn chế nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 1987 – 2010 đã được tổng kết là: “Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, vào những ngành và những sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều vốn, tài nguyên và lao động”[12]. Ngoài ra, một số những hạn chế, điểm yếu khác của nền kinh tế cũng được nhận diện rõ hơn, cụ thể: (i) Các cân đối vĩ mô thiếu bền vững, đặc biệt là cân đối về đầu tư – tiết kiệm. Với nhu cầu cần có số lượng vốn đầu tư hàng năm rất lớn để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh nền kinh tế, song “tiết kiệm trong nước không đủ để bù đắp nhu cầu đầu tư, thiếu hụt của tiết kiệm so đầu tư ngày càng lớn, nếu khả năng tiết kiệm không được cải thiện, rất có thể đây sẽ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây bất ổn kinh tế vĩ mô”[12]. 1 (ii) Thâm hụt thương mại diễn ra thường xuyên, trong cả một thời gian dài của thời kỳ đổi mới kinh tế và chưa có dấu hiệu dừng lại đã có tác động không tốt tới phát triển và tạo cơ cấu kinh tế bền vững. (iii) Hiệu quả đầu tư thấp, đặc biệt là đầu tư công. “Hiệu quả đầu tư có xu hướng giảm, nhất là trong khu vực kinh tế nhà nước”[53]. Việc tăng vốn đầu tư để có tăng trưởng nhanh trong điều kiện khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn nhiều hạn chế, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo, yếu kém nên mức độ thất thoát, lãng phí tăng cao làm cho hiệu quả đầu tư giảm sút, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế. Để ổn định và phát triển bền vững nền kinh tế, Chính phủ đã chủ trương thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế mà nội dung chính là tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu thị trường tài chính và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước. Chương trình tái cơ cấu nền kinh tế này chính là việc triển khai thực hiện chủ trương đổi mới và phát triển kinh tế của Đảng tại Đại Hội Đảng XI – năm 2011 đã xác định là: “Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững”[12]. Như vậy, để giải quyết những khó khăn và hạn chế của nền kinh tế, thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững thì việc thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế là một yêu cầu tất yếu và rất cần thiết. Để thực hiện mục tiêu này, rất nhiều các giải pháp và công cụ chính sách sẽ phải được sử dụng, trong đó chính sách thuế nói chung và đặc biệt là thuế TNDN nói riêng luôn được coi là công cụ quan trọng hàng đầu bên cạnh các công cụ mạnh như điều chỉnh chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, tiền tệ… 2 Ở Việt Nam, Luật thuế TNDN được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 1997, thay thế cho thuế Lợi tức và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999. Kể từ khi ban hành cho đến nay, Luật thuế TNDN đã được bổ sung, sửa đổi hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế nhất định, vai trò của thuế TNDN chưa được phát huy đầy đủ. Việc hoàn thiện chính sách thuế TNDN vừa là yêu cầu cần phải hoàn thiện của hệ thống chính sách thuế, vừa là phục vụ cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Việc nghiên cứu luận án là nhằm đạt được các mục tiêu: - Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về tái cơ cấu nền kinh tế và đặc biệt là nội dung của thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay. - Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về thuế TNDN, về vai trò của thuế TNDN đối với tái cơ cấu nền kinh tế. - Đánh giá thực trạng diễn biến của nền kinh tế, những thành công cũng như các hạn chế và làm rõ về sự cần thiết cũng như các mục tiêu của thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. - Làm rõ vai trò và tác động của thuế TNDN tới cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thuế TNDN đến năm 2020 nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu. - Về thời kỳ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, đánh giá việc sử dụng thuế nhập doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế từ 1991 đến 2014. - Về phạm vi nghiên cứu: là những nội dung quan trọng của chính sách thuế TNDN, trong đó đặc biệt là thuế suất và những tác động của thuế suất thuế 3 TNDN tới quy mô và cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, bao gồm: quy mô, cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ cấu kinh tế theo khu vực sở hữu; các giải pháp về chính sách thuế, từ đó rút ra các nhận xét, đánh giá tình hình thực tế và đề xuất các giải pháp thực hiện đến 2020. - Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và tái cơ cấu nền kinh tế từ lý luận, nhận thức đến thực tiễn, đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế thu nhập với việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, phương pháp thực hiện nghiên cứu được áp dụng trong đề tài này là: - Thống kê, so sánh, phân tích đánh giá và phát hiện mối liên hệ tác động của chính sách thuế TNDN tới quy mô và cơ cấu nền kinh tế. - Kết hợp phương pháp định tính với định lượng thông qua việc sử dụng mô hình kinh tế lượng vĩ mô để xác định những tác động của thuế TNDN đến nền kinh tế, tới cơ cấu nền kinh tế. Một số nội dung cơ bản về mô hình nghiên cứu. Mô hình sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài là mô hình kinh tế lượng vĩ mô. Những nội dung chi tiết về mô hình sẽ được giới thiệu ở chương 3 và phụ lục. Tuy nhiên, về khái quát, mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách thuế TNDN và cơ cấu nền kinh tế bao gồm hệ các phương trình, trong đó có các phương trình định nghĩa và đồng nhất thức, các phương trình hành vi nhằm xác định mối quan hệ: (i) giữa thay đổi thuế suất thuế TNDN tác động tới quy mô kinh tế theo ngành và theo khu vực sở hữu kinh tế, (ii) giữa thay đổi thuế suất thuế TNDN tác động tới cơ cấu nền kinh tế theo ngành, theo khu vực sở hữu; (iii) quan hệ giữa thay đổi thuế suất thuế TNDN tác động tới quy mô thu ngân sách nhà nước và quy mô GDP của toàn bộ nền kinh tế… Phần mềm sử dụng cho nghiên cứu là EVIEWS. 4 Hình 1.1. Sơ đồ mô hình tóm tắt như sau: THUNS GDP I CG, EX Thu NSNN theo ngành, khu vực sở hữu GDP theo khu vực sở hữu TS THULT GDP theo ngành kinh tế Trong đó: GDP: Tổng sản phẩm trong nước I: Vốn đầu tư CG: Chi tiêu chính phủ EX: Tổng kim ngạch xuất khẩu TS: Thuế suất thuế TNDN THUNS: Thu ngân sách nhà nước THULT: Thuế TNDN… Dữ liệu sử dụng trong mô hình và các phân tích trong luận án là số liệu chuỗi thời gian được tổng hợp từ các nguồn: - Niên giám thống kê do Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố hàng năm từ 1991 - 2014. - Nguồn số liệu từ trang Thông tin điện tử của Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Nguồn số liệu, thông tin từ trang Thông tin điện tử của Chính phủ, Quốc hội. 5 - Các nguồn dữ liệu khác: Niên giám tài chính, ngân hàng Việt Nam; Kinh tế Việt Nam; Kinh tế Việt Nam và thế giới... 5. Đóng góp của nghiên cứu. Nghiên cứu tác động của thuế TNDN tới thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam thông qua mô hình kinh tế lượng vĩ mô sẽ có một số đóng góp như sau: - Về mặt lý luận: Luận án hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề về cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu nền kinh tế. Luận án đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về thuế TNDN, đặc biệt là chỉ ra vai trò của thuế TNDN đến tái cơ cấu nền kinh tế. - Về thực tiễn: Luận án đánh giá khái quát về việc sửa đổi hoàn thiện thuế TNDN ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2014, từ đó đi sâu phân tích những thành công cũng như những hạn chế của thuế TNDN đến tái cơ cấu nền kinh tế. - Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện thuế TNDN đến năm 2020 nhằm tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án được trình bày trong 4 chương là: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu. Chương 2. Một số vấn đề lý luận về tái cơ cấu nền kinh tế và vai trò của thuế TNDN đối với tái cơ cấu nền kinh tế. Chương 3. Thực trạng tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và tác động của thuế TNDN tới tái cơ cấu nền kinh tế. Chương 4. Hoàn thiện chính sách thuế TNDN thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế đến năm 2020. 6 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.Tình hình nghiên cứu trong nước. Cho tới nay việc nghiên cứu về thuế TNDN và cải cách thuế TNDN thì đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan, đơn vị có chức năng nghiên cứu, giảng dạy và cả các tác giả thuộc các đơn vị sản xuất, các tập đoàn, tổng công ty lớn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vai trò và tác động của thuế TNDN tới quy mô nền kinh tế và cơ cấu kinh tế trên cả góc độ định tính cũng như định lượng thì chưa có nhiều. Cho tới nay, một số các công trình nghiên cứu liên quan có thể kể tới như sau: (1) Luận án tiến sỹ kinh tế của Tào Thị Hoàng Anh, năm 2006 “Đổi mới và hoàn thiện các chính sách thuế nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa”. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2004. Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống thuế nói chung, trong đó có phần đề cập tới thuế TNDN, vai trò, chức năng của thuế và quá trình thực hiện những cải cách thuế từ 1990 đến 2004, những tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở những nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất những định hướng về cải cách hệ thống thuế, đề xuất bổ sung, sửa đổi những quy định về thuế để góp phần thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010. Đặc biệt, về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã kết hợp những nghiên cứu về định tính với phương pháp định lượng thông qua việc sử dụng mô 7 hình kinh tế lượng vĩ mô. Mô hình đã thực hiện mô phỏng một số các phương án chính sách về thay đổi thuế suất thuế TNDN, thay đổi thuế suất thuế giá trị gia tăng để thấy rõ những tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành: sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và dịch vụ…[1]. (2) Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Ngọc Tú, năm 2009 “Các giải pháp về thuế nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa”. Tác giả đã khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1999 - 2008. Ngoài ra, tác giả cũng đã làm rõ những tác động của thuế tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở những nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất những định hướng hoàn thiện từng sắc thuế để góp phần thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn đến 2020[55]. (3) Đề tài nghiên cứu cấp Học viện năm 2011, Chính sách thuế TNDN ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế do TS. Vương Thị Thu Hiền làm chủ nhiệm. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế TNDN và hội nhập kinh tế quốc tế; đánh giá thực trạng của chính sách thuế TNDN ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng chính sách thuế TNDN của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; đi sâu xem xét việc hoàn thiện chính sách thuế TNDN gắn với hội nhập kinh tế quốc tế đáp ứng các yêu cầu của hội nhập[21]. (4) Đề tài "Mô hình kinh tế lượng vĩ mô dạng cấu trúc của Việt Nam" do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và công bố vào tháng 4/2000 của Đinh Hiền Minh và một số tác giả khác năm 2000. Mục tiêu của mô hình là đưa ra các chỉ số ước tính về kinh tế cho năm 1999 và dự báo một số các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2000. 8 Mô hình bao gồm 25 phương trình hành vi, 17 đồng nhất thức và phương trình định nghĩa. Về cấu trúc, mô hình bao gồm 5 khối: GDP theo ngành sản xuất; GDP theo chi tiêu cuối cùng; Giá cả; Thu nhập và Ngân sách. Trong khối ngân sách chính phủ đã có một số các phương trình về thuế như: thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các loại thuế gián thu khác và thu từ dầu thô[29]. (5) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do tiến sỹ Lê Việt Đức, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm chủ nhiệm, năm 2004 với tên gọi là: “Phân tích và dự báo một số khả năng phát triển của nền kinh tế quốc dân nước ta đến năm 2010”. Đây là công trình nghiên cứu định tính kết hợp với phân tích định lượng bằng mô hình kinh tế lượng vĩ mô. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích dự báo những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tổng hợp phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 2010. Đề tài đã có nội dung nghiên cứu về vai trò của một số các chính sách về tài khóa, tiền tệ ở tầm vĩ mô dự kiến sẽ thực hiện để phục vụ cho đạt được mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2006 – 2010[14]. (6) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do PGS.TS. Bạch Thị Minh Huyền, Bộ Tài chính là chủ nhiệm có tên là: “Thử nghiệm áp dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích, dự báo thu ngân sách nhà nước” năm 2004. Đây là mô hình kinh tế lượng vĩ mô thử nghiệm dự báo về thu ngân sách nhà nước được xây dựng với quy mô 45 phương trình bao gồm các khối: (i) Kinh tế vĩ mô; (ii) Sản xuất; (iii) Xuất nhập khẩu; (iv) Đầu tư; và (v) Thu ngân sách. Mô hình nghiên cứu những thay đổi về thu ngân sách nhà nước khi thay đổi các chỉ tiêu như: (i) tăng trưởng về xuất khẩu; (ii) Chi tiêu chính phủ; (iii) tỷ giá; (iv) giá dầu; (v) áp dụng một mức thuế suất thuế TNDN 28% và 25%; (vi) Áp dụng thuế GTGT với thuế suất 5% và 10% (bỏ thuế suất 20%). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những thay đổi của thu NSNN khi những biến ngoại sinh thay đổi với 9 các giá trị giả định khác nhau. Tuy nhiên, điểm yếu trong mô hình này chính là chuỗi số liệu thống kê quá ngắn (chỉ có 12 quan sát) và mô hình có nhiều biến ngoại sinh nên mức độ chính xác còn hạn chế. (7). Đề tài nghiên cứu khoa học do TS. Phạm Văn Hà và Mai Thị Vân Anh, Viện nghiên cứu Khoa học Tài chính (Viện Chiến lược và chính sách tài chính hiện nay), Bộ Tài chính năm 2007 làm chủ nhiệm có tên là: “Sử dụng các mô hình kinh tế lượng hiện có để dự báo thu ngân sách ở Việt nam”. Nội dung mô hình đã tập trung nghiên cứu và phân tích những ưu điểm, nhược điểm của một số mô hình dự báo: (i) Mô hình cân bằng tổng thể; (ii) Mô hình cân bằng riêng và (iii) Mô hình kinh tế lượng vĩ mô từ đó đưa ra đề xuất về xây dựng mô hình kinh tế lượng vĩ mô để thực hiện dự báo thu ngân sách ở Việt nam hiện nay. Mô hình đề xuất bao gồm 42 phương trình với các khối: Sản xuất, đầu tư, ngoại thương, kinh tế vĩ mô và thu ngân sách nhà nước. Mô hình đã được kiểm định và thực hiện 9 phương án dự báo: (i) Thay đổi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô; (ii) Áp dụng thuế suất thuế TNDN thống nhất 28%: (iii) Áp dụng thuế suất thuế TNDN thống nhất 25%: (iv) Bỏ thuế suất thuế GTGT 20%: (v) Áp dụng thuế suất thuế GTGT thống nhất 10%; (vi) Áp dụng thuế suất thuế GTGT thống nhất 8%: (vii) Giảm thuế nhập khẩu bình quân 1%; (viii) Giảm thuế suất thuế xuất khẩu bình quân 1% và (ix) Phương án tổng hợp giảm một số thuế suất khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ những biến động về số thu ngân sách nhà nước khi thay đổi thuế suất và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình là chuỗi số liệu thống kê còn ngắn nên các kết quả kiểm định chưa thật chính xác và mô hình chưa phản ánh được những thay đổi của chính sách thuế tới cơ cấu nền kinh tế. (8) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do TS. Nguyễn Công Bình, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính làm chủ nhiệm năm 2014 với tên: “Xây dựng phương pháp tính toán và dự báo số thu NSNN với hoạt động xuất nhập khẩu 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan