Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an...

Tài liệu Hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an

.PDF
71
26550
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ _______________________ NGUYỄN ANH TUẤN HOÀN THIỆN QUY HOẠCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH ỐI VỚI CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2014 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ _______________________ NGUYỄN ANH TUẤN Nguyễn Anh Tuấn HOÀN THIỆN QUY HOẠCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội - 2014 ii MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... ii MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOÀN THIỆN QUY HOẠCH CƠ CẤU KINH TẾ CẤP HUYỆN ........................................ 6 1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế và hoàn thiện quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế cấp huyện ......................................................................................... 6 1.1.1. Bản chất, đặc điểm quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế ................ 6 1.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quy hoạch cơ cấu kinh tế ................. 10 1.2. Các đặc điểm về nguồn lực của huyện Hƣng Nguyên ảnh hƣởng đến cơ cấu ngành kinh tế ....................................................................................... 11 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................... 11 1.2.2. Đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên đến cơ cấu kinh tế của huyện ................................................................................................ 14 CHƢƠNG 2. HOÀN THIỆN QUY HOẠCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 .............................. 16 2.1. Thực trạng cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An 2005 đến 2012............................................................................................................ 16 2.1.1. Cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ ............................... 16 2.1.2. Cơ cấu nội bộ từng khu vực ......................................................... 18 2.1.3. Đánh giá cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên ............................. 31 2.2. Những nhân tố mới ảnh hƣởng đến cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên, Nghệ An ..................................................................................................... 33 2.2.1. Nhân tố quốc tế ............................................................................ 33 2.2.2. Nhân tố trong nƣớc....................................................................... 34 iii 2.3. Mục tiêu và quan điểm hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên đến năm 2020 ..................................................................... 35 2.3.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................ 35 2.3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 35 2.3.3. Các quan điểm .............................................................................. 36 2.4. Nội dung hoàn thiện cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên đến năm 2020 ........................................................................................................... 40 2.4.1. Cơ cấu 3 khu vực .......................................................................... 40 2.4.2. Cơ cấu nội bộ từng khu vực ......................................................... 42 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN HOÀN THIỆN QUY HOẠCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN HƢNG NGUYÊN, NGHỆ AN ........ 50 3.1. Huy động các nguồn vốn .................................................................... 50 3.2. Phát triển nguồn nhân lực ................................................................... 53 3.3. Phát triển khoa học công nghệ ............................................................ 55 3.4. Phát triển thị trƣờng ............................................................................ 56 3.5. Đổi mới cơ chế chính sách ................................................................. 57 3.6. Bảo vệ môi trƣờng .............................................................................. 59 3.7. Tổ chức điều hành thực hiện quy hoạch ............................................. 59 KẾT LUẬN ................................................................................................... 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 63 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CĐ Cố định CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CP Chính phủ CN Công nghiệp FDI Vốn đầu tƣ trực tiếp GDP Tổng sản phẩm nội địa GO Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã HH Hàng hoá ISO Tiêu chuẩn hoá KM Kilô mét KV Ki lô vôn ODA (Official Development Assistance) Hỗ trợ phát triển chính thức QĐ Quyết định QSD Quyền sử dụng TTg Thủ tƣớng TU Trung ƣơng TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XD Xây dựng WTO (World Trade Organization) Tổ chức thƣơng mại thế giới i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Giá trị sản xuất (GO) ngành nông - lâm - thủy sản ...................... 19 Bảng 2.2. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng công nghiệp - xây dựng ............... 27 Bảng 2.3. Quy mô tăng trƣởng TTCN .......................................................... 28 Bảng 2.4. Làng nghề của huyện Hƣng Nguyên ............................................ 29 Bảng 2.5. Tốc độ tăng trƣởng của các ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 43 Bảng 2.6. Tốc độ tăng trƣởng cơ cấu các ngành công nghiệp. ..................... 45 Bảng 2.7. Tốc độ tăng trƣởng các ngành thƣơng mại dịch vụ. ..................... 47 ii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cơ cấu kinh tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế và chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Toàn cầu hoá là xu hƣớng phát triển khách quan, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, trong đó có cơ cấu kinh tế. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ không thể tự phát triển nhanh nếu không chủ động hoàn thiện cơ cấu kinh tế cho phù hợp điều kiện riêng của mình. Kể từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nƣớc ta thực hiện đƣờng lối đổi mới và mở cửa, đến nay đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế. Giai đoạn từ nay đến năm 2020 nƣớc ta đã và đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, phát triển kinh tế trong nƣớc luôn chịu tác động và ràng buộc bởi thế giới bên ngoài. Những năm gần đây, tình hình kinh tế của khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng đã có nhiều thay đổi, ảnh hƣởng trực tiếp và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nói riêng của huyện Hƣng Nguyên. Qua các đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của vùng Bắc Trung Bộ, của tỉnh Nghệ An, của Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đã đƣợc chính phủ phê duyệt cho thấy tình hình phát triển kinh tế xã hội có nhiều sự thay đổi lớn so với các nội dung nghiên cứu trong đề án quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên trƣớc đây. Chính vì vậy, đề án quy hoạch tổng thế phát triển cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên trƣớc đây cũng có nhiều điểm không còn phù hợp, chƣa bao quát đƣợc sự biến động tình hình phát triển kinh tế trong nƣớc và trong tỉnh. Để phát triển kinh tế, khai thác những tiềm năng và lợi thế trong điều kiện mới, hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, 1 phát triển nhanh và bền vững, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An” là rất cần thiết và cấp bách. 2. Các căn cứ pháp lý để hoàn thiện quy hoạch - Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg của Thủ tƣớng chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển cơ cấu kinh tế. - Nghị đinh số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 củ Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. - Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. - Căn cứ nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của bộ chính trị về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010. - Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2020”. - Quyết định số 1210/2008/QĐ-TTg ngày 05/8/2008 của Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt thành phố Vinh là đô thị loại I, Quy hoạch phát triển khu kinh tế đông nam Nghệ An. Quyết định số 338/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Hƣng Nguyên đến năm 2020. - Các quy hoạch phát triển các nghành, lĩnh vực của cả nƣớc, của tỉnh Nghệ An sẽ là những căn cứ quan trọng để xây dựng “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hƣng Nguyên đến năm 2020”. - Các văn bản trên là những căn cứ và cơ sở quan trọng, những vấn đề 2 lý luận và thực tiễn sát thực trong định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội huyện Hƣng Nguyên trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau, giúp chúng ta có đƣợc những quan điểm, nhận thức chung nhằm kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. * Câu hỏi nghiên cứu của luận văn như sau: Thế nào là quy hoạch cơ cấu kinh tế cấp huyện? huyện Hƣng Nguyên cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào để hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế của Huyện? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu *Mục tiêu Trên cơ sở làm rõ các tiềm năng, những nhân tố mới ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế của huyện Hƣng Nguyên, luận văn đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế của huyện Hƣng Nguyên trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. *Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế trên địa bàn cấp huyện. - Xác định các tiềm năng và các nhân tố mới tác động đến cơ cấu kinh tế của Huyện. - Đƣa ra các khuyến nghị hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên trong bối cảnh mới của địa phƣơng và đất nƣớc; các giải pháp thực hiện quy hoạch. 4. Đối tƣợng, phạm vi và yêu cầu nghiên cứu - Nghiên cứu, quy hoạch cơ cấu kinh tế trên toàn địa bàn huyện Hƣng Nguyên. - Mốc thời gian nghiên cứu: + Đánh giá cơ cấu kinh tế từ 2001-2012; trong đó đánh giá 2006-2010 3 theo nhiệm kỳ 5 năm. + Các nội dung chỉ tiêu của hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế đƣợc tính cho cả thời kỳ và theo từng mốc đến 2015 và 2020. * Yêu cầu - Phát huy đƣợc lợi thế so sánh của Hƣng Nguyên, khai thác đƣợc mọi nguồn lực trong và ngoài huyện để phát triển kinh tế nhanh, mạnh và vững chắc; - Phù hợp với quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh Nghệ An đến năm 2020; - Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng sinh thái và an ninh quốc phòng; - Phù hợp với thực tiễn và xu hƣớng phát triển của một huyện đồng bằng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. - Hoàn thiện đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế của huyện theo các mốc 2015 và 2020; tập trung vào những vấn đề then chốt: quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển, các giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện; các chƣơng trình và dự án đầu tƣ quan trọng... 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể là: - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp. Đây là hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong cả 3 chƣơng của luận văn. Ở chƣơng 1, trên cơ sở phân tích những quan niệm khác nhau về cơ cấu kinh tế, quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế, các nhân tố ảnh hƣởng đến quy hoạch cơ cấu kinh tế trên địa bàn cấp huyện… luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để hệ thống hóa thành khung khổ lý thuyết về hoàn thiện quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế trên địa bàn cấp huyện. Cặp phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế ở huyện Hƣng Nguyên hiện nay. Trên cơ sở 4 đó, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để chỉ ra những ƣu, nhƣợc điểm của quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế của Huyện hiện nay. Ở chƣơng 3, cặp phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên đến năm 2020. - Phƣơng pháp lô gich đƣợc sử dụng trong cả xây dựng khung khổ lý thuyết ở chƣơng 1, phân tích thực trạng ở chƣơng 2 và đề xuất giải pháp ở chƣơng 3. Kết hợp lô gich và lịch sử đƣợc sử dụng phổ biến ở chƣơng 2. - Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã lƣợc bỏ những hiện tƣợng bề ngoài, những yếu tố ngẫu nhiên, không bản chất để nghiên cứu những vấn đề quan trọng nhất ảnh hƣởng đến quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên. Số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp nhƣng rất đáng tin cậy. Đây là những số liệu do chính quyền huyện Hƣng Nguyên công bố và đã đƣợc sử dụng để quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn Đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích giúp cấp ủy đảng, chính quyền nắm đƣợc tình hình chung về quy hoạch cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên trong thời gian qua, vận dụng vào việc hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên đến năm 2020. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sơ lý luận và thực tiển của hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế cấp huyện. Chƣơng 2. Hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế của huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Chƣơng 3. Quan điểm và các giải pháp chủ yếu thực hiện hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOÀN THIỆN QUY HOẠCH CƠ CẤU KINH TẾ CẤP HUYỆN 1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế và hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế cấp huyện 1.1.1. Bản chất, đặc điểm quy hoạch cơ cấu kinh tế 1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản *Cơ cấu kinh tế: Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực, bộ phận. Các bộ phận cấu thành nền kinh tế này không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà vận động và phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ, phức tạp, lệ thuộc vào nhau cả về quy mô và trình độ. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế tồn tại, vận động và phát triển nhƣ một cơ thể thống nhất. Cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực kinh tế... và các mối quan hệ hữu cơ (phụ thuộc vào nhau cả về quy mô và trình độ) giữa chúng đƣợc gọi là cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu của nền kinh tế xét về phƣơng diện kinh tế - kỹ thuật. Đó là tổng thể các quan hệ, sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế. * Theo C.Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lƣợng sản xuất vật chất. Mác đồng thời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lƣợng và số lƣợng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỷ lệ về số lƣợng của những quá trình sản xuất xã hội. Nhƣ vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tƣơng ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tƣơng đối ổn định hợp thành. 6 * Hoạch định phát triển: là toàn bộ quá trình bao gồm các quyết định, lựa chọn về cách sử dụng các nguồn lực sẵn có nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể trong tƣơng lai. Hoạch định phát triển có vai trò to lớn trong sự phát triển mọi lĩnh vực. * Hoạch định phát triển kinh tế: là sự thể hiện ý đồ phát triển trong tƣơng lai của nhà nƣớc bằng các mục tiêu kinh tế và những giải pháp chính sách phối hợp để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Hoạch định phát triển kinh tế góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng nhƣ các ngành, địa phƣơng. * Quy hoạch là sự phân bổ và sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện...) cho một thời kỳ trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hóa chiến lƣợc phát triển kinh tế trên lãnh thổ, theo thời gian và là cơ sở để lập kế hoạch phát triển. Phải dựa trên cơ sở tính toán khai thác hợp lý và khoa học, có hiệu quả cao các điều kiện thiên nhiên, kinh tế, xã hội, các yếu tố của lực lƣợng sản xuất toàn xã hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc đã đề ra. * Quy hoạch phát triển: thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lƣợc về thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động hƣớng tới mục tiêu, đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững. Quy hoạch kinh tế là cụ thể hóa chiến lƣợc phát triển kinh tế về mặt không gian và thời gian. Quy hoạch kinh tế là một dự án khoa học tổng hợp các quy hoạch, kế hoạch và dự án cụ thể, chi tiết thành một bản quy hoạch chung cho cả vùng (hoặc cả ngành) nhằm đạt các mục tiêu và các định hƣớng của chiến lƣợc phát triển đã đề ra cho vùng, ngành. * Hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế: là sự luận chứng về phƣơng án quy hoạch phát triển kinh tế hợp lý nhất, tối ƣu (ít nhất là 5 năm) trên một không gian lãnh thổ nhất định. 7 1.1.1.2. Bản chất của quy hoạch cơ cấu kinh tế Quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế đƣợc tiến hành phổ biến trên thế giới, với những trình độ rất khác nhau. Nhà nƣớc với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế vì lợi ích chung của xã hội đã sử dụng công cụ quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của cả một quốc gia hay của một địa phƣơng. Nếu quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế đƣợc thực hiện tốt sẽ huy động và nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng các nguồn lực; phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh của đất nƣớc và của mỗi địa phƣơng. Xét về bản chất, quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế là sự can thiệp, định hƣớng của nhà nƣớc vào quá trình phát triển kinh tế. Quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế là mong muốn, khát vọng của nhà nƣớc đƣợc thể hiện ở một loạt các mục tiêu kinh tế cần đạt đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế còn là cách thức tác động, định hƣớng, điều hành của nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra. Bản chất của quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế là giống nhau nhƣng biểu hiện của nó lại khác nhau ở mỗi quốc gia, địa phƣơng. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quy hoạch phát triển kinh tế đƣợc thực hiện theo mệnh lệnh của nhà nƣớc. Do đó, các quy hoạch thƣờng mang tính chủ quan, ít có khả năng trở thành hiện thực hoặc phải trả giá rất đắt về sử dụng các nguồn lực. Trong nền kinh tế thị trƣờng, quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế muốn đạt đƣợc mục tiêu đề ra, nhà nƣớc phải vận dụng, phải tuân thủ các quy luật thị trƣờng. 1.1.1.3. Đặc điểm của quy hoạch cơ cấu kinh tế Quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế mang tính cụ thể cả về không gian và thời gian. Về mặt thời gian, quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế bao giờ cũng gắn với khoảng thời gian nhất định, có thể là 5, 10, 15, 20 năm hay 8 nhiều hơn nữa. Về không gian, quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế bao giờ cũng đƣợc xác định trong một phạm vi nhất định (lãnh thổ hoặc lĩnh vực). Về nội dung, quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế phải trả lời các câu hỏi: mục tiêu quy hoạch là gì? Cần phải làm gì để thực hiện các mục tiêu đặt ra? Tổ chức không gian kinh tế và các mô hình tổ chức các hoạt động kinh tế nhƣ thế nào là phù hợp? Quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế phải là một bản luận chứng khoa học, chứng minh đƣợc sự hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của phƣơng án phát triển đã đƣợc lựa chọn. 1.1.1.4. Sự cần thiết phải quy hoạch cơ cấu kinh tế Quá trình công nghiệp hòa hiện đại hóa ở Nghệ An đang diễn ra với tốc độ nhanh. Trong quá trình đó, công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch cơ cấu kinh tế nói riêng của huyện phải thực hiện một cách đồng bộ, định hƣớng đúng cho các kế hoạch, chƣơng trình phát triển kinh tế ngắn hạn và trung hạn. Hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế đƣợc coi là một khâu quan trọng nhất trong công tác quy hoạch chung của Huyện, làm căn cứ quan trọng cho việc định hƣớng phát triển và là cơ sở cho việc quy hoạch các chuyên ngành khác, quy hoạch xây dựng đô thị, hoạch định 5 năm và hàng năm. Trong định hƣớng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn huyện trƣớc đây còn nhiều bất cấp với 80% dân số làm nông nghiệp, công nghiệp sản xuất đƣợc quy hoạch chƣa phải là công nghệ hiện đại, còn mang tính thủ công, gây ô nhiểm môi trƣờng. Các khu vực giao thƣơng buôn bán của huyện mang tính tự phát, hấu hết là các nhà tạm hoặc nhà cấp 4, chia lô với cơ sở hạ tầng còn thiếu sót và chƣa đồng bộ. Quy hoạch cũ chƣa thực sự gắn kết với hƣớng quy hoạch nguồn nhân lực, chƣa 9 giải quyết đƣợc vấn đề việc làm cho dân cƣ trên địa bàn huyện, chƣa thực sự phát huy hiệu quả những tiềm năng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Hƣng Nguyên là một huyện giáp ranh với thành phố Vinh với định hƣớng trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài phải phù hợp với quy hoạch chung của thành phố Vinh, để có sự tác động qua lại trong việc phát triển kinh tế, tận dụng sức lan tỏa trong sử dụng nguồn nhân lực và cung cấp các dịch vụ. Chính vì vậy, việc hoàn thiện quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế của huyện Hƣng Nguyên đến năm 2020 là rất cấn thiết nhằm phát huy tốt các yếu tố tiềm năng, định rõ phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của huyện trong những năm tiếp theo. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quy hoạch cơ cấu kinh tế 1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp; mà còn ảnh hƣởng to lớn đến sự phát triển công nghiệp, xây dựng (các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu, nguồn nƣớc…), các ngành dịch vụ. Do đó, khi quy hoạch cơ cấu kinh tế cấp huyện cấn phải tính đến điều kiện tự nhiên của địa phƣơng. 1.1.2.2. Trình độ phát triển kinh tế Trình độ phát triển kinh tế không chỉ ảnh hƣởng đến việc lập và đặc biệt là việc thực hiện xây dựng quy hoạch phát cơ cấu triển kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế càng cao, việc lập và thực hiện xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế càng có nhiều thuận lợi và ngƣợc lại. 1.1.2.3. Khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực Việc huy động và sử dụng các nguồn lực ảnh hƣởng trƣớc hết đến việc đề xuất các mục tiêu phát triển kinh tế. Khả năng huy động các nguồn lực càng lớn và sử dụng các nguồn lực càng hiệu quả mục tiêu phát triển có thể đề 10 xuất càng cao. Đồng thời, việc thực hiện các mục tiêu đặt ra càng dễ dàng thuận lợi. 1.1.2.4. Trình độ tổ chức quản lý Hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế là hoạt động mang tính chủ quan của nhà nƣớc. Hoạt động này càng phù hợp với các quy luật khách quan thì càng hiệu quả và ngƣợc lại. Nói cách khác, trình độ tổ chức quản lý càng tốt, việc lập và thực thi quy hoạch cơ cấu kinh tế càng dễ dàng thuận lợi và ngƣợc lại. 1.2. Các đặc điểm về nguồn lực của huyện Hƣng Nguyên ảnh hƣởng đến cơ cấu ngành kinh tế 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa kinh tế - Hƣng Nguyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nghệ An, Thuộc vùng Bắc Trung Bộ, toạ độ địa lý từ 18035’ đến 18047’ vĩ độ Bắc và 105035’ đến 105040’ độ Kinh Đông, có diện tích tự nhiên là 165,3 km2, chiếm 0,97% diện tích toàn tỉnh. - Về mặt hành chính, Hƣng Nguyên hiện có 21 xã và 1 thị trấn, diện tích của huyện nhỏ hơn so với các huyện khác trong tỉnh, chỉ lớn hơn thị xã Cửa Lò. Hƣng Nguyên có địa giới chung với huyện Nam Đàn ở phía Tây, với huyện Nghi Lộc ở phía Bắc, với thành phố Vinh ở phía Đông, với tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam. Là một trong những huyện nằm phụ cận với thành phố Vinh và cách trung tâm thành phố Vinh 5 km nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lƣu hàng hoá, công nghệ, kỹ thuật… Hƣng Nguyên nằm trên trục đƣờng quốc lộ 46 đi Nam Đàn, đƣờng tỉnh lộ 558 nối với đƣờng ven sông Lam đi thành phố Vinh và đi các huyện phía Tây, quốc lộ 1A đi qua (đoạn đƣờng tránh Vinh), và hiện nay sắp hoàn thành 11 đoạn đƣờng quốc lộ từ cảng Cửa Lò đi cửa khẩu Thanh Thuỷ sang nƣớc bạn Lào đi qua địa bàn huyện, có một số bên sông nhỏ và mạng lƣới đƣờng sông thuận lợi cùng với hệ thống đƣờng huyện lộ nhƣ đƣờng Nguyễn Văn Trổi, đi đến 2 xã Hƣng Yên và Hƣng Trung là nơi xa nhất của huyện, các đƣờng xã lộ cũng rất thuận lợi, là mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Hƣng Nguyên với các xã khác trong huyện. 1.2.1.2. Đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn và sông ngòi - Nhìn chung khí hậu Nghệ An nói chung và Hƣng Nguyên nói riêng thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng vật nuôi, đặc biệt đối với các loại cây công nghiệp nhƣ mía, lạc… Mặc dù có thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng nhƣng vẫn có những yếu tố bất lợi do không xác định đƣợc mùa mƣa bão rõ rệt nên gây ra quá trình lũ lụt, ngập úng (hàng năm có trên 1000 ha diện tích đất trồng lúa và diện tích bãi bị ngập lụt) và tạo ra mất cân đối nƣớc cục bộ tại một số vùng nhất là cƣ dân vùng ngoài đê, làm ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất và đời sống dân cƣ. - Hệ thống sông ngòi chảy qua huyện cung cấp lƣợng nƣớc dồi dào, với 4 con sông chính và kênh đào chảy qua với tổng chiều dài 76 km, bao gồm sông Lam (dài 25km), sông Vinh, kênh đào Hoàng Cần (dài 21km), kênh Gai (dài 21km) với tổng diện tích mặt nƣớc gần 1.300 ha nên rất thuận lợi cho việc tƣới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. - Tuy nhiên cũng có nhiều bât lợi đó là về mùa mƣa bão hay gây ra lũ lụt, ngập úng, tạo ra mất cân đối ngập úng cục bộ tại một số vùng, nhất là dân cƣ vùng ngoài đê làm ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất và đời sống. 1.2.1.3. Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên * Tài Nguyên đất. Theo phân bổ tự nhiên, địa hình là vùng đồng bằng nên đất đai ở Hƣng Nguyên tƣơng đối thuần nhất, không phức tạp. Trong tổng số 16.544,37 ha 12 đất tự nhiên, trừ 1.304,67 ha đất sông suối, mặt nƣớc chuyên dụng và núi đá, toàn bộ diện tích còn lại 15.225,15, gồm các loại nhƣ sau: - Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm 8790 ha, chiếm 53,18% điện tích tự nhiên. - Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm 751 ha, chiếm 4.54% diện tích tự nhiên. - Đất phù sa lầy úng 1.109 ha, chiếm 6,7% diện tích tự nhiên. - Đất phù sa cổ 85 ha, chiếm 0,51% diện tích tự nhiên. - Đất feralit biến đổi do trồng lúa nƣớc 280 ha, chiếm 1,7% diện tích tự nhiên. - Đất dốc tụ 42ha, chiếm 0,25% diện tích tự nhiên. - Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá cát kết 100 ha, chiếm 0,6% diện tích tự nhiên. - Đất feralit xói mòn trơ sỏi đá 1.050 ha, chiếm 6,4% diện tích đất tự nhiên. - Các loại đất khác 4.322,28ha, chiếm 26,12% diện tích tự nhiên. Đất Hƣng Nguyên đƣợc chia làm 3 vùng chính, vùng sông Lam (5.155,32 ha) vùng giữa (5.759,78 ha) và vùng ngoài (5.629,27 ha) với tổng diện tích 16.544,37 ha. Trong đó đất sử sụng mới chiếm khoảng 90,37% tổng diện tích, đất sử dụng vào các mục đích kinh tế là 14.840,7 ha (chiếm 89,7% diện tích trong đó sử dụng vào các mục đính lâm nghiệp là 1.709,23 ha (chiếm 10,3%), nông nghiệp khoảng 9.327,9 ha (56,4%), chuyên dụng 3.803,6 ha (22,9%) đất ở 699,3 ha (4,2%). Đất chƣa sử dụng còn 1.003,76 ha, chiếm 6,1% đất tự nhiên (Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế huyện Hưng Nguyên đến năm 2020). 13 * Tài nguyên khoáng sản - Hƣng Nguyên là huyện đồng bằng vì vậy tài nguyên thiên nhiên cũng hạn chế. Chúng ta có thể kể đến một số loại tài nguyên khoáng sản nhƣ mỏ măng gan, sắt ở Núi Thành, khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhƣ đất sét, cát, sỏi, đá… có trử lƣợng lớn, đặc biệt đá ry ô lít chất lƣợng cao, ƣớc khoảng 18 triệu m3. Phân bổ tài nguyên chủ yếu tập trung các vùng Hƣng Đạo, Hƣng Tây, Hƣng Yên, Hƣng Lam, Hƣng Phú, Hƣng Tiến, Hƣng Thắng, Hƣng Châu và Hƣng Lĩnh, đã và đang góp phần vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện. 1.2.2. Đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên đến cơ cấu kinh tế của huyện 1.2.2.1. Những thuận lợi - Hƣng Nguyên là huyện phụ cận thành phố Vinh nên rất dễ giao thƣơng buôn bán, phát triển thƣơng mại, dịch vụ, và tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Đặc điểm địa hình cùng với hệ thống thủy văn nguồn nƣớc tƣới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp tƣơng đối thuận lợi. Huyện có cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, phúc lợi công cộng khá thuận lợi, có đƣờng quốc lộ 46, đƣờng tránh Vinh, tuyến đƣờng quốc lộ nối từ cảng Cửa Lò lên cửa khẩu Thanh Thuỷ qua nƣớc bạn Lào, có đƣờng sắt Bắc Nam, có sông Lam, trong những năm gần đây tình hình thực hiện chƣơng trình nông thôn mới nên cơ sở hạ tầng nông thôn, hệ thống tƣới tiêu đã hoàn chỉnh đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của huyện. 1.2.2.2. Những khó khăn, hạn chế - Hƣng Nguyên là huyện đồng bằng thấp, trũng với diện tích ruộng nƣớc chiếm tới 65% quỹ đất, đất màu rất ít và còn lại là đồi núi. Vì vậy mùa mƣa, úng lụt đe dọa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là đối với vùng ngoài đê Tả Lam. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng