Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do ...

Tài liệu Hoàn thiện kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kpmg việt nam thực hiện

.PDF
114
115
115

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay Việt Nam đang là một trong những nƣớc hàng đầu về thu hút đầu tƣ trên thế giới và có tốc độ tăng trƣởng đứng thứ hai Đông Nam Á. Hơn bao giờ hết, vấn đề minh bạch trong hoạt động kinh doanh trở thành một yếu tố quyết định để thu hút đầu tƣ và phát triển kinh tế. Cùng với sự tăng trƣởng phát triển kinh tế, quyền và nghĩa vụ nộp thuế là hoạt động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động kiểm toán ngày nay đang phát huy vai trò quan trọng của mình là trong sạch hóa bộ máy kinh tế của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, trong đó có việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn KPMG là một trong những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lƣợng hàng đầu tại Việt Nam. Trong quá trình thực tập ở công ty, em đã tham gia hực hiện kiểm toán phần hành thuế cho một số doanh ngiệp và nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc hoàn thiện kiểm toán phần hành này. Vì vậy, em đã hoàn thành chuyên đè thực tập: “Hoàn thiện kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện” . Chuyên đề thực tập bao gồm ba chƣơng: ♦ Chƣơng 1: Tổng quan về công ty TNHH KPMG ♦ Chƣơng 2: Kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện ♦ Chƣơng 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán thuế GTGT tại công ty TNHH KPMG Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Ths. Tạ Thu Trang đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tổng hợp này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị kiểm toán viên của công ty TNHH KPMG Việt Nam đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập. Lê Bảo Châu 1 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM KPMG là công ty đa quốc gia có trụ sở đầu não tại Thụy Sĩ, chuyên cung cấp các dịch vụ nhƣ kiểm toán, tƣ vấn thuế và tƣ vấn tài chính. KPMG đã có lịch sử hơn 100 năm và là sự kết hợp của hai công ty Peat MarWick International (PMI) và Klynveld Main Goerdeler (KMG). Tên gọi KPMG cũng là bắt nguồn từ bốn thành viên đã có công sáng lập ra công ty từ buổi sơ khai: Klynveld (Nethẻland), Peat (USA), Marwick (UK u.a), Goerdeler (Deutsch). Đến nay, KPMG Quốc tế có mạng lƣới toàn cầu bao gồm các công ty con cung cấp dịch vụ chuyên môn về kiểm toán, thuế và tƣ vấn với sự chuyên môn hóa cao theo ngành. Mục tiêu của công ty là biến kiến thức thành giá trị vì lợi ích của các khách hàng, nhân viên của KPMG và các thị trƣờng vốn. Với gần 104.000 nhân viên toàn cầu, các công ty thành viên của KPMG cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tƣ vấn tại 144 nƣớc. Trong các năm qua có sự thay đổi nhanh với sự tập trung lớn vào tính độc lập của kiểm toán viên, qui định khắt khe mới về kế toán doanh nghiệp và một cam kết về sự tin cậy và trách nhiệm trong kinh doanh. KPMG là công ty đi đầu về thực hiện các thay đổi này, thực hiện vai trò chủ đạo trong việc tái cơ cấu ngành chuyên môn để đảm bảo một tƣơng lai rực rỡ và tạo dựng niềm tin của công chúng trên các thị trƣờng tài chính thế giới. KPMG cam kết ba vấn đề chính sau: chất lƣợng, hiểu biết sâu sắc và độ tin cậy cao. Sự cam kết về chất lƣợng giúp công ty luôn đi tiên phong trong việc tìm ra các cách tiếp cận tiên tiến trong quá trình thu thập thông tin và biến kiến thức thành giá trị cho lợi ích của các khách hàng của công ty. KPMG cung cấp các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, một trong những lĩnh vực lớn nhất và lâu đời nhất là Dịch vụ Tài chính Ngân hàng Toàn cầu Lê Bảo Châu 2 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 của KPMG. Dịch vụ Tài chính Ngân hàng Toàn cầu của KPMG cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao nhất trên mọi khía cạnh cho các khách hàng - về kỹ năng, nhân viên và ý tƣởng. KPMG là một trong những công ty đầu tiên đáp ứng đƣợc nhu cầu của các tổ chức dịch vụ tài chính đa quốc gia và chúng tôi tiếp tục là một trong những nhà tƣ vấn quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực này. Mạng lƣới của KPMG bao gồm gần 10.000 nhân viên trong nhóm Dịch vụ Tài chính Ngân hàng Toàn cầu. KPMG kiểm toán 25% trong 500 ngân hàng lớn nhất thế giới, bao gồm 5 trong số 10 tập toàn ngân hàng hàng đầu toàn cầu, và 30% trong 100 công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới. Ngoài ra, KPMG cung cấp các dịch vụ chuyên môn cho 56% trong 500 ngân hàng lớn nhất thế giới và 70% trong 100 công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam KPMG hoạt động tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1992 khi Việt Nam bắt đầu mở cửa đón làn sóng đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Đến 17 tháng 5 năm 1994. công ty đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức doanh nghiệp 100% vón nƣớc ngoài, giấy phé đầu tƣ số 863/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ với tên gọi “Công ty TNHH KPMG Việt Nam”. Sau 12 năm chính thức đi vào hoạt động. KPMG Việt Nam gồm trên 300 ngƣời có trình độ Đại học và trên Đại học về các chuyên ngành kiểm toán. Kế toán, ngân hàng tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh. Phần lớn nhân viên cấp cao đã có chứng chỉ kiểm toán viên công chứng CPA do Bộ Tài Chính Việt Nam cấp. Các nhân viên của KPMG đều đƣợc công ty tạo điều kiện để tham gia khóa học lấy chứng chỉ kế toán viên công chứng của Vƣơng quốc Anh ACCA. Bởi vậy mà trình độ chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm làm việc của nhân viên không ngừng đƣợc nâng cao. Chức năng của KPMG Việt Nam đã đƣợc ghi rõ trong giấy phép đầu tƣ số 863/G cấp ngày 17/5/1994. Theo đó công ty đƣợc thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập, tƣ vấn thuế và pháp luật, tƣ vấn tài chinh và các dịch vụ tƣ vấn khác nhƣ tƣ vấn quản lý tài chính chiến lƣợc, tƣ vấn công nghệ thông tin. Lê Bảo Châu 3 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Nhiệm vụ của công ty là hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực trên cocƣ sở tuân theo các quy định luật pháp của Việt Nam, các chuẩn mực hành nghề kiểm toán quốc tế và Việt Nam đã đƣợc công nhận. 1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM Là một công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ, yếu tố con ngƣời đƣợc KPMG rất chú trọng. Bên cạnh xây dựng độ ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là yếu tố quyết định đến sự thành công và phát triển của KPMG quốc tế cũng nhƣ KPMG Việt Nam. Ở tất cả các nƣớc, mô hình bộ máy tổ chức đều đƣợc áp dụng một cách nhất quán, tuy nhiên mô hình này cũng có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện của từng nƣớc. Bộ máy quản lý của KPMG Việt Nam bao gồm BGĐ giữ nhiệm vụ quản lí vĩ mô toàn công ty và các phòng ban chức năng. Các giám đốc phụ trách của KMG Việt Nam đều là các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đến từ nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Malayxia, Nhật Bản, Philipines. Các nhân viên Việt Nam của công ty đều tốt nghiệp cao học hay đại học từ các trƣờng đại học hàng đầu trong cả nƣớc về lĩnh vực tài chính, kế toán. Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy quản lí công ty KPMG Việt Nam TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI NGHIỆP VỤ Phòng tƣ vấn Lê Bảo Châu Phòng kiểm toán Phòng hành chính Phòng thuế 4 Phòng tin học Phòng kế toán Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Theo sơ đồ trên, chức năng của từng phòng BGĐ và từng phòng ban chức năng đƣợc thể hiện nhƣ sau: Tổng giám đốc: có nhiệm vụ quản lý toàn diện tất cả các mặt hoạt động của công ty tại Việt Nam, trực tiếp quản lý các hoạt động của văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh và gián tiếp quản lý hoạt động của văn phòng tại Hà Nội thông qua Phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc còn phụ trách việc xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp. Phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm hoàn toàn về các mặt hoạt động của văn phòng Hà Nội, thực hiện các kế hoạch theo chiến lƣợc phát triển chung của công ty và có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoạt động của văn phòng Hà Nội lên Tổng giám đốc. Các thành viên của BGĐ của công ty đều là các chủ phần hùn (partner). Họ là ngƣời trực tiếp đánhh giá rủi ro kiểm toán, quyết định kí hợp đồng kiểm toán, thực hiện các soát xét cuối cùng đối với một cuộc kiểm toán và là ngƣời đại diện của Công ty ký và ban hành báo cáo kiểm toán hay thƣ quản lí tới khách hàng. Khối nghiệp vụ bao gồm 3 phòng ban tƣơng ứng với 3 lĩnh vực hoạt động chính của công ty: Phòng Kiểm toán, phòng Thuế và phòng Tƣ vấn. Nhiệm vụ của từng phòng ban đƣợc qui định cụ thể nhƣ sau: Phòng kiểm toán: đƣợc chia thành ba bộ phận phụ trách trên 3 lĩnh vực hoạt động là ngân hàng, sản xuất và các tổ chức phi chính phủ, dự án. Dẫn dắt mỗi bộ phận là giám đốc kiểm toán phụ trách từng bộ (Senior Manager), ngƣời có nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu sâu trong lĩnh vực mình phụ trách. Hiện nay, cả ba bộ phận này đều hoạt động rất hiệu quả, tuy nhiên, kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng hiện đang là thế mạnh của KPMG Việt Nam với thị phần chiếm tới 80% trong tổng số các ngân hàng nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. Phòng tư vấn: Thực hiện các dịch vụ tƣ vấn tài chính, tƣ vấn doanh nghiệp và tƣ vấn nguồn lực nhằm tìm kiếm ứng cử viên vào vị trí thích hợp. Đặc biệt là tƣ vấn quản trị doanh nghiệp, trợ giúp phát triển công nghệ thông tin trong quản lí và nâng cao trình độ quản lí của nhân viên trong các doanh nghiệp. Lê Bảo Châu 5 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Phòng thuế: Thực hiện các dịch vụ tƣ vấn thuế và luật pháp nhằm giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và có đƣợc các giải pháp tối ƣu nhất. Ngoài ba phòng chuyên môn có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tới khách hàng, KPMG Việt Nam còn tổ chức bộ phận hành chính bao gồm bộ phận kế toán, bộ phận tin học và bộ phận văn phòng. Đây thực sự là những cánh tay đắc lực hỗ trợ cho hoạt động của 3 phòng chuyên môn. Đặc biệt phảo kể đến vai trò của bộ phận tin học với nhiệm vụ cung cấp máy vi tính, phần mềm, đảm bảo hệ thống mạng thông tin cho toàn bộ công ty. Là một công ty kinh doanh dịch vụ chuyên nghiệp, hệ thống máy tính là một yếu tố cóc ý nghĩa to lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty. Vì vậy, công ty KPMG Việt Nam có một đội ngũ nhân viên phụ trách này còn phố ợp với đội ngũ nhân viên phụ trách tin học ở các nƣớc khảc trong mạng lƣới hệ thống KPMG quốc tế để đảm bảo vệ an ninh mạng và hoạt động hiệu quả của hệ thống máy tính. Nhƣ vậy, hệ thống phòng ban chức năng cũng nhƣ các bộ phận đƣợc KPMG Việt Nam tổ chức rất khoa học, vừa đảm bảo hiệu quả công tác cũng nhƣ cho thấy một môi trƣờng làm việc năng động, chuyên nghiệp của KPMG. 1.3 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM 1.3.1 Các loại hình dịch vụ của công ty KPMG Việt Nam Công ty KPMG Việt Nam đã cung cấp cho khách hàng những dịch vụ rất chuyên nghiệp và đa dạng, bao gồm: Về kiểm toán: - Kiểm toán báo cáo tài chính - Kế toán tuân thủ - Kiểm toán nội bộ - Các loại hình cung cấp dichj vụ bảo đảm có liên quan. Về Tƣ vấn thuế: - Tƣ vấn hợp nhất quốc tế - Tƣ vấn thuế doanh nghiệp - Tƣ vấn thuế cá nhân Lê Bảo Châu 6 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Về tƣ vấn tài chính: - Tƣ vấn tài chính doanh nghiệp - Tƣ vấn tái cơ cấu - Tƣ vấn pháp lý - Tƣ vấn quản lý tài chính chiến lƣợc Về tƣ vấn rủi ro: - Tƣ vấn quản lý rủi ro thông tin - Quản lý rủi ro tài chính - Tƣ vấn kế toán - Tƣ vấn hoàn thiện và cải tiến quản lý hoạt động kiinh doanh Về tƣ vấn gia nhập thị trƣờng: - Tƣ vấn chiến lƣợc ra nhập thị trƣờng và cơ cấu đầu tƣ - Hoàn thiện thủ tục cấp giấy phép đầu tƣ - Tƣ vấn các thủ tục sau cấp giấy phép - Tƣ vấn nhân lực Trong những dịch vụ trên, kiểm toán và tƣ vấn tài chính là hai loại hìn đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất và cũng là thế mạnh của KPMG Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh. Sơ đồ 2 Doanh thu của KPMG Việt Nam theo loại hình dịch vụ Doanh thu của KPMG Việt Nam theo loại hình dịch vụ (tỷ USD) Loại hình dịch vụ 2007 2006 Tăng (%) Kiểm toán 9,39 8,29 13,3% Thuế 3,99 3,35 20,0% Tƣ vấn 6,43 5,26 22,2% Tổng 19,81 16,88 17,4% 2007 20% 32% Kiem Toan 48% Lê Bảo Châu 20% 7 2006 31% Thue Tu Van Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 1.3.2 Thị trƣờng và khách hàng của công ty Đã có mặt trên thị trƣờng Việt Nam đƣợc 15 năm, các dịch vụ do KPMG cung cấp luôn có đƣợc uy tín cao, chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng. Tại Việt Nam, kiểm toán và tƣ vấn tài chính là mảng dịch vụ mới đang phát triển. Số lƣợng các công ty kiểm toán và tƣ vấn tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Đồng nghĩa với đó là sự cạnh tranh giữa các công ty trở nên gay gắt hơn. Mặc dù vậy, KPMG Việt Nam luôn khẳng định đƣợc vị thế của mình. Nhân viên KPMG đã có mặt tại hầu khắp các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nƣớc. Tỉnh thành nào có sự xuất hiện của các công ty nƣớc ngoài, các tổ chức quốc tế thì ở đó có khách hàng của KPMG. Trong năm 2007, KPMG Việt Nam đã ký hợp đồng kiểm toán và tƣ vấn tài chính với hơn 950 khách hàng trong cả nƣớc. Cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng nên khách hàng của công ty cũng rất đa dạng, chủ yếu là các doanh nghiệp, các dự án có vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc về những lĩnh vực: - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, nông nghiệp, tự động hóa, thực phẩm,… - Cung cấp dịch vụ tài chính: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, môi trƣờng tài chính… - Thƣơng mại, nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. - Kinh doanh bất động sản - Xây dựng dầu khí, đóng tàu - Viễn thông, công nghệ thông tin - Những dự án, chƣơng trình lợi nhuận và phi lợi nhuận của chính phủ Việt Nam, của các tổ chức quốc tế. Lê Bảo Châu 8 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Nhờ thế mạnh kiểm toán và tƣ vấn tài chính, đặc biệt là kiểm toán ngân hàng nên KPMG Việt Nam có một lƣợng lớn khách hàng là các ngân hàng ở trong và ngoài nƣớc. Hiện tại 80% các ngân hàng và tổ chức tài chính có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam là khách hàng của công ty, trong số đó phải kể đến những ngân hàng nổi tiếng thế giới nhƣ ABN Amro Bank, ANZ, HSBC, Chinfon Bank… Các khách hàng là ngân hàng quốc doanh bao gồm ngân hàng Công thƣơng, Ngoại thƣơng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, .. Bằng năng lực và kinh nghiệm của mình, KPMG Việt Nam đã lấy đƣợc lòng tin từ khách hàng và khẳng định uy tín của mình. Chất lƣợng dịch vụ mà KPMG mang lại đã thực sự đem lại lợi ích cho đối tác khiến họ trở thành khách hàng lâu năm của công ty. Sơ đồ 3. Thị phần của thành viên khu vực của công ty KPMG 2007 54% 33% 13% Americas 2006 Asia Pacific Europe, Middle East, Africa, South Asia 35% 53% 12% 1.3.3 Kết quả hoạt động của công ty KPMG Việt Nam Nằm trong mạng lƣới của KPMG quốc tế, KPMG Việt Nam đã chứng tỏ đƣợc năng lực của mình. Qui mô hoạt động không ngừng đƣợc mở rộng, vốn đầu tƣ của công ty từ 1 triệu USD năm 1994 đã tăng lên 4 triệu USD tính đến tháng 4 năm 1999, tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng số vốn đầu tƣ là 100%. Doanh thu của công ty đạt tỷ lệ gia tăng khá ổn định, cụ thể: tăng 14,8% giai đoạn 2004-2005, tăng 13% giai đoạn 2005-2006 và tăng 15% giai đoạn 2006-2007. Lê Bảo Châu 9 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Riêng trong năm 2007, tổng doanh thu của KPMG Việt Nam đạt 4,5 triệu USD. Sơ đồ 4. Biểu đồ về doanh thu theo tháng của công ty KPMG Việt Nam Biểu đồ doanh thu theo tháng năm 2007 700 600 USD'000 500 400 2007 300 2006 200 100 0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tháng Là công ty 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, KPMG Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào Ngân hàng Nhà nƣớc. Công ty cũng đã hỗ trợ và tham gia kiểm toán tƣ vấn cho nhiều dự án, giúp chính phủ Việt Nam trong công tác cải thiện năng lực thể chế và điều hành nền kinh tế. Bằng thành tích hoạt động của mình, KPMG Việt Nam đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kế toán, kiểm toán của nƣớc ta. Công ty đã đƣợc Bộ Tài chính tặng bằng khen, đƣợc thời báo kinh tế Việt Nam trao tặng giải thƣởng Rồng Vàng trong 5 năm liền từ năm 2003-2007 cho nhà cung cấp dịch vụ tài chính tốt nhất, đƣợc nhận Cúp Vàng “vì sự phát triển của cộng đồng năm 2004”. Bảng 1.1 Doanh thu của thành viên của công ty KPMG tại các khu vực Doanh thu của KPMG tại các khu vực (tỷ USD ) KPMG khu vực 2007 2006 Tăng (%) Mỹ 6,59 5,96 10,6% 2,55 2,10 21,6% 8,82 20,9 Châu Á Thái Bình Dƣơng Châu Âu, Lê Bảo Châu Trung 10,67 10 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Đông, Châu Phi, Nam Á Tổng 19,81 16,88 17,4% 1.4 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG 1.4.1. Tổ chức công tác kiểm toán KPMG Việt Nam hiện đang áp dụng một hệ thống phƣơng pháp kiểm toán tiên tiến, mang tính đặc thù cao, đó là phƣơng pháp KAM (KPMG Audit Manual). Theo đó các cuộc kiểm toán của công ty đều phải đƣợc tiến hành với một trình tự chuẩn đƣợc sử dụng đối với mọi chi nhánh của KPMG trên toàn thế giới, có sửa đổi cho phù hợp với chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam. Các điểm chính của phƣơng pháp này là:  Đáp ứng các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế và quốc gia tương ứng: KPMG thiết lập các tiêu chuẩn cao trong việc thực hiện kiểm toán chất lƣợng dựa trên rủi ro và thực hiện kiểm toán tuân theo các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế.  Nhấn mạnh nội dung trọng tâm của các thử nghiệm cơ bản và đánh giá rủi ro hiệu quả và thử nghiệm kiểm soát: mỗi khía cạnh của KAM tập trung vào việc kiểm tra nghiêm nghặt các báo cáo tài chính của khách hàng: Các rủi ro nào có thể ảnh hƣởng đến các khoản mục trên báo cáo tài chính? Các thủ tục kiểm toán nào có thể xử lý đƣợc các rủi ro này? Rủi ro sai sót lớn nhất nằm ở đâu? Hệ thống kiểm soát nội bộ làm giảm mức độ rủi ro này nhƣ thế nào? Các nghiệp vụ và số dƣ đƣợc tính toán và ghi nhận có chính xác không?  Áp dụng phương pháp đa ngành với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành và am hiểu tường tận nội dung công việc và có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện kiểm toán. Khả năng thực hiện một cuộc kiểm toán có chất lƣợng phụ thuộc vào sự hiểu biết tƣờng tận về qui trình hoạt động, chính sách kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề báo cáo tài chính cụ thể của ngành và của Ngân hàng. Các nhân viên chuyên ngành của KPMG có thể bao gồm cả các chuyên gia về thuế và quản lý rủi ro thông tin. Lê Bảo Châu 11 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368  Cung cấp nền tảng cho một phương pháp kiểm toán đồng bộ ở mọi nơi mà KPMG hoạt động và cũng cố tính liên tục và phối hợp toàn cầu. KAM đƣợc thiết lập bởi các công ty thành viên KPMG và các chuyên gia trên thế giới tại 144 quốc gia. Điều này có nghĩa là ở bất kỳ nơi nào có kiểm toán, thì các nhân viên của KPMG sẽ đƣợc hƣớng dẫn với cùng một phƣơng pháp kiểm toán, các qui trình và cách thức thu thập và ghi nhận bằng chứng kiểm toán. Các công cụ kỹ thuật KAM KAM đƣợc hỗ trợ bởi các công cụ kỹ thuật mạnh và dễ sử dụng; hỗ trợ việc thực hiện đồng bộ trong chu trình kiểm toán; và giúp nâng cao chất lƣợng kiểm toán. Công cụ kỹ thuật chính của chúng tôi là Vector đƣợc xây dựng trên nền tảng công nghệ của CaseWare International Inc và Groove Networks Inc, và đƣợc điều chỉnh bởi KPMG cho mục đích sử dụng của các kiểm toán viên ở các công ty thành viên trên thế giới. Từ chuẩn này, căn cứ vào đặc điểm riêng về qui mô và ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà kiểm toán viên sẽ xây dựng nên những chƣơng trình kiểm toán phù hợp với mỗi khách hàng và yêu cầu của cuộc kiểm toán ở KPMG Việt Nam bao gồm những bƣớc sau: Sơ đồ 7. Các bƣớc tổ chức công tác kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam Chuẩn bị kiểm toán - Chấp nhận thƣ mời - Ký kết hợp đồng kiểm toán - Lựa chọn đội ngũ kiểm toán - Tìm hiểu mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh của khách hàng. Xây dựng chiến lƣợc kiểm toán - Xác định mức độ rủi ro - Đánh giá mực độ rủi ro và các thủ tục kiểm soát nội bộ Phân tích và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết - Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết Tổng hợp và đánh giá Đánh giá các rủi ro kinh doanh và tính hiệu quả của các thủ tục Lê Bảo Châu 12 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 ban đầu kiểm soát nội bộ. Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cơ bản - Thu thập và đánh giá số dƣ cuối năm Thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán - Phân tích xu hƣớng và tình hình tài chính - Trao đổi với khách hàng Tổng hợp và chuẩn bị báo cáo kiểm toán - Xác định các vấn đề cần hoàn thiện - Đƣa ra ý kiến kiểm toán Lập báo cáo kiểm toán chính thức - Phát hành thƣ quản lý 1.4.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán Đây là bƣớc vô cùng quan trọng có tính quyết định đến nội dung của cuộc kiểm toán. Các kiểm toán viên cao cấp (các chủ nhiệm kiểm toán) trong KPMG sẽ có nhiệm vụ lập ra chiến lƣợc và kế hoạch kiểm toán, giúp nhóm thực hiện kiểm toán dễ dàng hơn khi xác định các lĩnh vực cần phải quan tâm trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, các phƣơng pháp tiếp cận và tìm kiếm bằng chứng một cách hiệu quả, cá phƣơng pháp kiểm soát thích hợp cho mỗi phần hành mà từng kiểm toán viên đảm nhiệm. KPMG sử dụng phƣơng pháp kiểm toán trên cơ sở rủi ro để tìm hiểu khách hàng, môi trƣờng và ngành kinh doanh. Nhóm kiểm toán sẽ nhận định các khoản mục có khả năng xảy ra rủi ro sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. KPMG có thể thực hiện việc này thông qua việc phỏng vấn ban giám đốc và các nhân viên khác của khách hàng, thực hiện các thủ tục phân tích, quan sát và kiểm tra. Cụ thể là KPMG sẽ xem xét:  Cơ sở lập báo cáo tài chính  Lĩnh vực kinh doanh và ngành  Các chính sách và thực tiễn kế toán  Đánh giá hoạt động tài chính Lê Bảo Châu 13 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368  Hệ thống kiểm soát nội bộ KPMG sẽ xác định các khoản mục mà ƣớc tính và đánh giá của ban giám đốc có thể có ảnh hƣởng trọng yếu trên báo cáo tài chính. Công ty phân tích độ lớn của các rủi ro phát hiện đƣợc và xác định các thủ tục tƣơng ứng. Sơ đồ hoạch định của KPMG liên kết các rủi ro đến các tài khoản trọng yếu và các cơ sở dẫn liệu có liên quan trong báo cáo tài chính, và tập hợp các cơ sở dẫn liệu về các tài khoản này vào các mục tiêu kiểm toán. Những cơ sở dẫn liệu này bao gồm tính đầy đủ của một tổng thể, tồn tại, chính xác, đánh giá, quyền sở hữu và sự trình bày. Với mỗi mục tiêu, nhóm kiểm toán xác định một mức rủi ro và xác định sơ bộ việc kết hợp hiệu quả khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và kiểm tra các nghiệp vụ riêng biệt và các số dƣ. 1.4.1.2. Thực hiện kiểm toán Bƣớc này đƣợc thực hiện trên cơ sở kế hoạch đã đƣợc lập về thời gian, phạm vi thực hiện, nội dung kiểm toán. Quá trình thực hiện đƣợc tiến hành một cách toàn diện, đảm bảo đúng tiến độ xây dựng trong kế hoạch. Thực tế, KPMG thƣờng tiến hành hai cuộc kiểm toán đối với mỗi khách hàng: kiểm toán giữa năm tài chính và kiểm toán kết thúc năm tài chính. Đối với cuộc kiểm toán vào giữa năm tài chính, kiểm toán viên thƣờng tiến hành các công việc: phân tích chu trình, thực hiện thủ tục kiểm soát và một phần các thử nghiệm cơ bản. Trong việc phân tích chu trình, KTV đi sâu vào tìm hiểu các hoạt động chính của chu trình: các nghiệp vụ mang tính trọng yếu, diễn ra thƣờng xuyên, các nghiệp vụ phức tạp, có giá trị giao dịch lớn, đồng thời KTV xem xét cả hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình. Việc rà soát lại một lần nữa hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng cho phép KTV đƣa ra đánh giá cuối cùng về mức độ rủi ro của những sai phạm trọng yếu và quyết định số lƣợng các thử nghiệm cơ bản sẽ thực hiện. Đối với mỗi cuộc kiểm toán kết thúc năm tài chính, KTV cập nhật thêm các hiểu biết về khách hàng, kết luận sau cùng về hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đây các thủ tục kiểm toán cơ bản đƣợc thực hiện tƣơng ứng với kết luận sau cùng. Đó là các thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết số dƣ. Lê Bảo Châu 14 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Một điểm luôn đƣợc các KTV của KPMG lƣu ý trong kiểm toán báo cáo tài chính là về hình thức các tài khoản trên báo cáo đƣợc kiểm tra riêng biệt nhƣng thực tế KTV luôn xem xét chúng trong các mối quan hệ nội tại có ảnh hƣởng đến công việc kiểm toán và việc ra ý kiến kiểm toán. Trong quá trình thực hiện, KTV vừa nghiên cứu tổng quan (ví dụ nhƣ liên hệ và xem xét đến các hoạt động sản xuất của khách hàng), vừa đi sâu vào điều tra chọn mẫu trên cơ sở khai thác tối đa các tài liệu và những kết luận có sẵn. Điều này giúp co công việc kiểm toán trở nên linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất. 1.4.1.3. Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán chính là sản phẩm của KTV. Trong bƣớc này KTV tiến hành tổng hợp các bằng chứng thu thập đƣợc và đƣa ra những điều chỉnh cần thiết cho báo cáo tài chính, đồng thời trao đổi với ban giám đốc của công ty khách hàng. Cùng với báo cáo kiểm toán, thƣ quản lý cũng đƣợc lập để gửi tới khách hàng. Thƣ quản lý trình bày chi tiết các nhƣợc điểm còn tồn tại trong hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng đƣợc tìm ra bởi KTV khi tiến hành thực hiện cuộc kiểm toán. Đông thời thƣ quản lý cũng đề xuất với ban giám đốc khách hàng cách thức sửa chữa, khắc phục các yếu điểm đó. Báo cáo kiểm toán trình bày ý kiến cuối cùng của KTV về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng. Báo cáo kiểm toán đƣợc lập đảm bảo đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán Quốc tế đƣợc công nhận. 1.4.1.4. Công việc thực hiện sau khi phát hành báo cáo kiểm toán Thời điểm KTV phát hành báo cáo kiểm toán là lúc công việc kiểm toán kết thúc. Tuy nhiên nếu có sự kiện phát sinh dẫn đến việc điều chỉnh hoặc sửa đổi trên báo cáo tài chính của công ty khách hàng thì KTV sẽ có trách nhiệm xem xét lại báo cáo của mình liệu có phải điều chỉnh theo. Lợi ích của phƣơng pháp này là: Lê Bảo Châu 15 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368  Tập trung rõ ràng vào các chu trình chủ yếu của Công ty kết hợp với những phản hồi liên tục về các rủi ro, những yếu kém về kiểm soát nội bộ và các cơ hội để cải thiện hoạt động của khách hàng;  Các vấn đề chính đƣợc phát hiện một cách nhanh chóng và đƣợc thông báo đến Ban Giám đốc;  Tính hữu hiệu và hiệu quả chi phí cùng với phƣơng pháp kiểm toán dựa trên rủi ro của KPMG; và  Đáp ứng tất cả các nhu cầu về ngày phát hành báo cáo của khách hàng mà không có các vấn đề bất ngờ phát sinh vào phút cuối. 1.4.2 Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán là tài liệu do công ty kiểm toán lập, phân loại, sử dụng và lƣu trữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán bao gồm mọi thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán để làm cơ sở cho việc hình thành và đƣa ra ý kiến của kiểm toán viên theo đúng chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hoặc kiểm toán quốc tế đƣợc công nhận. Xác định tầm quan trọng của hồ sơ kiểm toán trong hoạt động kinh doanh của mình, KPMG Việt Nam đã tổ chức việc lập, lƣu trữ và bảo quản các hồ sơ kiểm toán rất khoa học và nghiêm ngặt. Công ty thực hiện kiểm toán theo phƣơng pháp KAM- KPMG Audit Manual, theo đó trong mỗi một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khách hàng, các giấy tờ xác nhận của bên thứ ba hoặc các bên có liên quan cũng nhƣ các báo cáo mà kiểm toán viên lập ra trong quá trình thực hiện kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán đƣợc sắp xếp khoa học, tuân theo dúng qui định, có đầy đủ chữ kí, xác nhận của ngƣời có thẩm quyền. Các phần trong hồ sơ kiểm toán của KPMG đƣợc đánh dấu theo thứ tự từ A->Z, trong đó có những phần bắt buộc cho mọi cuộc kiểm toán và có những thay đổi tuỳ theo đặc điểm của công ty khách hang và yêu cầu kiểm toán. Cụ thể nhƣ sau : A- Quản lí cuộc kiểm toán B- Báo cáo Lê Bảo Châu 16 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 C- Các trao đổi của KPMG D- Phân tích chiến lƣợc E- Chƣơng trình kiểm toán chuẩn mực F- Phân tích chu trình và các thủ tục kiểm toán cơ bản Từ G trở đi là phần không bắt buộc, thay đổi tuỳ theo loại hình kinh doanh và yêu cầu kiểm toán của công ty khách hang. Mỗi phần sẽ lƣu lại giấy tờ làm việc trong một chu trình (process) trong cuộc kiểm toán. Z – Các nhiệm vụ trọng yếu Kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, hồ sơ kiểm toán sẽ đƣợc duyệt bởi cấp lãnh dạo cao hơn nhƣ trƣởng nhóm, trƣởng phòng kiểm toán, giám đốc. Sau đó, hồ sơ dƣợc lƣu trữ và bảo quản tại hai nơi, một là thƣ viện của công ty, hai là trên mạng máy tính nội bộ của công ty. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và lƣu trữ hồ sơ kiểm toán không những đảm bảo chính xác mà còn giúp kiểm toán hoàn thành nhanh chóng cuộc kiểm toán. Công việc kiểm toán đƣợc hỗ trợ thêm nhiều chức năng tính toán, tìm kiếm và liên kết thông tin, tiết kiệm đƣợc chi phí và lại nâng cao chất lƣợng. Các tài liệu trong Hồ sơ kiểm toán sẽ đƣợc lƣu trữ, sắp xếp thành bốn loại File chính: - CAF (Current Audit File) bao gồm các giấy tờ mang thông tin về khách hàng, các bằng chứng thu thập đƣợc, các tác nghiệp kiểm toán do kiểm toán viên lập. - PAF (Past Audit File) gồm các hợp đồng kiểm toán đƣợc tập hợp qua nhiều năm giữa KPMG và một khách hàng.. - CORR (Correspondence file) chứa đựng các thƣ từ trao đổi giữa KPMG và khách hàng. - FOA (File of account) bao gồm mọi báo cáo kiểm toán. 1.4.3 Hệ thống kiểm soát chất lƣợng tại công ty KPMG Việt Nam Công việc kiểm soát chất lƣợng của hoạt động kiểm toán là việc làm cấp thiết, giống nhƣ một hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo cho việc cung cấp các Lê Bảo Châu 17 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 dịch vụ đạt hiệu quả cao nhất. Tại KPMG, các thủ tục kiểm tra chất lƣợng đƣợc xây dựng căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành trong quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/3/2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và đƣợc chia thành hai lĩnh vực chính: Kiểm soát chất lƣợng chung toàn công ty và kiểm soát chất lƣợng cuộc kiểm toán. 1.4.3.1 Kiểm soát chất lƣợng chung toàn công ty Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 về “Kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán” nêu rõ “Nội dung, lịch trình và phạm vi của những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lợng của một công ty kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố nhất định về qui mô, tính chất hoạt động của công ty, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, việc tính toán xem xét giữa chi phí và lợi ích” Ví dụ điển hình cho công việc kiểm soát chất lƣợng chung toàn công ty chính là các chính sách, quy định về rất nhiều mặt đƣợc đặt ra bởi Ban giám đốc và đƣợc cụ thể hóa từ những qui định của KPMG quốc tế với điều kiện thực tế tại Việt Nam, cụ thể: - Tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp cũng nhƣ năng lực chuyên môn của kiểm toán viên. - Quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán và tƣ vấn: phân công công việc kiểm toán; hƣớng dẫn và giám sát thực hiện kiểm toán; các yêu cầu khi tham khảo ý kiến chuyên gia; điều kiện của việc ký kết hợp đồng kiểm toán và tiêu thức chấp nhận, duy trì khách hàng; quy trình và kĩ thuật kiểm toán, hồ sơ kiểm toán; quy định trong công tác tuyển dụng và đào tạo, trong xây dựng chiến lƣợc hoạt động kinh doanh. - Cách thức kiểm tra, theo dõi tính hiệu quả và đầy đủ khi thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại công ty. Các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán KPMG đƣợc phổ biến tới tất cả cán bộ, nhân viên của công ty để giúp họ hiểu và thực hiện đầy đủ các chính sách và thủ tục đó. 1.4.3.2 Kiểm soát chất lƣợng cuộc kiểm toán Lê Bảo Châu 18 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Việc kiểm toán chất lƣợng cuộc kểm toán thực hiện rất chặt chẽ bao gồm ba giai đoạn: hƣớng dẫn, giám sát, kiểm tra theo hai nguyên tắc cơ bản: - Thực hiện kiểm soát ở mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán. - Cấp trên tổ chức, phân công, quản lý, bao quát công việc và rà soát kết quả làm việc của cấp dƣới. Trong mỗi cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán tổng thể và chƣơng trình kiểm toán là một công cụ quan trọng để hớng dẫn kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán thực hiện các thủ tục kiểm toán, đó chính là một khâu kiểm soát chất lƣợng hữu hiệu để đảm bảo công việc kiểm toán đi đúng qui trình, mục tiêu, sự phân công công việc và thời gian đã dịnh. Các giai đoạn sau đó đều có sự giám sát trực tiếp của trƣởng nhóm kiểm toán. Trƣởng nhóm là ngƣời đầu tiên và có trách nhiệm rà soát lại công việc dã thực hiện bởi các kiểm toán viên trong nhóm. Chủ nhiệm kiểm toán là ngƣời soát xét chung các công việc đã thực hiện trong quá trình kiểm toán và kết quả đạt đƣợc. Ban giám đốc có trách nhiệm xem xét lần cuối cùng trƣớc khi ký vào Báo cáo kiểm toán và thƣ quản lý gửi đến khách hàng. Các bƣớc kiểm soát tại công ty KPMG Việt Nam đƣợc thực hiện nhƣ sau Hướng dẫn kiểm toán: Kiểm toán viên phải hƣớng dẫn trợ lý kiểm toán những nội dung cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán và trách nhiệm của họ đối với công việc đƣợc giao, mục tiêu của những thủ tục mà họ phải thực hiện, đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng và những vấn đề kế toán hoặc kiểm toán có thể ảnh hƣởng tới nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán mà KTV đang thực hiện. Giám sát kiểm toán: Bƣớc kiểm soát này nhằm mục đích xác định xem - Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc đợc giao hay không; - Các trợ lý kiểm toán có hiểu các hƣớng dẫn kiểm toán hay không; - Công việc kiểm toán có đợc thực hiện theo đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và chơng trình kiểm toán hay không; Lê Bảo Châu 19 Kiểm toán 46B Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Ngƣời chịu trách nhiệm giám sát quá trình kiểm toán có nhiệm vụ nắm bắt và xác định các vấn đề kế toán và kiểm toán quan trọng phát sinh trong quá trình kiểm toán để điều chỉnh kế hoạch kiểm toán tổng thể và chơng trình kiểm toán cho phù hợp. Đồng thời tiến hành xử lý các ý kiến khác nhau về chuyên môn giữa các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán cùng tham gia vào cuộc kiểm toán và cân nhắc xem có phải tham khảo ý kiến của chuyên gia tƣ vấn không; Kiểm tra kiểm toán Kiểm toán viên và công ty kiểm toán thƣờng xuyên kiểm tra các công việc sau: - Thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể và chơng trình kiểm toán; Việc đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, bao gồm cả việc đánh giá kết quả của các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá những sửa đổi (nếu có) trong kế hoạch kiểm toán tổng thể và chơng trình kiểm toán; - Việc lƣu vào hồ sơ kiểm toán những bằng chứng kiểm toán thu đợc bao gồm cả ý kiến của chuyên gia t vấn và những kết luận rút ra từ việc tiến hành các thử nghiệm cơ bản; - Báo cáo tài chính, những dự kiến điều chỉnh báo cáo tài chính và dự thảo báo cáo kiểm toán. Bên cạnh đó, KPMG Việt Nam còn chịu sự kiểm tra, giám sát từ mạng lƣới KPMG quốc tế dƣới hình thức cá cuộc kiểm toán “nóng” và “lạnh”. Kết quả của cuộc kiểm toán này sẽ đánh giá và xếp loại về chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng trong hoạt động của KPMG Việt Nam. Việc phân công trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán đƣợc thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ dồ 8.Sơ đồ phân công trách nhiệm kiểm soát chất lƣợng kiểm toán Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Trƣởng phòng kiểm toán Phó phòng kiểm toán Giám sát viên Trƣởng nhóm kiểm toán Trợ lý kiểm toán cấp I Trợ lý kiểm toán cấp II Lê Bảo Châu 20 Kiểm toán 46B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan