Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn...

Tài liệu Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn

.DOC
62
639
60

Mô tả:

Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn MỤC LỤC Lời mở đầu 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI TRƠ NGẮN HẠN 5 1.1 Khái niệm 5 1.1.1 Nhu cầu thanh toán ngắn hạn: 5 1.1.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn: 5 1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá: 6 1.2 Nội dung hoạt động phương án tài trợ ngắn hạn: 1.2.1 Quản lý tài sản lưu động: 9 9 1.2.2 Tìm kiếm và huy động vốn từ các nguồn tài trợ: 1.2.3 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn: 12 1.3 Phương thức tài trợ ngắn hạn: 13 1.3.1 Phương án tài trợ mạo hiểm: 13 1.3.2 Phương án tài trợ bảo thủ: 13 1.3.3 Phương án tài trợ phối hợp kỳ hạn: 11 14 1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phương án tài trợ. 15 1.4.1 Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguồn tài trợ ngắn hạn. 15 1.4.2 Rủi ro từ các nguồn tài trợ ngắn hạn. 16 1.5 Giải pháp hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn. 17 1.5.1 Hạn chế lượng tiền mặt nhàn rỗi bằng cách sử dụng lượng tiền mặt này đầu tư vào hoạt động kinh doanh: 17 1.5.2 Tăng cường công tác quản lý khoản phải thu khách hàng: 17 1.5.3 Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu trư kho: 17 1.5.4 Tìm kiếm, huy động nguồn tài trợ thích hợp. 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI TRƠ NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH DỆT ANH QUỐC 20 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2.1.1 Tên gọi và quá trình hình thành phát triển 20 20 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 21 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty. 21 2.1.4 Mặt hàng kinh doanh của công ty. Đặng Văn Công – TCKT.K50 25 [1] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn 2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. 25 2.2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm. 25 2.2.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn được sử dụng: 27 2.3 Thực trạng tình hình tài trợ ngắn hạn tại công ty TNHH Dệt Anh Quốc 28 2.3.1 Phân tích khái quát cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty. 3.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 28 29 3.1.3 Phân tích khái quát kết quả kinh doanh: 31 2.4 Tình hình sử dụng tài sản lưu động và huy động nguồn tài trợ ngắn hạn ảnh hưởng đến tài trợ ngắn hạn cảu doanh nghiệp. 33 2.4.1 Phân tích khả năng quản lý ngân quỹ. 33 2.4.2 Phân tích khả năng quản lý khách hàng. 2.4.3 Phân tích khả năng quản lý kho. 33 35 - Một số chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu 35 2.4.4 Huy động nguồn tài trợ 37 2.5 Đánh giá phương án tài trợ ngắn hạn tại công ty TNHH Dệt Anh Quốc 38 2.5.1 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 38 2.5.2 Kết cấu tài sản lưu động. 39 2.5.3 Đảm bảo từ nguồn tài trợ ngắn hạn. 2.5.4 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn: 41 45 2.5.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phương án tài trợ ngắn hạn tại công ty TNHH Dệt Anh Quốc. 46 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHƯƠNG ÁN TÀI TRƠ NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH DỆT ANH QUỐC 47 4.1 Tên biện pháp: “Xác định nhu cầu tài trợ ngắn hạn của công ty trong năm tới” 47 4.1.1 Cơ sở thực hiện biện pháp: 47 4.1.2 Mục đích của biện pháp: 50 4.1.3 Nội dung của biện pháp:51 4.1.4 Hiệu quả của biện pháp: 58 4.2 Biện pháp: Quản lý ngân quỹ , lượng dự trữ tiền mặt tối ưu: 4.2.1 Cơ sở của biện pháp: 58 58 4.2.2 Mục tiêu của biên pháp: 58 Đặng Văn Công – TCKT.K50 [2] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn 4.2.3 Nội dung của biên pháp:59 4.2.4 Hiệu quả của biện pháp: 59 4.3 Biện pháp: Quản lý tồn kho, giảm chi phí lưu trữ kho: 4.3.1 Cơ sở của biện pháp 60 60 4.3.2 Mục tiêu của biện pháp: 61 4.3.3 Nội dung của biện pháp:61 4.3.4 Hiệu quả phương án: 62 4.4 Một số góp ý trong công tác quản lý khách hàng. 4.5 Kết luận 62 62 Đặng Văn Công – TCKT.K50 [3] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp để có thể đứng vưng, tồn tại và phát triển, đều đưa ra cho họ nhưng hướng đi riêng. Nhưng, chung quy không thể thiếu là vấn đề quản trị tài sản lưu động và kiểm soát các khoản nợ ngắn hạn. Quá trình kinh doanh là quá trình cung ứng các yếu tố đầu vào, sau đó tiến hành sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và cuối cùng là thu tiền. Vậy để cho hoạt động kinh doanh được tiến hành thì trước tiên ta cần phải có các nguồn vốn để tài trợ cho quá trình cung ứng các yếu tố đầu vào, để cho hoạt động kinh doanh được liên tục thì các nguồn vốn này phải được đảm bảo hoạt động thường xuyên. Do vậy việc quản lý, phân phối và sử dụng nguồn vốn hợp lý sẽ tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và thu được lợi nhuận cao. Trong quá trình thực tập ở công ty TNHH Dệt Anh Quốc, em nhận thấy sư quan trọng của việc quản trị tài sản lưu động và đảm bảo nguồn tài trợ ngắn hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng làm thế nào để doanh nghiệp quản trị tài sản ngắn hạn hiệu quả, đồng thời nguồn tài trợ ngắn luôn được kịp thời, tránh ứ đọng vốn, lãng phí đi các cơ hội kinh doanh. Vì vậy, trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp này, em đã chọn đề tài: “ Hoản thiện phương án tài trợ tài công ty TNHH Dệt Anh Quốc” Nội dung của đồ án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn Chương 2: Thực trạng tài trợ ngắn hạn tại công ty TNHH Dệt Anh Quốc Chương 3: Biện pháp hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn TNHH Dệt Ạnh Quốc Trong quá trình làm đồ án, dưới sự hướng dẫn của thầy Dương Văn An, cùng kiến thức đã được học của bản thân, em đã hoàn thành xong đồ án này. Tuy nhiên, đồ án vẫn còn nhiều thiếu xót do tầm nhìn còn hạn hẹp, kiến thức tài chính còn chưa đủ sâu. Đây là một đề tài rất hay, vì vật em mong nhận được nhiều góp ý thêm để bổ sung thêm lượng kiến thức cho bản thân. Em chân thành thầy Dương Văn An đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án và thông qua đây em cũng xin cảm ơn các cán bộ trong phòng kế toán của công ty TNHH Dệt Anh Quốc đã giúp em có tư liệu để hoàn thiện đồ án Em xin chân thành cám ơn!!! Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2010 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI TRỢ NGẮN HẠN Đặng Văn Công – TCKT.K50 [4] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn 1.1 Khái niệm 1.1.1 Nhu cầu thanh toán ngắn hạn: Trong nền kinh tế thị trường, quản trị và sử dụng hợp lý các tài sản lưu có ảnh hưởng rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó bảo đảm doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Một số doanh nghiệp bị phá sản trong kinh doanh là hệ quả của việc quản lý tài sản lưu động không tốt, dẫn tới nảy sinh nhiều yếu tố khác thường và làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hỗn loạn, hoạt động không có hiệu quả. Qua đó cho chúng ta thấy rằng sự cần thiết trong công tác quản lý tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn(còn được gọi là Vốn lưu động ): là một khoản mục trong bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả các tài sản có thời gian luân chuyển ngắn thường là một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn gồm:  Tiền và các khoản tương đương tiền: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp  Hàng tồn kho: là một bộ phận tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất, có thể cân đo, đong, đếm được. Hàng tồn kho thường gồm: vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và thành phẩm chưa bán, . . .  Các khoản phải thu ngắn hạn: là chỉ tiêu phản ánh số nợ phải thu mà doanh nghiệp có khả năng thu hồi được tại thời điểm báo cáo có thời gian thu hồi hay thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Ngoài ra, tài sản ngắn hạn còn được chia theo mức độ luân chuyển các tài sản, cụ thể được chia thành hai loại sau:  Tài sản lưu động thường xuyên là các tài sản doanh nghiệp vẫn duy trì ngay cả trong nhưng thời kỳ không cao điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh.  Tài sản lưu động tạm thời là nhưng tài sản thường biến đổi theo các biến động mang tính thời vụ hoặc chu trình của hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn: Thông qua thời gian sử dụng nguồn tài trợ của doanh nghiệp, được chia thành tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn. Như vậy, nguồn tài trợ ngắn hạn của một doanh nghiệp thường gồm: a. Các khoản phải nộp và phải trả cho công nhân viên: Trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp thì các khoản tài trợ này không lớn, nhưng đôi khi giúp doanh nghiệp giải quyết nhu cầu vốn mang tính chất tạm thời. Các khoản này thường gồm:  Các khoản thuế phải nộp nhưng chưa nộp. Đặng Văn Công – TCKT.K50 [5] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn  Các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên nhưng chưa đến kỳ nên chưa trả.  Các khoản đặt cọc của khách hàng.  Phải trả cho đơn vị nội bộ. b. Tín dụng thương mại: Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có thể sử dụng tài trợ bằng cách mua chịu nhà cung cấp. Ở bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp nguồn tài trợ này thể hiện ở mục phải trả người bán, là nguồn tài trợ ngắn hạn rất ưa chuộng của các doanh nghiệp, bởi vì thời hạn cũng linh động, ngoài ra có thể chiết khấu các thương phiếu. Các khoản phải trả: là chỉ tiêu giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp mua chịu bạn hàng. c. Vay ngắn hạn. Trong quan hệ với ngân hàng, doanh nghiệp thường sẽ đi vay một hạn mức nào đó, không cần thế chấp. Với hạn mức nhất định công ty có thể vay bất kỳ lúc nào mà ngân hàng không cần thẩm định. Đây là một tài trợ có chi phí thấp, thường ổn định. d. Ngoài ra còn các nguồn tài trợ ngắn hạn khác như:  Thư tín dụng: là hình thức tài trợ sử dụng trong nhập khẩu hàng hóa.  Cho vay theo hợp đồng: là hình thức khi công ty nhận được nhưng hợp đồng sản xuất, gia công thì ngân hàng có thể cho vay căn cứ theo hợp đồng được ký kết.  Cho vay có bảo đảm . . . 1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá: a. Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản ngắn hạn:  Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho chúng ta biết được một đồng vốn đầu tư vào HTK góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và phản ánh số chu kỳ sản xuất được thực hiện trong một năm. Chỉ tiêu vòng quay HTK cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao, nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Ngược lại, chỉ số Đặng Văn Công – TCKT.K50 [6] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn vòng quay HTK thấp là do quản lý vật tư, tổ chức sản xuất, cũng như tổ chức bán hàng chưa tốt.  Kỳ thu nợ bán chịu: Kỳ thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo, có thể là dấu hiệu tốt nếu tăng tốc độ doanh thu lớn hơn tốc độ tăng các khoản phải thu. Nếu vận dụng đúng, chính sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần và làm tăng doanh thu. Nhưng, kỳ thu nợ dài có thể là do yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn khả năng sinh lợi thấp. Kỳ thu nợ ngắn có thể do khả năng thu hồi các khoản phải thu tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận do đó có thể cao. Ngược lại, kỳ thu nợ ngắn có thể là do chính sách bán chịu quá mức chặt chẽ, dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng kinh doanh.  Vòng quay tài sản lưu động Chỉ số vòng quay TSLĐ phản ánh một đồng TSLĐ góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu? Vòng quay TSLĐ cao chứng tỏ TSLĐ có chất lượng cao được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giư trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nưa, chỉ số vòng quay TSLĐ cao cũng là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm chi phí và giảm được lượng vốn đầu tư. Vòng quay TSLĐ thấp là do tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi các khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, quản lý vật tư không tốt, quản lý sản xuất không tốt, quản lý bán hàng không tốt. b. Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ:  Chỉ số nợ: Đặng Văn Công – TCKT.K50 [7] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn Chỉ số nợ phản ánh mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài trợ DFL trong hoạt động kinh doanh. Chỉ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở để có lợi nhuận cao. Chỉ số nợ cao chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Mặt khác, chỉ số nợ cao làm cho khả năng thanh khoản giảm. Đồng thời nếu ROA < Kd(1-T) thì lợi nhuận cũng sẽ giảm dẫn tới tăng độ rủi ro của doanh nghiệp và làm giảm niềm tin của chủ nợ.  Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay: Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết một đồng lãi vay đến hạn được che chở bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBIT. Lãi vay là một trong nhưng nghĩa vị rất quan trọng của doanh nghiệp. Mất khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uy tín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. c. Chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản. Khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán tức thời: Các chỉ số này cho biết tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, khả năng thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản thấp, do đó lợi nhuận có thể thấp do tiền mặt nhiều, Đặng Văn Công – TCKT.K50 [8] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn khoản phải thu nhiều, HTK nhiều và ngược lại, khả năng thanh khoản thấp thì rủi ro thanh khoản cao. 1.2 Nội dung hoạt động phương án tài trợ ngắn hạn: 1.2.1 Quản lý tài sản lưu động: a. Quản lý ngân quỹ: Mục tiêu của quản lý ngân quỹ trong hoạt động tài trợ ngắn hạn là việc sử dụng ngân quỹ hiệu quả trong công tác thanh toán tiền lương của người lao động, thanh toán khi mua nguyên vật liệu, mua sắm tài sản cố định, trả thuế, trả các khoản nợ. . . và hạn chế tới mức thấp nhất lượng tiền mặt có trong công ty và đủ để duy trì nhưng hoạt động kinh doanh bình thường. Thêm vào đó công ty cần phải duy trì dự trư lượng tiền mặt ký quỹ khi đi vay từ ngân hàng, và phòng ngừa các biến động ngẫu nhiên, không thể lường trước được, lên các công ty phải duy trì một lượng tiền một lượng tiền nhất định gọi là dự trư phòng ngừa. Như vậy, một công ty cần phải duy trì một lượng tiền mặt mục tiêu hay số dư tiền mặt tối thiểu, là lượng tiền mặt mà doanh nghiệp mong muốn và đặt kế hoạch thường xuyên nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định trong các điều kiện bất định. Do đó, hình thành một biểu tài chính các dòng tiền thu và chi, số dư tiền mặt của một công ty trong một thời kỳ nào đó – ngân sách tiền mặt. Ngân sách là một công cụ để lập kế hoạch huy động và kiểm soát tiền mặt của doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp thường lập và sử dụng các báo cáo về ngân sách tiền mặt dự kiến năm sau. b. Quản lý hàng tồn kho: Quản lý hàng tồn kho là một công việc quan trọng, rất khó khăn. Sự cần thiết của dự báo doanh thu trước khi thiết lập mục tiêu, ước lượng hàng tồn kho là một nhiệm vụ khó khăn vì sai sót trong thành lập hàng tồn kho nhanh chóng dẫn tới chi phí bị mất nhiều. Hàng tồn kho có ba loại : Nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư, hàng hóa dự trư, tồn kho là nhưng bước cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới hoạt động tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải dự trư nguyên liệu. Nguyên vật liệu có vai trò dự trư không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng có vai trờ rất lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường. Do vậy, nếu doanh nghiệp dự trư quá lớn sẽ tốn kém chi phí ứ đọng vốn, còn nếu dự trư quá ít sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, gây ra nhưng hậu quả xấu. Đặng Văn Công – TCKT.K50 [9] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của dây chuyền sản xuất, bởi vì giưa nhưng công đoạn này bao giờ cũng tồn tại nhưng bán thành phẩm. Đây là nhưng bước đệm nhỏ trong quá trình sản xuất được liên tục. Vì thế, nếu dây chuyền càng dài thì tồn kho trong quá trình sản xuất càng lớn. Hơn nưa, sau khi hoàn thiện quá trình sản xuất, hầu như các doanh nghiệp chưa thể ngay lập tức tiêu thụ hết sản phẩm. Do có sự chênh lệch giưa sản xuất và tiêu thụ,hoặc phải đủ lô hàng mới xuất. . . Nhưng doanh nghiệp mà sản xuất mang tính thời vụ và có quy trình chế tạo nhiều thời gian thì tồn kho sản phẩm sẽ lớn. Như vậy, để quản lý hàng tồn kho thì các doanh nghiệp phải quản lý tốt ba bộ phận trên. Nhưng thông thường trong quản lý vấn đề chủ yếu được đề cập là quản lý nguyên vật liệu dự trư trong quá trình sản xuất kinh doanh. c. Quản lý khách hàng:  Chính sách tín dụng thương mại: Các doanh nghiệp để dành thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường có thể dung nhiều phương pháp khác nhau như: quảng cáo, giá cả, dịch vụ . . . Nhưng không thể thiếu, đó là chính sách mua bán chịu. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vưng trên thị trường, trở lên giàu có nhưng cũng đồng thời có thể đem đến nhưng rủi ro cho hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện trên nhưng nét cơ bản sau:  Tín dụng thương mại tác dụng đến doanh thu bán hàng. Do được trả chậm nên sẽ có nhiều doanh nghiệp mua hàng của doanh nghiệp hơn, dẫn tới doanh thu sẽ tăng lên, có nhiều doanh nghiệp chậm trễ trong việc trả tiền và vì thế họ sẽ phải trả với lượng tiền cao hơn cho doanh nghiệp.  Tín dụng thương mại làm giảm chi phí tồn kho của hàng hóa.  Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Do làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Thời gian cấp tín dụng càng dài thì chi phí ròng càng lớn. Đồng thời phải chịu xác suất không trả tiền của người mua, làm cho lợi nhuận giảm. Như vây, doanh nghiệp phải có sự so sánh giưa thu nhập và chi phí tăng thêm để quyết định chính sách tín dụng thương mại phù hợp. Thực tế cho thấy rằng, doanh thu có khuynh hướng tăng lên khi các tiêu chuẩn tín dụng được nới lỏng.  Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng: Doanh nghiệp khi cấp tín dụng cho khách hàng thì cần phải phân tích khả năng tín dụng của khách hàng thông qua bảng cân đối tài sản, bảng kế hoạch ngân quỹ, phỏng Đặng Văn Công – TCKT.K50 [10] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn vấn, xuống tận nơi kiểm tra hoặc tìm hiểu qua khách hàng khách. Để đánh giá khả năng tín dụng của một khách hàng có thể thông qua các tiêu chuẩn sau:  Phẩm chất, tư cách tín dụng: Tiêu chuẩn này nói lên tính trách nghiệm của khách hàng trong việc trả nợ, thể hiện qua việc thanh toán của khách hàng với các doanh nghiệp khác.  Năng lực trả nợ: Được đánh giá thông qua chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh và bảng dự trư ngân quỹ của doanh nghiệp.  Vốn của khách hàng: Đánh gía tiềm năng tài chính dài hạn.  Thế chấp: xem xẻ khách hàng dưới giác độ các tài sản riêng mà họ có thể đảm bảo các khoản nợ.  Điều kiện kinh tế: khả năng phát triển của khách hàng, xu thế phát triển của ngành kinh doanh của khách hàng. 1.2.2 Tìm kiếm và huy động vốn từ các nguồn tài trợ: Dựa trên nhu cầu tài trợ ngắn hạn đã xác định tiến hành huy động tài trợ: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty , số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động từ các nguồn tài trợ khác nhau để lựa chọn được nguồn tài trợ phù hợp với chính doanh nghiệp. Việc huy động các nguồn tài trợ, phải phù hợp, kịp thời, tránh lãng phí hoặc thiếu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác,phải đảm bảo nguồn tài trợ ổn định đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Với tư cách là một nhà quản lý trong doanh nghiệp, chúng ta phải tìm kiếm lựa chọn được nguồn tài trợ phù hợp về mặt tài chính, thời hạn. Như vậy, tìm kiếm nguồn tài trợ có thể qua:  Tín dụng thương mại: Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn rất được ưa chuộng ở các doanh nghiệp bởi vì thời hạn linh động, có thể được hưởng chiết khấu Tài trợ tín dụng thương mại cũng có chi phí, cụ thể: Như vậy, thông qua công thức trên, doanh nghiệp có thể so sánh chi phí tín dụng thương mại mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Vì vậy, công ty nên chọn nhà cung cấp phù hợp.  Vay ngân hàng: Trong nhưng năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về tài trợ ngắn hạn thì đây là nguồn cung cấp quan trọng, cổ điển, bất kỳ doanh nghiệp nào khi có nhu cầu về tài trợ đều nghĩ tới vay ngân hàng. Nhiều ngân hàng đang khuyến khích các doanh nghiệp Đặng Văn Công – TCKT.K50 [11] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn vay vốn của họ, để bổ sung thêm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp họ. Một đặc điểm cần chú ý chính là nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động của công ty. Nguồn tài trợ này cũng có chi phí: chi phí lãi vay, doanh nghiệp pahir chịu một lãi suất khi đi vay, thường thì lãi suất giưa các ngân hàng là giống nhau, nhưng giưa các ngân hàng lãi có các chính sách tín dụng khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần đánh giá chi phí gặp phải khi đi vay tại một ngân hàng.  Các khoản phải nộp và phải trả công nhân viên: Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn phổ biến ở các doanh nghiệp. Nguồn tài trợ này không được coi là nguồn huy động chính nhưng khi sử dụng nhưng nguồn này, các doanh nghiệp không phải trả chi phí sử dụng. Doanh nghiệp không nên lạm dụng nguồn vốn này vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận thì các doanh nghiệp cần chiếm dụng các nhiều nguồn vốn này càng nhiều càng tốt.  Ngoài ra, tuy từng trường hợp doanh nghiệp có thể huy động từ các nguồn tài trợ như trong mục 1.1.2 – Các nguồn tài trợ ngắn hạn. 1.2.3 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn: Vốn lưu động ròng được xác định là phần chênh lệch giưa Tài sản lưu động với nợ ngắn hạn: VLĐR = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn Nhu cầu vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho + phải thu khách hàng – nợ ngắn hạn ( không kể vay ngắn hạn). Nếu vốn lưu động ròng < 0 (âm) qua các năm thì doanh nghiệp sẽ mất cân bằng tài chính, tình hình và khả năng thanh toán của công ty sẽ gặp khó khăn vì thế có thể công ty cần bổ sung them nguồn tài chính. Nhưng để đánh giá được chính xác hơn, ta cần căn cứ thêm vào chỉ số Ngân quỹ ròng. Ngân quỹ ròng là phần chênh lệch giưa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng. Ngân quỹ ròng âm ( NQR < 0), có nghĩa là doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng và tài trợ thêm cho tài sản lưu động, tình trạng này thể hiện qua cân bằng tài chính của công ty sẽ kém an toàn và bất lợi cho doanh nghiệp. Ngân quỹ ròng dương ( NQR > 0) thể hiện ở mọto cân bằng tài chính an toàn vì doanh nghiệp không phải vay thêm để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng. Đặng Văn Công – TCKT.K50 [12] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn Như vậy, để hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn, ta cần tập trung chú ý đến ba chỉ số quan trọng đó là vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng. 1.3 Phương thức tài trợ ngắn hạn: 1.3.1 Phương án tài trợ mạo hiểm: Một chính sách mà theo đó người ta chấp nhận rủi ro bằng cách dung các nguồn vốn ngắn hạn không tự phát ( vay ngoài ) để tài trợ cho các tài sản lưu động tạm thời và một phần tài sản lưu động thường xuyên. Lượng vốn Tài trợ bằng nợ ngắn hạn không tự phát ( vay ngoài ) Tài sản lưu động lâm thời Tài sản lưu động lâm thời Tổng tài sản thường xuyên Tài sản lưu động thường xuyên Tài sản cố định Tài trợ bằng nợ dài hạn, vốn cổ phẩn và nợ ngắn hạn tự phát 1.3.2 Phương án tài trợ bảo thủ: Chính sách bảo thủ là một chính sách mà theo đó người ta dùng các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho: - Toàn bộ tài sản thường xuyên. - Một phần tài sản lưu động lâm thời. Đặng Văn Công – TCKT.K50 [13] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn Nhu cầu tài trợ ngắn hạn Lượng vốn Chứng khoán dễ bán Tài sản lưu động lâm thời Tài trợ bằng nợ dài hạn, vốn cổ phẩn và nợ ngắn hạn tự phát Tài sản lưu động thường xuyên Tổng tài sản thường xuyên Tài sản cố định Đây là một chính sách đảm bảo an toàn cho các hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên chi phí vốn sẽ cao và do đó lợi nhuận có thể sẽ không cao. 1.3.3 Phương án tài trợ phối hợp kỳ hạn: Chính sách phồi hợp kỳ hạn là một chính sách mà theo đó người ta cố gắng đến mức cao nhất nhằm phối hợp kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn sao cho: - Tài sản lưu động lâm thời được tài trợ bởi nợ ngắn hạn không tự phát. - Tài sản lưu động thường xuyên và tài sản cố định được tài trợ bởi nợ dài hạn hoặc vốn cổ phần cộng với nợ tự phát. Lượng vốn Tài trợ bằng nợ ngắn hạn không tự phát ( vay ngoài ) Tài sản lưu động lâm thời Tài sản lưu động lâm thời Tổng tài sản thường xuyên Đặng Văn Công – TCKT.K50 Tài sản lưu động thường xuyên Tài sản cố định Tài trợ bằng nợ dài hạn, vốn cổ phẩn và nợ ngắn hạn tự phát [14] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn 1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phương án tài trợ. 1.4.1 Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguồn tài trợ ngắn hạn. a. Phương thức tài trợ của doanh nghiệp. Việc thực hiện cách thức huy động nguồn tài trợ ngắn hạn dựa trên sự lựa chọn phương thức tài trợ ngắn hạn. Có 3 loại phương thức tài trợ: chính sách tài trợ mạo hiểm, chính sách tài trợ bảo thủ, chính sách tài trợ phối hợp kỳ hạn. Tùy vào doanh nghiệp lựa chọn phương thức tài trợ sẽ ảnh hưởng đến sự huy động tài trợ ngắn hạn của chính doanh nghiệp. b. Quy mô của doanh nghiệp: Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới sự đảm bảo của nguồn tài trợ, biểu hiện ở lượng vốn được tài trợ. c. Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp: Kế hoạch đầu tư của công ty đóng vai trò quạn trọng trong quá trình huy động nguồn tài trợ. Do không phải công ty muốn huy động tài trợ như thế nào cũng được. Công ty phải đưa ra được một kế hoạch huy động và sử dụng vốn thích hợp, bởi vì bất kỳ một ngân hang, hay khi phát hành cổ phiếu, trái phiếu đều cần một kế hoạch phù hợp. Nếu có, một kế hoạch đầu tư khả thi thì công ty mới có thể huy động vốn một cách dễ dàng, thậm chỉ với chi phí thấp vì độ rủi ro đối với nhà tài trợ thấp hơn. c. Uy tín của công ty đối với các nhà tài trợ: Quan hệ của công ty đối với các chủ đầu tư trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của công ty trong việc thanh toán các khoản nợ khi huy động vốn từ bên ngoài. Khi một dự án đầu tư của doanh nghiệp được chấp nhận cho vay nhưng họ lại sử dụng lượng vốn được tài trợ đúng mục đích sẽ gây cho các nhà đầu tư rơi vào tình trạng rủi ro, dẫn tới uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm, các nhà tài trợ sẽ không sẵn long tài trợ cho doanh nghiệp nưa. Trong nền kinh tế thị trường hiện này, khi đánh mất uy tín thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ suy yếu, có thể dẫn tới phá sản, bởi vì họ sẽ không nhận được bất kỳ sự tài trợ nào nưa kể cả từ nhưng nhà đầu tư nhẹ dạ nhất. d. Môi trường kinh doanh: Sự phát triển của nền kinh tế thị trường kéo theo sự phát triển của hệ thống tài chính là môi trường thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp huy động vốn nhanh chóng, thuân lợi và tiết kiệm được thời gian. Điều đó tạo ra nhiều cơ hội để cho các doanh nghiệp thể hiện được vị thế của họ trên thị trường, nhưng bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ví dụ, một công ty hoạt động trong một ngành đang có nguy cơ suy yếu trong nền kinh tế thị trường rất khó có thể được nguồn tài trợ. Đặng Văn Công – TCKT.K50 [15] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn e. Hình thức pháp lý của công ty và nhưng chính sách của chính phủ: Địa vị pháp lý của công ty có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng tiếp cận và huy động tài trợ. 1.4.2 Rủi ro từ các nguồn tài trợ ngắn hạn. Việc sử dụng lượng vốn được tài trợ từ các nguồn tài trợ ngắn hạn sẽ làm tăng rủi ro của luồng tiền thu được của doanh nghiệp đồng thời dẫn tới lãi suát mong đợi sẽ cao hơn – lợi nhuận cao. Nếu doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn là các khoản vay ngân hàng sẽ làm tăng các khoản nợ, có khuynh hướng làm giảm giá trị của vốn chủ sở hưu, nhưng lãi suất cao sẽ làm tăng giá trị của chủ sở hưu. Do đó doanh nghiệp cần phải tạo được một cơ cấu vốn tối ưu, hướng về sự cần bằng giưa rủi ro và lãi suất. Rủi ro của doanh nghiệp bao gồm hai loại là rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống. a. Rủi ro hệ thống: là loại rủi ro tác động toàn bộ tài sản trong nền kinh tế. Đây là một rủi ro bất khả kháng đối với doanh nghiệp, như rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua. Rủi ro thị trường: chủ yếu ảnh hưởng do các sự kiện vô hình hoặc hưu hình nảy sinh do tâm lý của thị trường. Rủi ro lãi suất: nói lên sự không ổn định trong giá thị trường và só tiền thu nhập trong tương lai do dao động trong mức lãi suất chung. Rủi ro sức mua: biến cố của sức mua của đồng tiền thu được, tác động lạm phát đối với các khoản đầu tư. b. Rủi ro không có hệ thống: Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh: bắt nguồn từ bản than ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn và không thể tránh được. Rủi ro tài chính là kết cục bất lợi cho doanh nghiệp như phá sản do rác động tiêu cực của đòn bẩy tài chính, tức là doanh nghiệp sử dụng nợ quá nhiều dẫn tới mất khả năng thanh toán. Như vây, từ việc đánh giá sơ bộ về rủi ro có thể xảy ra. Doanh nghiệp có thể biết được việc huy động tài trợ của mình có hiệu quả hay không. Nên huy động từ nguồn tài trợ nào thì có lợi. Cụ thể như: khi nền kinh tế hưng thịnh, rủi ro hệ thống thấp thì doanh nghiệp nên huy động nợ, bởi vì như vậy thì doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh thuận lợi và có thể đạt mực lợi nhuận cao. Tuy nhiên khi cơ hội kinh doanh mất đi trog nền kinh tế suy thoái thì việc tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp bằng nợ lại có rác Đặng Văn Công – TCKT.K50 [16] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn động tiêu cực, lúc này việc huy động vốn chủ sở hưu là có hiệu quả nhất vì tránh cho doanh nghiệp phải chịu gánh nặng tài chính và hạn chế nguy cơ phá sản. Đối với nguồn tài trợ là vốn chủ sở hưu, là nguồn tài trợ an toàn nhất, nhưng không vì thế mà không có rủi ro. Rủi ro này thường là rủi ro kinh doanh-là rủi ro cố hưu trong tài sản của công ty nếu công ty không sử dụng nợ. Trong trường hợp gặp khó khăn, khả năng sinh lời của công ty thấp do đó công ty sẽ ưu tiên sử dụng vốn chủ sở hưu để đảm bảo khả năng thanh toán và tránh cho công ty đi đến cho phá sản. Đối với nguồn tài trợ ngắn hạn là các khoản vay nợ thì công ty phải chịu sức ép hoàn trả lãi và vốn gốc theo đúng thời gian quy định. 1.5 Giải pháp hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn. 1.5.1 Hạn chế lượng tiền mặt nhàn rỗi bằng cách sử dụng lượng tiền mặt này đầu tư vào hoạt động kinh doanh: Việc quản lý ngân quỹ tốt sẽ giúp doanh nghiệp tránh, giảm thiểu được nhưng rủi ro về lãi suất cũng như biến động về tỷ giá, cũng như tối ưu hóa việc vay ngắn hạn của doanh nghiệp. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có đầy đủ lượng tiền mặt cần thiết đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán. Lượng tiền mặt nhàn rỗi nhiều sẽ đánh mất cơ hội đầu tư cho các hoạt động kinh doanh khác. 1.5.2 Tăng cường công tác quản lý khoản phải thu khách hàng: Doanh nghiệp phải xây dựng chính sách tín dụng thương mại và mức độ nợ của các khoản phải thu phù hợp. Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu trong và ngoài doanh nghiệp, đồng thời phân loại các khách hàng để có được chính sách bán chịu thích hợp, phân loại các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp 1.5.3 Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu trữ kho: Việc hàng tồn kho trong năm còn nhiều tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản lưu động cho thấy lượng hàng hóa mua cũng như gửi tại các đại lý còn nhiều. Việc hàng tồn kho trong quá trình chưa đến tay người tiêu dùng có nhu cầu và chuyển giao quyền sở hưu thì việc mất mát, hỏng hóc, thất thoát vốn là không tránh khỏi. Vì thế để nâng cao hiểu quả của việc quản lý hàng tồn kho trước hết là giảm thiểu chi phí hàng tồn kho: chi phí lưu trư + chi phí vận chuyển. Doanh nghiệp cần quản trị tốt hai lại chi phí vì lượng hàng tồn kho dự trư hàng năm thường chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Mặt khác nếu dự trư vật tư đúng mức sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tiết kiệm được lượng tài trợ.  Lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tình hình báo cáo hàng năm, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi Đặng Văn Công – TCKT.K50 [17] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.  Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.  Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty. Vì vậy, công ty cần có biện pháp thích hợp phòng ngừa rủi ro. Lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp tránh tình trạng mua về nhưng không sử dụng đúng mục đích. 1.5.4 Tìm kiếm, huy động nguồn tài trợ thích hợp. Lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp đáp ứng được nhu cầu tài trợ một cách nhanh nhất. a. Tăng nguồn vốn chủ sở hưu của doanh nghiệp: Đây là một giải pháp đơn giản nhất và ít tốn kém. Thực tế là các nguồn vốn chủ sở hưu được hình thành do đóng góp của các cổ đông hoặc của chính người chủ sở hưu, vì thế không gây ra chi phí cho doanh nghiệp. Nhưng phương pháp này, rất khó thực hiện đối với nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì nhưng người chủ sở hưu của doanh nghiệp thường có nguồn vốn hạn chế nên họ thường không bỏ thêm vốn vào doanh nghiệp. Đối với nhưng doanh nghiệp lớn thì tăng nguồn vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu . . . Đồng thời, doanh nghiệp chi ra một khoản chi phi để phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu. Hiện nay, một số tổ chức đã được thành lập để giải quyết nhưng khó khăn trên với chức năng tăng cường vốn chủ sở hưu cho doanh nghiệp bằng cách tham gia góp vốn với thời hạn hạn chế. Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không nhưng được tăng vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được nhưng kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. b. Vay ngân hàng: Trong nhưng năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về tài trợ ngắn hạn thì đây là nguồn cung cấp quan trọng, cổ điển, bất kỳ doanh nghiệp nào khi có nhu cầu về tài trợ đều nghĩ tới vay ngân hàng. Nhiều ngân hàng đang khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn của họ, để bổ sung thêm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp họ. Một đặc điểm cần chú ý chính là nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động của công ty. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng nên huy động các nguồn vốn vay có kỳ hạn, là các nguồn vốn vay trung và dài hạn, vì nhưng khoản vay này sẽ giảm khó khăn tạm Đặng Văn Công – TCKT.K50 [18] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn thời về vốn, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên để được vay vốn từ ngân hàng, các doanh nghiệp phải trình lên dự án hợp lý và tất nhiên doanh nghiệp phải có uy tín đối với ngân hàng, và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang có lãi. c. Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua ứng tiền trước, các khoản phải trả khác. Nguồn tài trợ này không được coi là nguồn huy động chính nhưng khi sử dụng nhưng nguồn này, các doanh nghiệp không phải trả chi phí sử dụng. Doanh nghiệp không nên lạm dụng nguồn vốn này vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận thì các doanh nghiệp cần chiếm dụng các nhiều nguồn vốn này càng nhiều càng tốt. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI TRỢ NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH DỆT ANH QUỐC 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2.1.1 Tên gọi và quá trình hình thành phát triển Tên đầy đủ: Đặng Văn Công – TCKT.K50 Công ty TNHH Dệt Anh Quốc. [19] Hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn Tên thường gọi: Công ty TNHH Dệt Anh Quốc. Tên giao dịch tiếng Anh: Anh Quốc Textile Company Limited. Tên viết tắt: AQT CO.,LTD Trụ sở chính: Số 26/27 Thổ Quan - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại: 043.851.3608 Fax: 043.851.3608 Công ty TNHH Dệt Anh Quốc được thành lập vào ngày 12/05/2004. Trong hơn 5 năm hoạt động, công ty TNHH Dệt Anh Quốc đã trở thành một trong nhưng nhà cung cấp hàng Dệt may có chất lượng cao và uy tín trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Mặc dù, trong nhưng năm đầu đi vào hoạt động công ty gặp rất nhiều khó khăn như hệ thống mặt bằng sản xuất còn phân tán, công nghệ còn lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật còn yếu, sự cạnh tranh của các công ty khác trong cùng ngành. Nhưng bằng bản lĩnh của mình và sự nhiệt tình hăng hái của cán bộ và công nhân viên trong toàn thể công ty đã giúp công ty từng bước vượt qua nhưng khó khăn ban đầu, hoàn thành và vượt mức kế hoạch, đưa công ty từng bước, từng bước phát triển. . . Lúc đầu, khi mới thành lập thị trường chủ yếu của công ty TNHH Dệt Anh Quốc là các nước XHCN (như các nước Đông Âu, Liên Xô), nhưng cho tới nay công ty đã mở rộng thị trường, hiện có mối quan hệ khách hàng với 40 nước trên thế giới và nhiều bạn hàng trong nước. Trong đó có nhưng thị trường đầy tiềm năng như EU, Nhật Bản, Mỹ. . . Khi thành lập công ty TNHH Dệt Anh Quốc chỉ có khoảng 42 máy dệt, nhưng cho tới nay công ty đã có hàng trăm máy dệt được đặt trên nhiều xí nghiệp trên cả nước. Hiện nay công ty có 9 xí nghiệp thành viên chính được đóng tại Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định. Công ty đã không ngừng đổi mới và phát triển để bắt nhịp cùng với sự phát triển của nền kinh tế của nước nhà. Trong quá trình chuyển hướng trong thời gian này, công ty đã luôn chủ động tạo nguồn nguyên liệu để giư vưng tiến độ sản xuất, tạo nhiều mối quan hệ để có thêm nhà cung cấp nguyên vật liệu. Giư vưng nhịp độ tăng trưởng từng năm. Năm 2006, công ty giao 669.771 sản phẩm, năm 2007 giao 982.270 sản phẩm sang các nước Liên Xô và Trung Quốc. Công ty TNHH Dệt Anh Quốc luôn được khách hàng bình chọn là nhà cung cấp sản phẩm được ưa thích, và được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Hệ thống sản xuất sản phẩm được dựa theo hệ thống chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9002. Như vậy, trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, công ty TNHH Dệt Anh Quốc đã đạt được nhiều thành tích góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế XHCN của nước nhà trong thời gian đổi mới. Hiện nay với sự gia nhập WTO của nước ta, công ty đang từng bước chuyển mình để có thể đứng vưng và phát triển một cách nhanh chóng. Đặng Văn Công – TCKT.K50 [20]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan