Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy chế phối hợp giữ BCH Công đoàn và Giám đốc TISCO...

Tài liệu Hoàn thiện quy chế phối hợp giữ BCH Công đoàn và Giám đốc TISCO

.DOCX
15
239
96

Mô tả:

Phần mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận I. Một số khái niệm liên quan - Quy chế - Quy chế phối hợp II. Những nội dung cơ bản của quy chế phối hợp 1. Vai trò 2. Nội dung của quy chế 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy chế - Các nhân tố bên trong - Các nhân tố bên ngoài II. Kinh nghiệm về xác định quy chế phối hợp của một số công ty Chương II: Thực trạng I. Giới thiệu tổng quan về TISCO II. Thực trạng về quy chế phối hợp của TISCO 1. Thực trạng 2. Ưu điểm 3. Hạn chế 4. Nguyên nhân Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện 1. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện 2. Giải pháp Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo 1. Tính cấp thiết của đề tài Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, của người lao động. Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng giai cấp công nhân. Vai trò này của Công đoàn đã được Hiến pháp và luật Công đoàn khẳng định. Cùng với quá trinh phát triển của Cách mạng Việt Nam, sự lớn mạnh của Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, Công đoàn Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò của mình đối với đất nước và xã hội, đó là tích cực tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của, chính đáng của người lao động, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, ấm no, hạnh phúc, thực hiện công bằng xã hội. Nhiều phong trào thi đua do Công đoàn phát động, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao. Công đoàn cũng đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, bổ sung cho Đảng nhiều cán bộ trưởng thành từ phong trao công nhân và hoạt động công đoàn. Quan hệ hợp tác, hữu nghĩ giữa công đoàn Việt Nam với các tổ chức công đoàn quốc tế, công đoàng các nước ngày càng mở rộng. Bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi vận hành theo cơ chế thị trường, vì vậy tính chất của quan hệ lao động so với nề kinh tế kế hoạch hoá trước đây đã thay đổi, do đó dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động của các tôt chức Công đoàn. Trước đây quan hệ lao động là do Nhà nước và công nhân lao động tạo thành và lấy lợi ích chung làm điểm xuất phát, còn hiện nay quan hệ lao động là do doanh nghiệp và người lao động tạo thành trên cơ sở hai bên giúp đỡ lẫn nhau cùng có lợi. Do tính chất quan hệ lao động thau đổi, nên những xung đột trong quan hệ lao động những năm gần đây ngày càng có xu hướng gia tăng, đòi hỏi các tổ chức công đoàn phải lấy lĩnh vực lao động làm lĩnh vực hoạt động cơ bản và lấy việc điều hoà, ổn định quan hệ lao động làm nhiệm vụ xã hội cơ bản. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Công đoàn có vai trò điều hoà và ổn định quan hệ loa động, đây là vai trò không một tổ chức nào khác có thể thay thế. Bởi vì, Công đoàn là đại diện một bên của quan hệ lao động, thiếu Công đoàn không thể tạo thành quan hệ lao động hoàn chỉnh. Chính sự điều tiết quan hệ lao động yêu cầu Công đoàn phải tham gia, bởi vì việc điều tiết quan hệ lao động trong cơ chế thị trường do hai bên trong quan hệ lao động qua cơ chế tự điều tiết, không có sự tham gia của công đoàn thì quan hệ lao động sẽ không thể vận hành bình thường. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn xác định: Phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong công nhân, người lao động và người sử dụng lao động về đường lối Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về tổ chức công đoàn với nhiều hình thức đa dạng, phong ohus; coi trọng việc nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của người lao động để kịp thời phản ánh, kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền đồng cấp nghiên cứu, giải quyết. Tổ chức thực hiện các phong trào “xây dựng đời sống văn hoá cơ sở” và cuộc vận độn “xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh công nghiệp”, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động; góp phần xây dựng cơ sở đảng ở khu vực này. Để công đoàn cơ sở có thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ trên một cách xuất sắc thì cần có sự phối hợp hoạt động từ phía doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã nhận ra sự cần thiết của sự phối hợp này và đã phối hợp cùng với công đoàn xây đựng, ban hành và hoàn thiện quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban chấp hành công đoàn cơ sở và Ban giám đốc. Từ đó đưa ra rất nhiều các chương trình văn hoá hay cho người lao động như các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng nhằm hưởng ứng các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước ...; giải quyết các vấn đề như: tranh chấp lao động, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị của người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật…. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, việc xây dựng và thực hiện các quy chế phối hợp hoạt động vẫn còn rất nhiều tồn tại và hạn chế như: xây dựng quy chế phối hợp còn sơ sài và có nhiều thiếu sót dẫn đến khi thực hiện thì xảy ra tình trạng đùn đẩy, không làm đúng trách nhiệm của mình từ cả hai bên... Do đó việc nghiên cứu về quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn và giám đốc để từ đó tìm ra những giải pháp để hoàn thiện quy chế để sự phối hợp hoạt động giữa công đoàn và doanh nghiệp thật trơn tru, đạt kết quả ngày càng tốt hơn; công đoàn hoàn thành tốt vai trò điều hoà quan hệ lao động của mình; doanh nghiệp quản lý, kinh doanh phát triển. Và đay cũng chính là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Từ các phân tích ở trên, đặc biệt là từ thực tế ở Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), nên em xin phép lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban chấp hành Công đoàn cơ sở với Giám đốc tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên” để làm đề tài báo cáo kiến tập, với mong muốn góp phần nào hoàn thiện, nâng cao hiệu quả phối hợp thực hiện giữa BCH Công đoàn với Giám đốc tại các doanh nghiệp nói chung và tại TISCO nói riêng. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu: Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện các quy chế phối hợp hoạt động tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; báo cáo đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và Giám đốc công ty để có thể phát huy toàn diện nhất vai trò của tổ chức Công đoàn. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu khái quát chung về chức năng, vai trò, tầm quan trọng của các quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và Giám đốc công ty. + Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về các quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và Giám đốc công ty. + Đánh giá những ưu nhược điểm về thực tiễn việc xây dựng và thực hiện các quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và Giám đốc công ty. + Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật, các quy chế, nội quy tại doanh nghiệp, em sẽ tập trung nghiên cứu những khó khăn gặp phải khi tiến hành xây dựng và thực hiện các quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và Giám đốc công ty, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy chế này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung, vai trò của các quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và Giám đốc công ty, quy định của pháp luật liên quan và thực tiễn áp dụng các quy định để đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và Giám đốc công ty và nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế đó. - Phạm vi nghiên cứu: + Về địa điểm: Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) + Về thời gian: Nghiên cứu giai đoạn từ năm 2014 – 2016, đề xuất kiến nghị đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận dùng dể nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các tư tưởng, quan điểm mang tính nguyên tắc của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền; các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn… cũng như các tư tưởng, quan điểm về luật học tiến bộ, hiện đại trên thế giới liên quan đến hoạt động của Công đoàn được sử dụng làm cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu báo cáo. - Phương pháp luận được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong báo cáo là: + Phương pháp khảo cứu tài liệu liên quan, + Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu; +Phương pháp thống kê. 5. Kết cấu của báo cáo Báo cáo này gồm: Phần mở đầu, ba chương và phần kết luận. Chương 1: Cơ sở lý luận về quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và Giám đốc công ty. Chương 2: Thực trạng xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và Giám đốc công ty. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và Giám đốc công ty. Chương I: Cơ sở lý luận I. Một số khái niệm liên quan 1. Quy chế Quy chế là chế độ được quy định bởi một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong một phạm vi nhất định, được ban hành có văn bản và có hiệu lực thi hành trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó. Quy chế điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giá áp dụng. Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc. Quy chế được ban hành phải đảm bảo 3 yếu tố sau: - Tính hợp pháp: Phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái luật. - Tính thực tiễn: Phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành, phù hợp với hoạt động của tổ chức trong từng lĩnh vực cụ thể. - Tính hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho tổ chức, góp phần tích cực vào công tác quản lý, điều hành cũng như toàn bộ hoạt động của tổ chức; khi được áp dụng phải được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi. Quy chế có thể được ban hành độc lập hoặc ban hành kèm theo Nghị định. (Theo https://thukyluat.vn/) 2. Quy chế phối hợp hoạt động Là quy chế điểu chỉnh vấn đề liên quan đến công tác tổ chức hoạt động, phân công nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bên để có thể thực hiện công việc trơn tru và có hiệu quả nhất. 3. Công đoàn Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (Theo Luật Công đoàn năm 2012) 4. Quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn với Giám đốc Là quy chế quy định mối quan hệ công tác, phối hợp hoạt động giữa Giám Đốc công ty, doanh nghiệp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở của công ty, doanh nghiệp đó, trong việc thực hiện kế hoạch kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty, phát triển nguồn tài nguyên nhân lực, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ người lao động trong công ty nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của công ty, từng bước dây dựng công ty trở nên vững mạnh hơn. Quy chế này xây dựng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của tổ chứ Công đoàn đã được quy định trong luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đồng thời dựa trên cơ sở Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty. II. Những nội dung cơ bản của quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và Giám đốc công ty. 1. Vai trò Đối với các công ty, doanh nghiệp thì khó khăn đến từ hoạt động quản lý và phối hợp hoạt động của các bộ phận trong công ty. Vì vậy, ban hành quy chế có thể xem là một giải pháp hữu ích trong việc điều hành bộ máy doanh nghiệp bên cạnh Điều lệ công ty. Khác với Điều lệ công ty, pháp luật không quy định về nội dung và hình thức bắt buộc đối với quy chế. Do đó doanh nghiệp có thể linh hoạt xây dựng các quy chế riêng phù hợp với văn hoá cũng như cách thức vận hành công ty, nhưng không được trái với Điều lệ và các quy định pháp luật hiện hành. 2. Nội dung của quy chế 2.1. Những lĩnh vực công tác BCH Công đoàn cơ sở cùng tham gia với Giám đốc đốc công ty để triển khai thực hiện. - Khi xây dựng các văn bản pháp qui nội bộ có liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, BGĐ Công ty thông báo cho BCH CĐCS được biết nội dung và gửi văn bản dự thảo cho BCH CĐCS Công ty để BCH CĐCS lấy ý kiến tham gia đóng góp của người lao động trước khi Tổng Giám đốc ký ban hành, nhằm đảm bảo thưc hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước, các nghị quyết, quyết định của tổ chức công đoàn cấp trên đồng thời thực hiện có kết quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của Công ty đã được sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông - Khi xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực trong Công ty, BGĐ Công ty gửi văn bản dự thảo cho BCH CĐCS để BCH CĐCS lấy ý kiến tham gia của người lao động về những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của người lao động trước khi triển khai thực hiện các kế hoạch này - Trước khi Tổng Giám đốc ký hoặc trình Hội đồng quản trị ký ban hành các văn bản có liên quan đến việc sáp nhập hoặc giải thể các bộ phận công tác nằm trong bộ máy tổ chức của Công ty, cách chức, miễn nhiệm các cán bộ chủ chốt của Công ty hoặc cho người lao động thôi việc Tổng Giám đốc Công ty có thể thông báo cho BCH CĐCS được biết để CĐCS tham gia ý kiến nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động cũng như sắp sếp lại tổ chức Công đoàn cho phù hợp với cơ cấu tổ chức mới. - Với tư cách là một thành viên trong Hội đồng thi đua, khen thưởng của Công ty, Chủ tịch CĐCS được quyền tham gia ý kiến và tham gia biểu quyết trong các cuộc họp xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua và khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích công tác hoặc có những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững và lâu dài của Công ty trước khi trình Tổng Giám đốc, với tư cách Chủ tịch Hội đồng có ý kiến kết luận cuối cùng. - Với tư cách là một thành viên trong Hội đồng kỷ luật của Công ty, Chủ tịch CĐCS là người thay mặt tập thể người lao động tại Công ty đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động được đưa ra xử lý trước Hội đồng; là người giám sát việc áp dụng, viện dẫn các quy định của luật pháp cùng các quy định trong Nội quy lao động của Công ty trong quá trình xử lý người lao động vi phạm; là người đưa ra các tình tiết có liên quan đến nhân thân, hoàn cảnh gia đình của người lao động vi phạm để đề nghị Hội đồng xem xét giảm nhẹ trong khi xử lý kỷ luật người lao động. - Là một bên trong Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, những người được BCH CĐCS cử tham gia Hội đồng với tư cách đại diện người lao động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình trong việc hoà giải các tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động như được quy định tại Bộ Luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan. - BCH CĐCS cùng tham gia với Ban Giám đốc Công ty trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chánh sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy định, quy chế khác của Công ty. 2.2. Những lĩnh vực công tác BCH Công đoàn cơ sở và Giám đốc công ty cùng phối hợp thực hiện. Giám đốc Công ty và BCH CĐCS cùng phối hợp thực hiện các công tác sau đây: - Tổ chức các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng trong CNVC nhằm hưởng ứng các đợt vận động chính trị lớn của Đảng và nhà nước, đồng thời thực hiện có kết quả cao các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của Công ty đã được sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông. - Tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Quy chế này - Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các bộ phận công tác thuộc Công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CNVC thông qua Đại hội CNVC được tổ chức hàng năm và việc thực hiện quy chế dân chủ ở Công ty cổ phần ban hành kèm theo nghị định số 87/2007 ngày 28/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ. - Tổ chức, hướng dẫn cho người lao động trong Công ty thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng lao động, giám sát và đôn đốc việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, các quy định về bảo hộ lao động, các chính sách về tiền lương, BHXH, BHYT cùng các quyền lợi khác của người lao động đã được ghi trong Bộ luật lao động và trong các quy chế nội bộ của Công ty. - Tổ chức kiểm tra các bộ phận công tác thuộc Công ty trong việc thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn lao động, điều kiện làm việc của CNVC, công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ, thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt và an toàn lao động cho CNVC trong Công ty. - Giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị của người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật. - Tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào, các chuyên đề công tác mà Tổng Giám đốc và BCH CĐCS Công ty cùng phối hợp chỉ đạo thực hiện. 2.3. Những lĩnh vực công tác Giám đốc công ty tham gia cùng BCH Công đoàn cơ sở triển khai thực hiện - Ban Giám đốc Công ty và BCH CĐCS đảm bảo thường xuyên trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin cho nhau về kết quả triển khai thực hiện các mặt công tác của Công ty cũng như các mặt hoạt động công đoàn trong từng thời gian. - Các bộ phận công tác của Công ty và các Tổ công đoàn có trách nhiệm phối hợp giải quyết và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khi được Tổng giám đốc và BCH CĐCS Công ty phân công. - Tổng giám đốc hoặc người được Tổng Giám đốc ủy quyền và BCH CĐCS Công ty họp liên tịch mỗi năm 02 lần vào giữa năm và cuối năm nhằm kiểm điểm, đánh giá việc phối hợp hoạt động cũng như việc thực hiện các nghị quyết liên tịch của hai bên (nếu có). - Chủ tịch Công đoàn được Tổng Giám đốc mời tham dự các cuộc họp giao ban hàng tuần của Công ty, mời dự các cuộc họp của Công ty có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, các cuộc họp sơ kết, tổng kết hoặc các cuộc họp triễn khai việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của Công ty. - BCH CĐCS Công ty mời Tổng giám đốc dự Đại hội CĐCS, Đại hội CNVC và các cuộc họp quan trọng của BCH CĐCS để Tổng giám đốc thông báo cho BCH CĐCS về những định hướng, mục tiêu, của Công ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn, các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, tham gia cùng với BCH CĐCS trong việc quyết định các nội dung công tác mà hai bên cùng phối hợp chỉ đạo thực hiện. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy chế 3.1. Các nhân tố bên trong 3.2. Các nhân tố bên ngoài III. Kinh nghiệm về xác định quy chế phối hợp của một số công ty Chương II: Thực trạng I. Giới thiệu tổng quan về TISCO 1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty gang thép Thái Nguyên có tên giao dịch là: Thai Nguyen Iron and steel corporation viết tắt là TISCO. Trụ sở: Phường Lưu Xá - Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Công ty đã có trên 40 năm phát triển, năm 1959 khởi công xây dựng khu gang thép. Nhà máy Luyện Gang tiền thân của Công ty Gang Thép Thái Nguyên được thành lập ngày 29/11/1963, đây cũng là ngày mà mẻ Gang đầu tiên ra lò. Năm 1962 - 1972, các quá trình công nghệ, trạm xử lý nước thải bị bắn phá hoàn do cuộc chiến tranh Mỹ. Trước năm 1985 Nhà máy Gang Thép trực thuộc quản lý Nhà nước sau năm 1985 chuyển sang hoạt động theo công ty gồm 24 đơn vị thành viên trải dài từ Đà Nẵng đến Thái Nguyên. Công ty là một ngành công nghiẹp thu nhỏ của Việt Nam, tập trung sản xuất Gang thép, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ than, quặng sắt... Sau hơn hoạt động, các công trình bị xuống cấp nhiều, được sự đầu tư của nhà nước: - Giai đoạn 1: Thay đổi một số dây truyền công nghệ gồm lò cao, lò siêu công suất. - Giai đoạn 2: Nâng sản xuất phôi thép nên 751 triệu tấn /năm gấp 2-3 lần. Công ty Gang Thép Thái Nguyên là công ty trực thuộc bộ Công Nghiệp Việt Nam, nguyên liệu chính của công ty quặng, than, sắt, thép, phế thải... Mặt bằng công ty nằm ở vị trí hết sức thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp. Nền của công ty được dặt trên gần 1000 quả đồi lớn nhỏ nên chịu lực rất tốt. Bên cạnh đó công ty được xây dựng gần 2 con sông là sông Cầu và sông Công nên việc lấy nước phục vụ các quy trình công nghệ, vận chuyển nguyên liệu hoặc phòng chông cháy nổ rất dễ dàng và thuận tiện. Dọc theo quốc lộ 3, cách Hà Nội gần 70 km, công ty tiếp nhận sự chỉ đạo của trung ương rất nhanh. Bên cạnh đó công ty Gang Thép Thái Nguyên còn nằm trong chiến lược xây dựng và phát triển khu công nghiệp nặng của các tỉnh miền núi phía Bắc của Đảng và Nhà nước. Với những ưu điểm nói trên của Công ty Gang Thép Thái Nguyên đang khẳng định mình là một khu công nghiệp lớn nhất của các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên Công ty lại xây dựng gần khu dân cư nên vấn đề ô nhiễm rất búc xúc, cần có biện pháp triệt để xử lý nguồn ô nhiễm, tránh làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân xung quanh nhà máy. 2. Bộ máy tổ chức của công ty. Trải qua hơn 55 năm từ khi thành lập cho đến nay cơ cấu tổ chức của công ty Gang Thép Thái Nguyên đã có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này phối hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty phải có một cơ cấu tổ chức hợp lý. Ngoài sự thay đổi theo chủ trương của nhà nước, công ty muốn có một mô hình quản lý riêng. Với chức năng và nhiệm vụ của công ty thì cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện khái quát qua sơ đồ trên. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý của công ty Gang Thép Thái Nguyên: 3. Lực lượng lao động. Tổng Công ty Gang Thép Thái Nguyên có 25 đơn vị thành viên có tổng số công nhân viên khoảng 4680 lao động, sản xuất trên hơn 1000 ngành nghề khác nhau có nhiều yếu tố độc hại ( trong lò luyện thép, cán thép, lò gang, các hoá chất độc hại...). Lực lượng cán bộ kỹ thuật là 2400, trong đó trình độ kỹ sư và trên đại học là 1300 người, trung cấp kỹ thuật là 1050 người, chiếm 27% - 28% lực lượng lao động của công ty. 4. Các quy trình công nghệ và thiết bị của công ty. Công nghệ chính gồm các công đoạn sau: Luyện Gang, Thép, cán thép với công suất là 3 vạn tấn/năm. Công nghệ sản xuất Gang Thép: Quy trình truyền thống, tự sản xuất phôi thép hoặc nhập phôi để sản xuất. Riêng luyện Gang có 2 lò cao: Một lò có dung tích 1000 m3, một lò có dung tích 120 m3. Về luyện thép: Phần lớn dùng lò điện quang từ 1,5 - 30 tấn /mẻ. Về công nghệ cán có 2 nhà máy cán: Nhà máy cán Lưu Xá và nhà máy cán Gia Sàng. Với sản lượng 33 tấn/mẻ (năm 2003). Những năm gần đây nhà máy đã trang bị được một số thiết bị máy móc hiẹn đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Riêng ngành luyện kim cũng đã thay đổi dược dây truyền sản xuất vào năm 2001- 2002. 5. Tình hình sản xuất kinh doanh. Với những thuận lợi sẵn có cùng với sự tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, cơ chế quản lý... đã tạo chỗ đứng vững chắc cho đơn vị nhà máy nói riêng và tổng công ty nói chung trên thị trường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị ngày một nâng cao, đời sống cán bộ công nhân viên chức ngày càng tăng sản phẩm nhãn mác, thương hiệu hàng hoá của đơn vị ngày càng có uy tín trên thị trường, chất lượng giá cả hợp lý và có sức cạnh tranh cao. Điều đó càng làm cho công ty có diều kiện mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, tạo công ăn viẹc làm cho rất nhiều lao động với mức lương thoả đáng với công sức mà họ bỏ ra và càng có điều kiện nâng cao cải tiến trang thiết bị, thực hiện tốt hơn các chế độ chính sách của nhà nước về An Toàn vệ Sinh Lao Động. Sản phẩm của công ty bao gồm: Gang, thép, vật liệu xây dựng, chi tiết máy, dụng cụ nông nghiệp. II. Thực trạng về quy chế phối hợp của TISCO 1. Thực trạng 2. Ưu điểm 3. Hạn chế 4. Nguyên nhân Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện 1. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện 2. Giải pháp Phần kết luận Tài liệu tham khảo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan