Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quản lý nhân sự tại công ty cp thiết bị thực phẩm...

Tài liệu Hoàn thiện quản lý nhân sự tại công ty cp thiết bị thực phẩm

.PDF
68
156
119

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email :[email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ Nhận xét của Giáo viên hƣớng dẫn ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….... THẦY GIÁO GS.TS ĐÀM VĂN NHUỆ SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email :[email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập từ 15 tháng 1 năm 2010 đến ngày 04 tháng 5 năm 2010, em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của thầy giáo hướng dẫn GS.TS Đàm Văn Nhuệ và cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên Công ty CP Thiết Bị Thực Phẩm. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên Công ty CP Thiết bị Thực Phẩm và đặc biệt cảm ơn thầy giáo hướng dẫn GS.TS Đàm Văn Nhuệ để em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email :[email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Họ và tên sinh viên: Hà Ngọc Chính Sinh viên trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân Khoa: Khoa Học Quản Lý Chuyên ngành: Kinh tế & Quản lý công Khóa: 48 Hệ đào tạo: Chính quy MSSV: CQ480247 LỜI CAM KẾT Em xin cam kết chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đề tài và bài viết chuyên đề là do em tự nghĩ ra và tự làm và thực hiện, không có sao chép thuần túy. Mọi sự tham khảo về tài liệu cho bài viết em đều nghiên cứu và có trích dẫn cụ thể và chuyển thể thành ngôn ngữ của mình. Mọi điều em cam kết trên là đúng nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Thầy giáo hướng dẫn GS.TS Đàm Văn Nhuệ, trước hội đồng kỷ luật của khoa Khoa Học Quản Lý và trước hội đồng kỷ luật của nhà trường. Em xin chân thành cảm ơn! SINH VIÊN Hà Ngọc Chính SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email :[email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Nguyễn Vân Điềm, PGS. Nguyễn Ngọc Quân, giáo trình “Quản trị nhân lực”, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2007. 2. PGS.TS Đoàn Thị thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, giáo trình “Khoa Học Quản Lý”, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, tập I, tập II. 3. Tài liệu môn Quản lý nguồn nhân lực công – tài liệu dạy và học. 4. Báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính Công ty CP Thiết bị Thực Phẩm năm 2007, 2008, 2009. 5. Báo cáo nhân sự của phòng nhân sự Công ty CP Thiết bị Thực Phẩm năm 2008, 2009, 2010( báo cáo tháng 3). 6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty CP Thiết bị Thực Phẩm. 7. website sử dụng: www.fsec.com.vn; www.tailieu.vn. 8. Các tài liệu, văn bản của các phòng nhân sự, phòng kế toán, phòng hành chính của Công ty CP Thiết bị Thực Phẩm. SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email :[email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU Sơ đồ 1.1: Nội dung chủ yếu của quản lý nhân sự .............................................14 Sơ đồ 1.2: Nội dung phân tích công việc ................................................................17 Sơ đồ 1.3: Sự chu chuyển thông tin trong nội bộ doanh nghiệp ...........................19 Sơ đồ 1.4: Nội dung chủ yếu của tuyển dụng nhân sự .........................................21 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty thiết bị thực phẩm. .............................42 Bảng 2.1: Thành viên hội đồng Quản trị ..............................................................40 Bảng 2.2: Thành viên Ban kiểm soát .....................................................................41 Bảng 2.3: Thành viên Ban Tổng giám đốc (Ban lãnh đạo) .................................41 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 ............................................45 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 – 2009. ...............46 Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn nhân lực. .........................................................................47 Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty. ..........................................48 Bảng 2.8: Tình hình tuyển dụng qua các năm. .....................................................49 Bảng 2.9: Trình độ cán bộ công nhân viên ...........................................................52 Bảng 2.10: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty. ........56 SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email :[email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ.............................11 1.1 Lý luận chung về quản lý nhân sự. ..........................................................11 1.1.1 Khái niệm và vai trò của quản lý nhân sự. .............................................11 1.1.1.1 Khái niệm về quản lý nhân sự. ...........................................................11 1.1.1.2 Vai trò của quản lý nhân sự. ...........................................................12 1.1.1.3 Nội dung của quản lý nhân sự. ........................................................13 1.1.2 Một vài học thuyết về quản lý nhân sự. .................................................14 1.1.2.1 Thuyết X: Thuyết con người kinh tế (Taylor, Gant, Ghinbert, Fayol…)..........................................................................................................14 1.1.2.2. Thuyết Y: Thuyết con người xã hội (Gregor, Maslow, Likest). .........15 1.1.2.3. Thuyết Z: Của các xí nghiệp Nhật Bản. ............................................15 1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhân sự. ........................................16 1.2 Nội dung của quản lý nhân sự. ......................................................................16 1.2.1 Phân tích công việc ..................................................................................16 1.2.1.1 Khái niệm và mục đích của việc phân tích công việc. ....................16 1.2.1.2. Nội dung của phân tích công việc. ....................................................17 1.2.2 Tuyển dụng nhân sự. ...............................................................................19 1.2.2.1. Nguồn tuyển dụng. ...........................................................................20 1.2.2.2. Nội dung của tuyển dụng nhân sự. ....................................................21 1.2.3 Đào tạo và phát triển nhân sự. ...............................................................23 1.2.3.1. Đào tạo nhân sự. ...............................................................................23 1.2.3.2 Phát triển nhân sự. .............................................................................25 1.2.4 Sắp xếp sử dụng lao động. .......................................................................25 SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email :[email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ 1.2.5 Đánh giá và đãi ngộ nhân sự. .................................................................26 1.2.5.1 Đánh giá thành tích công tác. ............................................................26 1.2.5.2 Đãi ngộ nhân sự. ................................................................................28 i) Đãi ngộ vật chất. ........................................................................................28 ii) Đãi ngộ tinh thần. .....................................................................................30 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết quản lý nhân sự. ...........................31 1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhân sự. ........................................31 1.3.1.1. Nhân tố môi trường kinh doanh. .......................................................31 1.3.1.2. Nhân tố con người. ............................................................................32 1.3.1.3. Nhân tố nhà quản lý. .........................................................................33 1.3.2 Sự cần thiết của việc hoàn thiện quản lý nhân sự .................................34 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM ..........................................................................36 2.1 Khái quát chung về Công ty CP Thiết bị thực phẩm. ...................................36 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. ...................................36 2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của Công ty. .........................................................39 2.1.3 Sứ mệnh, tầm nhìn, nguyên tắc hoạt động. ............................................39 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty. ...................................................................40 2.1.5 Môi trường kinh doanh của Công ty CP Thiết bị thực phẩm................43 2.1.5.1 Đối thủ cạnh tranh. ............................................................................43 2.1.5.2 Nhà cung cấp. ....................................................................................43 2.1.5.3 Khách hàng. .......................................................................................43 2.1.5.4 Điều kiện tự nhiên, địa lý. ..................................................................43 2.1.5.5 Môi trường bên trong. ........................................................................43 2.2 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Thiết bị thực phẩm. .........44 SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email :[email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ 2.2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007. .................................................44 2.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 - 2009. ....................................45 2.3 Thực trạng quản lý nhân sự của Công ty. ....................................................47 2.3.1 Tình hình quản lý nhân sự tại Công ty CP Thiết bị thực phẩm. (Xem mẫu biểu ) ..........................................................................................................47 2.3.2 Thực trạng tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP Thiết bị thực phẩm. ..49 2.3.3 Thực trạng đào tạo và phát triển nhân sự tại Công ty CP Thiết bị Thực phẩm. .................................................................................................................51 2.3.3.1 Đào tạo nhân sự. ...............................................................................51 2.3.3.2 Phát triển nhân sự. .............................................................................54 2.3.4 Thực trạng đãi ngộ nhân sự tại Công ty CP Thiết bị thực phẩm. ........54 2.3.4.1 Đãi ngộ vật chất. ................................................................................54 2.3.4.2 Đãi ngộ tinh thần. ..............................................................................56 2.4 Tổng hợp đánh giá về quản lý nhân sự tại Công ty CP thiết bị thực phẩm. ..........56 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM. ...................59 3.1 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. ...............................59 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhân sự tại Công ty CP Thiết bị thực phẩm. ............................................................................................................59 3.2.1 Các giải pháp đối với Công ty CP Thiết bị thực phẩm. ..........................59 3.2.2 Các giải pháp thuộc về nhà nước............................................................66 KẾT LUẬN ..............................................................................................................68 SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email :[email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU Sơ đồ 1.1: Nội dung chủ yếu của quản lý nhân sự.................................................14 Sơ đồ 1.2: Nội dung phân tích công việc ................................................................17 Sơ đồ 1.3: Sự chu chuyển thông tin trong nội bộ doanh nghiệp ...........................19 Sơ đồ 1.4: Nội dung chủ yếu của tuyển dụng nhân sự .........................................21 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty thiết bị thực phẩm. .............................42 Bảng 2.1: Thành viên hội đồng Quản trị ..............................................................40 Bảng 2.2: Thành viên Ban kiểm soát .....................................................................41 Bảng 2.3: Thành viên Ban Tổng giám đốc (Ban lãnh đạo) .................................41 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 ............................................45 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 – 2009. ...............46 Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn nhân lực. .........................................................................47 Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty. ..........................................48 Bảng 2.8: Tình hình tuyển dụng qua các năm. .....................................................49 Bảng 2.9: Trình độ cán bộ công nhân viên ...........................................................52 Bảng 2.10: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty. ......56 SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email 10 : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ LỜI MỞ ĐẦU Nguồn lực con người có vai trò rất lớn trong mọi thời đại. Đối với quá trình sản xuất thì con người là một trong bốn yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu được đồng thời cũng là yếu tố quyết định việc sử dụng, khai thác các yếu tố còn lại. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay thì có những người không có trình độ chuyên môn, không có tay nghề sẽ bị loại bỏ, thay vào đó là những người có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề giỏi. Tầm quan trọng của yếu tố con người trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào dù có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Trong doanh nghiệp mỗi con người là một thế giới riêng biệt nếu không có hoạt động quản lý thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật, công tác quản lý nhân sự sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Chính vì sự cảm nhận được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác Quản lý nhân sự trong bất cứ một doanh nghiệp nào nên em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện Quản lý nhân sự tại Công ty CP Thiết bị Thực phẩm”. Trong thời gian thực tập tại Công ty CP Thiết bị Thực phẩm, qua nghiên cứu công tác quản lý nhân sự của Công ty em thấy công tác này được Công ty thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên do còn có một vài khó khăn cho nên Công ty vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định. Do vậy em đã quyết định đưa ra một số biện pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhân sự tại Công ty. Đề tài của em gồm 3 chƣơng: - Chương 1: Lý luận chung về quản lý nhân sự. - Chương 2: Thực trạng về quản lý nhân sự tại Công ty CP Thiết bị Thực phẩm. - Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhân sự tại Công ty CP Thiết bị Thực phẩm. Do thời gian thực tập còn ngắn và trình độ còn nhiều hạn chế nên bài viết của em còn chưa sâu sắc và nhiều thiếu sót. Em mong có sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy các cô, ban lãnh đạo và toàn bộ cô chú, anh chị em cán bộ công nhân viên trong Công ty CP Thiết bị Thực Phẩm để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS Đàm Văn Nhuệ, Phòng nhân sự Công ty CP Thiết bị Thực Phẩm đã giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập. SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email 11 : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ 1.1 Lý luận chung về quản lý nhân sự. Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực (quản lý nhân sự) thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức. 1.1.1 Khái niệm và vai trò của quản lý nhân sự. 1.1.1.1 Khái niệm về quản lý nhân sự. Nhân sự hay nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực. Nguồn nhân sự (nguồn nhân lực) trong tổ chức bao gồm tất cả mọi cá nhân tham gia bất cứ hoạt động nào với bất cứ vai trò nào của trong tổ chức. Trong quá trình hoạt động của tổ chức, việc tận dụng tiềm năng nhân lực giai đoạn vừa qua chủ yếu là về mặt thể lực, trong khi việc khai thác tiềm năng trí lực còn mới mẻ. Đến nay, tiềm năng về mặt trí lực của nhân lực đang ngày càng được coi trọng. Quản lý được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo hay chỉ đạo, kiểm tra hay kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm thực hiện mục đích của tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn luôn biến động. Có nhiều cách hiểu về quản lý nhân sự (còn gọi là Quản trị nhân sự, Quả trị nhân lực, Quản lý nguông nhân lực). Khái niệm Quản lý nhân lực có thể trình bày ở nhiều góc độ khác nhau: Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của Quản lý tổ chức thì Quản lý nhân sự bao gồm việc hoạch định (kế hoạch hóa), tổ chức, lãnh đạo hay chỉ đạo, kiểm tra hay kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng phát triển con người để có thể đạt được những mục tiêu của tổ chức. Đi sâu vào việc làm của Quản lý nhân sự, người ta còn có thể hiểu Quản lý nhân sự là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghị cho nhân lực thông qua tổ chức đó. SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email 12 : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ Song dù ở giác độ nào đi nữa thì Quản lý nhân sự hay Quản lý nguồn nhân lực là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản xuất kinh doanh. Đối tượng của Quản lý nhân sự là người lao động với tư cách là những cá nhân, cán bộ, công nhân viên trong tổ chức và các vấn đề liên quan đến họ như công việc và các quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong tổ chức. Mục tiêu cơ bản của bất kỳ một tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có hiệu suất và hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó. Quản lý nhân lực nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý nhân lực giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng của chính bản thân người lao động. 1.1.1.2 Vai trò của quản lý nhân sự. Yếu tố giúp chúng ta nhận biết được một doanh nghiệp, tổ chức hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả, thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của doanh nghiệp, tổ chức đó - Những con người cụ thể với lòng nhiệt tình và giàu sức sáng tạo. Mọi thứ còn lại như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ khoa học kỹ thuật đều có thể mua được, nâng cấp được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản lý nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp quản lý nhân sự thuộc chức năng chính của nhà quản lý, giúp nhà quản lý đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác. Các nhà quản lý có vai trò đề ra các kế hoạch, vạch ra các đường lối, chính sách và chủ trương có tính chất định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp do đó nhà quản lý phải là người biết nhìn xa trông rộng, có trình độ chuyên môn cao. Người thực hiện các đường lối chính sách mà nhà quản lý đề ra là các nhân viên, công nhân. Kết quả công việc hoàn thành tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhân viên, vì vậy cho nên có thể nói rằng: “mọi quản lý suy cho cùng cũng là quản lý con người”. Quản lý nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email 13 : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra. Quản lý nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản lý nhân sự là một yếu tố rất quan trọng của chức năng quản lý, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức. Quản lý nhân sự có mặt ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản lý nào cũng có nhà quản lý và nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản lý nhân sự. Cung cách quản lý nhân sự tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp . Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Quản lý nhân sự có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.3 Nội dung của quản lý nhân sự. Quản lý nhân sự là một hoạt động của quản lý doanh nghiệp, là quá trình tổ chức nguồn lao động cho doanh nghiệp, là phân bố sử dụng nguồn lao động một cách khoa học và có hiệu quả trên cơ sở phân tích công việc, bố trí lao động hợp lý, trên cơ sở xác định nhu cầu lao động để tiến hành tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nhân sự, đánh giá nhân sự thông qua việc thực hiện. SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email 14 : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ Nội dung của quản lý nhân sự có thể khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Nội dung chủ yếu của quản lý nhân sự Phân tích công việc: Xác định nội dung đặc điểm của từng công việc, đánh giá tầm quan trọng của nó, và đưa ra các yêu cầu cần thiết đối với người thực hiện. Tuyển dụng nhân sự: Chiêu mộ và chọn ra những người có khả năng thực hiện công việc. Đào tạo và phát triển nhân sự: Giúp người lao động xác định được mục tiêu hướng đi của mình, tạo môi trường thuận lợi để người lao động làm việc tốt. Sắp xếp và sử dụng người lao động: Đảm bảo sự phù hợp, sự tương xứng giữa công việc và người thực hiện công việc. Đảm bảo mọi công việc được thực hiện tốt. Đánh giá và đãi ngộ nhân sự: Nhằm kích thích người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.2 Một vài học thuyết về quản lý nhân sự. 1.1.2.1 Thuyết X: Thuyết con người kinh tế (Taylor, Gant, Ghinbert, Fayol…). Thuyết này cho rằng: Bản chất của con người là lười biếng luôn trốn tránh công việc khi có thể, máy móc vô tổ chức. Con người chỉ làm việc cầm chừng để kiếm sống và luôn tránh né công việc, chỉ thích vật chất không cần giao lưu bạn bè SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email 15 : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ hội họp. Vì vậy cách giải quyết hợp lý nhất là phân chia công việc thành những thao tác lặp đi lặp lại để học một cách dễ dàng. Ngoài ra các nhà quản lý cần phải thưởng khi họ làm việc hăng say và phải phạt khi họ không làm việc, cần phải có sự kiểm soát đối với họ, có kiểm soát thì mới làm tốt công việc. Với cách quản lý như thế này sẽ làm cho nhân viên cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Họ chấp nhận cả các công việc nặng nhọc vì lương cao và người chủ hà khắc. Trong điều kiện như thế người lao động sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, tổn hại đến sức khoẻ và tinh thần, thiếu đi óc sáng tạo trong quá trình hoàn thành công việc được giao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Thuyết Y: Thuyết con người xã hội (Gregor, Maslow, Likest). Thuyết này đánh giá khả năng tiềm ẩn bên trong con người là rất lớn cần được khơi gợi và khai thác. Con người ở bất kỳ cương vị nào cũng có tinh thần trách nhiệm với công việc cao và làm việc hết sức mình để hoàn thành các công việc được giao. Ai cũng thấy mình có ích và được tôn trọng, được chia sẻ trách nhiệm, được tự khẳng định mình. Từ cách nhìn nhận và đánh giá này thì phương pháp quản lý được áp dụng là thông qua sự tự giác, tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên chủ động làm việc và kiểm tra công việc của mình. Nhà quản lý phải tin tưởng chủ động lôi cuốn nhân viên vào công việc, có quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới. Với phong cách quản lý này người nhân viên tự thấy mình quan trọng và có vai trò trong tập thể làm cho họ càng có trách nhiệm hơn với công việc được giao phó. Tự nguyện tự giác làm việc, tận dụng khai thác triệt để tiềm năng của bản thân để hoàn thành công việc một cách có hiệu quả nhất.. 1.1.2.3. Thuyết Z: Của các xí nghiệp Nhật Bản. Thuyết này cho rằng người lao động sung sướng là chìa khoá dẫn tới năng suất lao động cao. Sự tin tưởng tuyệt đối vào người lao động, sự tế nhị trong cư xử và phối hợp chặt chẽ trong tập thể là các yếu tố quyết định đến sự thành công của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Theo thuyết này các nhà quản lý quan tâm đến nhân viên của mình, tạo điều kiện cho họ được học hành, phân chia quyền lợi thích đáng công bằng. Phương pháp này làm cho nhân viên cảm thấy tin tưởng và trung thành với doanh nghiệp, coi doanh nghiệp như nhà của mình. Nhưng đôi khi phong cách quản lý này lại tạo cho nhân viên trở nên ỷ lại, thụ động trong công việc đôi khi ảnh hưởng tới tiến độ hoạt động của doanh nghiệp. SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email 16 : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ 1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhân sự. Hiệu quả quản lý nhân sự của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào các mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp. Cũng như các hoạt động kinh tế, trong hoạt động quản lý nhân sự, doanh nghiệp thường đặt ra các mục tiêu cụ thể về hoạt động nhân sự. Các mục tiêu đó thường là các mục tiêu sau đây: - Chi phí cho lao động nhỏ nhất; - Giá trị ( lợi nhuận ) do người lao động tạo ra lớn nhất; - Đạt được sự ổn định nội bộ, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động và không có tình trạng dư thừa lao động; - Đảm bảo công bằng giữa những người lao động; - Nâng cao chất lượng lao động; Người lao động làm đúng ngành nghề đã được học của mình; Tăng thu nhập của người lao động; Thái độ chấp hành và trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp. Đảm bảo sự đồng thuận của người lao động; Các mục tiêu trên có thể gộp lại thành các mục tiêu cơ bản, quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp đó là đảm bảo nguồn nhân sự có chất lượng, trình độ để thực hiện công việc và có thái độ chấp hành, trung thành với doanh nghiệp đồng thời đạt được sự ổn định về nhân sự. Với mục tiêu đó thì các tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản lý nhân sự là nguồn nhân sự có trình độ, chất lượng và đạt được sự ổn định trong giai đoạn đề ra các mục tiêu đó. 1.2 Nội dung của quản lý nhân sự. 1.2.1 Phân tích công việc 1.2.1.1 Khái niệm và mục đích của việc phân tích công việc. + Khái niệm: Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc, từ đó đề ra các tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất mà người thực hiện công việc cần phải có. Phân tích công việc là một nội dung quan trọng của quản lý nhân sự, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các nội dung khác của quản lý nhân sự . SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email 17 : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ + Mục đích: - Đưa ra các tiêu chuẩn cần thiết để tuyển dụng nhân sự sao cho việc tuyển dụng nhân sự đạt kết quả cao nhất. - Chuẩn bị nội dung đào tạo và bồi dưỡng trình độ cho người lao động để họ có thể đáp ứng yêu cầu của công việc. - Phân tích công việc làm căn cứ để xây dựng và đánh giá hiệu quả công việc. Ngoài ra nó còn giúp cho việc nghiên cứu và cải thiện điều kiện làm việc. - Cung cấp các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thực hiện công việc. 1.2.1.2. Nội dung của phân tích công việc. Sơ đồ 1.2: Nội dung phân tích công việc Mô tả công việc Xác định công việc Tiêu chuẩn về nhân sự Đánh giá công việc Xếp loại công việc Bƣớc 1: Mô tả công việc. Bản mô tả công việc là một văn bản viết giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một công việc cụ thể… Để mô tả công việc trong thực tế có sử dụng một số biện pháp sau: - Quan sát: Quan sát trực tiếp xem các hoạt động lao động nào được thực hiện, tại sao phải thực hiện và được thực hiện như thế nào để hoàn thành các bộ phận khác nhau của công việc. - Tiếp xúc trao đổi: Phương pháp này được thực hiện với chính những người làm công việc đó, với cấp trên trực tiếp của họ, đôi khi với đồng nghiệp của họ. Cuộc tiếp xúc trao đổi sẽ cho phép ta thu thập được những thông tin cần thiết, tạo cơ hội để trao đổi và giải quyết các vấn đề chưa rõ ràng. Trong khi quan sát có thể sử dụng một số dụng cụ cần thiết như: giấy bút để ghi chép, đồng hồ để bấm giờ. - Bảng câu hỏi: Theo phương pháp này các bảng câu hỏi được thảo ra phát rộng rãi cho các công nhân viên và những người có liên quan đến công việc để họ trả lời. Câu hỏi đưa ra phải đầy đủ, rõ ràng, nhưng không nên quá chi tiết, tỷ mỷ và phải lượng hóa được ở mức cao nhâtss có thể. SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email 18 : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ Bƣớc 2: Xác định công việc. Là việc thiết lập một văn bản quy định về nhiệm vụ, chức năng quyền hạn của người lao động, các hoạt động thường xuyên, đột xuất, các mối quan hệ trong công tác, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công việc. Bằng việc xem xét các thông tin thu thập được từ thực tế trong bản mô tả, có thể phát hiện ra các điểm bất hợp lý cần thay đổi. Từ đó xác định được bản mô tả công việc mới theo tiêu chuẩn của công việc. Bƣớc 3: Đề ra các tiêu chuẩn về nhân sự. Là những yêu cầu chủ yếu về năng lực, phẩm chất, hình thức mà người đảm nhận công việc phải đạt được. Đối với các công việc khác nhau, số lượng và mức độ yêu cầu cũng khác nhau. Những yêu cầu hay được đề cập đến: - Sức khoẻ (thể lực và trí lực). - Trình độ học vấn. - Ngoại hình, sở thích cá nhân, hoàn cảnh gia đình. - Tuổi tác, kinh nghiệm. Các tiêu chuẩn đưa ra sẽ được xác định rõ là ở mức nào: cần thiết, rất cần thiết hay chỉ là mong muốn. Bƣớc 4: Đánh giá công việc. Là việc đo lường và đánh giá tầm quan trọng của mỗi công việc. Việc đánh giá công việc phải khách quan, chính xác đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, bởi vì giá trị và tầm quan trọng của mỗi công việc được đánh giá sẽ là căn cứ để xác định mức lương tương xứng cho công việc này. Chất lượng của công tác đánh giá phụ thuộc vào phương pháp đánh giá. Có 2 nhóm phương pháp đánh giá: Nhóm 1: Các phương pháp tổng quát. - Phương pháp đánh giá tất cả các công việc cùng một lúc: Hội đồng đánh giá sẽ họp lại để cùng xem xét các bản mô tả công việc và bàn bạc để đi đến kết luận về mức độ phức tạp và tầm quan trọng của công việc. - Phương pháp so sánh từng cặp: Việc đánh giá được tiến hành bằng cách so sánh lần lượt một công việc này với công việc khác. - Ngoài ra còn có một số phương pháp khác: Phương pháp đánh giá theo các công việc chủ chốt, phương pháp đánh giá theo mức độ độc lập tự chủ khi thực hiện công việc… SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email 19 : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ Nhóm 2: Các phương pháp phân tích: Xem xét các công việc theo từng yếu tố riêng biệt, sau đó tổng hợp lại thành một đánh giá chung. - Phương pháp cho điểm: Mỗi yếu tố được đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau tương đương với một số điểm nhất định. - Phương pháp Corbin: Theo sơ đồ về sự chu chuyển thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. ¬ Sơ đồ 1.3: Sự chu chuyển thông tin trong nội bộ doanh nghiệp Thu thập thông tin Xử lý thông tin Ra quyết định Thông tin phản hồi - Phương pháp Hay Metra: Hệ thống điểm được trình bày dưới dạng 3 ma trận. Mảng 1: Khả năng: Là toàn bộ những năng lực và phẩm chất cần thiết để hoàn thành công việc. Mảng 2: Óc sáng tạo: Thể hiện mức độ sáng tạo, tư duy cần thiết để có thể phân tích, đánh giá, dẫn dắt vấn đề. Mảng 3: Trách nhiệm đối với kết quả cuối cùng. Theo phương pháp này kết quả công việc cần đánh giá là tổng số điểm cộng lại từ 3 ma trận trên. Bƣớc 5: Xếp loại công việc. Những công việc được đánh giá tương đương nhau sẽ được xếp vào thành một nhóm. Việc xếp loại công việc như thế này rất tiện lợi cho các nhà quản lý trong công việc. 1.2.2 Tuyển dụng nhân sự. Trong một doanh nghiệp, công tác tuyển dụng nhân sự thành công tức là tìm được những người thực sự phù hợp với công việc có ý nghĩa rất to lớn. Doanh nghiệp nhận được một nguồn nhân sự xứng đáng, hoàn thành tốt công SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48 Website: http://www.docs.vn Email 20 : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên dề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ việc được giao góp phần vào việc duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bản thân những người được tuyển vào công việc phù hợp với năng lực và sở trường của mình sẽ rất hứng thú và an tâm với công việc. Ngược lại nếu việc tuyển dụng nhân sự không được thực hiện đúng thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tác động trực tiếp tới công ty và người lao động. 1.2.2.1. Nguồn tuyển dụng. + Nguồn tuyển dụng từ trong nội bộ doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp thực chất là quá trình thuyên chuyển đề bạt, cất nhắc từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ công việc này sang công việc khác, từ cấp này sang cấp khác. Hình thức tuyển dụng trong nội bộ doanh nghiệp có những ưu điểm sau: - Nhân viên của doanh nghiệp đã được thử thách về lòng trung thành, thái độ nghiêm túc, trung thực, tinh thần trách nhiệm và ít bỏ việc. - Nhân viên của doanh nghiệp sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc thực hiện công việc, nhất là trong thời gian đầu ở cương vị trách nhiệm mới. Họ đã làm quen, hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp do đó mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc mới và biết cách để đạt được mục tiêu đó. - Hình thức tuyển trực tiếp từ các nhân viên đang làm việc cho doanh nghiệp cũng sẽ tạo ra sự thi đua rộng rãi giữa các nhân viên đang làm việc, kích thích họ làm việc tích cực, sáng tạo và tạo ra hiệu suất cao hơn. Tuy nhiên áp dụng hình thức này cũng có một số nhược điểm sau: - Việc tuyển dụng nhân viên vào chức vụ trống trong doanh nghiệp theo kiểu thăng chức nội bộ, đến hẹn lại lên có thể gây nên hiện tượng chai lì, sơ cứng do các nhân viên được thăng chức đã quen với cách làm việc của cấp trên trước đây, họ sẽ dập khuân vì thế mất đi sự sáng tạo, không dấy lên được không khí thi đua mới. - Trong doanh nghiệp dễ hình thành nên các nhóm “ứng viên không thành công”, họ là những người được ứng cử vào các chức vụ nhưng không được tuyển chọn từ đó có tâm lý không phục lãnh đạo, chia bè phái gây mất đoàn kết. + Nguồn tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài doanh nghiệp. Là việc tuyển dụng nhân viên từ thị trường lao động bên ngoài doanh nghiệp . Ưu điểm: - Giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều chuyên gia, những nhân viên giỏi, qua đó tuyển chọn vào các chức danh phù hợp. SV: Hà Ngọc Chính Lớp: Quản lý công 48
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan