Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy định về tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam trên cơ sở kinh ...

Tài liệu Hoàn thiện quy định về tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế

.PDF
91
2813
116

Mô tả:

TRẦN VĂN TUÂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN VĂN TUÂN LUẬT HÌNH SỰ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013 HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN VĂN TUÂN HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Khắc Hải HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Văn Tuân DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. APG Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương 2. FATF Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền 3. GDP Tổng sản phẩm nội địa 4. IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 5. INCSR Cơ quan chống các chất gây nghiện quốc tế MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỬA TIỀN 6 1.1. Lược sử hình thành và phát triển của các quy định pháp lý về hành vi rửa tiền 6 1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của các quy định pháp lý về hành vi rửa tiền trên thế giới 6 1.1.2. Lược sử hình thành và phát triển của các quy định pháp lý về hành vi rửa tiền tại Việt Nam 8 1.2. Quy định về rửa tiền trong một số Công ước quốc tế, 40+9 khuyến nghị của FATF và trong pháp luật một số nước trên thế giới 10 1.2.1. Quy định về rửa tiền trong một số Văn kiện pháp lý quốc tế 10 1.2.1.1. Công ước Viên năm 1988 10 1.2.1.2. Công ước 141 về tội phạm rửa tiền; phát hiện, bắt giữ và tịch thu các khoản tiền và tài sản do phạm tội mà có 11 1.2.1.3. Công ước Palermo năm 2000 12 1.2.1.4. Một số Công ước quốc tế khác 13 1.2.2. 40+9 Khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền quốc tế (FATF) 14 1.2.3. Quy định về rửa tiền trong pháp luật một số nước trên thế giới 15 1.2.3.1. Pháp luật của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 15 1.2.3.2. Pháp luật của Liên bang Nga 16 1.2.3.3. Pháp luật của Úc 18 1.2.3.4. Pháp luật của Vương quốc Anh 18 1.2.3.5. Pháp luật của Cộng hoà Pháp 19 1.2.3.6. Pháp luật của Thái Lan 20 1.2.3.7. Pháp luật của Liên bang Thụy Sĩ 20 1.2.3.8. Pháp luật của Vương quốc Bỉ 21 1.2.3.9. Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 22 1.3. Quy định về hành vi rửa tiền trong pháp luật Việt Nam 23 Chương 2: 27 TỘI RỬA TIỀN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. Khái niệm rửa tiền, dấu hiệu pháp lý đặc trưng và khung hình phạt của tội rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 30 2.1.1. Khái niệm rửa tiền 30 2.1.2. Khách thể của tội phạm 31 2.1.3. Mặt khách quan của tội phạm 32 2.1.4. Chủ thể của tội phạm 34 2.1.5. Mặt chủ quan của tội phạm 36 2.1.6. Hình phạt 38 2.2. Thực trạng của hoạt động rửa tiền và tội rửa tiền tại Việt Nam hiện nay 39 2.3. Một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của tội rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 49 Chương 3: 54 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 3.1. Kinh nghiệm quốc tế và một số nước trên thế giới trong việc quy định về tội rửa tiền và việc hoàn thiện quy định về tội rửa tiền trong luật hình sự Việt Nam 54 3.1.1. Thông qua một số Công ước quốc tế và Khuyến nghị của FATF 54 3.1.2. Thông qua pháp luật của một số nước trên thế giới 56 3.1.2.1. Pháp luật Liên bang Nga 56 3.1.2.2. Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức 59 3.1.2.3. Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 60 3.1.2.4. Pháp luật Vương quốc Thụy Điển 61 3.1.2.5. Pháp luật Cộng hòa Indonesia 64 3.1.2.6. Pháp luật một số nước khác 66 3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định về tội rửa tiền 68 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa, "rửa tiền" không còn là một thuật ngữ mới mẻ. Trên thực tế, hoạt động rửa tiền đã bùng nổ ở nhiều quốc gia gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển hoặc ở các nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đã quy định "rửa tiền" là hành vi phạm tội, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng, chống nạn rửa tiền song song với nó là các hình phạt thích đáng [60 tr. 3]. Hoạt động rửa tiền của bọn tội phạm ngày càng trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, hậu quả của nó đối với nền kinh tế trong nước và thế giới rất lớn. Tiến hành chống nạn rửa tiền là một yêu cầu hết sức bức thiết không chỉ của riêng một quốc gia nào mà là yêu cầu của toàn thế giới. Tội phạm về rửa tiền hoạt động ngày càng tinh vi, tầm hoạt động xuyên quốc gia với quy mô lớn và thường có tổ chức, đồng thời rửa tiền là hoạt động đi liền sau các hoạt động phạm tội khác. Do đó, ngay từ năm 1988 đã có hàng loạt các Công ước quốc tế về phòng, chống rửa tiền ra đời. Mặc dù không thể thống kê chính xác số lượng tiền, tài sản liên quan đến hoạt động phạm tội rửa tiền, do tính bí mật, tính xuyên quốc gia và tính phức tạp của nó, các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của dòng tiền "bẩn" trong hệ thống tài chính đã gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho hệ thống tài chính của các quốc gia, ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của nền kinh tế, đến an ninh quốc gia và an ninh toàn cầu. Tại Việt Nam, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008, tại Kỳ họp thứ IV, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Ngày 29/6/2009, Quốc hội 1 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa tội danh của Điều 251 từ tội "hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có" thành tội "rửa tiền"; đồng thời quy định về hành vi rửa tiền một cách rõ ràng hơn, tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm rửa tiền. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau đối với một số dấu hiệu pháp lý của tội rửa tiền. Mặc dù tội rửa tiền theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự hiện hành có sự khác biệt và tiến bộ hơn nhiều so với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng từ khi ban hành cho đến nay đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau [15] dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng. Điều 251 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định theo hướng liệt kê các hành vi bị coi là rửa tiền sẽ dễ dẫn đến sự không linh hoạt trong áp dụng pháp luật khi xuất hiện các nhóm hành vi mới (Luật phòng, chống rửa tiền quy định hai nhóm hành vi mới ngoài các hành vi quy định trong Bộ luật Hình sự coi là rửa tiền) và có thể trong tương lai sẽ xuất hiện những hành vi rửa tiền khác mà pháp luật chưa điều chỉnh. Hành vi rửa tiền thường được thực hiện bởi các nhóm hoặc các tổ chức tội phạm trong nước hoặc xuyên quốc gia, vì vậy công tác đấu tranh chống tội phạm này gặp nhiều khó khăn. Tội phạm bị phát hiện thường đưa ra xét xử đối với tội phạm nguồn nên tội danh rửa tiền ít áp dụng trên thực tế. Vì những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề "Hoàn thiện quy định về tội rửa tiền trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế" làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành quy định về hành vi rửa tiền tại Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội danh "Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có" đến khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 được ban hành sửa Điều 251 2 thành tội danh "tội rửa tiền". Đã có những đề tài, công trình nghiên cứu của các nhà luật học nghiên cứu về tội này trên cơ sở quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 và pháp luật quốc tế. Có thể nêu ra một số bài viết về vấn đề này như sau: Nguyễn Xuân Yêm - Học viện Cảnh sát nhân dân: Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Công an nhân dân, 2005; Nông Xuân Trường, Viện Khoa học kiểm sát: Tìm hiểu về việc phòng chống tội phạm rửa tiền trên thế giới, Tạp chí Kiểm sát, số 9, 2005;... Từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu như: Lê Đăng Doanh, Trần Thị Hồng Nhạn: Tìm hiểu về tội rửa tiền - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ 1, tháng 10 (số 19), 2010; Nguyễn Ngọc Minh Học viện Cảnh sát nhân dân: Nghiên cứu phạm vi chủ thể của tội phạm rửa tiền trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12(237), 2011; Thông tin khoa học pháp lý - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2011), Chuyên đề: Nghiên cứu các giải pháp pháp lý phòng chống rửa tiền ở Việt Nam trong xu thế hội nhập, số 8+9, năm 2011;... Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ các vấn đề liên quan đến tội rửa tiền. Đề tài luận văn nghiên cứu một số khía cạnh cơ bản nhất về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của tội rửa tiền theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự hiện hành. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Mục đích: Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một số khía cạnh cơ bản nhất về mặt lý luận những nội dung của tội rửa tiền theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành, nghiên cứu phân tích thực trạng tội rửa tiền tại Việt Nam. Nghiên cứu, so sánh và học hỏi kinh nhiệm của một số nước trên thế giới nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự của Việt Nam đối với tội 3 rửa tiền. Xác định những bất cập trong thực tiễn để đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền. - Nhiệm vụ: Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ sau: Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của quy định pháp luật đối với tội phạm này trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, làm sáng tỏ một số khía cạnh cơ bản nhất vấn đề lý luận đối với tội rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Đồng thời so sánh quy định về tội rửa tiền theo luật hình sự Việt Nam với quy định về tội rửa tiền trong luật hình sự của một số nước nhằm làm sáng tỏ bản chất pháp lý của tội rửa tiền theo quy định của luật hình sự Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng Điều 251 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội rửa tiền. Trên cơ sở phân tích những thiếu sót, khuyết điểm và những vướng mắc của việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến việc xác định hành vi rửa tiền trên thực tế, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất. Tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền. - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quy định về tội rửa tiền theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Nghiên cứu, phân tích các quy định về loại tội này trong luật hình sự của một số nước trên thế giới. Cụ thể nghiên cứu các vấn đề sau: Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của tội rửa tiền; Các trường phái, các quan điểm của một số nước trên thế giới trong việc xác định hành vi rửa tiền, chủ thể của loại tội này và một số cơ sở khoa học khác nhằm xác định trách nhiệm 4 hình sự; thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội rửa tiền trên địa bàn toàn quốc. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật đối với hành vi rửa tiền; nghiên cứu về mặt lý luận tội rửa tiền theo quy định của pháp luật quốc tế và theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về chính sách hình sự qua các thời kỳ. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgíc, phân tích, so sánh, tổng hợp. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về rửa tiền. Chương 2: Tội rửa tiền trong bộ luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định về tội rửa tiền trong luật hình sự Việt Nam. 5 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỬA TIỀN 1.1. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI RỬA TIỀN 1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của các quy định pháp lý về hành vi rửa tiền trên thế giới Hành vi rửa tiền đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Cách đây khoảng 4000 năm trước Công nguyên, hành vi có dấu hiệu rửa tiền của các thương nhân Trung Quốc thông qua việc che giấu tài sản thực có của mình để nhằm tránh bị phát hiện, sung công quỹ. Vào những năm 1930, ở các nước châu Mỹ Latinh đã xuất hiện một loại hành vi tội phạm mới, tiếng Tây Ban Nha gọi là "Blanqueo", dịch ra tiếng Anh là "Bleaching" và "Whitening" (tẩy trắng). Đây là hành vi nhằm chuyển hóa đồng tiền và các thu nhập bất minh thành đồng tiền hợp pháp [30, tr. 256]. Vào những năm 70 của thế kỷ 20, hành vi rửa tiền mới thực sự phổ biến và được quan tâm nhiều hơn thông qua vụ bê bối của tổng thống Mỹ Richard Nixon trong mối quan hệ với Mafia. Theo báo cáo năm 2000 của Cơ quan chống các chất gây nghiện quốc tế (gọi tắt là INCSR) cho tới thời điểm này số các nước có tình trạng rửa tiền ở mức độ đáng lo ngại đã lên tới mức hai con số. Cụ thể tổ chức này chia mức độ hoạt động rửa tiền ở các quốc gia thành ba mức chủ yếu: Nhóm mức độ lo ngại cao; Nhóm mức độ lo ngại trung bình và nhóm được theo dõi [48]. Sự phân chia này dựa trên các tiêu chí: Có hay không có những cơ quan tài chính của quốc gia tiến hành các giao dịch có liên quan trực tiếp đến lượng tiền thu được từ những tội phạm nghiêm trọng; phạm vi của hoạt động xét xử hay bất cập ảnh hưởng đến rửa tiền; bản chất và qui mô của tình trạng rửa tiền ở trong nước; những cách thức mà mỗi quốc gia 6 quan tâm đến tình hình cụ thể khi có chi nhánh quốc tế; những tác động hiện tại mà mỗi quốc gia quan tâm; có hay không việc giới hạn các hành vi bảo vệ pháp luật được phép chỉ ra những vấn đề cụ thể; có hay không việc thiếu thủ tục cho phép hoạt động và bỏ sót các Trung tâm buôn bán và tài chính nước ngoài; có hay không giới hạn của pháp luật đang thực thi ngày càng có hiệu quả; và sự hợp tác quốc tế trong việc chống rửa tiền ở các quốc gia. Rửa tiền là một khâu quan trọng quá trình hoạt động tội phạm nhằm che đậy, xóa nhòa nguồn gốc bất hợp pháp của những thu nhập có được từ hoạt động phạm tội. Ngày nay, thuật ngữ "rửa tiền " đã trở nên quen thuộc ở nhiều nước trên thế giới. Sự ghi nhận rửa tiền về mặt pháp lý đầu tiên đó là Công ước Viên năm 1988 của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần (sau đây gọi tắt là Công ước Viên 1988). Công ước này có hiệu lực từ tháng 11/1990. Đến năm 1990, Hội đồng Châu âu thông qua Công ước số 141 ngày 08/10/1990 về tội phạm rửa tiền; phát hiện, bắt giữ và tịch thu các khoản tiền và tài sản do phạm tội mà có. Công ước này mở rộng khái niệm về hành vi rửa tiền hơn so với Công ước Viên 1988 theo hướng không chỉ giới hạn ở những thu nhập từ hoạt động buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần mà còn cả thu nhập có được từ các loại tội phạm khác. Năm 2000, Công ước quốc tế về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (gọi tắt là Công ước Palermo năm 2000) ra đời đã quy định những hành vi bị coi là rửa tiền. Công ước Palermo năm 2000 yêu cầu các quốc gia phê chuẩn Công ước phải hình sự hóa hành vi rửa tiền và quy định tất cả các tội phạm nghiêm trọng (không chỉ riêng buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần) là tội phạm nguồn của tội rửa tiền. 7 Tháng 10/2003, Liên hợp quốc thông qua Công ước về chống tham nhũng, có hiệu lực vào tháng 12/2005. Nội dung của Công ước về cơ bản nhất trí quan điểm định nghĩa hành vi rửa tiền giống như Công ước Palermo năm 2000. Đồng thời Công ước về chống tham nhũng đã đưa ra các biện pháp phòng, chống rửa tiền; kêu gọi các bên ký kết phải quy định hành vi che giấu, tàng trữ tiền, tài sản do tham nhũng mà có là tội phạm và phải hình sự hóa hành vi phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội, đồng phạm trong pháp luật quốc gia [28, Lời nói đầu, Điều 14, 23, 27]. Cho đến nay, hành vi rửa tiền đã trở nên phổ biến và ngày càng phát triển hơn, thủ đoạn rửa tiền tinh vi hơn. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định trong pháp luật nước mình về các trường hợp bị coi là rửa tiền và các biện pháp phòng, chống đối với hành vi rửa tiền. 1.1.2. Lược sử hình thành và phát triển của các quy định pháp lý về hành vi rửa tiền tại Việt Nam Bộ luật Hình sự năm 1985, đã có quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tại Điều 201. Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cũng là một trong những hành vi rửa tiền theo quy định của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 1985 chưa thể hiện được những hành vi bị coi là rửa tiền. Năm 1997, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật các Tổ chức tín dụng, Luật này đã có quy định về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp, nhưng chưa sử dụng thuật ngữ "rửa tiền". Ngày 21 tháng 12 năm 1999, Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định hành vi rửa tiền trong các tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại Điều 250 và tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có. Bộ luật Hình sự năm 1999 tuy đã quy định đầy đủ hơn 8 hành vi rửa tiền trong các điều luật phần các tội phạm, nhưng vẫn chưa mô tả được hết hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là hành vi rửa tiền. Ngày 07/6/2005, để đáp ứng yêu cầu hội nhập và tham gia các tổ chức quốc tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền (sau đây gọi tắt là Nghị định số 74/2005/NĐ-CP). Nghị định đã mô tả những hành vi bị coi là rửa tiền, tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào thực tế, Nghị định đã bộc lộ những thiếu sót nhất định như: Nghị định số 74/2005/NĐ-CP chưa phải là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; Đối tượng có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 74/2005/NĐ-CP chưa bao gồm tổ chức hành nghề công chứng, kế toán viên hành nghề độc lập…; chưa có những quy định về vấn đề ngân hàng vỏ bọc, tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả, cá nhân có ảnh hưởng chính trị…[12]. Ngày 19/6/2009, Quốc hội thông qua Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Luật số 37/2009/QH12 đã sửa tội danh tại Điều 251 từ "tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có" thành "tội rửa tiền", đồng thời cũng đã quy định rõ những hành vi nào bị coi là tội rửa tiền phù hợp với Công ước quốc tế. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ "rửa tiền" được quy định trong văn bản pháp luật hình sự, là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng đấu tranh đối với loại tội này. Ngày 16/6/2010, Quốc hội thông qua Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 với các quy định liên quan đến việc phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được che giấu, thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp; phải xây dựng, thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, cũng như hợp tác với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra hoạt động rửa tiền [56, Điều 11] 9 Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và để đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế, ngày 06/8/2011, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 07/2011/QH13 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, trong đó có nội dung xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 3 (tháng 05/2012). Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật phòng, chống rửa tiền. 1.2. QUY ĐỊNH VỀ RỬA TIỀN TRONG MỘT SỐ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ, 40+9 KHUYẾN NGHỊ CỦA FATF VÀ TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1. Quy định về rửa tiền trong một số Văn kiện pháp lý quốc tế 1.2.1.1. Công ước Viên năm 1988 Công ước Viên năm 1988 của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần có hiệu lực từ tháng 11/1990 là văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận hành vi rửa tiền bao gồm: Hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó có nguồn gốc từ buôn bán ma túy hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội với mục đích che giấu nguồn gốc tài sản hoặc giúp người thực hiện các hành vi trên trốn tránh trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi của mình; Hành vi che giấu hoặc ngụy trang bản chất, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc các quyền liên quan đến tài sản mà biết rõ tài sản do buôn bán ma túy mà có; Hành vi mua bán, tàng trữ hoặc sử dụng tài sản trong khi biết rõ tài sản do phạm tội buôn bán ma túy mà có [25, Điều 3 (b), (c), (i)]. Công ước chủ yếu đề cập đến các quy định liên quan đến việc chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần, các vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật. Công ước yêu cầu các nước thành viên phải xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia về hoạt động điều tra, bắt giữ đối với các đối 10 tượng có hành vi liên quan đến hoạt động buôn bán ma túy, quy định về việc tịch thu các khoản tiền liên quan đến hoạt động buôn bán ma túy. Tuy nhiên, Công ước chỉ giới hạn hành vi rửa tiền đối với loại tội phạm nguồn là buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần. Đây là một điểm hạn chế trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền trên thế giới. 1.2.1.2. Công ước 141 về tội phạm rửa tiền; phát hiện, bắt giữ và tịch thu các khoản tiền và tài sản do phạm tội mà có Ngày 08/10/1990, Hội đồng Châu Âu đã mở rộng khái niệm của Công ước Viên thông qua Công ước 141 về tội phạm rửa tiền; phát hiện, bắt giữ và tịch thu các khoản tiền và tài sản do phạm tội mà có. Công ước 141 mở rộng khái niệm rửa tiền theo hướng không chỉ giới hạn ở những thu nhập từ hoạt động buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần mà còn cả thu nhập có được từ các loại tội phạm khác, trong đó có các hành vi sau: - Chuyển đổi hoặc chuyển giao những giá trị vật chất khi biết rằng những giá trị vật chất đó được thu nhập, có nguồn gốc từ hoạt động tội phạm với mục đích che giấu nguồn gốc những giá trị vật chất này hoặc giúp người thực hiện hành vi trên trốn tránh trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của mình. - Che giấu hoặc ngụy trang bản chất, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, chuyển nhượng các giá trị vật chất hoặc các quyền có liên quan đến giá trị vật chất mà biết rõ những giá trị vật chất này có được bằng hoạt động phạm tội. - Mua bán, tàng trữ hoặc sử dụng những giá trị vật chất trong khi biết rõ những giá trị vật chất này có được bằng hoạt động phạm tội. - Tham gia vào một trong những hoạt động phạm tội hoặc bất kỳ một liên hiệp, liên minh, có mưu đồ hay cùng tham gia giúp đỡ hoặc tạo điều kiện cho người khác hoạt động phạm tội. 11 1.2.1.3. Công ước Palermo năm 2000 Cuối năm 2000, Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (gọi tắt là Công ước Palermo năm 2000) được ký kết bởi 124 quốc gia (trong đó có Việt Nam) với các quy định về hành vi rửa tiền và hình sự hóa hành vi rửa tiền. Theo Công ước thì hành vi rửa tiền là: - Chuyển đổi hay chuyển nhượng tài sản, cho dù biết đó là tài sản do phạm tội mà có, nhằm che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản đó hoặc nhằm giúp đỡ bất kỳ ai có liên quan đến việc thực hiện tội phạm chính để lẩn tránh trách nhiệm pháp lý do hành vi của người này mang lại. - Che giấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm sự chuyển nhượng, sự vận chuyển hoặc sở hữu hoặc các quyền liên quan đến tài sản, dù biết tài sản đó do phạm tội mà có. - Phụ thuộc vào các khái niệm căn bản của hệ thống pháp luật quốc gia: Nhận, sở hữu hoặc sử dụng tài sản, mà tại thời điểm nhận đã biết rằng tài sản đó do phạm tội mà có; tham gia, phối hợp hoặc có âm mưu thực hiện hành vi, cố gắng thực hiện hành vi hay giúp sức, xúi giục, tạo điều kiện thuận lợi và bầy mưu để thực hiện bất kỳ một tội phạm nào tương ứng với quy định tại điều này khi biết rõ là tài sản do phạm tội buôn bán ma túy mà có [27, Điều 6]. Công ước Palermo năm 2000 yêu cầu các quốc gia phê chuẩn Công ước phải hình sự hóa hành vi rửa tiền [27, Điều 6] và quy định tất cả các tội phạm nghiêm trọng (không chỉ riêng buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần) là tội phạm nguồn của tội rửa tiền. Công ước yêu cầu các quốc gia phải có hệ thống thông tin và báo cáo thông tin kịp thời những giao dịch đáng ngờ, phải tạo điều kiện cho việc kiểm tra, điều tra, khởi tố hành vi rửa tiền… cũng như việc phối hợp đấu tranh phòng, chống rửa tiền giữa các nước. Cho tới nay, hầu hết các nước đều tán thành định nghĩa về rửa tiền được sử dụng trong Công ước Viên 1988 và Công ước Palermo năm 2000. 12 1.2.1.4. Một số Công ước quốc tế khác Năm 2002, Công ước quốc tế về trấn áp hành vi tài trợ cho khủng bố được Liên hợp quốc thông qua với nội dung yêu cầu các quốc gia thành viên phải hình sự hóa hành vi khủng bố, trấn áp các hành vi tham gia trực tiếp hoặc đồng phạm trong việc cung cấp bất hợp pháp hoặc quyên góp tiền, tài sản bất hợp pháp trong cả trường hợp đã hoàn thành và chưa hoàn thành. Tháng 10/2003, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước về chống tham nhũng, Công ước này có hiệu lực từ tháng 12/2005 cơ bản đồng nhất quan điểm định nghĩa về hành vi rửa tiền giống như Công ước Palermo năm 2000, đồng thời Công ước về chống tham nhũng đã đưa ra các biện pháp phòng chống rửa tiền; kêu gọi các bên ký kết phải quy định hành vi che giấu, tàng trữ tiền, tài sản do tham nhũng mà có là tội phạm và phải hình sự hóa hành vi phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội, đồng phạm trong pháp luật quốc gia [28, Lời nói đầu, Điều 14, 23, 27]. Như vậy, trong các Công ước quốc tế xuất hiện các thuật ngữ tội phạm gốc, tội phạm chính ngoài ra còn có thuật ngữ tội phạm nguồn. Theo điểm g Điều 2 Công ước Palermo năm 2000 thì "Tội phạm chính" là tất cả những tội phạm làm phát sinh những tài sản có thể trở thành đối tượng của một trong những hành vi phạm tội được quy định tại điều 6 của Công ước này”. Theo quy định tại điểm h Điều 2 Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng thì "Tội phạm gốc" là bất kỳ tội phạm nào mà tài sản có được từ tội phạm đó có thể trở thành đối tượng của một tội phạm được quy định tại Điều 23 của Công ước này”. Đối với tội phạm nguồn, được định nghĩa như sau: "Tội phạm nguồn" của tội rửa tiền là hành vi phạm tội chính, từ đó đã tạo ra những đồng tiền mà khi đã được rửa thì sẽ dẫn tới hành vi phạm tội rửa tiền [47, tr.3]. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan