Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện mô hình công tác xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ thích nghi với quá trình hòa...

Tài liệu Hoàn thiện mô hình công tác xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ thích nghi với quá trình hòa nhập tại trường tiểu học của trung tâm hand in hand

.PDF
100
696
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN **************************** NGUYỄN THỊ THANH TÂM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH HÒA NHẬP TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC CỦA TRUNG TÂM HAND IN HAND LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Công tác xã hội Mã ngành: 60 90 01 01 Hà Nội, năm 2014 LỚI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý và hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Hồi Loan trong quá trình xây dựng đề cương và hoàn thiện luận văn, đồng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của phụ huynh cũng như tập thể giáo viên trung tâm Hand in Hand trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi huy vọng kết quả luận văn sẽ đóng góp một phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện các mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập với môi trường tiểu học để các em có thêm nhiều cơ hội đến trường Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Tâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………. 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………….. 2. Tổng quan nghiên cứu………………………………………………… 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ……………………. 4. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………. 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu………………………… 6. Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………….. 7. Giả thiết nghiên cứu …………………………………………………. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………….. 1 1 2 6 7 7 8 8 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm chủ chốt …………………………………………………... 1.1.1. Khái niệm về hội chứng tự kỷ ………………………………………... 1.1.2. Khái niệm về trẻ tự kỷ ……………………………………………….. 1.1.3. Phổ tự kỷ …………………………………………………………….. 1.1.4. Khái niệm liên quan đến mô hình giáo dục cho trẻ tự kỷ …………… 1.1.5. Khái niệm công tác xã hội và nhân viên công tác xã hội……………. 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong đề tài……………………………………… 1.2.1. Lý thuyết con ngƣời và môi trƣờng………………………………….. 1.2.2. Lý thuyết phát triển của trẻ em ………………………………………. 1.2.3. Kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh tiểu học ……………………... 1.2.4. Lý thuyết trong phƣơng pháp tiếp cận của Reggio Emila…………….. 1.3. Cơ sở pháp lý về quyền của ngƣời khuyết tật………………………… 1.4. Thực trạng mô hình hỗ trợ hòa nhập …………………………………. 1.4.1. Khó khăn của trẻ tự kỷ khi đi học hòa nhập…………………………... 1.4.2. Thực trạng các mô hình hỗ trợ hòa nhập cho trẻ tự kỷ……………….. 12 12 13 15 16 18 19 19 21 22 24 25 29 29 32 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH HỖ TRỢ HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ CỦA TRUNG TÂM HAND IN HAND THEO HƢỚNG CÔNG TÁC XÃ HỘI 2.1. Mô hình hỗ trợ hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo hƣớng công tác xã hội…. 2.1.1. Mục đích ……………………………………………………………… 2.1.2. Các hoạt động và nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội…………... 2.1.3. Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của mô hình ………………………… 2.2. Mô hình công tác xã hội hỗ trợ nhóm trẻ tự kỷ hòa nhập tại trƣờng tiểu học của Trung tâm Hand in Hand ………………………………. 2.2.1. Các hoạt động hỗ trợ của trung tâm Hand in Hand ………………….. 2.2.2. Kết quả của mô hình …………………………………………………. 2.3. Đánh giá mô hình của Trung tâm hỗ trợ Hand in Hand theo hƣớng mô hình công tác xã hội ……………………………………………… 2.3.1. Ƣu điểm cần phát huy của mô hình …………………………………. 36 36 37 39 40 40 60 62 62 2.3.2. Khuyết điểm cần khắc phục của mô hình ……………………………. 69 CHƢƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH HÒA NHẬP TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC 3.1. Nâng cao nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội …………………… 3.2. Nâng cao sàng lọc chất lƣợng đầu vào………………………………… 3.3. Định hƣớng phát triển và nhân rộng mô hình trong điều kiện thực tế… 71 77 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ 1. Kết luận …………………………………………………………… 81 2. Khuyến nghị ………………………………………………………. 83 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên hƣớng dẫn Giáo viên hƣớng dẫn là nhân viên CTXH / có kiến thức CTXH Giáo viên hƣớng dẫn không phải là nhân viên CTXH / không có kiến thức CTXH Nhân viên công tác xã hội Từ điển bách khoa Tâm lý học – Giáo dục học Việt Nam Bộ GD-ĐT GVCN GVHD GVHDCTXH GVHDTT Nhân viên CTXH TĐBK : TLH - GDH Việt Nam. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Phổ tự kỷ Bảng 2. Lý thuyết hệ thống sinh thái trong CTXH Bảng 3. Mô hình quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật Bảng 4 Mô hình 3 khiếm khuyết của trẻ tự kỷ Bảng 5 Tƣơng tác giữ các ngồn lực hỗ trợ xung quanh trẻ tự kỷ Bảng 6 Đánh giá cá nhân và kế hoạch hòa nhập của đối tƣợng nghiên cứu 1 Bảng 7 Đánh giá cá nhân và kế hoạch hòa nhập của đối tƣợng nghiên cứu 2 Bảng 8 Mục tiêu hỗ trợ tƣơng tác xã hội cho trẻ tự kỷ Bảng 9 Đánh giá việc xây dựng mối quan hệ bạn bè của trẻ tự kỷ và bạn cùng lớp Bảng 10 Mục tiêu củng cố và phát triển kỹ năng tiền tiểu học Bảng 11 Mục tiêu giản quyết các vấn đề hành vi Bảng 12 Mục tiêu đáp ứng các yêu cầu tối thiệu về văn hóa Bảng 13 Đánh giá khả năng hỗ trợ của GVDH CTXH và GVHDTT Bảng 14 Phản ứng của trẻ tự kỷ khi đi học cùng GVHDTT Bảng 15 Phản ứng của trẻ tự kỷ khi đi học cùng GVHD CTXH Bảng 16 Xây dựng kế hoạch theo nhóm mục tiêu Bảng 17 Mô hình xác định mục tiêu trọng tâm MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và nhà nƣớc ta cũng luôn coi trong công tác giáo dục và sự bình đẳng trong giáo dục. Nhiều văn bản pháp lý liên quan đến trẻ em, ngƣời khuyết tật – trẻ khuyết tật đề cập đến vấn đề ƣu tiên hòa nhập và giáo dục hòa nhập. Một trong những trọng tâm của công tác giáo dục là bình đẳng trong giáo dục và xã hội hóa giáo dục, tạo mọi điều kiện cho trẻ đƣợc đến trƣởng và hƣởng môi trƣờng giáo dục hiệu quả thân thiện.[1] Mặc dù trẻ tự kỷ có khiếm khuyết lớn trong vấn đề tƣơng tác xã hội, nhƣng có rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định trẻ tự kỷ cũng cần đƣợc đi học hòa nhập giống nhƣ tất cả các trẻ em khác. Tùy từng mức độ rối loạn để điều chỉnh mục tiêu học hòa nhập cho phù hợp. Nhiều trẻ sau khi đến trƣờng đã có những chuyển biến rất tích cực. Ông Rick Frost, cố vấn về giáo dục hòa nhập thuộc Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ khuyết tật (Bộ GD-ĐT), lý giải vì sao Trẻ tự kỷ cần đƣợc giáo dục hòa nhập: “ Trường học là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Giáo dục hòa nhập tạo môi trường giao tiếp tốt cho trẻ, tạo ra những “mẫu” giao tiếp để trẻ tự kỷ học hỏi, bắt chước. Nếu chỉ sống trong môi trường giáo dục của gia đình hay giáo dục tách biệt, trẻ sẽ gặp khó khăn hơn khi giao tiếp xã hội. Vốn bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp, được tiếp xúc thường xuyên với các trẻ khác, trẻ tự kỷ sẽ học hỏi được những thói quen giao tiếp thông thường và phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ tự kỷ sẽ vấp phải những thách thức nhưng đó cũng là động lực để trẻ phấn đấu.”[37] Hiện nay, một số trƣờng trên địa bàn Hà nội đã bƣớc đầu tiếp nhận các trƣờng hợp trẻ tự kỷ đi học hòa nhập. Tuy nhiên giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất ở các trƣờng còn nhiều hạn chế. Giáo viên thƣờng gặp khó khăn khi xử lý hành vi của các em.[42] Nhiều gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ do thiếu thông tin và nguồn lực hỗ trợ nên dù rất muốn đƣa trẻ đến trƣờng nhƣng lực bất tòng tâm đành gửi con vào các trung tâm giáo dục chuyên biệt do không tìm đƣợc trƣờng phù hợp và chịu nhận con vào học. [41] Những khiếm khuyết về vận động, tƣ duy, kỹ năng, và giao tiếp của bản thân cũng khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi đến trƣờng và khó hòa nhập đƣợc với các bạn. Có nhiều trƣờng hợp trẻ đã đƣợc đi học hòa nhập cùng các bạn nhƣng sau một thời gian không hiệu quả, trẻ đành từ bỏ việc học tại trƣờng[47]. Từ những nhu cầu thực tế đó, một vài mô hình hỗ trợ hòa nhập cho nhóm trẻ tự kỷ đã đƣợc các chuyên gia, thầy cô, và gia đình các em áp dụng .Nhƣng những mô hình này thƣờng chỉ đƣợc xây dựng dựa trên một khía cạnh duy nhất là chỉ tập trung đến việc nâng cao kết quả học tập của các em ở trƣờng. Việc các em đáp ứng đƣợc yêu cầu học tập ở trƣờng giống một trẻ bình thƣờng là vô cùng khó, hơn nữa đây không phải là toàn bộ mục đích chính việc học hòa nhập. “ Khuynh hƣớng hòa nhập” (Mainstreaming – Tiếng Anh) có nghĩa là giúp đỡ ngƣời khuyết tật SỐNG , HỌC TẬP và LÀM VIỆC trong những điều kiện đặc thù nơi họ có đƣợc cơ hội tốt nhất để trở nên ĐỘC LẬP tới mức mà họ có thể[38]. Nhƣ vậy ý nghĩa đầy đủ của hoạt động học nhập với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng là các em không chỉ học những kiến thức văn hóa mà các em còn có môi trƣờng rộng hơn để giao lƣu kết bạn, để trải nghiệm cuộc sống và tự bộc lộ bản thân. Những mô hỗ trợ hiện nay đa phần là tự phát nhỏ lẻ, không đƣợc quản lý và chuyên nghiệp hóa vì vậy hiệu quả thấp. Hiệu quả hòa nhập của trẻ trong các mô hình này thƣờng không dài và bền vững . Chính vì nhu cầu cấp thiết này, với vai trò nhân viên CTXH, tôi đề xuất đƣợc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện mô hình CTXH hỗ trợ trẻ tự kỷ thích nghi với quá trình hòa nhập tại trường tiểu học”. 2. Tổng quan các nghiên cứu Xã hội ngày càng phát triển kèm theo đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe , giáo dục ngày càng đƣợc quan tâm. Một trong những nhóm đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi từ quá trình này chính là trẻ em. Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng trở thành những nhóm đối tƣợng đƣợc quan tâm chăm sóc của Đảng, nhà nƣớc thông qua các hệ thống chính sách và các nhà khoa học thông qua các nghiên cứu khoa học. Hiện nay chủ đề về Tự kỷ và trẻ tự kỷ đang đƣợc xã hội vô cùng quan tâm do mức độ phát hiện bệnh ở trẻ ngày càng nhiều những[44] ảnh hƣởng của hội chứng với trẻ , gia đình và cả xã hội. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến trẻ tự kỷ ở nhiều lĩnh vực khoa học mà đông đảo nhất là Tâm lý và Y tế. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu của khóa luận, tác giải đã lựa trọn một số công trình nghiên cứu, bài viết tiêu biểu về trẻ tự kỷ và thực trạng hòa nhập của trẻ tự kỷ. Hai công trình nghiên cứu có ảnh hƣớng đến góc nhìn của xã hội với hội chứng tự kỷ ở trẻ em phải kể đến là “Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Ngô Xuân Điệp Công [40]và “Những khoảnh khắc lóe sáng trong tương tác mẹ con của trẻ có nét tự kỷ ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Đức [40]. Hai công trình đã góp phần rất lớn về mặt lý luận cũng nhƣ đề xuất các phƣơng pháp trị liệu đối với các trẻ tự kỷ tại nƣớc ta. Trong các công trình nghiên cứu đƣợc công bố, các nhà tâm lý đã đề cập các hƣớng điều trị mới nhƣ : trị liệu bằng phân tâm học, hay áp dụng các phƣơng pháp ABA, phƣơng pháp PECS, Floor time, các trò chơi trị liệu… đều đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc can thiệp cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên phƣơng pháp điều trị bằng “hành vi nhận thức” mà một vài công trình nghiên cứu gần đây trên thế giới đã chỉ rõ là phƣơng pháp mang lại hiệu quả lớn nhất cho các trẻ tự kỷ. Chính phƣơng pháp can thiệp trị liệu bằng hành vi nhận thức luôn coi trọng đặc biệt tới hai rối loạn mang tính nền tảng của bệnh tự kỷ đó chính là “hành vi” và “nhận thức” của trẻ. Các nhà nghiên cứu luôn có xu hƣớng đi sâu tìm hiểu và chỉ ra rằng các liệu pháp trị liệu tâm lý sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với những ứng dụng can thiệp mang tính sinh học hay y học. Sự phát triển ở góc độ nghiên cứu lý luận và ứng dụng vào thực tiễn về bệnh tự kỷ cho thấy rằng, tự kỷ có những rối loạn mang tính y học và có ảnh hƣởng tiêu cực rất lớn tới mặt tâm lý của ngƣời bệnh. Đây là một dạng rối loạn phát triển mang tính lan tỏa ảnh hƣởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Cũng nhƣ gây ảnh hƣởng lớn tới hành vi giao tiếp trong quan hệ xã hội, trong ngôn ngữ và các giác quan của trẻ sau này. Gần đây năm 2010, Viện khoa học giáo dục cũng đã phát hành cuốn tài liệu “Lý luận chung về hội chứng tự kỷ”[32] .Trong đó, các nhà khoa học đã tổng hợp toàn bộ những thông tin có liên quan đến trẻ tự kỷ: từ khái niệm, đặc điểm tâm lý và tƣơng tác xã hội của trẻ. Tài liệu là cuốn cẩm nang quan trọng cho những ngƣời muốn nghiên cứu , tìm hiểu và muốn có cái nhìn khách quan nhất đối với trẻ tự kỷ. Năm 2012, tác giả Vũ Song Hà đã công bố kết quả nghiên cứu: “Nghiên cứu khoa học về cuộc sống của các gia đình có con bị tự kỷ tại Hà Nội” [41]. Nghiên cứu này đƣợc tiến hành 2011-2012 tại Hà Nội và sử dụng một loạt các phƣơng pháp , bao gồm quan sát tham dự , trong cuộc phỏng vấn sâu với 27 phụ huynh của trẻ em tự kỷ và một loạt các khảo sát trực tiếp . Nghiên cứu này phát hiện ra rằng tại Hà Nội tự kỷ đƣợc hiểu nhƣ là một “ bệnh” và" vấn đề của gia đình chứ không phải là một rối loạn phát triển lâu dài mà cần sự hỗ trợ từ chính phủ. Trẻ em tự kỷ và gia đình phải chịu các hình thức khác nhau của sự kỳ thị và phân biệt . Có những hạn chế trong việc đánh giá và chẩn đoán tự kỷ. Phụ huynh của trẻ tự kỷ ít tiếp cận với các dịch vụ thiếu sự hỗ trợ. Nghiên cứu này nhấn mạnh một số khác biệt trong vấn đề trợ giúp gia đình và bản thân trẻ tự kỷ trong các lĩnh vực nhƣ giáo dục, dịch vụ chăm sóc Công tác giáo dục đối với trẻ tự kỷ ở Việt Nam có thể kể đến một số báo cáo đã đƣợc viên khoa học giáo dục công bố nhƣ : Báo cáo “Quản lý GDĐB ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp”- 2010 [31]và “Đánh giá học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập tiểu học của Việt Nam hiện nay” – 2010 [32]. Báo cáo “Quản lý GDĐB ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp” đƣa ra cách nhìn khách quan và đa chiều về công tác quản lý GDĐB ở nƣớc ta. Qua báo cáo ngƣời đọc tìm đƣợc điểm mạnh cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý . Không thể phủ nhận những cố gắng hoàn thiện hệ thống giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều thách thức trong giáo dục. Ví dụ: Nhận thức của xã hội nói chung còn thiếu đồng đều , nội dung học và phƣơng tiện giáo dục còn nghèo nàn, công tác quản lý còn hạn chế, phối hợp giữa các ban nghành còn yếu và thiếu … Báo cáo còn làm nổi bật nội dung bằng việc đƣa ra một số giải pháp và dẫn chứng tính hiệu quả của các giải pháp qua mô hình giáo dục của Isaren. Tính đến nay, nƣớc ta mới tiến hành duy nhất một nghiên cứu về “Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên dạy hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong các trường tiểu học” [1] in trong cuốn kỷ yếu “ 10 năm thực hiện công tác giáo dục cho trẻ khuyết tật hòa nhập tại Việt Nam”. Kết quả khảo sát cho thấy: Giáo viên đƣợc đào tạo ngăn hạn đã có những hiểu biết nhất định về trẻ khuyết tật. Tuy nhiên công tác đào tạo chƣa đạt đƣợc hiệu quả mà mang tính lý thuyết. Cung cấp định hƣớng hỗ trợ giáo viên có học sinh khuyết tật hòa nhập. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hƣơng Lý “Rào cản tâm lý cho trẻ khuyết tât hòa nhập” 2009 [19] cũng đƣa ra những số liệu cụ thể về thực trạng nhận thức của cộng đồng xung quanh vấn đề trẻ khuyết tật hòa nhập tại các trƣờng tiểu học . Nhận thức của: học sinh, giáo viên, phụ huy. Với những dẫn chứng sát thực về số liệu cũng nhƣ cách phân tích logic của tác giả, bài viết thực sự đem lại cái nhìn khách quan về vấn đề hòa hòa nhập của trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Mới đây, 2013, Khoa Luật – Đại học Quốc gia đã công bố kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học “Chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ tự kỷ tại Việt Nam” [8]. Tuy địa bàn khảo sát nhỏ và thời gian khảo sát không dài , nhƣng đề tài đã đƣa ra đƣợc những luật điểm và khuyến nghị sát đáng dựa trên khía cạnh pháp luật đối với vấn đề chăm sóc giáo dục bảo vệ trẻ tự kỷ nói chung và hòa nhập cho trẻ tự kỷ nói riêng. Tuy nhiên hạn chế chung của các đề tài trên là chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và dừng lại ở việc đƣa ra các khuyến nghị những dịch vụ chăm sóc và giáo dục dành cho trẻ tự kỷ mà chƣa có công trình nghiên cứu nào thực sự đƣa ra đƣợc giải pháp hoàn hiện các mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ thích nghi với quá trinh hòa nhập trong xã hội cũng nhƣ trong môi trƣờng học đƣờng. Đề tài này hƣớng đến việc tìm hiểu , nghiên cứu, phân tích các mô hình hỗ trợ cho trẻ tự kỷ thích nghi với quá trình hòa nhập của trung tâm Hand in Hand. Qua đó, tác giả đề xuất những vấn đề cần làm để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng của mô hình theo hƣớng công tác xã hội. 3. Ý nghĩa can thiệp Đề tài nghiên cứu mang đến ý nghĩa khoa học quan trọng đối với nghề công tác xã hội và nhân viên công tác xã hội. Đây là mô hình đầu tiên có sự tham gia của nhân viên CTXH trong lĩnh vực hòa nhập của trẻ tự kỷ.Toàn bộ kinh nghiệm thực tiễn, số liệu, thông tin thu đƣợc qua nghiên cứu góp phần cung cấp thêm tài liệu, kiến thức cho những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ kỹ năng sống, phục vụ nhu cầu cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng trong môi trƣờng học đƣờng còn rất nhiều hạn chế nhƣ hiện nay. Kết quả nghiên cứu góp phần hình thành nên nhãn quan khoa học bề hoạt động của các mô hình hỗ trợ, chăm sóc đang diễn ra hiện nay. Vì trên thực tế vẫn còn những quan điểm hạn chế trong việc phủ nhận khả năng đến trƣờng của trẻ tự kỷ, cho rằng trẻ đến trƣờng chỉ để học văn hóa, mà vô tình xem nhẹ bản chất thật sự của việc học hòa nhập là xây dựng một môi trƣờng giáo dục lành mạnh cho tất cả trẻ em. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ trẻ tự kỷ thích nghi với quá trình hòa nhập của mô hình trung tâm Hand in Hand. Từ đó mở rộng và hoàn thiện hoan quá trình hỗ trợ hoà nhập cho trẻ ở cả các mô hình khác. Ý nghĩ thực tiễn của nghiên cứu không chỉ có ảnh hƣởng đến trẻ tự kỷ mà còn có phạm vi ảnh hƣởng đến gia đình và nhà trƣờng khi tiếp nhận trẻ đến hòa nhập. Nghiên cứu kỳ vọng hoàn thiện đƣợc khung chuẩn các hoạt động trợ giúp mà nhân viên công tác xã hội cần và nên làm trong giai đoạn hỗ trợ trẻ tại trƣờng cũng nhƣ trƣớc khi đến trƣờng. Nội dung những hoạt động này sẽ đƣợc chi tiết theo các nhóm mục tiêu: hỗ trợ tƣơng tác xã hội, củng cố và phát triển kỹ năng tiền tiểu học, giải quyết các vấn đề hành vi, văn hóa, xây dựng tính tự lập cho trẻ trong môi trƣờng hòa nhập tại trƣờng. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích đầu tiên khi tiến hành nghiên cứu đề tài là tìm hiểu thực trạng các mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ đi học hòa nhập hiện nay. Phƣơng thức hoạt động mục tiêu, đội ngũ và kết quả của các mô hình đối với nhóm trẻ. Từ đó đối chứng với những đặc điểm của trẻ tự kỷ để hiểu đƣợc bản chất thật sự những vấn đề mà các mô hình đang vƣớng mắc. Thứ hai, nghiên cứu kỳ vọng kết hợp đƣợc những ƣu điểm của ngành công tác xã hội với mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ để nâng cao hơn nữa chất lƣợng và hiệu quả quá trình hòa nhập của trẻ. Qua mô hình hỗ trợ hòa nhập của trẻ tự kỷ theo định hƣớng công tác xã hội sẽ càng khẳng định vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong quá trình hỗ trợ trẻ. 5. Đối tƣợng khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng : Tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu thực tế của nhóm khách thể nghiên cứu từ đó hoàn thiện mô hình hỗ trợ hòa nhập cho trẻ tự kỷ thích nghi với quá trình hòa nhập tại trƣờng tiểu học theo hƣớng công tác xã hội 5.2. Khách thể : Hai trẻ mắc hội chứng tự kỷ của trung tâm Hand in Hand đang theo học lớp 1B và 1G của trƣờng tiểu học Dịch vọng B – Cầu giấy Hà Nội 5.3. Phạm vi nghiên cứu: Trƣờng tiểu học Dịch Vọng B – Cầu Giấy – Hà Nội Thời gian : Tháng 4/2012 – tháng 5/2013 Kết quả nghiên cứu đƣợc đánh giá đối với những trẻ tự kỷ đang đƣợc tham gia vào các hoạt động hòa nhập tại các trƣờng tiểu học 6. Câu hỏi nghiên cứu: - Mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập theo hƣớng công tác xã hội cần có những tiêu chí nào? - Cần hoàn thiện những mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập hiện nay nhƣ thế nào để đáp ứng đƣợc các tiêu chí theo hƣớng công tác xã hội ? - Nhân viên công tác xã hội có vai trò và hoạt động trợ giúp cụ thể nhƣ thế nào trong quá trình hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập ? 7. Giả thiết nghiên cứu - Mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ theo hƣớng công tác xã hội tối ƣu hóa đƣợc khả năng trợ giúp trẻ tự kỷ cũng nhƣ thỏa mãn đƣợc nhu cầu của gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong quá trình hòa nhập của trẻ tự kỷ. Mô hình cũng cần tôn trọng những đặc điểm đa dạng của từng cá nhân thân chủ, đảm bảo đƣợc tính thân thiện và khả năng ứng dụng rộng rãi mô hình trong thực tế. Ngoài ra mô hình còn nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội . - Khi thực hiện mô hình hỗ trợ hòa cho trẻ tự kỷ theo hƣớng công tác xã hội sẽ giải quyết đƣợc những vấn đề vẫn còn tồn tại hiện nay của các mô hình hỗ trợ khác nhƣ: nâng cao đƣợc khả năng tƣơng tác giao tiếp xã hội cho trẻ trong môi trƣờng học đƣờng, giảm các hành vi gây rối , củng cố và phát triển các kỹ năng học đƣờng , đạt hiệu quả trong tiếp thu các kiến thức văn hóa - Mô hình hỗ trẻ theo hƣớng công tác xã hội cũng khẳng định vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội. Nhân viên công tác xã hội tham giai chính vào điều phối các hoạt động của trẻ: đánh giá – lên kế hoạch- hỗ trợ trong thực tế - giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động… 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp tiếp cận Quan điểm giáo dục cho trẻ em cho rằng nền tảng phát triển nhân cách của trẻ đƣợc xây dựng trong hai môi trƣờng chính là môi trƣờng gia đình và môi trƣờng trƣờng học. Với trẻ tự kỷ, việc giúp trẻ tiếp cận với một môi trƣờng khác là rất khó – trẻ thƣờng bó hẹp mình trong môi trƣờng cá nhân mà quên lãng những môi trƣờng hiện hữu xung quanh [37]. Để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu một cách chân thực và chính xác nhất, chúng ta không thể áp dụng những ý kiến chủ quan mà phải tìm hiểu và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, đặt vấn đề nghiên cứu vào hoàn cảnh thực tế của xã hội, chấp nhận những ƣu điểm và khuyết điểm đang còn tồn tại trong vấn đề hỗ trợ hòa nhập cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng . Nói một cách khác, phải đặt trẻ vào những điều kiện củ thể, có nhƣ vậy mới biết chính xác nguyên nhân và có những giải pháp nâng cao chất lƣợng hiệu quả của công tác hòa nhập. 8.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Đề tài đƣợc triển khai dựa trên các phƣơng pháp: phân tích tài liệu ,quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm 8.2.1. phân tích tài liệu sẵn có Công trình có sử dụng trích dẫn , tổng hợp các số liệu, thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhƣ: - Các báo cáo: Báo cáo phân tích tình hình trẻ em Việt Nam 2010 của UNICEF, báo cáo số liệu trẻ em năm 2010 của Bộ Lao động – Thƣơng Binh và Xã hội, báo cáo của hội thảo “Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ” do thành phố Hà Nội kết hợp cùng Sở Giáo Dục thành phố tổ chức, Báo cáo của hội thảo “Chăm sóc và giáo dục cho trẻ tự kỷ tại Việt Nam” do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam kết hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và tổ chức Autism Speaks ( Tự kỷ lên tiếng) - Các công trình nghiên cứu về đề tài trẻ tự kỷ và hỗ trợ hòa nhập cho trẻ tự kỷ nhƣ: Thực trạng hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại Việt Nam, Chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ tại Việt Nam, Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, Tự kỷ lý luận và thực tiễn, Hỗ trợ kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ cho giáo viên, Hỗ trợ kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ cho phụ huynh. - Các văn bản pháp luật liên quan đến ngƣời khuyết tật, bình đẳng giáo dục: Luật và nghị định về ngƣời khuyết tật, Luật giáo dục… - Thông tin trên mạng truyền thông Internet: Các webside www.vientamly.com, www.giaoduc.net.vn, www. Hcm.edu.vn… 8.2.2. Phương pháp quan sát Đối tƣợng quan sát Nội dung quan sát Nhóm trẻ tự kỷ - Trẻ phản ứng với việc thay đổi môi trƣờng sinh học bên ngoài: không gian, thời gian , tiếng ồn ánh sáng - Trẻ phản ứng với tƣơng tác hữu cơ: bạn bè, giáo viên, các kỹ năng quy tắc ứng xử - Giao tiếp , kỹ năng tƣơng tác hành vi của trẻ Hoạt động tƣơng tác từ các thành tố - Phản ứng của gia đình bên ngoài - Phản ứng của giáo viên - Phản ứng của bạn cùng lớp - Phản ứng của phụ huynh có con học cùng lớp 8.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Tiến hành phỏng vấn sâu với - 2 phụ huynh có con tham gia nghiên cứu - 2 giáo viên có học sinh tham gia nghiên cứu - 4 bạn học sinh cùng lớp 8.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm Tổ chức 1 buổi thảo luận nhóm đa phƣơng giữa gia đình trẻ tự kỷ đã đi học – gia đình trẻ tự kỷ tham gia nghiên cứu – giáo viên Mục đích của thảo luận - Tìm hiểu các vấn đề khó khăn khi trẻ tham gia hòa nhập , kinh nghiệm và cảm xúc, lo lắng của các bên - Giải pháp của các bên, điều chỉnh thống nhất các giải pháp cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế - Cam kết thống nhất hỗ trợ của các bên CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm chủ chốt 1.1.1 Khái niệm Hội chứng tự kỷ Tự kỷ xuất phát từ chữ Hy lạp: Autism, nghĩa là tự động, tự thân trong tâm thần học đƣợc Bleuler sử dụng lần đầu tiên để chỉ một triệu chứng cơ bản của tâm thần phân liệt. Triệu chứng tự kỷ là nét cơ bản của các triệu chứng âm tính trong tâm thần phân liệt. Ngƣời bệnh mất đi phần lớn các chức năng giao tiếp và tƣơng tác với môi trƣờng xã hội. Biểu hiện nhƣ thu kín vào bên trong, khó giao tiếp, khó tƣơng tác. Chứng tự kỷ ở trẻ em đƣợc phát hiện và mô tả tại Mỹ, Úc bởi Leo Kanner (1943) và Hans Asperer (1944) dùng để một chứng bệnh ( ngày nay gọi là rối loạn) biểu hiện bằng sự sút kém nghiêm trọng và lan tỏa các chức năng tâm thần trên các phƣơng diện: - Chức năng tƣơng tác xã hội kém phát triển nghiêm trọng - Chức năng ngôn ngữ phát triển chậm và lệch lạc bất thƣờng - Hành vi và ứng xử nghèo nàn, định hình lặp đi lặp lại - Phát bệnh trƣớc 36 tháng tuổi [43] Theo khái niệm của tổ chức Liên Hợp Quốc: “Tự kỷ là một lo ại khuyế t tật phát triể n suố t đ ời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rố i lo ạn của hê ̣ thầ n kinh gây ảnh hưởng đế n hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể x ảy ra ở bấ t kỳ cá nhân nào không phân biê ̣t gi ới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được biể u hiê ̣n ra ngoài b ằng những khiế m khuyế t về tương tác xã hội , khó khăn về giao tiế p ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.”[44] Tại Việt Nam, các nhà khoa học đƣa ra định nghĩa về tự kỷ nhƣ sau: “Tự Kỷ - Thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân có vấn đề trong tƣơng tác xã hội, về giao tiếp và có những mối quan tâm, những hoạt động lặp lại, rập khuôn thời kỳ đến 36 tháng tuổi”, đồng thời bà cũng nhắc đến ba tiêu chí để chuẩn đoán rối loạn tự kỷ: Giảm khả năng định tính trong tƣơng tác xã hội, giảm khả năng định tính trong giao tiếp, những kiểu hành vi, những mối quan tâm và hoạt động lập đi lập lại hoặc rập khuôn” [30] 1.1.2 Khái niệm Trẻ Tự kỷ Tự kỷ trẻ em là những trẻ phát triển tâm lý không bình thƣờng với các rối loạn chủ yếu về chi giác xã hội - liên nhân cách và chức năng giao tiếp. Ở hội chứng rối loạn này, thƣờng quan sát thấy tổ hợp chậm phát triển , sự tổn thƣơng hoặc tăng tốc phát triển từng chức năng riêng lẻ. Tuy nhiên có thể nhận thấy rõ nhất là sự mất cân đối trong phát triển của trẻ. Biểu hiện Tự kỷ có thể quan sát thấy ở trẻ 1 tuổi[10] Hội chứng tự kỷ là một trong những hội chứng phát triển ở trẻ em . Trong phân loại của tổ chức y tế thế giới trƣớc đây thì ngƣời ta xếp nó vào loại bệnh tâm thần, nhƣng ngày nay nó đƣợc tách ra nhƣ là một hội chứng rối loạn phát triển [22]. Biểu hiện bên ngoài của trẻ mắc hội chứng tự kỷ rất đa dạng cộng với nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp vì vậy nhiều cha mẹ khi đƣợc thông báo con mắc chứng tự kỷ thƣờng rất sốc họ chỉ nghĩ con mình chậm nói, hiếu động hoặc nhút nhát hơn so với các bạn bình thƣờng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tổng kết những nhóm biểu hiện để đánh giá trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ hay không. Năm 1979, Wing và Gound đƣa ra mô hình 3 khiếm khuyết (Traid of Impairmemts) để mô tả những đặc điểm điển hình giúp nhận biết trẻ tự kỷ: Hiện nay trong các cơ sở trị liệu trong bệnh viện (Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng….) hoặc các trung tâm hỗ trợ can thiệp, hỗ trợ hòa nhập đã sử dụng các bảng đánh giá nhƣ : Bảng đánh giá Denver, Bảng kiểm tra CHAT… Trong cuốn “Sổ tay tự kỷ của Bác sĩ” của tổ chức HANS – Help autism now society đƣợc trƣờng GD chuyên biệt Khai Trí biên dịch 2007 [25] có thống kê những triệu chứng hành vi của trẻ tự kỷ nhƣ sau: - Các vấn đề xã hội: Không quan tâm đến các trẻ khác đang chơi; Có vẻ hằn học với anh chị em; Ngồi gào khóc một mình thay vì gọi mẹ; Không để ý lúc cha mẹ đi hay về nhà; Không quan tâm chơi ú òa hay những trò chơi tƣơng tác khác, Phản ứng mạnh khi đƣợc cha mẹ bế bồng, ôm hay hôn; Không giơ tay đòi bế ra khỏi nôi khi có ngƣời đến bế. - Các vấn đề trong giao tiếp: Trẻ tự kỷ thƣờng không nhận biết đƣợc môi trƣờng xung quanh và khó tiếp xúc mắt. Vì thế trẻ không quan tâm đến giao tiếp. Khi trẻ cần gì thƣờng cầm tay dắt đến vật đó hay nói cách khác trẻ dùng cha mẹ hay ngƣời lớn nhƣ một công cụ để lấy vật trẻ yêu thích - Có những hành vi lập đi lập lại: Vẫy tay, nhìn liên tục vào quạt trần đang quay, quay vòng vòng, xếp các trò chơi thành hàng dài, không quan tâm đến đồ chơi mà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan