Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu than của công ty tnhh ...

Tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu than của công ty tnhh mtv 397

.DOC
48
166
101

Mô tả:

Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại trường Đại học thương mại được tiếp cận với những lý luận chuyên nghành và những kiến thức thực tế từ công ty TNHH MTV 397, em đã chọn chuyên đề của mình là “ Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu than của công ty TNHH MTV 397” Để có thể hoành thành chuyên đề của mình một cách tốt nhất em xin gửi lơi cảm ơn chân thành nhất tới ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong trường Đại học thương mại, các thầy cô khoa Thương mại quốc tế đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Bích Thủy đã chỉ bảo hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình hoàn thành chuyên đề của mình một cách tốt nhất Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo các anh chị nhân viên công ty TNHH MTV 397 đã tạo điều kiện giúp đỡ em về mặt thực tiễn và cung cấp những kiến thức thực tế nhất để làm cơ sở nghiên cứu đề tài của mình trong suốt thời gian thực tập tại công ty Sinh Viên: Trần Thị Ánh Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI........................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1 1.2 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................1 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu.................................................................................1 1.4 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.....................................................................................................................2 1.5.1. Thủ tục hải quan đối với than xuất khẩu........................................................2 1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu vấn đề.......................................................9 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT LUẬN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆ THỦ TUC HẢI QUAN XUẤT KHẨU THAN CỦA CÔNG TY TNHH MTV 397................................15 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề.......................................................15 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.......................................................15 2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.....................................................15 2.1.3 Phương pháp phân tích dữ liệu.................................................................16 2.2 Đánh giá tổng quát tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến quy trình thực hiện TTHQ xuất khẩu than của công ty TNHH MTV 397................16 2.2.1 Tổng quan tình hình về quy trình thực hiện TTHQ XK than của DN...16 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng của môi trường đến quy trình thực hiện thủ tục HQ xuất khẩu than của doanh nghiệp...............................................................19 2.3 Tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệp,phỏng vấn chuyên gia,phân tích giữ liệu thứ cấp về quy trình thực hiện thủ tục HQ XK than của công ty TNHH MTV 397...............................................................................................................21 2.3.1 Về công tác quản trị của công ty...............................................................21 2.3.2 Về các nhân tó ảnh hưởng tới quy trình thủ tục hải quan hải quan của công ty:................................................................................................................. 23 2.3.3 Về mức độ thực hiện giữa các khâu trong quy trình làm TTHQ của công ty .............................................................................................................................. 23 2.4 Quy trình thực hiện thủ tục HQ xuất khẩu than của công ty TNHH MTV 397........................................................................................................................ 25 Sinh Viên: Trần Thị Ánh Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế 2.4.1 Chuẩn bị hồ sơ HQ:.....................................................................................25 2.4.2 Đăng ký tờ khai và nộp hồ sơ hải quan:.......................................................26 2.4.3 Thực hiện các quyết định của cơ quan hải quan:.........................................29 2.4.4: Nộp thuế và lệ phí.......................................................................................30 2.4.5: Lưu trữ hồ sơ...............................................................................................31 2.4.6: Thực hiện các quyết định sau thông quan...................................................31 CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT THAM GIA NHẰM THỰC HIỆN........................................................................................................33 THỦ TUC HẢI QUAN XUẤT KHẨU THAN CỦA CÔNG TY TNHH MTV 397 .............................................................................................................................. 33 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu than của công ty TNHH MTV 397............................................33 3.1.1 Những kết quả đạt được trong thời gian qua của công ty trong quá trình thực hiện TTHQ............................................................................................................33 3.1.2 Những tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân trong quy trình thực hiện TTHQ xuất khẩu than của công ty TNHH MTV 397............................................34 3.2 Dự báo triển vọng phát triển và quan điểm hoàn thiện quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng dệt may gia công của công ty MTV 397..........................36 3.2.1 Dự báo triển vọng phát triển việc thực hiện thủ tục hải quan đối với than xuất khẩu....................................................................................................................... 36 3.2.2 Quan điểm giải quyết các tồn tại khi làm thủ tục hải quan với than của công ty sang Nhật Bản...................................................................................................36 3.3 Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan cho thị trường Nhật Bản đối với than của công ty.............................................37 3.3.1 Đề xuất với Doanh nghiệp............................................................................37 3.3.2 Các đề xuất, kiến nghị với việc Chi cục hải quan.........................................39 Sinh Viên: Trần Thị Ánh Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế MỤC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 Từ viết tắt TNHH XNK HĐ XK TTHQ HSHQ Sinh Viên: Trần Thị Ánh Từ đầy đủ Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Hợp đồng Xuất khẩu Thủ tục hải quan Hồ sơ hải quan Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài - Trong nền kinh tế hội nhập nền kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra gần đây thì pháp luật về vấn đề xuất khẩu, NK HH … là vô cùng quan trọng đối với DNVN nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó vô cùng to lớn và qua quá trình thực tập thực tế tại công ty, em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu than của công ty TNHH MTV 397”. Trong quá trình giới hạn phạm vi nghiên cứu về quy trình thực hiện TTHQ cho loại hàng này bằng các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, phương pháp phân tích dữ liệu, chuyên đề đã trình bày được một số lý luận cơ bản về thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình làm TTHQ xuất khẩu than cho công ty TNHH MTV 397. 1.2 Đối tượng nghiên cứu - Xuất phát tờ vấn đề nghiên cứu của chuyên đề, qua thời gian em đã tìm hiểu và nghiên cứu quy trình thực hiện TTHQ xuất khẩu, từ đó, qua các phương pháp thu thâph dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu em đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện TTHQ xuất khẩu than của công ty TNHH MTV 397. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu - Những mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện quy trình thực hiện TTHQ xuất khẩu than của công ty TNHH MTV 397cần phải đạt được như sau: - Hệ thống hóa về quy trình TTHQ của doanh nghiệp - Khảo sát thực tế quá trình thực hiện TTHQ của công ty nhằm phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện TTHQ. - Giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiệ quy trình TTHQ xuất khẩu Sinh Viên: Trần Thị Ánh 1 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại 1.4 Khoa: Thương mại quốc tế Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tại công ty TNHH MTV 397 - Quy mô nghiên cứu phù hợp với mức của một công trình nghiên cứu cá nhân tốt nghiệp bậc đại học,bộ môn Quản trị tác nghiệp TMQT, trong đó tập trung vào công tác hoàn thiện quy trình thực hiện HĐNK 1.5 Về thời gian: Trong giai đoạn 2009-2011 Một số khái niệm và phân định nội dung tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp 1.5.1. Thủ tục hải quan đối với than xuất khẩu 1.5.1.1. Thủ tục hải quan Theo công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi): Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên liên quan và hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ luật hải quan. Theo luật hải quan Việt Nam “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật hải quan đối với hàng hóa và phương tiện vận tải” Thủ tục hải quan điện tử là các thủ tục hải quan được nhập bằng các thông điệp dữ liệu điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật. 1.5.1.2 Đối tượng làm thủ tục hải quan: - Hàng hóa XK, NK, quá cảnh, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, ngoại hối, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, văn hóa phẩm, di vật, bưu phẩm, bưu kiện XK, NK; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm XK, NK, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan. - Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng. 1.5.1.3 Người khai hải quan: Theo Luật Hải quan Việt Nam năm 2005 thì người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền. Trong điều 23 Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 có ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan. Sinh Viên: Trần Thị Ánh 2 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế 1.5.1.4Địa điểm làm thủ tục hải quan: theo điều 17 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 thì: Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định. 1.5.1.5. Thời hạn làm thủ tục hải quan: thủ tục hải quan phải được hoàn tất tại cửa khẩu xuất hàng trước khi phương tiện vận tải khởi hành, chậm nhất là: - 8h đối với vận chuyển bằng đường biển - 4h đối với vận tải bằng đường sông - 4h tại ga gửi hàng đối với vận tải bằng đường sắt - 4h đối với vận tải bằng đường bộ - 2h đối với vận tải bằng đường hàng không Tuy nhiên, có thể căn cứ vào thực tế của lô hàng XK để quyết định thời hạn làm thủ tục hải quan nhưng thủ tục hải quan phải được hoàn thành trước khi phương tiện vận tải khởi hành trước 1 giờ đồng hồ. 1.5.1.6 Quy trình về hồ sơ làm thủ tục hải quan xuất khẩu than theo quyết định số 1171/QĐ- TCHQ ngày 15/6/2009 và thông tư 112/2005/TT- BTC của HQVN Sơ đồ tổng quát về quy trình thực hiện TTHQ Sinh Viên: Trần Thị Ánh 3 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế * Quy định của Nhà nước về thủ tục hải đối với than xuất khẩu: - Đối với các cơ quan hải quan: Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thương mại nói chung( bao gồm cả than xuất khẩu) đã từng được thể hiện trong quyết định số 1951/ QĐTCHQ ngày 19/12/2005. Nhưng gần đây nhất tổng cục hải quan vừa có quyết định số 874/QĐ-TCHQ ban hành kèm theo quy trình thủ tục hải quan mới đối với hàng hóa XNK thương mại áp dụng từ ngày 1/6/2008. Về cơ bản, quy trình thủ tục hải quan mới ngắn gọn, khoa học hơn, minh bạch hóa trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ công chức hải quan. Quy trình đã rút ngắn tối đa thời gian làm thủ tục hải quan, tạo thông thoáng mà vẫn chặt chẽ trong quản lý. Quy trình mới gồm năm bước cơ bản để thông quan hàng hóa: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế. Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “ đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan. Phúc tập hồ sơ Sinh Viên: Trần Thị Ánh 4 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra: + Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 79/2009/TT- BTC + Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm, chính sách mặt hàng). + Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ. + Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai). + In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan . + Kiểm tra hồ sơ hải quan. + Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá theo khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan. + Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo. + Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hoá sang Bước 2. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế do đối tượng tự khai. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc khai thiếu nội dung hoặc không đảm bảo thể thức pháp lý theo quy định, cơ quan Hải quan thông báo cho đối tượng nộp thuế biết để khai bổ sung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đã đủ nội dung, đảm bảo thể thức pháp lý theo quy định, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra các bước tiếp theo sau đây: - Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế; Sinh Viên: Trần Thị Ánh 5 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế - Kiểm tra căn cứ để xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, giảm thuế; - Kiểm tra căn cứ để xác định số thuế phải nộp Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế: + Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá. + Kiểm tra thực tế hàng hóa. + Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra. + Xử lý kết quả kiểm tra. + Xác nhận đã làm thủ tục hải quan Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu "đã làm thủ tục hải quan" và trả tờ khai cho người khai hải quan. Thu thuế và thu lệ phí hải quan theo quy định đối với từng loại hàng hóa. Đóng dấu “Đã làm thủ tục Hải quan” lên mặt trước, phía trên góc trái tờ khai hải quan (đóng trùm lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM); Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan. Chuyển hồ sơ sang bước 5 (có Phiếu bàn giao hồ sơ mẫu 02/PTNBGHS/2009). Bước 5: Phúc tập hồ sơ. - Cách thức thực hiện: + Nộp trực tiếp tại cơ quan Hải quan. + Thành phần hồ sơ: - Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính; - Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản sao Sinh Viên: Trần Thị Ánh 6 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế - Hóa đơn thương mại:nộp 01 bản chính - Vận tải đơn: 01 bản sao ( nếu không có vận tải đơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hoặc lập danh mục bưu kiện, bưu phẩm do bưu điện lập) Ngoài ra tùy từng trường hợp mà có thể người khai phải xuất trình các chứng từ như: - Bản kê chi tiết hàng hóa:01 bản chính - Giấy đăng ký kiểm tra: 01 bản chính - Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: nộp 01 bản chính - Giấy chứng nhận xuất xứ: 01 bản chính. Ngoài ra còn có một số chứng từ khác có liên quan tùy theo từng loại mặt hàng. * Thủ tục hải quan đối với các DN Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau: + Khai và nộp tờ khai hải quan + Xuất trình hàng hóa + Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Thủ tục hải quan đối với than xuất khẩu thì cũng được tiến hành như thủ tục hải quan đối với các hàng hóa XNK khác và được cụ thể thành các bước: Chuẩn bị hồ sơ hải quan Sinh Viên: Trần Thị Ánh 7 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế Đăng ký tờ khai và nộp hồ sơ hải quan Thực hiện các quyết định của hải quan Thực hiện các quyết định sau thông quan Lưu trữ hồ sơ Thủ tục hải quan đối với than xuất khẩu đặc biệt đối với thương nhân nước ngoài thì ngoài phải thực hiện theo các quy định của luật hải quan, các doanh nghiệp phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn: đối với việc XK than nếu áp dụng hình thức chuyển cửa khẩu thì được hướng dẫn theo quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa XK chuyển cửa khẩu. Đối với các lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì ngoài việc kiểm tra tên hàng, lượng hàng, chủng loại hàng hóa phải đối chiếu mẫu nguyên liệu lấy khi NK do doanh nghiệp cấu thành lên sản phẩm thực tế XK. * Thủ tục hải quan đối với than xuất khẩu: Ngoài các quy định chung cho quy trình thủ tục hải quan với hàng hóa thương mại nói chung thì còn có các quy định riêng cho than xuất khẩu sang từng thị trường khác nhau. Dưới đây là các quy định liên quan tới vấn đề thủ tục hải quan sang thị trường Nhật bản : Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tờ khai xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản ngoài bộ chứng từ theo quy định doanh nghiệp phải nộp thêm 01 bản sao giấy chứng nhận xuất xứ do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp. Bộ Thương mại đề nghị các ngành liên quan kiểm tra chặt chẽ C/O đối với than xuất khẩu đi Nhật Bản; chỉ cấp C/O cho những doanh nghiệp có hàng sản xuất tại Việt Nam và gia công theo quy định OPA của Nhật Bản; trong quá trình Sinh Viên: Trần Thị Ánh 8 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời để kịp chấn chỉnh, xử lý. Trường hợp doanh nghiệp nợ C/O khi đăng ký tờ khai hải quan thì phải có công văn xin chậm nộp C/O và hàng hóa vẫn được thông quan theo quy định. Thời hạn được phép chậm nộp C/O là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai. Ngoài việc phải khai báo đầy đủ các tiêu chí (các ô) trên tờ khai hải quan theo các quy định hiện hành thì các doanh nghiệp phải ghi đầy đủ 5 yếu tố: mã số nhà sản xuất, mã số HTS của Nhật Bản, số Cat, đơn giá sản phẩm theo giá FOB và đơn vị tính. Đối với thị trường Nhật Bản, xí nghiệp còn phải làm thủ tục xin cấp Visa. Hồ sơ xin cấp Visa bao gồm: - Đơn cấp visa - Hóa đơn thương mại - Hợp đồng gia công - Tờ khai hải quan XK đã thanh khoản - Vận tải đơn - Báo cáo quá trình SX gia công - Tờ khai nhận nguyên vật liệu Bộ visa gồm 1 bản chính và 3 bản sao. Trong đó 1 bản chính và 2 bản sao được gửi cho khách hàng nước ngoài của xí nghiệp. Bản chính để xuất trình với hải quan Nhật Bản còn 1 bản do phòng XNK của công ty giữ. 1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu vấn đề 1.5.2.1 Chuẩn bị hồ sơ hải quan Việc chuần bị hồ sơ hải quan do các nhân viên phòng XNK thực hiện. Tuy nhiên để có đầy đủ các giấy tờ, chứng từ thì các nhân viên trong bộ phân XNK phải liên hệ với các bộ phận có liên quan. Hồ sơ hải quan thường bao gồm các chứng từ: - Tờ khai hải quan hàng hóa XNK: 02 bản chính - Hợp đồng gia công hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng: 01 bản sao - Hóa đơn thương mại:01 bản chính và 01 bản sao - Tờ khai trị giá hàng hóa XNK: 02 bản chính. - Vận tải đơn: 01 bản sao - Giấy phép XNK của cơ quan có thẩm quyền: 01 bản sao Sinh Viên: Trần Thị Ánh 9 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế - Ngoài ra còn tùy thuộc vào mặt hàng cũng như thị trường XK mà cần phải chuẩn bị C/O; bản kê chi tiết hàng hóa, giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa….. 1.5.2.2 Đăng ký tờ khai và nộp hồ sơ hải quan + Đăng ký tờ khai Việc thực hiện khai báo hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai do Tổng cục hải quan quy định. Khi đó người khai hải quan phải ghi đầy đủ các thông tin chi tiết về hàng hóa cũng như đối tượng tham gia trong giao dịch thương mại đó: tên công ty. Đối với hình thức gia công thương mại thì cần ghi tên công thực hiện gia công, tên công ty đặt gia công, ngoài ra có khi còn có cả tên công ty mà hàng được xuất đi nếu là gia công theo chỉ định của công ty mẹ. Các thông tin liên quan tới hàng hóa cần được khai như: tên, mã số hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, xuất xứ, đơn giá tính hàng hóa, đồng tiền tính giá, phương tiện vận tải cũng như các loại thuế suất…Đối với hàng hóa gia công thi DN phải: - Đăng ký hợp đồng gia công: in số tiếp nhận hợp đồng, bảng đăng ký danh mục nguyên phụ liệu NK, danh mục sản phẩm gia công, thiết bị gia công. - Đăng ký định mức: in số tiếp nhận định mức, định mức và đăng ký định mức. - Đăng ký tờ khai gia công XK: in số tiếp nhận, tờ khai. Sau khi đã khai báo xong vào tờ khai hải quan thì nhân viên XNK sẽ xin dấu xác nhận của người đứng đầu mang hồ sơ tới nộp tại cục hải quan hoặc chi cục hải quan. + Nộp hồ sơ hải quan Khi nộp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa thì có hai cách nộp: nộp hồ sơ hải quan điện tử từ xa và nộp hồ sơ theo kiểu thủ công( truyền thống). Doanh nghiệp phải gửi hồ sơ hải quan tới chi cục hải quan để xin mở tờ khai. Đối với hồ sơ điện tử thì doanh nghiệp sẽ khai báo bằng dữ liệu điện tử đến hệ thống tiếp nhận của cục hải quan, chi cục hải quan thông qua Internet. Doanh nghiệp phải cài đặt phần mềm vào máy của mình để nhập dữ liệu của tờ khai hàng hóa XNK và chuyển đến hải quan qua mạng. Hải quan dựa vào số tiếp nhận đã cấp khi doanh nghiệp nộp hồ sơ xin mở tờ khai và cấp mã số tờ khai.Đây là hình thức khai tiến bộ được áp dụng nhiều. Sinh Viên: Trần Thị Ánh 10 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế Đối với nộp hồ sơ theo kiểu thủ công, truyền thống thì tài liệu được mang trực tiếp tới cơ quan hải quan, doanh nghiệp nhận mã số tờ khai trực tiếp tại cơ quan hải quan, khai báo trực tiếp vào tờ khai rồi nộp lại cho cơ quan hải quan.Đây là hình thức khai tốn kém thời gian, chi phí đi lại và làm thủ tục hải quan bị kéo dài. Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở hải quan. Trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể gia hạn nộp một số chứng từ cho đến trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa. Hồ sơ hải quan khi được tiếp nhận được qua hệ thống quản lý rủi ro tự động phân luồng xanh, luồng đỏ, luồng vàng. 1.5.2.3 Thực hiện các quyết định của hải quan Khi hàng hóa được phân luồng thì có thể thuộc một trong 3 luồng: xanh, đỏ, vàng. - Nếu hồ sơ thuộc luồng xanh: doanh nghiệp tiến hành bóc tờ khai và giải phóng hàng hóa. - Nếu hồ sơ thuộc luồng vàng: doanh nghiệp sẽ nhận mức độ kiểm tra của hải quan: kiểm tra hồ sơ, chứng từ của lô hàng. Nếu thấy cần thiết thì thông báo cho hải quan để bổ sung, sửa chữa. Khi hải quan yêu cầu thì doanh nghiệp tiến hành tham vấn giá theo các phương pháp xác định trị giá phù hợp. Khi đó doanh nghiệp phải đưa ra các giấy tờ có liên quan đến trị giá tình thuế: hóa đơn thương mại, chứng nhận xuất xứ. Nếu kết quả kiểm tra đồng ý cho thông quan thì doanh nghiệp có thể giải phóng hàng hóa. Nếu kết quả không đồng ý cho thông quan thì doanh nghiệp có thể khiếu nại. Những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, khi làm thủ tục hải quan thì hồ sơ hải quan được tự động phân vào luồng xanh hoặc luồng vàng không phải kiểm tra thực tế hàng hóa. - Nếu hồ sơ thuộc luồng đỏ: doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để cơ quan kiểm tra thực tế hàng hóa. Hệ thống quản lý rủi ro tự động xác định các hình thức kiểm tra: + Kiểm tra đại diện không quá 10% đối với hàng XNK là nguyên liệu sản xuất, hàng XK và gia công XK, hàng cùng chủng loại, hàng đóng gói đồng nhất… + Kiểm tra toàn bộ lô hàng XK, NK của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan,lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. Sinh Viên: Trần Thị Ánh 11 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng và kiểm tra thực tế hàng hóa hải quan sẽ có quyết định sau: - Cho hàng qua biên giới - Cho hàng hóa qua biên giới có điều kiện nhưng phải sửa chữa khắc phục lại, phải nộp bổ sung thuế XNK. - Không được phép XNK Khi xuất trình hàng hóa thì doanh nghiệp phải thống nhất với cơ quan hải quan về địa điểm và thời điểm kiểm tra hàng hóa làm sao cho tối thiểu hóa chi phí. Sau khi kiểm tra nếu doanh nghiệp không đồng ý với các kết luận của cơ quan hải quan thì có thể yêu cầu xem xét lại, nếu hai bên không thống nhất được thì doanh nghiệp có thể khiếu kiện theo trình tự của pháp luật. 1.5.2.4 Nộp thuế và lệ phí Đối với nguyên vật liệu được nhập về để sản xuất XK thì doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị áp dụng thời hạn nộp thuế kéo dài hơn 275 ngày cho chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan, thời hạn nộp thuế là 30 ngày đối với các lô hàng NK thuộc danh mục hàng tiêu dùng nhưng là nguyên liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước hoặc XK. Đối với hàng gia công thì doanh nghiệp được miễn thuế, 45 ngày sau khi kết thúc hợp đồng gia công thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và có biện pháp xử lý nếu có các nguyên liệu thừa. Riêng hàng dệt may gia công thì việc xử lý phế liệu, phế phẩm hàng được quy định cụ thể: - Đối với phế phẩm, phế liệu nằm trong tỷ lệ hao hụt nhỏ hơn hoặc bằng 3%: + Không thu thuế NK đối với hàng dệt may nằm trong tỷ lệ hao hụt còn giá trị thương mại sau quá trình gia công với tỷ lệ trên khi bán vào thị trường nội địa. + Doanh nghiệp thực hiện kê khai đầy đủ với cơ quan hải quan và cơ quan thuế nội địa. + Phần phế phẩm, phế liệu này nằm trong tỷ lệ hao hụt của định mức đã được thỏa thuận trong hợp đồng gia công. + Thực tế là vải không nguyên lô, nguyên kiện. - Đối với phế phẩm, phế liệu mà tỷ lệ hao hụt lớn hơn 3%: + Doanh nghiệp phải kê khai hải quan, nộp thuế NK, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có với cơ quan hải quan và hoàn thành nghĩa vụ tài chính khác. Sinh Viên: Trần Thị Ánh 12 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế + Số tiền thuế NK phải nộp là số tiền chênh lệch giữa số tiền thuế NK của nguyên liệu khi khấu trừ đi số thuế NK được miễn. Trước đây Tổng cục hải quan đã thông báo yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp thuế ngay đối với những lô hàng NK nhưng đã vấp phải sự phản ứng mạnh từ các doanh nghiệp. Lệ phí hải quan được nộp ngay lập tức khi có phát sinh lệ phí và có thể nộp bằng cách: + Nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan + Nộp qua việc chuyển khoản tại các ngân hàng Nhưng thông thường thì các DN phải nộp vào kho bạc Nhà nước. 1.5.2.5 Lưu trữ hồ sơ Hồ sơ sau khi được nộp cho cơ quan hải quan thì doanh nghiệp cũng phải giữ tờ khai của mình ít nhất là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và đồng thời doanh nghiệp cũng phải lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa XNK đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định để có thể xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra. Việc lưu giữ hồ sơ là vô cùng quan trọng bởi nếu làm mất tờ khai “bản lưu của người khai hải quan” thì doanh nghiệp phải có công văn cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật và có xác nhận của công an thì mới được photo sao y tờ khai bản chính từ “bản lưu của hải quan”. Hơn thế nữa doanh nghiệp còn phải chịu xử phạt hành chính về hành vi không lưu đủ hồ sơ chứng từ. 1.5.2.6 Thực hiện các quyết định kiểm tra sau thông quan Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hóa XNK đã được thông quan, trong thời hạn 5 năm cơ quan hải quan được phép áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm: - Thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan. - Thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Sinh Viên: Trần Thị Ánh 13 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế Kiểm tra sau thông quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Có dấu hiệu gian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm quy định về quản lý XNK. - Căn cứ vào kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu, từ trinh sát hải quan, từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Hải quan nước ngoài để quyết định kiểm tra sau thông quan. Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đó được thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền ra quyết định kiểm tra sau thông quan. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định kiểm tra sau thông quan. Căn cứ quyết định kiểm tra sau thông quan, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sổ sách, tờ khai nộp, tờ khai xuất, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan tại doanh nghiệp để đối chiếu với tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hoá. Trong quá trình kiểm tra, theo yêu cầu của cơ quan hải quan, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan tạo điều kiện , cung cấp chứng từ kế toán, các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan hải quan. Chính phủ quy định cụ thể về kiểm tra sau thông quan. Sinh Viên: Trần Thị Ánh 14 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT LUẬN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆ THỦ TUC HẢI QUAN XUẤT KHẨU THAN CỦA CÔNG TY TNHH MTV 397 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 2.1.1.1 Phương pháp trắc nghiệm: Phiếu điều tra trắc nghiệm được thiết kế dưới 12 câu hỏi liên quan đến nội dung thực hiện quy trình TTHQ xuất khẩu than của công ty TNHH MTV 397. Bên cạnh đó, phiếu điều tra trắc nghiệm cũng thực hiện được đánh giá của mỗi cán bộ trong công ty về thực trạng đó Em đã gửi 5 phiếu điều tra trắc nghiệm về quá trình thực hiện TTHQ xuất khẩu than cho nhân viên công ty TNHH MTV 397 Số phiếu phát ra là 5 ,số phiếu thu về là 5 mỗi phiếu điều tra trắc nghiệm,khảo sát về quy trình thực hiện TTHQ ở phụ lục 1. Danh sách cán bộ tham gia trả lời phiếu điều tra trắc nghiệm ở phụ lục 3 2.1.1.2 Phỏng vấn chuyên gia: bài phỏng vấn chị Nguyễn Thị Hà nhân viên XNK, liên quan đến vấn đề làm TTHQ than XK của công ty mà phiếu điều tra trắc nghiệm chưa thực hiện rõ ràng trong việc thực hiện các bước làm TTHQ 2.1.1.3 Thu thập thông tin thực tế từ công ty Qua thời gian thực tập thực tế tại công ty, được quan sát các anh chị trong phòng XNK thực hiện các bước làm TTHQ XK than,đã giúp em hiểu rõ hơn về quá trình TTHQ XK than tại công ty, đồng thời giúp em tìm ra được những mặt thành công và hạn chế từ thực hiện quy trình này một cách thực tế 2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Ngoài các dữ liệu sơ cấp thu thập được từ việc thiết kế phiếu điều tra và phỏng vấn các chuyên gia thì một nguồn tin không thể thiếu được đó là các dữ liệu thứ cấp có được từ các nguồn: - Thu thập thông tin từ sách báo, internet… - Thu thập từ các đề tài luận văn tốt nghiệp có liên quan đến đề tài của mình Sinh Viên: Trần Thị Ánh 15 Lớp: K5HMQ1 Trường đại học thương mại Khoa: Thương mại quốc tế - Thu thập từ các cơ quan hữu quan, chính sách, thông tư, quy định về thủ tục hải quan tại Website của Tổng cục hải quan. - Thu thập những thông tin bên trong nội bộ công ty liên quan tới thủ tục hải quan XK than sang thị trường Nhật Bản 2.1.3 Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp thống kê: thống kê các kết quả thu được từ các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. - Phương pháp phân tích: căn cứ vào câu trả lời thu dược từ các cán bộ DN qua phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn vấn đề phân tích thực trạng làm TTHQ tại công ty - Phương pháp tổng hợp, sàng lọc: căn cứ vào các kết quả phân tích được từ phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn, nghiên cứu tại liệu để đưa ra các kết luận về thực trạng quá trình làm TTHQ tai công ty - Phương pháp sử dụng phần mềm SBSS: là trương trình chuyên dụng phục vụ cho sử lý và phân tích số liệu thống kê về mức độ ảnh hưởng tớí quá trình làm TTHQ của các nhân tố ảnh hưởng 2.2 Đánh giá tổng quát tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến quy trình thực hiện TTHQ xuất khẩu than của công ty TNHH MTV 397 2.2.1 Tổng quan tình hình về quy trình thực hiện TTHQ XK than của DN 2.2.1.1 Giới thiệu chung về công ty: Lĩnh vực hoạt đông Chức năng, nhiệm vụ của công ty:  Khai thác, chế biến, xuất khẩu than và khoáng sản khác  Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông  Kinh doanh và sản xuất vật liệu xây dựng Sinh Viên: Trần Thị Ánh 16 Lớp: K5HMQ1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan