Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy chế trả lương của công ty xây lắp điện xây dựng thủy lợi thăng bì...

Tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương của công ty xây lắp điện xây dựng thủy lợi thăng bình

.DOCX
112
335
109

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 ................................................................................................................ CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI THĂNG 5 BÌNH .............................................................................. 1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Xây lắp điện Xây 6 dựng Thủy lợi Thăng Bình 7 ................................................................................... 7 1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội, nhân văn của Công ty ................................................. 1.2.1. 1.2.2. 1.2.3. 10 10 Điều kiện địa lý, tự 11 nhiên ..................................................................... 13 Điều kiện về lao 13 động .......................................................................... 14 Điều kiện về kinh 16 tế ............................................................................. 17 1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng 19 Bình 1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh của Công ty ........................ 1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ......................................... 1.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận ........................................... 1.4.3. Tổ chức lao động trong Công ty........................................................... 1.5. Phương hướng hoạt động cuả Công ty trong tương lai .................................... KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 20 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN XÂY DỰNG THĂNG BÌNH ........................................ 2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ............................ 2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ............................................. 2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định ........................................................ 2.3.1. 2.3.2. 21 22 27 27 29 29 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố 30 định .......................................... 31 Phân tích tình hình biến động tài sản cố định của Công ty năm 32 2014 2.3.3. 2.3.4. 2.3.5. Phân tích kết cấu tài sản cố định của Công ty năm 32 2014 ..................... 35 Phân tích hao mòn tài sản cố 36 định ....................................................... 38 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định của Công 39 ty ..................... 40 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương ........................................... 2.4.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng, cơ cấu và chất lượng lao 40 41 42 động trong Công 43 ty.................................................................................................................. 44 2.4.2. 2.4.3. 2.4.4. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao 52 động ................................... 53 Phân tích tình hình năng suất lao 56 động ................................................ 61 Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương bình 66 quân ......... 2.5. Phân tích giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất ................................................. 2.5.1. Phân tích tình hình thực hiện chi phí ................................................... 2.5.2. Phân tích kết cấu chi phí ...................................................................... 2.5.3. Phân tích chi phí trên 1000 đồng doanh thu ........................................ 2.5.4. Phân tích giá thành ............................................................................... 2.6. Tình hình tài chính của doanh nghiệp ................................................................. 2.6.1. Phân tích chung tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán ............. 2.6.2. Phân tích chung tình hình tài chính qua báo cáo kết quả SX – 2.6.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh KD ..... doanh ....... 2.6.4. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty ......................................... 2.6.5. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .......... KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN XÂY DỰNG THỦY LỢI THĂNG 67 BÌNH ............................................... 68 3.1. Căn cứ chọn đề tài ................................................................................................. 3.1.1. Sự cần thiết của công tác hoàn thiện quy chế lương tại Công ty 68 70 Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng 70 Bình .......................................................................... 79 3.1.2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên 79 cứu ............................................ 3.1.3. Cơ sở lý thuyết của đề 79 tài ..................................................................... 90 3.2. Thực trạng quy chế trả lương tại Công 90 ty ........................................................... 10 3.2.1. Những đặc điểm của Công ty ảnh hưởng đến quy chế trả lương ......... 3.2.2. 3 10 Thực trạng quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp điện Xây dựng 5 thủy lợi Thăng 10 Bình ......................................................................................................... 6 3.3. Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công 10 ty ............................................................ 3.3.1. Các biện pháp hoàn thiện quy chế trả lương và tổ chức ...................... 3.3.2. Một số kiến nghị .................................................................................. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. KẾT LUẬN CHUNG LUẬN VĂN ............................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 7 MỞ ĐẦU Từ suy thoái kinh tế 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn, các ngành kinh tế quốc dân trầm lắng, suy thoái. Tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây nền kinh tế nước ta đã có những khởi sắc, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dần phục hồi và phát triển mạnh. Ngành xây dựng cũng vậy, là ngành chịu ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng và chậm phục hồi, các doanh nghiệp trong ngành đang khắc phục hậu quả của suy thoái và tìm ra phương hướng phát triển cho doanh nghiệp để tạo nên vị thế trên thị trường, nhất là trong giai đoạn này các dự án lớn hình thành, đồng thời cũng xuất hiện các đối thủ lớn cả trong nước và nước ngoài. Ra nhập ngành từ năm 2000 tuy nhiên với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động chủ yếu nội tỉnh và do nhiều nguyên nhân khác khiến Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình chưa tạo nên dấu ấn của doanh nghiệp trên thị trường, điều này càng gây thêm khó khăn trong việc phát triển doanh nghiệp nhất là trong điều kiện của đất nước và điều kiện ngành hoạt động ngày nay. Một trong những nguyên nhân lớn là vấn đề đào tạo, sử dụng và quản lý lao động của công ty chưa quan tâm sâu sắc và được chặt chẽ, vấn đề lương thưởng, trợ cấp, phúc lợi cho người lao động còn chưa tạo được tính rõ ràng, rành mạch và công bằng trong đội ngũ công nhân viên. Từ những điều này, qua quá trình thực tập tại Công ty, em đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện quy chế trả lương trong công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. Luận văn bao gồm 3 chương Chương 1: Khái quát tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình. Chương 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp điện xây dựng thủy lợi Thăng Bình. Chương 3: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG THUỶ LỢI THĂNG BÌNH 1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Xây lắp điện Xây dựng thuỷ lợi Thăng Bình 1.1.1. Thông tin chung về Công ty Xây lắp điện Xây dựng Thăng Bình - Tên đơn vị: CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG THUỶ LỢI THĂNG BÌNH. - Điện thoại: 0373.843.029 – 0904.053.909 Fax: 0373.843.029 - Mail: [email protected]. - Địa chỉ trụ sở chính: Xã Yên Phong, huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hoá. - Tài khoản: 3512.211.00006 tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. - Mã số thuế: 2800573934. 1.1.2. Năm thành lập và các ngành kinh doanh chính. - Năm thành lập: thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2602000014 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp ngày 29 tháng 3 năm 2000. Thay đổi lần thứ 4: Ngày 01 tháng 10 năm 2014. Số vốn điều lệ: 11.000.000.000 đồng. - Các ngành nghề kinh doanh chính: ST T 1 2 3 4 Tên ngành Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ. Chi tiết:Xây dựng công trình giao thông. Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng khác Chi tiết: Xây lắp đường dây tải điện đến 35KV; Xây dựng công trình thuỷ lợi, xây dựng lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. Xây dựng nhà các loại Mã ngành 4210 4290 4100 4312 6 Chuẩn bị mặt bằng Chi tiết: San lấp mặt bằng Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét. Chi tiết: Khai thác, sản xuất đá xẻ. Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. 7 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. 4663 8 Kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định, vận tải khách theo hợp đồng. 4932 5 0810 3290 1.1.3. Năng lực và kinh nghiệm Công ty Những năm gần đây do sự khủng hoảng của nên kinh tế trong nước và trên thế giới sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Trong đó ngành xây dựng cũng như những ngành kinh tế khác cũng chịu tác động không nhỏ từ những biến động đó. Tiền thân của Công ty là một tổ hợp xây dựng được thành lập từ năm 1995 qua quá trình hoạt động kinh doanh và phát triển đến năm 2000 đã chuyển đổi thành lập công ty và lấy tên là Công ty Xây lắp điện Xây dựng thuỷ lợi Thăng Bình. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là hoạt động trên lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình xây dựng dân dụng, san lấp mặt bằng, ngành sản xuất đá vật liệu xây dựng, vận tải hành khách theo tuyến cố định ... Xác định rõ được đặc thù kinh doanh trên, Công ty đã tập trung cao nhất cho việc thi công các công trình đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật đúng tiến độ. Từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã thi công rất nhiều công trình tạo được uy tín với khách hàng từ những công trình mà Công ty đã và đang thi công, được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao về chất lượng công trình, luôn hoàn thành đúng tiến độ. Vì vậy nhiều chủ đầu tư đã tin tưởng giao các công trình có quy mô lớn để Công ty đảm nhiệm thi công. Công ty đã tạo công ăn việc làm thường xuyên và ổn định, thu nhập cao cho người lao động. Tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ cho người lao động. Công ty đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác thi công nâng cao năng suất lao động. Mặt khác đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư về chất lượng công trình. Công ty cũng tổ chức nhiều đợt tập huấn cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn. Hiện nay, Công ty là đơn vị có đầy đủ năng lực về nhân lực, trang thiết bị thi công, tài chính, uy tín, kinh nghiệm, trong thi công các công trình: giao thông, thuỷ lợi, xây dựng dân dụng.... Công ty Xây lắp điện Xây dựng thuỷ lợi Thăng Bình luôn hoàn thành bàn giao công trình đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư và luôn xác định với mục tiêu chất lượng, tín độ, uy tín, an toàn, hiệu quả trong quá trình thi công các công trình. 1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội, nhân văn của Công ty 1.2.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên  Điều kiện địa lý khu vực Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, cách Thủ đô Hà Nội 153km về phía Bắc, về phía Nam cách Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 138 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Thanh Hoá Nằm ở vị trí từ 19,18o đến 20,40o vĩ độ Bắc; 104,22o đến 106,40o kinh độ Đông. Có ranh giới như sau: - Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La. - Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An. - Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào. - Phía Đông giáp biển Đông. Thanh hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Thanh Hoá có sân bay Sao Vàng và quy hoạch mở thêm sân bay Thanh Hóa thuộc địa bàn 3 xã Hải Ninh, Hải An, Hải Châu huyện Tĩnh Gia phục vụ cho kinh tế Nghi Sơn và toàn tỉnh  Vị trí địa lý của Công ty Công ty xây lắp điện xây dựng thuỷ lợi Thăng Bình có trụ sở chính đóng tại thôn 1, xã Yên Phong, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Có vị trí địa lý thuận lợi khi có một mặt tiền là quốc lộ 45 nối liền hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Quốc lộ 45 có chiều dài 132 km, điểm đầu là điểm giao cắt với quốc lộ 12B tại phố Rịa (xã Phú Lộc, Nho Quan, Ninh Bình), điểm cuối là điểm giao cắt với đường Hồ Chí Minh tại ngã ba Như Xuân (thị trấn Yên Cát, Như Xuân, Thanh Hóa) thuận lợi cho giao thông vận tải, giao lưu, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Cách thị trấn Kiểu 5 km về phía Tây Bắc, cách thị trấn Quán Lào 15 km về phía Đông Nam, việc nằm giữa và gần với hai thị trấn lớn của huyện tạo điều kiện cho hoạt động giao thương thuận lợi, hơn nữa đây là khu vực đang có nhiều chuyển biến về kinh tế trong thời gian gần đây tạo nên cơ hội đầu tư xây dựng cho Công ty.  Điều kiện khí hậu. Ngành xây dựng nói chung chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố đến từ điều kiện khí hậu. Điều kiện khí hậu hoạt động của công ty chịu ảnh hưởng của khí hậu tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa. - Chế độ nhiệt: Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.500 0C- 8.7000C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 20 0C (từ tháng IV đến tháng XI). Biên độ ngày đêm từ 70C - 100C, biên độ năm từ 110C - 120C. Tuy vậy, chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ nét giữa các tiểu vùng + Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ 0 11 C - 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,50C -70C, nhiệt độ trung bình năm là 24,20C. + Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng nhiệt độ trung bình cả năm 7.6000C -8.5000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,10C. + Vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sương muối, mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hưởng của gió khô nóng, tổng nhiệt độ trung bình cả năm khoảng dưới 8.0000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,80C. - Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù. - Chế độ mưa: Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6 - 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440 - 677 mm. Ngoài ra trong mùa này thường xuất hiện giông, bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 84 - 86% và có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 18%. - Chế độ nắng và bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ 1.600 - 1.800 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng V đến tháng VIII đạt từ 237 - 288 giờ/tháng, các tháng XII và tháng I có số giờ nắng thấp nhất từ 55- 59 giờ/tháng. Tổng bức xạ vào các tháng mùa hè lên rất cao, đạt tới 500 - 600 cal/cm 2/ngày từ tháng V đến tháng VII, đó là thời kỳ ít mây và mặt trời ở gần thiên đỉnh. Tuy nhiên vào mùa đông xuân rất nhiều mây, ít nắng và mặt trời xuống thấp cho nên bức xạ mặt trời giảm sút rõ rệt, cực tiểu vào các tháng XII hoặc tháng I với mức độ 200 - 500 cal/cm2/ngày. - Chế độ gió: Thanh Hoá nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có ba mùa gió: + Gió Bắc (còn gọi là gió Bấc): Do không khí lạnh từ Bắc cực qua lãnh thổ Trung Quốc thổi vào. + Gió Tây Nam: Từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Trong ngày, thời gian chịu ảnh hưởng của không khí nóng xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm. + Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): Thổi từ biển vào đem theo không khí mát mẻ. Vào mùa hè, hướng gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam; các tháng mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng Bắc và Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30 -40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới 20 m/s. Qua theo dõi những năm gần đây vùng núi gió không to lắm, bão và gió mùa Đông Bắc yếu hơn các vùng khác.Tốc độ gió giảm thấp, bình quân tốc độ gió khoảng 1,0-1,5 m/giây; gió bão khoảng 25 m/giây. Vào những mùa mưa bão, công tác xây dựng thường bị gián đoạn, chất lượng, tiến độ công trình đạt mức tương đối thấp gây nhiều khó khăn cho Công ty, ngược lại và những ngày thời tiết khô ráo ở tháng 6 đến tháng 9 hay kéo thêm vài tháng cuối năm, điều kiện khí hậu ủng hộ cho công tác xây dựng tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hoàn thành dự án chất lượng cao đúng tiến độ. 1.2.2. Điều kiện về lao động Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, đang trong thời kì dân số vàng với tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lao động cho các ngành nghề kinh doanh. Ở Thanh Hoá có nguồn lao động dồi dào, lao động có trình độ cao được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, các lao động phổ thông nhiều năm kinh nghiệm... là điều kiện thuận lợi về nguồn lao động cho những công ty vừa và nhỏ có phạm vị hoạt động trong tỉnh nói chung và công ty Xây lắp điện Xây dựng thuỷ lợi Thăng Bình nói riêng. 1.2.3. Điều kiện về kinh tế  Tình hình kinh tế chung. Thanh Hóa là cầu nối giữa miền Bắc với miền Trung, là khu vực trong những năm gần đây có những chuyển biến rất tích cực về kinh tế, nhiều khu công nghiệp lớn, các khu di tích, thắng cảnh nổi tiếng... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong tỉnh. Công ty nằm ở vị trí là một trong những huyện trung du của tỉnh, địa hình là đồng bằng, tuy nhiên ở các huyện giáp danh là những huyện có núi và vùng núi Thanh Hóa, kinh tế đang dần được trú trọng về đầu tư và phát triển, nhiều dự án trọng điểm quốc gia, dự án lớn của tỉnh được triển khai và thực hiện, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để Công ty có thêm nhiều cơ hội trong làm ăn và kết giao với đối tác và cộng sự... ngoài ra việc khai thác đá đem lại cho Công ty nguồn doanh thu cao và tương đối ổn định qua các năm. Tạo điều kiện cho Công ty trong việc lên kế hoạch sử dụng và phân phối vốn một cách có hiệu quả và phát triển sản xuất kinnh doanh các ngành nghề trong Công ty.  Giao thông, và cơ sở hạ tầng. Thanh Hóa là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện và quy hoạch rõ ràng. Trụ sở chính của Công ty có mặt tiền là quốc lộ 45 tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong toàn tỉnh và sang các tỉnh khác. 1.3. Công nghệ sản xuất Do đặc thù sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực mà Công ty đã trang bị và sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị với yêu cầu về kĩ thuật cao, hầu hết máy móc thiết bị có giá trị lớn, được lắp đặt theo dây chuyền công nghệ hiện đại nhất đáp ứng những yêu cầu trong công việc, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảng 1.1. Danh sách máy móc thiết bị của Công ty TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Sở hữu 1 Xe ô tô con - 4 chỗ Cái 03 Sở hữu của Công ty 2 Xe ô tô IFA ben – 5 T Cái 02 -nt- 3 Xe ô tô IFA ben – 8T Cái 03 -nt- 4 Xe ô tô ben Cái 04 -nt- 5 Xe ô tô tải – cẩu tự hành – 5T Cái 02 -nt- 6 Máy lu tĩnh 10 tấn Cái 03 -nt- 7 Máy lu tĩnh 12 tấn Cái 02 -nt- 8 Máy lu rung 25 tấn Cái 03 -nt- 9 Máy lu bánh lốp Cái 04 -nt- 10 Máy san Cái 04 -nt- 11 Máy đầm Cái 05 -nt- 12 Máy xúc xích 200 Cái 04 -nt- 13 Máy xúc xích 300 Cái 02 -nt- 14 Máy ủi (Nhật) Cái 03 -nt- 15 Xe tưới nhựa tự hành (30004000l) Cái 03 -nt- 16 Thiết bị phun nhựa cầm tay Cái 02 -nt- 17 Máy rải cấp phối Cái 03 -nt- 18 Xúc lật Cái 02 -nt- 19 Xe tưới nước Cái 03 -nt- 20 Chổi quay Cái 04 -nt- 21 Máy đào SOLRA – W 2001÷1,2m3 Cái 02 -nt- 22 Máy bơm nước lu động 15m3/h Cái 04 -nt- 23 Máy đàm dùi ɸ 70 200 w Cái 05 -nt- 24 Máy đầm đất 5 tấn Cái 03 -nt- 25 Máy trôn bê tông 250-500L Cái 05 -nt- 26 Máy đầm bàn Cái 05 -nt- 27 Cốt pha tôn Cái 150 -nt- 28 Giàn giáo khung tiệp Cái 100 -nt- 29 Sàn trộn bê tông Cái 04 -nt- 30 Máy khoan đá Cái 03 -nt- 31 Khuôn đúc mẫu BT Cái 25 -nt- 32 Thùng rửa đá – thùng đong Cái 22 -nt- 33 Máy năn thép Cái 02 -nt- 34 Máy cắt thép Cái 05 -nt- 35 Máy kinh vĩ THEO Cái 04 -nt- 36 Máy tời TTD Cái 04 -nt- 37 Tời – chạc 5 tấn Cái 05 -nt- 38 Pa lăng xích liên doanh 5 tấn Cái 05 -nt- 39 Máy hàn điện chạy xăng 5 – 10 KW Cái 03 -nt- 40 Máy phát điện 5KW Cái 03 -nt- 41 Máy ép thủy lực 3 – 5 tấn Cái 04 -nt- 42 Máy phun sơn Cái 02 -nt- 43 Kìm nối dây tấn Cái 02 -nt- 44 Kìm ép đầu cốt Cái 05 -nt- 45 Tiếp địa di động các loại Cái 06 -nt- 46 Máy đo điện trở suất Cái 03 -nt1.4.Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh của Công ty 1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tài chính – Kế toán Đội thi công CT xây dựng Đội thi công CT giao thông Tổ thợ nề Các tổ công nhân thi công CT giao thông Tổ thợ điện nước Phòng kỹ thuật – vật tư Công trường khai thác đá Tổ máy Phòng Tổ chức – Hành chính Đội thi công CT thuỷ lợi Đội vận tải Các tổ thi công CT thủy lợi Công nhân sản xuất Tổ thợ mộc, cotpha Tổ thợ sơn, vôi ve Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty được thiết lập theo mô hình hỗn hợp trực tuyến trức năng trong đó: Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của hệ thống, chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp, bộ phận chức năng bao gồm phòng Tài chính – Kế toán và phòng Tổ chức – Hành chính, bộ phân trực tuyến là phòng Kỹ thuật – Vật tư trực tiếp tiếp nhận chỉ thị từ Ban Giám đốc và được toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách thực hiện. 1.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận  Ban Giám đốc - Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, phụ trách chung toàn công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ bộ máy quản lý, theo dõi công tác tài chính, chịu trách nhiệm về bảo toàn vốn của công ty, quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong toàn Công ty, đảm bảo tính hiệu lực và hoạt động có hiệu quả cũng như việc tìm kiếm công ăn việc làm, đảm bảo cuộc sống cho nhân viên trong toàn Công ty. - Phó Giám đốc: Nhận sự uỷ quyền của giám đốc thực hiện các công việc phụ trách sản xuất và phụ trách kinh doanh.  Phòng Tài Chính – Kế Toán: Có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ công tác hạch toán kế toán trong Công ty phản ánh toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động của nó, tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả tài chính, theo dõi công nợ, lập báo cáo thống kê tài chính tháng, quý, năm. Mặt khác phòng kế toán có trách nhiệm phân tích hoạt động kinh tế tài chính của công ty, tham mưu cho giám giám đốc trong việc quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc những chính sách đầu tư vào các công trình và dự án, cùng với các bộ phận khác nghiên cứu và đưa ra kế hoạch để toàn Công ty phấn đấu thực hiện.  Phòng Kỹ thuật – Vật tư: có chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực điều hành sản xuất cụ thể ở các mặt như: Công tác kĩ thuật trên công trường, làm thủ tục nghiệm thu từng hạng mực công trình, phụ trách an toàn thi công, chịu trách nhiệm về tiến độ thi công...  Phòng Tổ chức – Hành chính - Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác nhân sự trong Công ty. - Tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện chế độ chính sách với người lao động theo quy định của Nhà nước, thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động của Công ty. - Xây dựng bộ máy tổ chức Công ty và bố trí nhân sự (cho các Phòng chức năng nghiệp vụ và cho các đơn vị kinh doanh thuộc Công ty) phù hợp và đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển kinh doanh của Công ty. - Xây dựng các qui chế làm việc của Ban Giám đốc Công ty, của tất cả các phòng chức năng nghiệp vụ và đơn vị kinh doanh thuộc Công ty. - Xây dựng qui hoạch cán bộ để phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng trình độ cấp bậc kỹ thuật…nhằm phục vụ cho việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, việc bố trí, điều động, phân công cán bộ, nhân viên, công nhân đáp ứng yêu cầu của từng vị trí công tác trong Công ty. - Xây dựng tổng quĩ tiền lương và xét duyệt phân bổ quĩ tiền lương, kinh phí hành chính Công ty cho các đơn vị trực thuộc. - Xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương để trình Giám đốc phê chuẩn. - Xây dựng các qui chế, qui trình về mua sắm, quản lý và sử dụng có hiệu quả các tài sản của Công ty gồm: nhà cửa, xe cộ, trang thiết bị máy móc, vật tư, công cụ lao động, … - Xây dựng chương trình, nội dung tổ chức các sự kiện cho Công ty như: sơ kết, tổng kết công tác, lễ kỷ niệm ngày thành lập Công ty, mit-tinh họp mặt nhân các ngày lễ lớn trong năm, hội nghị khách hàng ..... - Quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục và chế độ chính sách liên quan đến vấn đề nhân sự - lao động - tiền lương (tuyển dụng, ký HĐLĐ, nghỉ việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động, thi đua khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu v.v..); - Quản lý lao động, tiền lương cán bộ - công nhân viên cùng với Phòng kế toán. - Nghiên cứu việc tổ chức lao động khoa học, Quản lý xây dựng cơ bản trụ sở Công ty và các đơn vị trực thuộc (nếu có yêu cầu). - Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu. Thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu thường và tài liệu quan trọng. - Điều động và quản lý hoạt động của các xe ôtô 4 bánh phục vụ các hoạt động của bộ máy Công ty. - Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường. - Chịu trách nhiệm về công tác khám chữa bệnh ban đầu và khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV toàn Công ty.  Các đội, tổ thi công: Các đội thi công nhận nhiệm vụ từ cấp trên trực tiếp phân bổ, sắp xếp,lên kế hoạch thực hiện công việc, dự kiến nguyên nhiên vật liệu, động lực, lao động, thời gian... để Công ty có kế hoạch cụ thể về việc sử dụng nguồn lực phù hợp, đảm bảo mối liên hệ giữu các tổ đội đảm bảo hoàn thành công trình đúng tiến độ và đạt chất lượng cao.  Công trường sản xuất đá: Sản xuất sản phẩm từ đá cung cấp cho các công trình Công ty thực hiện cũng như công ty khác thực hiện, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh cho Công ty. 1.4.3. Tổ chức lao động trong Công ty Bảng 1.2. Danh sách cán bộ công nhân viên trong Công ty T T Họ tên I 1 2 II 1 Lãnh đạo công ty Nguyễn Đăng Tạo Nguyễn Thị Tâm Cán bộ nhân viên Trần Hữu Can 2 Lê Đức Thụ Nhân viên 3 Lê Xuân Tú Nguyễn Văn Thắng Nhân viên Nhân viên 4 Trình độ Năm công tác Đại học 12 Cao đẳng 14 Kỹ sư thủy lợi Đại học 08 Kỹ sư thủy lợi Đại học 13 Đại học 08 Cao đẳng 09 Cao đẳng 10 Cao đẳng 10 Đại học 08 Cao đẳng 10 Chức vụ Ngành nghề đào tạo Giám đốc P. Giám đốc Kỹ sư điện Kế toán DN T. Phòng KT - VT Kỹ sư điện Điện dân dụng Kỹ sư XD cầu 5 Phạm Hải Định Nhân viên đường Xây dựng cầu 6 Nguyễn Văn Dân Nhân viên đường bộ Kỹ thuật công 7 Lê Quyết Thắng Nhân viên 8 Lê Ngọc Quang Nhân viên 9 Vũ Đức Nguyện Nhân viên 10 Nguyễn Xuân Phúc CB hiện trường trình xây dựng Kỹ thuật công trình xây dựng XD DD & CN Kỹ thuật công trình xây dựng 11 12 13 14 Trần Văn Dưỡng Phạm Duy Thanh Nguyễn Văn Tám Nguyễn Thị Xuân 15 Lê Thị Nguyện 16 Vũ Xuân Tú 17 Trịnh Minh Phát 18 Trịnh Thị Phúc CB hiện trường CB hiện trường Kế toán trưởng Kế toán viên Nhân viên văn phòng XD DD & CN Cao đẳng XD DD & CN Cao đẳng Kế toán DN Cử nhân Kế toán DN Cao đẳng Hành chính Trung cấp văn thư Quản trị nhân T. Phòng TC - HC Cử nhân lực Tổ chức quản Nhân viên Trung cấp lý NL Quản trị nhân Nhân viên Cao đẳng lực Quản đốc xưởng đá 20 Trịnh Thị Xinh Thủ quỹ xưởng đá III. Công nhân trong Công ty 1. Thợ nề 2. Nhân viên lái ô tô 3. Nhân viên bảo vệ 4. Công nhân lái máy 5. Công nhân cơ khí 6. Công nhân sản xuất - khai thác đá 7. Thợ mộc - Cốp pha 8. Thợ điện, nước 19 Vũ Văn Tấn 07 09 09 05 04 10 13 03 14 08 65 người 24 người 1 người 2 người 6 người 4 người 10 người 8 người 10 người 1.5. Phương hướng hoạt động của công ty trong tương lai Trong giai đoạn hiện nay, thị trường đang cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đứng trước xu thế hội nhập toàn cầu hóa các doanh nghiệp bên cạnh có thêm nhiều cơ hội nhưng cũng có thêm nhiều thử thách. Để thích ứng với sự thay đổi của thị trường, Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình liên tục đầu tư đổi mới công nghệ quản lý để bắt kịp với xu hướng công nghệ hiện đại, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động. Trong mỗi giai đoạn, Công ty luôn đặt những mục tiêu, định hướng để vươn tới, căn cứ đề ra định hướng này là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn trước. Định hướng phát triển chung cho công ty giai đoạn 5 năm 2015 – 2020 là: - Phát triển kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bắt kịp nhịp độ tăng trưởng ổn định, vững chắc và thu hút tập trung lực lượng lao động đủ mạnh để chủ động hoàn thành kế hoạch đặt ra. - Hiện đại hóa để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, từng bước đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm tối đa hóa hiệu quả giúp Công ty lấy được niềm tin của khách hàng, từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận. - Mở rộng thị trường hoạt động không những ở trong nước mà còn vươn sang các nước trong khu vực. Trong những năm tới, Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình tiếp tục tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại đá xây dựng và hoàn thiện các dự án đầu tư đang thực hiện cũng như tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. - Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên theo tiêu chí đoàn kết, kỷ cương, cần cù, sáng tạo, văn minh, vừa phát huy được truyền thống văn hóa của tổ chức lại vừa phát huy được khả năng của bản thân, có nề nếp làm việc khoa học, chuyên nghiệp đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường ngành - Coi trọng việc đào tạo cán bộ và khuyến khích tự đào tạo để hoạt động sáng tạo, cải tiến trong lao động trở thành việc làm thường xuyên và liên tục của mọi người trong công ty. Công ty có những chính sách kịp thời và hoàn thiện những mục tiêu đó để nâng cao tinh thần sáng tạo cho người lao động. - Hoàn thiện công tác tổ chức nhằm nâng cao tinh thần chủ động sáng tạo cho người lao động, đồng thời tháo gỡ mọi khó khăn cản trở để người lao động có thể đóng góp cho công ty nhiều hơn đồng thời cũng tạo động lực cho người lao động làm việc khi yếu tố thu nhập được tăng lên. - Quản lý chi phí hiệu quả nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh với các Công ty khác, sử dụng hợp lý tài sản, nguồn vốn của Công ty Với định hướng này, Công ty có thể kết hợp sức mạnh truyền thống của mình trong lĩnh vực xây lắp với sức mạnh cũng như thời cơ của những ngành nghề kinh doanh mới để hòa cùng sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua việc tìm hiểu về điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình cho thấy công ty có những thuận lợi và khó khăn sau.  Thuận lợi: Công ty có năng lực và kinh nghiệm lâu năm trong ngành tạo điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm và kí kết các dự án mới. Các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội ủng hộ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Lực lượng lao động dồi dào có kinh nghiệm và tay nghề cao, gắn bó trung thành với công ty. Trang bị máy móc đầy đủ có chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.  Khó khăn Khí hậu mưa nắng đều khắc nghiệt làm cho công tác xây dựng và khai thác của công ty bị ảnh hưởng. Thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, gây khó khăn trong việc thu hút đầu tư và kí kết hợp đồng. Thị trường ngành xây dựng đang dần phục hồi, tuy nhiên còn nhiều khó khăn trong mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh. Thị trường bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty còn nặng nhiều trong nội tỉnh, việc cạnh tranh với những đối thủ lớn trong các dự án trọng điểm của tỉnh, huyện còn gặp nhiều khó khăn. Thiếu nhân viên trẻ, có trình độ cao, gây khó khăn trong việc thực hiện những cải cách mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những thuận lợi và khó khăn trên đồng thời tạo nên những cơ hội và thách thức cho Công ty trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty và sẽ được làm rõ ở chương 2.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan