Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quản trị tồn kho hàng nông sản tại tổng công ty rau quả, nông sản (ve...

Tài liệu Hoàn thiện quản trị tồn kho hàng nông sản tại tổng công ty rau quả, nông sản (vegetexco viet nam)”

.PDF
60
249
125

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại MỤC LỤC TÓM LƢỢC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ TỒN KHO HÀNG NÔNG SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN (VEGETEXCO VIET NAM) 6 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 6 1.2 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI ................. 7 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................. 8 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 8 1.5 KỄT CẤU LUẬN VĂN .................................................................... 8 CHƢƠNG II: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI 10 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN TỚI QUẢN TRỊ TỒN KHO ................................................................................................... 10 2.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TỒN KHO ..................... 11 2.2.1 Phân loại hàng tồn kho ............................................................... 11 2.2.2 Vai trò của quản trị tồn kho ........................................................ 12 2.2.3 Các mô hình dự trữ hàng tồn kho................................................ 13 2.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ......... 15 2.4 PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI. ............................... 16 2.4.1 Yêu cầu của quản trị hàng tồn kho .............................................. 16 2.4.2 Nội dung công tác quản trị hàng tồn kho .................................... 17 CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TỒN KHO HÀNG NÔNG SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN (VEGETEXCO VIET NAM)..............................................................................................................27 Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 1 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại 3.1 PHƢƠNG PHÁP NHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ TỒN KHO HÀNG NÔNG SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN (VEGETEXCO VIET NAM) ...................................................... .......27 3.1.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ....................................................... 27 3.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƢỜNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TỒN KHO HÀNG NÔNG SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN (VEGETEXCO VIỆT NAM) ............................................................. 30 3.2.1 Giới thiệu khái quát về Tổng công ty rau quả, nông sản (VEGETEXCO Việt Nam) ..................................................................... 30 3.2.2 Môi trƣờng kinh doanh của tổng công ty .................................... 34 3.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM VÀ TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TỒN KHO HÀNG NÔNG SẢN.............................................................................................................38 3.3.1 Kết quả tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về quản trị tồn kho hàng nông sản .......................................................................................... 38 3.3.2 Kết quả điều tra trắc nghiệm về quản trị tồn kho hàng nông sản tại tổng công ty rau quả, nông sản (vegetexco viet nam)........................ 39 3.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TỒN KHO HÀNG NÔNG SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN (VEGETEXCO VIỆT NAM) ................................................ 42 CHƢƠNG IV : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TỒN KHO HÀNG NÔNG SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN ĐẾN NĂM 2015 (VEGETEXCO VIET NAM)..............................................................................................................46 4.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TỒN KHO HÀNG NÔNG SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN (VEGETEXCO VIET NAM) ..................... 46 4.1.1 Những thành công đạt đƣợc ........................................................ 46 4.1.2 Những mặt tồn tại trong công tác quản trị tồn kho hàng nông sản tại tổng công ty rau quả, nông sản (vegetexco Viet Nam) ...................... 47 4.1.3 Các phát hiện về quản trị tồn kho hàng nông sản ....................... 49 Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 2 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại 4.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TỒN KHO HÀNG NÔNG SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN (VEGETEXCO VIET NAM) ........................... 50 4.2.1 Dự báo môi trƣờng kinh doanh ................................................... 50 4.2.2 Định hƣớng phát triển của tổng công ty trong thời gian tới ...... 51 4.2.3 Các yêu cầu hoàn thiện quản trị tồn kho hàng nông sản trong thời gian tới ............................................................................................. 52 4.3 CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TỒN KHO HÀNG NÔNG SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN(VEGETEXCO VIET NAM) ................................................................................................ 52 4.3.1 Áp dụng hệ thống tài nguyên doanh nghiệp ERP ....................... 53 4.3.2 Đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa ......................................... 55 4.3.3 Giải pháp về nguồn hàng............................................................. 56 4.3.4 Giải pháp về quản lý ngoại tệ...................................................... 57 4.3.5 Đề xuất cải tiến hệ thống kho...................................................... 57 4.3.6 Về công tác xây dựng mô hình tồn kho, xác định mức tồn kho tối ƣu và mức tồn kho an toàn ...................................................................... 58 4.3.7 Về công tác lập kế hoạch về vốn cho đặt hàng ........................... 59 4.3.8 Giải pháp nguồn nhân lực ........................................................... 59 4.3.9 Các kiến nghị............................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 3 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại TÓM LƢỢC Để có thể tồn tại, đứng vững và vƣợt qua cơn bão khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra hƣớng đi riêng cho mình. Tối thiểu hóa chi phí, giảm giá thành sản phẩm kích cầu tiêu dùng đang là hƣớng đi đƣợc nhiều doanh nghiệp lựa chọn và Tổng công ty rau quả, nông sản (VEGETEXCO VIET NAM) cũng không phải là một ngoại lệ. Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty, em nhận thấy cần phải nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề cấp bách. Tổng công ty chƣa xây dựng đƣợc chính sách tồn kho hợp lý, tình hình quản lý tồn kho nói chung và hàng nông sản nói riêng chƣa thật hiệu quả, dẫn đến nguồn vốn dự trữ bị ứ đọng, chi phí cho hàng nông sản xuất khẩu tồn kho tăng, gây ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Vì vậy, em nhận thấy vấn đề cần nghiên cứu tại đơn vị là hoàn thiện quản trị tồn kho hàng nông sản tại Tổng công ty rau quả, nông sản (VEGETEXCO VIET NAM) Bằng các phƣơng pháp thu thập dữ liệu nhƣ nhƣ: phiếu điều tra, phỏng vấn, quan hệ tình hình thực tế tại đơn vị và thu thập dữ liệu nội bộ Tổng công ty cũng nhƣ ngoài đơn vị. Qua phƣơng pháp so sánh, phân tích các dữ liệu đã rút ra kết luận: công tác quản trị tồn kho hàng nông sản tại Tổng công ty còn nhiều thiếu sót, chƣa hiệu quả. Trong khuôn khổ của luận văn, em cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết tình trạng trên tại đơn vị. Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 4 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn, ngoài những cố gắng của bản thân, em đã nhân đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình từ phí nhà trƣờng và công ty thực tập. Nhân đây em xin chân thành gửi lời cám ơn tới: + Cô giáo Th.s Nguyễn Thu Thủy, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. + Các cô chú trong các phòng ban của Tổng công ty rau quả, nông sản (VEGETEXCO VIET NAM) đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thiện luận văn nhƣng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức có hạn. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài của em hoàn thiện hơn, thực sự có ý nghĩa trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lê Thị Kim Tuyến Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 5 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ TỒN KHO HÀNG NÔNG SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN (VEGETEXCO VIET NAM) 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hàng hóa tồn kho là một bộ phận của vốn lƣu động của doanh nghiệp và chiếm một tỷ trọng tƣơng đối lớn. Vì vậy, quản trị hàng tồn kho là một công việc không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo tƣ duy của chiến lƣợc: “Thành công phải có sự đòi hỏi dày công chuẩn bị trƣớc, nó không đến một cách tự nhiên và không có kế hoạch”. Hiện nay nền kinh tế thế giới đang biến động khó lƣờng, vấn đề ổn định nguồn cung ứng đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, quản trị tồn kho là yêu cầu mang tính cấp bách của mỗi doanh nghiệp. Với cơ cấu kinh tế nặng về nông nghiệp, chiếm tỷ trọng hàng xuất khẩu khá cao, các doanh nghiệp phải dự trữ rất nhiều các sản phẩm khác nhau. Hàng tồn kho là nguyên vật liệu, năng lƣợng, thành phẩm, hàng hóa phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu về vốn lƣu động trong các doanh nghiệp nằm trong khâu dự trữ chiếm tỷ trọng cao, vì vậy quản lý tốt khâu dự trữ có tác dụng trƣớc hết là giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc vốn lƣu động, cải thiện đƣợc các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng. Mặc dù tầm quan trọng của việc quản trị tồn kho trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là không thể coi nhẹ nhƣ thế nhƣng không ít doanh nghiệp chƣa thực hiện tốt công tác này hoặc thực hiện chƣa Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 6 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại khoa học. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốt hơn nhiều nếu doanh nghiệp quan tâm đúng mức công tác này. Tổng công ty rau quả, nông sản hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Tổng công ty rau quả, nông sản có những điều chỉnh trong công tác dự trữ và quản trị tồn kho mà đặc biệt là tồn kho hàng nông sản. Vì là một Tổng công ty hàng năm xuất khẩu khối lƣợng đáng kể hàng nông sản ƣớc tính hàng triệu USD, vì vậy vấn đề đặt ra là phải quản lý tốt khối lƣợng hàng xuất khẩu sao cho đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Vì vậy sau một thời gian thực tập tại công ty em mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu là: “Hoàn thiện quản trị tồn kho hàng nông sản tại Tổng công ty rau quả, nông sản (VEGETEXCO VIET NAM)” 1.2 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI Xuất phát từ thực tế trên, sau thời gian thực tập tại Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam, qua khảo sát, điều tra, phỏng vấn tại tại doanh nghiệp em nhận thấy rằng đơn vị chƣa thực sự chú trọng tới công tác quản trị tồn kho nói chung và tồn kho nông sản nói riêng, dẫn đến tình trạng nguồn vốn dự trữ bị ứ đọng, hàng xuất khẩu bị giảm phẩm chất do thời gian lƣu trữ quá dài, trong khi đó doanh nghiệp lại chƣa tìm ra phƣơng án tốt nhất để nâng cao hiệu quả công tác dự báo nhu cầu, dự báo biến động nguồn cung ứng, dự báo những rủi ro khi tham gia vào thị trƣờng quốc tế…do đó gây thiệt không nhỏ cho đơn vị. Khi kinh tế thế giới đang gặp khó khăn do ảnh hƣởng từ cuộc suy thoái kinh tế, công tác quản trị tồn kho đã bộc lộ nhiều thiếu sót. Giải quyết đƣợc vấn đề này coi nhƣ đã tháo gỡ đƣợc khó khăn đã tồn tại tại Tổng công ty rau quả, nông sản. Vấn đề thực tế cần phải giải quyết là nâng cao hiệu quả quản trị tồn kho, đặc biệt là hàng nông sản. Đồng thời nhanh chóng tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại công ty giảm bớt các thiệt hại không đáng có. Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 7 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Vì vậy, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tháo gỡ các vƣớng mắc và hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản trị tồn kho nông sản tại công ty. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Qua thời gian thực tập tại công ty, với các thông tin thu thập đƣợc thông qua điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn các chuyên gia, các tài liệu nội bộ công ty và qua nhìn nhận thực tế của bản thân để đánh giá thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho nói chung và quản trị tồn kho hàng nông sản nói riêng, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị tồn kho hàng nông sản tại Tổng công ty rau quả nông sản. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề quản trị tồn kho nói chung và quản trị tồn kho hàng nông sản nói riêng tại Tổng công ty rau quả, nông sản. Về không gian đề tài luận văn đƣợc thực hiện nghiên cứu tại Tổng công ty rau quả, nông sản. Xem xét trong lĩnh vực quản trị tài chính của doanh nghiệp, trong đó tập trung vào công tác quản trị tồn kho nông sản. Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập và tổng hợp để nghiên cứu đề tài trong giai đoạn 2007-2009. Trong đó tập trung nghiên cứu hai năm: 2008 và 2009 là hai năm gần nhất và có những thay đổi về môi trƣờng kinh doanh và qua đó định hƣớng tới năm 2015. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, thời gian, không gian hạn hẹp, cùng năng lực có hạn của một sinh viên nên luận văn giới hạn phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu về đề tài theo quan điểm tài sản – vốn kinh doanh để xử lý các hoạt động quản trị tồn kho trong doanh nghiệp. 1.5 KỄT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần tóm lƣợc, mục lục, danh mục bảng biểu, sƣ đồ, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu luận văn của em bao gồm 4 chƣơng: Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 8 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Chƣơng I: Tổng quan nghiên cứu về quản trị tồn kho hàng nông sản tại các doanh nghiệp thƣơng mại. Chƣơng II: Một số vấn đề cơ bản về quản trị tồn kho hàng nông sản tại doanh nghiệp thƣơng mại. Chuơng III: Phƣơng pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình trạng quản trị tồn kho nông sản tại Tổng công ty rau quả, nông sản (VEGETEXCO VIET NAM) Chƣơng IV: Các kết luận và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tồn kho hàng nông sản tại Tổng công ty rau quả, nông sản (VEGETEXCO VIET NAM) đến năm 2015. Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 9 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại CHƢƠNG II MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN TỚI QUẢN TRỊ TỒN KHO - Khái niệm về tồn kho và quản trị tồn kho + Khái niệm tồn kho: Theo C.Mark: “tồn kho hay dự trữ hàng hóa là sự cố định và độc lập hóa hình thái của sản phẩm”.Nhƣ vậy, sản phẩm đang trong quá trình mua, bán và cần thiết cho quá trình mua bán nằm trong hình thái tồn kho. Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản doanh nghiệp lƣu giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tồn kho thƣờng bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ. + Quản trị tồn kho bao gồm việc hoạch định chiến lƣợc, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn nguyên liệu và hàng hóa đi vào đi ra khỏi doanh nghiệp. Quản trị tồn kho phải trả lời đƣợc hai câu hỏi:  Lƣợng hàng nhập là bao nhiêu để chi phí tồn kho là thấp nhất?  Vào thời điểm nào thì bắt đầu nhập hàng? - Các quan điểm khác nhau về lƣợng hàng tồn kho Tồn kho là cần thiết trên các phƣơng diện sau: + Tồn kho để giảm thời gian cần thiết đáp ứng cung – cầu + Làm ổn định mức sản xuất của đơn vị trong khi nhu cầu biến đổi + Bảo vệ đơn vị trƣớc những dự báo thấp về nhu cầu Trên một khía cạnh khác, tồn kho bao giờ cũng đƣợc coi là nguồn vốn nhàn rỗi, do đó khi tồn kho càng cao càng gây ra sự lãng phí Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 10 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Các nhà quản trị tài chính muốn giữ mức tồn kho thấp và sản xuất mềm dẻo để doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu nhƣng sẽ hạ thấp mức đầu tƣ vào hàng tồn kho. 2.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TỒN KHO 2.2.1 Phân loại hàng tồn kho Trong thƣơng mại truyền thống, tồn kho thực hiện hai chức năng cơ bản: chức năng cân đối cung - cầu và chức năng điều hòa biến động. Chức năng cân đối cung - cầu đảm bảo cho sự phù hợp giữa nhu cầu và nguồn cung ứng về số lƣợng, không gian và thời gian. Trong kinh doanh phải tập trung khối lƣợng tồn kho thời vụ, tồn kho chở đến trƣớc do điều kiện vận tải và khí hậu, tồn kho đê phòng những biến động của nền kinh tế. Chức năng này là do ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô đến quan hệ cung - cầu. Chức năng điều hòa những biến động: Tồn kho để phòng những biến động ngắn hạn do sự biến động của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng. Thực hiện chức năng này cần phải có dự trữ bảo hiểm.  Trong một doanh nghiệp sản xuất hàng tồn kho đƣợc phân ra làm bốn loại, đó là: - Tồn kho nguyên vật liệu:là những loại nguyên vật liệu và bộ phận cấu thành sau này sẽ trở thành một bộ phận của sản xuất - Tồn kho sản phẩm dở dang: là các sản phẩm đang đƣợc tiến thành thành phẩm từ nguyên liệu thô nhƣng chƣa xong, còn nằm trên đƣờng dây sản xuất, có khi sản phẩm đã làm xong nhƣng chƣa bao bì đóng gói thì vẫn bị coi là sản phẩm dở dang, chƣa xuất xƣởng đƣợc. - Thành phẩm: Tồn kho thành phẩm là mọi lô hàng đã sẵn sàng đƣợc bán. Tất cả các công đoạn sản xuất hoặc liên quan tới sản xuất đã kết thúc. Sản phẩm bây giờ chỉ chờ ngƣời tiêu thụ lấy hoặc doanh nghiệp giao cho ngƣời tiêu thụ theo đơn đặt hàng có sẵn trƣớc đó. Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 11 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại - Các sản phẩm khác: Tất cả các mặt hàng doanh nghiệp mua về mà không phải thành phần của sản phẩm nhƣng lại cần thiết để phục vụ sản xuất đều gọi là các mặt hàng khác phục vụ sản xuất.  Trong doanh nghiệp thƣơng mại, hàng tồn kho bao gồm: - Hàng hóa trong kho chờ bán: là tất cả những sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp đã nhập về kho chờ xuất bán, thƣờng thì không qua tái chế mà chỉ đóng gói lại. Là những hàng hóa mà doanh nghiệp phải quản lý, bảo quản tại kho. - Hàng hóa đang đi đƣờng: là hàng hóa doanh nghiệp đã mua và đang trên đƣơng vận chuyển về kho. Quá trình này cũng cần có sự bảo quản cẩn thận tránh tình trạng va chạm, hƣ hỏng hàng hóa. - Hàng hóa gửi bán: là những hàng hóa doanh nghiệp gửi các doanh nghiệp khác, các nhà bán buôn, các đại lý bán hộ. Cũng giống nhƣ hàng hóa trong kho chờ bán nhƣng ở đây lại là kho không phải của doanh nghiệp nên công tác quản lý, bảo quản hàng tồn kho khó khăn hơn. 2.2.2 Vai trò của quản trị tồn kho Trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, quản trị tồn kho có vai trò rất lớn. Với đặc điểm có tính cơ động cao, quản trị tồn kho đảm bảo cho quá trình kinh doanh thƣơng mại đƣợc tiến hành liên tục, thông suốt và có hiệu quả, đồng thời góp phần làm ổn định thị trƣờng hàng hóa. Luợng tồn kho trong lƣu thông kết hợp với lƣợng tồn kho quốc gia góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đối với nƣớc ta, hai loại tồn kho này phải đƣợc đặc biệt quan tâm, phải có chính sách đúng đắn cho hai loại tồn kho này thì sẽ hạn chế đƣợc những khuyết tật của nền kinh tế thị trƣờng mà trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở nƣớc ta hiện nay thƣờng mắc phải: lạm phát, buôn lậu, ứ đọng hàng hóa và chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp. Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 12 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại 2.2.3 Các mô hình dự trữ hàng tồn kho  Mô hình lƣợng đặt hàng kinh tế cơ bản EOQ (Economic Order Quantity) Đây là mô hình đƣợc đề xuất và ứng dụng từ năm 1915, cho đến nay nó vẫn đƣợc nhiều doanh nghiệp sử dụng. Kỹ thuật kiểm soát tồn kho theo mô hình này dễ dàng áp dụng với các giả thiết: - Nhu cầu biết trƣớc và không đổi - Phải biết trƣớc khoảng thời gian kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhân đƣợc hàng và thời gian đó không đổi - Chỉ tín đến chi phí lƣu kho và chi phí đặt hàng - Sự thiếu hụt tồn kho hoàn toàn không xáy ra nếu nhƣ đơn đặt hàng đƣợc thực hiện đúng Với các giả thiết này, phân tích EOQ bỏ qua các chi phí cơ hội nhƣ chi phí giảm doanh thu do hết hàng, chi phí mất uy tín với khách hàng, chi phí gián đoạn sản xuất…Để xác định EOQ chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản. Tổng chi phí đặt hàng = Tổng chi phí đặt hàng + Tổng chi phí bảo quản EOQ  2.D.P C Trong đó: EOQ: Số lƣợng đặt hàng có hiệu quả D: Tổng nhu cầu số lƣợng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất định P: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng C: Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho Trong mô hình này, lƣợng tồn kho tối thiểu sẽ bằng 0 và lƣợng tồn kho sẽ giảm theo một tỷ lệ không đổi theo thời gian.  Mô hình đặt hàng theo sản xuất POQ (Production Order Quantity) Mô hình này đƣợc áp dụng với các giả thiết: Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 13 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại - Lƣợng hàng của một lô hàng không đƣợc nhận ngay trong một chuyến, doanh nghiệp phải nhân hàng trong một thời gian nhất định. - Hàng đƣợc đƣa đến một cách liên tục, hàng đƣợc tích lũy dần cho đến khi lƣợng đặt hàng đƣợc tập kết hết. Mô hình này thích hợp với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan thƣờng xuyên đến việc đặt hàng. Với đặc điểm nhƣ vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm tối đa chi phí cho việc tích luỹ hàng tồn kho trong khi hàng hóa, nguyên vất liệu cần thiết cho sản xuất kinh doanh vẫn đƣợc cung cấp đều đặn. Mô hình này cũng đƣợc áp dụng trong doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán, hoặc doanh nghiệp tự sản xuất vật tƣ để dùng. Trong trƣờng hợp này chúng ta phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất mức cung ứng của nhà cung ứng.  Mô hình tồn kho thiếu BOQ (Back Order Quantity) Mô hình này đƣợc áp dụng với các giả thiết: - Chấp nhân sự thiếu hụt trong toàn bộ quá trình tồn kho hàng hóa. - Sự thiếu hụt này đã đƣợc doanh nghiệp biết trƣớc và chủ động để thiếu hụt vì thế doanh nghiệp có thể chủ động để thiếu hụt vì thế doanh nghiệp có thể tính toán đƣợc chi phí thiếu hụt do để lại một đơn vị hàng hóa tại nơi cung ứng hàng năm. Khi áp dụng mô hình này doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bảo quản, lƣu kho bãi và chi phí cho lƣợng đặt hàng.  Mô hình khấu trừ theo khối lƣợng QDM (Quantity Dícount Model) Để tăng doanh số bán, các doanh nghiệp thƣờng đƣa ra chính sách giảm giá khi số lƣợng mua cao lên. Chính sách bán hàng nhƣ vậy gọi là bán hàng khấu trừ theo lƣợng mua. Khi áp dụng mô hình này, các doanh nghiệp mua hàng với số lựợng lớn sẽ đƣợc giảm giá, hƣởng giá thấp, ƣu đãi, nhƣng ngƣợc lại lƣợng hàng tồn kho sẽ tăng lên. Tuy nhiên xét về mức chi phí đặt hàng thì lƣợng hàng đặt hàng tăng lên sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi. Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 14 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu kế hoạch đặt ra là tối thiểu hóa chi phí cho hàng tồn kho hàng năm thì đây là mô hình tồn kho phù hợp nhất, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí mua hàng. Mô hình này thƣờng phù hợp với những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, hàng hóa sản xuất tiêu thụ nhanh dẫn đến hàng tồn kho quay vòng nhanh. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 2.3 Các công trình nghiên cứu trong luận văn của các sinh viên khóa trƣớc nhƣ: - “Một số giải pháp hoàn thiện quản trị hàng tồn kho tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Việt” – sinh viên: Lê Quốc Ngọc Long – Khoa thƣơng mại quốc tế - 2005. Luận văn đã phát hiện và đƣa ra đƣợc hƣớng giải quyết về các vấn đề còn vƣớng mắc trong quản trị hàng tồn kho nói chung. - “Một số giải pháp hoàn thiện quản trị tồn kho tại công ty dƣợc phẩm trung ƣơng 1 – sinh viên: Phạm Thị Huyền Nhung – Khoa thƣơng mại quốc tế - 2005. Luận văn cũng đã nói đến những hạn chế của quản trị hàng tồn kho tại doanh nghiệp và cũng có đề xuất một số giải pháp khắc phục. - “Hoàn thiện quản trị tài chính hàng tồn nhập khẩu tồn kho tại tổng công ty giấy việt nam sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang- khoa thƣơng mại quốc tế - 2009. Các vấn đề đƣợc giải quyết ở đây là tình hình quản trị tài chính hàng tồn kho. Có thể nói đây là một khía cạnh của quản trị hàng tồn kho Với các tài liệu tham khảo chủ yếu: + Giáo trình quản trị tài chính 1 + Quản trị logistics2 Các vấn đề trên cùng nghiên cứu về vấn đề quản trị tồn kho nhƣng khác nhau hoặc về đơn vị hoặc về sản phẩm hoặc về phạm vi nghiên cứu…Mỗi cá 1 2 PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Liên - ĐHTM PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 15 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại nhân tiến hành nghiên cứu đều có cái nhìn về công tác quản trị tồn kho trên các bình diện khác nhau. Song hạn chế của các đề tài này là nó không còn phù hợp với tình hình kinh tế thị trƣờng hiện nay. Do đó chƣa có đƣợc cái nhìn sát thực nhất về thực tế công tác quản trị tồn kho của các doanh nghiệp hiện nay nói chung. Hơn nữa chƣa có đề tài nào nói về quản trị tồn kho hàng nông sản. Do vậy em mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu là “Hoàn thiện quản trị tồn kho hàng nông sản tại Tổng công ty rau quả, nông sản (VEGETEXCO VIET NAM)” vừa đang là một trong những vƣớng mắc mà công ty em thực tập gặp phải vừa đi khai thác tìm hiểu vấn đề mới trong danh mục các đề tài luận văn của trƣờng. 2.4 PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI. 2.4.1 Yêu cầu của quản trị hàng tồn kho a. Yêu cầu về trình độ dịch vụ khách hàng. - Trình độ dịch vụ là việc xác định các mục tiêu hoạt động mà tồn kho phải có khả năng thực hiện. Trình độ dịch vụ đƣợc xác định bằng thời gian thực hiện đơn đặt hàng; hệ số thỏa mãn khách hàng, nhóm hàng và đơn đặt hàng (bán buôn); hệ số ổn định mặt hàng kinh doanh, hệ số thỏa mãn nhu cầu mua hàng của khách (bán lẻ). Những chỉ tiêu trình độ dịch vụ khách hàng trên đây phụ thuộc khá lớn vào quản trị hàng tồn kho. Trình độ dịch vụ khách hàng do thực hiện tồn kho đƣợc tính toán theo công thức sau: d l mt MC Trong đó: d: Trình độ dịch vụ khách hàng (một mặt hàng) mt : Lƣợng hàng hóa tối thiểu bán cho khách hàng M c : Nhu cầu của khách hàng cả kỳ Để nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng của tồn kho, có thể sử dụng các phƣơng pháp sau: Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 16 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại - Sử dụng giải pháp truyền thống: tăng cƣờng lƣợng tồn kho. Giải pháp này có thể đạt đến trình độ dịch vụ khách hàng nhất định, nhƣng có thể làm tăng chi phí tồn kho và các chi phí liên quan. - Sử dụng giải pháp cải tiến: vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, chọn nguồn hàng tốt hơn và quản lý thông tin có hiệu quả hơn. Giải pháp này nhằm chọn phƣơng án tối ƣu trong quản trị tồn kho hàng hóa. b. Yêu cầu về chi phí tồn kho. Chi phí tồn kho là những chi phí liên bằng tiền có liên quan đến tồn kho. Tỷ lệ chi phí đảm bảo tồn kho là phần trăm của tỷ số chi phí đảm bảo tồn kho chia cho giá trị trung bình của tồn kho. Chi phí tồn kho bao gồm: - Chi phí vốn: là chi phí bằng tiền do đầu tƣ vốn cho tồn kho. Chi phí vốn phụ thuộc vào giá tồn kho, thời gian hoạch toán và suất thu hồi vốn đầu tƣ. Thông thƣờng, trên thị trƣờng vốn tiền tệ, tỷ lệ chi phí vốn đƣợc tính theo lãi suất tiền vay ngân hàng. Tỷ lệ chi phí vốn trung bình là 15%, dao động từ 8 40% - Chi phí công nghệ kho: thƣờng gọi là chi phí bảo quản hàng tồn kho ở kho. Trung bình chi phí này là 2%, dao động từ 0 - 4% - Chi phí hao mòn vô hình: là giá trị hàng hóa giảm xuống do không phù hợp với thị trƣờng (tình thế marketing). Thể hiện của chi phí này là giảm giá bán. Chi phí trung bình là 1,2%, dao động từ 0,5 – 2% - Chi phí bảo hiểm: là những chi phí đề phòng rủi ro theo thời gian. Chi phí bảo hiêm tùy thuộc vào giá trị hàng hóa và tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật. Chi phí này trung bình 0,5% dao động từ 0 – 2%. 2.4.2 Nội dung công tác quản trị hàng tồn kho a. Hoạch định chiến lƣợc tồn kho Đây là bƣớc đầu tiên của quy trình nghiệp vụ tồn kho hàng hóa, vì vậy nó giữ vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nói chung và nghiệp vụ tồn kho hàng hóa nói riêng. Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 17 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Trên cơ sở kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình biến động hàng hóa trên thị trƣờng, nhà quản trị sẽ đặt ra chiến lƣợc tồn kho của doanh nghiệp trong thời gian kinh doanh tới. Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ đòi hỏi phải tiến hành một loạt các công việc đa dạng, liên quan đến các chức năng khác nhau và diễn ra ở phạm vi rộng. Để đảm bảo không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lƣợc phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đề ra hàng loạt các chính sách đúng đắn liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ biết sử dụng các phƣơng pháp thích hợp trong công tác quản lý hàng hóa tồn kho phục vụ cho quá trình sản xuất, đối phó lại những biến động của thị trƣờng. Tồn kho hàng hóa của doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bảo đảm về số lƣợng cơ cấu, đáp ứng về thời gian cung cấp cho khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp phải:  Xác định quy mô, cơ cấu hàng hóa mua tồn kho Việc mua hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng một lƣợng vốn lƣu động nhất định (tùy theo quy mô lô hàng nhập) cho nên sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó xuất hiện chi phí kinh doanh về trả lãi, tăng chi phí kinh doanh vào các khâu thuê, mƣớn, mở rộng kho tàng, bảo quản hàng hóa, nguyên vật liệu…Chính vì vậy việc xác định quy mô lô hàng mua phải hợp lý cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng. Đối với mỗi lần mua, cơ cấu lô hàng mua cũng có thể khác hoặc giống những lần mua trƣớc, ứng với mỗi nhóm chủng loại hàng hóa, nguyên vật liệu thì có một cơ cấu hàng tƣơng ứng. Cơ cấu mua có thể theo nguyên tắc chất lƣợng, tức là các nhóm mặt hàng có cùng tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng nhƣ nhau. Hay cơ cấu mua có thể theo biến thể của hàng hóa tức là các nhóm mặt hàng có kích cỡ, màu sắc giống nhau.  Xác định nguồn hàng và lựa chọn nhà cung cấp Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 18 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Sau khi xác định quy mô cơ cấu, lƣợng hàng, nguyên vật liệu mua doanh nghiệp phải dự kiến xem xét tìm kiếm nguồn hàng. Nguồn hàng của doanh nghiệp phải đáp ứng toàn bộ khối lƣợng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu khách hàng và có khả năng mua đƣợc trong kế hoạch. Để có nguồn hàng tốt và ổn định, doanh nghiệp phải tổ chức công tác tạo nguồn hàng và phải không ngừng nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng. Trong khi nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng, doanh nghiệp phải chú ý các yếu tố: + Giá và điều kiện thanh toán + Chất lƣợng sản phẩm và độ ổn định chất lƣợng + Thời gian giao hàng + Các dịch vụ bổ sung đƣợc cung cấp + Khả năng thích ứng với nhu cầu phát sinh b. Tổ chức thực hiện  Xác định điểm đặt hàng lại Trong điều kiện hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp đều có thể sử dụng hết khối lƣợng hàng hóa có sẵn, sau đó mới tính đến việc đặt và nhập hàng mới. Nhƣ vậy doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí. Trong thực tiễn hoạt động, hầu nhƣ không có doanh nghiệp nào chờ đến khi hết hàng thì mới đặt hàng. Nhƣng nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm tăng lƣợng hàng tồn kho, do đó sẽ làm tăng chi phí lƣu kho. Cho nên doanh nghiệp phải xác định điểm đặt hàng mới thích hợp.,  Xác định quy mô lô hàng nhập kho Để đáp ứng đƣợc nhu cầu tồn kho thì cần phải xác định đƣợc quy mô lô hàng nhập, nó chính là lƣợng hàng nhập vào để đáp ứng nhập hàng giữa hai thời kỳ nhập hàng. Nếu quy mô lô hàng nhập lớn hơn thì nó sẽ đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục trong một thời gian dài, còn nếu quy mô lô hàng nhỏ thì quá trình nhập hàng phải thực hiện liên tục. Trong thực tế kinh Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 19 Khoa Thương Mại Quốc Tế Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại doanh, để tối thiểu hóa chi phí tồn kho ngƣời kinh doanh mong muốn quy mô lô hàng càng nhỏ càng tốt. Quy mô lô hàng phụ thuộc vào việc xác định chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho. Việc xác định đƣợc quy mô lô hàng phải dựa trên cơ sở tối thiểu hóa các khoản chi phí, giữa quy mô lô hàng và các khoản chi phí trên co mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu quy mô lô hàng tăng thì chi phí đặt hàng cho một đơn vị hàng hóa giảm và ngƣợc lại, nó thể hiện bằng công thức sau: Q  2M  f h k d  pk Trong đó: Q: Quy mô lô hàng f h : chi phí thực hiện đơn đặt hàng M: Dự báo mức bán trong cả thời kỳ kế hoạch k d : Tỷ lệ chi phí đảm bảo tồn kho cho cả thời kỳ kế hoạch pk : Gía trị một đơn vị hàng hóa Khi áp dụng công thức này cần lƣu ý: hệ thống cung ứng phải đảm bảo thỏa mãn mội nhu cầu có tính liên tục với cơ cấu hàng hóa đã biết, thời gian chu kỳ nhập hàng ổn định, giá cả hàng hóa ổn định ko tính đến tồn kho trên đƣờng và không hạn chế khả năng vốn trong kho. Giá trị của đơn vị hàng hóa tồn kho có ảnh hƣởng đến chu kỳ nhập hàng, do đó nếu hàng hóa có giá trị càng cao thì chu kỳ nhập hàng sẽ càng lớn và số lần nhập hàng sẽ tăng lên dẫn đến chi phí cho một số tác nghiệp sẽ tăng lên. Vì vậy, khi xác định quy mô lô hàng nhập cần chú ý đến các phƣơng án vận tải, giá trị một đơn vị hàng hóa và chu lỳ nhập hàng. Tức là quan điểm của xác định quy mô lô hàng nhập là phải tối thiểu hóa mọi chi phí nhƣ: chi phí vận chuyển, chi phí mua hàng, chi phí tồn kho…  Xác định lƣợng tồn kho bằng 0 Tồn kho bằng 0 hay chính là phƣơng pháp cung đúng lúc, cung đúng thời điểm. Phƣơng pháp tồn kho bằng 0 đảm bảo hiệu quả tối ƣu của sản xuất kinh Lê Thị Kim Tuyến – K42E3 20 Khoa Thương Mại Quốc Tế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan