Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện pháp luật việt nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại...

Tài liệu Hoàn thiện pháp luật việt nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại (tt)

.PDF
14
165
128

Mô tả:

TÓM TẮT Tên đề tài: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại. Thời gian thực hiện: Ngày 05/3/2016 đến ngày 05/9/2016. Địa điểm: Trường Đại học Trà Vinh; Tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, bên cạnh đó tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Các doanh nghiệp có quyền tự chủ, tự quyết hơn trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại. Trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thì hòa giải (trong tố tụng và ngoài tố tụng) là một phương thức có nhiều ưu điểm và đem lại hiệu quả thiết thực to lớn cho các nhà kinh doanh nói riêng, cho xã hội và cho Nhà nước ta nói chung. Hòa giải có vị trí, vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giúp cho các doanh nghiệp nói chung giải quyết tranh chấp thưong mại một cách nhanh gọn, ít tốn kém giữ gìn được mối quan hệ hợp tác lâu dài đồng thời giữ vững được ổn định trong việc sản xuất kinh doanh. Việc nghiên cứu một cách tổng quát, toàn diện hòa giải kinh doanh thương mại giúp chúng ta hiểu đầy đủ về lý luận cũng như thực tiễn hòa giải thương mại ở nước ta. Pháp luật hòa giải thương mại ở nước ta còn nhiều điều cần phải hoàn thiện để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, trong hoạt động kinh doanh thương mại. Từ những phân tích, so sánh và nhận định về khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại, đặc biệt là hòa giải thương mại. Luận văn đã vạch ra một cái nhìn khái quát về hòa giải thương mại, thực trạng pháp luật điều chỉnh hòa giải thương mại ở nước ta hiện nay... Phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của hệ thống pháp luật hòa giải; thực tiễn áp dụng phương thức hòa giải vào việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét về những bất cập của hệ thống pháp luật hòa giải kinh doanh thương mại trong tố tụng và ngoài tố tụng, từ đó có những định hướng, kiến nghị để xây dựng và hoàn thiện pháp luật hòa giải kinh doanh thương mại ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Trà vinh phù hợp với yêu cẩu thực tiễn trong nước và thế giới. - iii - Tuy nhiên pháp luật hòa giải kinh doanh thương mại trong tố tụng còn nhiều hạn chế, bất cập; Hòa giải ngoài tố tụng thiếu sự điều chỉnh của khung pháp luật. Điều này dẫn đến việc áp dụng hòa giải kinh doanh thương mại trong giải quyết tranh chấp còn nhiều khó khăn, yếu kém về kinh nghiệm, năng lực giải quyết. Dẫn đến thiệt thòi cho doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Trà Vinh. Do vậy việc xây dựng một hệ thống pháp luật cởi mở, thông thoáng, một cơ chế hòa giải kinh doanh thương mại hiệu quả và phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế sẽ là cơ sở hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh trong nước và quốc tế. Từ đó tạo tiền đề để Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. - iv - ABSTRACT Thesis topic: Perfect Vietnamese law about conciliation in commercial disputes. Performance period: from March 5th 2016 to September 5th 2016. Venues: Tra Vinh University and People’s court of Tra Vinh province. The market economy in Vietnam has been significantly developing, which brings great opportunities to local enterprises. The enterprises are more likely to adopt the right of self-determination and independence in settling disputes in relation to commercial disputes. Of solutions to commercial disputes, conciliation (in procedure and out of procedure) has the most dominant points and remarkably produces extremely great successes for business individuals in particular and for our society and nation in general. Conciliation is believed to have significant roles and functions in enabling enterprises to solve their conflicts shortly, quickly, and less costly which contributes long term business partnerships as well as stabilizing in businesses. The overall research about commercial conciliations helps us fully understand the theory as well as the reality of commercial conciliations in our country. Law in conciliation in our country needs completing, which helps to build up confidence of commercial investors. Starting from analysis, comparisons and perception of settlement of commercial disputes, specifically commercial conciliation, the thesis has pointed out an overall view of commercial conciliation and the current situation of law’s adjusting commercial conciliation in our country. Analyzing and evaluating strong points and limited points of conciliation law; the reality of applying conciliation resolution to commercial dispute settlement in Vietnam generally and in Tra Vinh particularly. By this activity, comments about challenges and difficulties of commercial conciliation law system in procedure and out of procedure are made and then proposals of completing commercial conciliation law in Vietnam generally and in Tra Vinh particularly are made suitably for the real requirements in our country and in the world. -v- However, commercial conciliation law in procedures remains a number of restrictions and challenges, and conciliation out of procedures lacks the adjustment of law frame, which lead to difficulties in problem-solving experience and ability and results in disadvantages for enterprises, investment and business environment in Vietnam generally and in Tra Vinh particularly. Therefore, it is important to build a flexible law system, an effective commercial conciliation structure which is suitable for the reality and international system and attracts local and international investors. By then it has been giving Vietnam the pathway to the region and world economy integration - vi - MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ...............................................................................................................v DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu ..............................................................................................2 3. Giới hạn của Đề tài ..............................................................................................3 4. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4 7. Bố cục của luận văn .............................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI .............................................................................................6 1. 1 Khái quát về tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại ......6 1.1.1 Khái niệm – Đặc điểm của tranh chấp thương mại .....................................6 1.1.1.1 Khái niệm ..............................................................................................6 1.1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp thương mại ...................................................9 1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp kinh doanh thương mại ........................10 1.1.3 Phân loại tranh chấp thương mại ...............................................................10 1.1.4 Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ..............11 1.1.4.1 Thương lượng giữa các bên ................................................................12 1.1.4.2 Trọng tài thương mại ..........................................................................12 1.1.4.3 Tòa án ..................................................................................................13 1.2 Khái quát chung về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại .............13 - vii - 1.2.1. Khái niệm chung về hòa giải ...................................................................14 1.2.1.1 Định nghĩa ...........................................................................................14 1.2.1.2 Các đặc trưng cơ bản...........................................................................14 1.2.2.Phân loại hòa giải ......................................................................................15 1.2.2.1 Hòa giải ngoài tố tụng .........................................................................15 1.2.2.2 Hòa giải trong tố tụng .........................................................................16 1.2.3 Ưu điểm, nhược điểm của hòa giải ...........................................................19 1.2.3.1 Đối với hòa giải ngoài tố tụng ............................................................19 1.2.3.2 Hòa giải trong tố tụng .........................................................................21 1.2.4. Vai trò của hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại ...................24 1.2.4.1 Đối với các bên tranh chấp .................................................................24 1.2.4.2 Đối với cơ quan tố tụng nhà nước.......................................................24 1.3. Một số vấn đề pháp lý về hòa giải tranh chấp thương mại .............................25 1.3.1. Nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải .....25 1.3.1.1 Hòa giải mang tính tự nguyện, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên 25 1.3.1.2 Hòa giải mang tính độc lập và khách quan .........................................28 1.3.1.3 Nguyên tắc tôn trọng tập quán thương mại và tương trợ lẫn nhau giữa các bên.............................................................................................................29 1.3.1.4 Nguyên tắc hòa giải đảm bảo bí mật, giữ gìn uy tín và bí quyết kinh doanh của các bên tranh chấp .........................................................................30 1.3.1.5 Hòa giải không được trái với pháp luật, trái với đạo đức xã hội. .......32 1.3.1.6 Nguyên tắc tôn trọng kết quả giải quyết và thi hành kết quả hòa giải 33 1.3.2. Chủ thể trong hòa giải tranh chấp thương mại .........................................34 1.3.2.1 Chủ thể được hòa giải .........................................................................34 1.3.2.2 Chủ thể tiến hành hòa giải ..................................................................35 1.3.3. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hòa giải ...............................................38 1.3.3.1 Quyền các bên tham gia hòa giải ........................................................38 1.3.3.2 Nghĩa vụ các bên tham gia hòa giải ....................................................41 1.3.4. Nội dung về hòa giải tranh chấp thương mại ...........................................43 1.3.4.1 Đối với hòa giải ngoài tố tụng ............................................................44 - viii - 1.3.4.2 Đối với hòa giải trong tố tụng .............................................................44 1.3.5 Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải .............44 1.3.5.1 Hòa giải ngoài tố tụng .........................................................................44 1.3.5.2 Hòa giải trong tố tụng .........................................................................47 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN....56 2.1 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về hoà giải trong giải quyết tranh chấp thương mại .............................................................................................................56 2.1.1 Trọng tài thương mại .................................................................................56 2.1.2 Tố tụng tòa án ............................................................................................57 2.2 Thực trạng hoạt động hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại trong thời gian qua ..........................................................................................................58 2.2.1 Những thành tựu trong hòa giải tranh chấp thương mại ...........................58 2.2.1.1 Hòa giải ngoài tố tụng .........................................................................58 2.2.1.2 Hòa giải trong tố tụng .........................................................................59 2.2.2 Tồn tại, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với tổ chức và hoạt động trọng tài trong giai đoạn mới .......................................................................................60 2.2.2.1 Lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại .................60 2.2.2.2 Hoạt động hòa giải còn thiếu tính chuyên nghiệp ..............................65 2.3 Những hạn chế của pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại và giải pháp hoàn thiện ...................................................................................66 2.3.1 Hạn chế của pháp luật ...............................................................................66 2.3.1.1 Hòa giải ngoài tố tụng .........................................................................66 2.3.1.2 Hòa giải trong tố tụng .........................................................................67 2.3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật ..................................................................70 2.3.2.1 Hòa giải ngoài tố tụng .........................................................................70 2.3.2.2 Hòa giải trong tố tụng .........................................................................72 KẾT LUẬN ..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77 - ix - DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ICC : Phòng thương mại quốc tế Việt Nam LTM : Luật thương mại NQ/TW : Nghị quyết trung ương Nxb : Nhà xuất bản QDST-KDTM : Quyết định sơ thẩm- Kinh doanh thương mại QH11 : Quốc hội khóa 11 QH13 : Quốc hội khóa 13 TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TS : Tiến sĩ UNCITRAI : Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế VIAC : Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam -x- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đã và đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với tốc độ rất đáng lạc quan. Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Nhưng trong bối cảnh đó thì các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngoài. Trong điều kiện như vậy tranh chấp thương mại xảy ra là đều không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên phức tạp hơn, các doanh nghiệp luôn luôn có một đòi hỏi bức xúc là những tranh chấp thương mại này phải được giải quyết một cách nhanh gọn, có hiệu quả và ít tốn kém. Xuất phát từ thực tiễn đã hình thành nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thương mại như: thương lượng, hòa giải, giải quyết theo thủ tục trọng tài, giải quyết theo thủ tục tư pháp. Trong đó, việc giải quyết tranh chấp theo phương thức hòa giải có nhiều ưu điểm và được áp dụng phổ biến hiện nay. Chế định hòa giải có ý nghĩa nhiều mặt, vì nó không những góp phần bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đang có tranh chấp thương mại, của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tranh chấp, mà còn bảo đảm cả lợi ích của Nhà nước và của xã hội. Hòa giải thành có tác dụng làm cho các bên tranh chấp tự nguyện, tự giác thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của họ, tránh việc phải sử dụng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước trong quá trình thi hành. Đồng thời, vụ việc tranh chấp cũng không phải xử đi xử lại nhiều lần, giảm bớt tốn kém về nhiều mặt của các bên tham gia. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngày càng có những bước đi ổn định và bước đầu khẳng định được vị trí của mình trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Hệ thống pháp luật điều chỉnh cũng ngày một hoàn thiện để đáp ứng hoạt động thực tiễn. Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 được Quốc hội thông qua, đã đánh dấu rất ý nghĩa của quá trình hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động thương mại. -1- Tuy nhiên, Luật thương mại được ban hành 2005 chủ yếu điều chỉnh các quan hệ về pháp luật nội dung, còn các quy định về luật hình thức không được đề cập nhiều trong các quy định của văn bản luật này mà phần lớn viện dẫn đến các văn bản của luật khác. Đây là một khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp trong thương mại. Thực tế trong thời gian qua, cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về thương mại, các quy định về trình tự, thủ tục và cách thức tiến hành giải quyết các tranh chấp chủ yếu diện dẫn đến Luật Trọng tài thương mại năm 2010, bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi 2011 (BLTTDS2004/2011) và các văn bản liên quan, Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Điều đó đòi hỏi việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Đồng thời các cơ quan chuyên ngành phải có những hướng dẫn cụ thể trong giải quyết tranh chấp phát sinh trong thương mại để đảm bảo niềm tin và bình đẳng cho các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại. Những hoạt động này đã tạo nên động lực thu hút các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại và để hoạt động thương mại trở thành một lĩnh vực phát triển sôi động cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại hiện nay là yêu cầu chính đáng để nhìn nhận rõ hơn về tính hiệu quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật, đồng thời là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động thương mại của nước nhà. Trên cơ sở những đều vừa trình bày ở trên, tôi đã chọn vấn đề "Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại" để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Qua thực tế tác giải của luận văn đã nghiên cứu một số nguồn tài liệu tham khảo trên sách, báo, tạp chí như: Dương Nguyệt Nga (2007), Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo pháp luật Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí tòa án nhân dân; Lưu Hương Ly (2011), Hòa giải trong -2- thương mại và phát triển phương thức hòa giải trong thương mại ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10 tháng 5/2011; Lê Thị Hoàng Thanh (2012), Hoàn thiện cơ chế hòa giải ở Việt Nam – Bài học kinh nghiệm các nước; Nguyễn Trung Tính (2008), Thương lượng và hòa giải – Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tư pháp; Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, Nxb Chính trị quốc gia; TS Cao Nhất Linh (2015), Bài giảng luật thương mại 3. Tuy vậy cho đến nay chưa có công trình, bài viết nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến vấn đề “Hoàn thiện pháp luật Việt nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại” tại Việt Nam. 3. Giới hạn của Đề tài Đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề như: - Hòa giải tranh chấp thương mại ngoài tố tụng và trong tố tụng, những ưu điểm, hạn chế của hòa giải. - Thực trạng các vụ việc hòa giải tranh chấp thương mại tại tòa án và hướng hoàn thiện 4. Mục đích nghiên cứu Hoàn thiện pháp luật Việt nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay đã và đang là vấn đề không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà kinh doanh mà là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học pháp lý hiện nay. Để tạo dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại hiệu quả, góp phần tạo ra một môi trường ổn định, thuận lợi, thúc đẩy cho hoạt động thương mại phát triển. Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về những vấn đề liên quan đến hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có sự nghiên cứu hoàn thiện pháp luật Việt nam về chế định hòa giải trong thủ tục giải quyết các tranh chấp thương mại một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn, nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hòa giải trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Luận văn có đề cập việc hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp thương mại theo thủ tục trọng tài, tòa án. -3- Trên cơ sở đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại. Tranh chấp thương mại là một vấn đề khá rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn chỉ nghiên cứu về hòa giải trên cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thượng mại hiện nay. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là thông qua việc nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống các quy định về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, làm rõ bản chất của thủ tục hòa giải trong quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại, luận giải những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hòa giải trong giải quyết các tranh chấp thương mại ở nước ta. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây: Nghiên cứu cơ sở lý luận của những phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp trong thương mại. Nghiên cứu, phân tích đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại đặc biệt là phương thức hòa giải. Nhận xét, đánh giá và nêu phương hướng cũng như một số biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hòa giải trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại. 6. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tác giả luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phân tích, chứng minh, tổng hợp, diễn giải, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu. Chẳng hạn, phương pháp lịch sử đã được tác giả sử dụng để làm rõ quá trình hình thành và phát triển của chế định hòa giải trong pháp luật nước ta, các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. 7. Bố cục của luận văn Bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và gồm 2 chương như sau: -4- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. [2]. Bộ Tư Pháp (2015), Hòa giải tranh chấp thương mại của Chính phủ (Dự thảo). [3]. Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, Nxb Chính trị quốc gia. [4]. Cao Nhất Linh (2015), Bài giảng luật thương mại 3, Trường Đại học Cần Thơ. [5]. Lưu Hương Ly (2011), “Hòa giải trong thương mại và phát triển phương thức hòa giải trong thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (10) 5/2011. [6]. Phạm Duy Nghĩa (2010), Giáo trình Luật Kinh tế, Nxb Công an nhân dân. [7]. Quốc hội nước CHXHCNVN (1997), Luật thương mại. [8]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Bộ luật Dân sự. [9]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật thương mại. [10]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật doanh nghiệp [11]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật đầu tư. [12]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật giao dịch điện tử. [13]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế số 41/2005/QH11. [14]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2010), Luật trọng tài thương mại. [15]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2010), Luật bảo vệ người tiêu dùng. [16]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2011), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. [17]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2013), Hiến pháp nước CHXHCNVN. [18]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2013), Luật Hòa giải ở cơ sở. [19]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật doanh nghiệp. [20]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật đầu tư - 77 - [21]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2015), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. [22]. Ủy ban Liên hợp quốc (1985), Luật mẫu của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc về hòa giải thương mại quốc tế. [23]. Ủy ban Liên hợp quốc (1985), Luật mẫu của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc về trọng tài thương mại. [24]. Ủy ban Liên hợp quốc (1985), Luật mẫu của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc về thương mại điện tử. [25]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật thương mại tập 2, Nxb công an nhân dân. [26]. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam. [27]. Tòa án Nhân dân Tối cao (2013), Báo cáo của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao về công tác của các tòa án tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII (bản tóm tắt), ngày 25 tháng 10 năm 2013, Hà Nội. Trang mạng [28]. “Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án và kiến nghị”, , truy cập ngày 01/4/2006. [29]. “Hòa giải một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”, , Truy cập ngày 04/8/2016. [30]. “Hòa giải trong thương mại và phương thức hòa giải trong thương mại tại Việt Nam”, , Truy cập ngày 04/8/2016. - 78 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan