Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần ...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần học liệu sư phạm.

.DOC
81
88
125

Mô tả:

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố cơ bản quyết định nhất trong quá trình sản xuất. Do đó công tác quản lý lao động và tiền lương là một trong những chức năng quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó có quan hệ mật thiết với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất quan trọng, là một bộ phận cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nhưng lại là nguồn thu chủ yếu của người lao động. Các đặc điểm trên đòi hỏi khi tổ chức công tác tiền lương doanh nghiệp phải tuân theo những nguyên tắc và những chính sách, chế độ đối với người lao động, sử dụng lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương. Vì vậy, trong doanh nghiệp việc xây dựng thang lương, bảng lương, quỹ lương, định mức lương, lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp đảm bảo sự phân phối công bằng cho mọi người lao động trong quá trình làm việc, làm cho tiền lương thực sự là động lực cho người lao động làm việc tốt hơn, không ngừng đảm bảo cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người lao động và gia đình họ là một việc cần thiết và cấp bách. Để hiểu được vai trò tầm quan trọng của công tác quản lý tiền lương dựa trên cơ sở lý luận và thực tế thu thập được trong quá trình thực tập em đã chọn đề tài “HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC LIỆU SƯ PHẠM ”. Với mục đích dùng những vấn đề lý luận về tiền lương, em phân tích và đánh giá tình hình thực hiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty Cổ Phần Học Liệu Sư Phạm, từ đó tìm ra những mặt cần phát huy, những mặt tồn SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 1 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán tại cần khắc phục để đưa ra những phương hướng, giải pháp cho công tác kế toán tiền lương có hiệu quả. Chuyên đề thực tập ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 03 phần: Phần 1 : Đặc điểm lao động - tiền lương và quản lý lao động, tiền lương tại Công ty Cổ phần Học Liệu Sư Phạm. Phần 2 : Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Học Liệu Sư Phạm. Phần 3 : Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Học Liệu Sư Phạm. SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 2 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán PHẦN 1 ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC LIỆU SƯ PHẠM. 1.1. Đặc điểm lao động của Công ty Cổ phần Học Liệu Sư Phạm. Sáng tạo của cải vật chất không thể tách rời lao động. Lao động là lực lượng không thể thiếu và có đóng góp không nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi Công ty. Để lao động trở thành lực lượng mũi nhọn tiên tiến đưa Công ty phát triển bền vững thì người lao động cần có sức khoẻ, kinh nghiệm chuyên môn và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Bên cạnh đó, mỗi Công ty cũng cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nguồn lao động đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, không ngừng xây dựng Công ty phát triển tích cực và đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động. Do đó lực lượng lao động nói chung và lực lượng lao động tại Công ty Cổ phần Học Liệu Sư Phạm nói riêng là những người đóng vai trò quan trọng nhất đã và đang tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ của Công ty để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay Công ty có một đội ngũ lao động có sức khoẻ, kinh nghiệm và khả năng nắm bắt khoa học công nghệ. Người lao động rất nhiệt tình gắn bó với công việc và lao động sáng tạo trong công việc. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, Công ty cũng rất chú trọng việc tổ chức đào tạo cán bộ, công nhân viên, tuyển dụng bồi dưỡng nhân tài và xây dựng chế độ tiền lương cho người lao động một cách hợp lý. Đặc điểm và tính chất lao động của Công ty Cổ phần Học Liệu Sư Phạm thể hiện qua bảng phân tích sau: SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 3 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán Bảng 1-1: Bảng phân tích tình hình lao động qua 2 năm 2009 - 2010 2009 TT Số Các chỉ tiêu người 1 Tổng số nhân viên 2010 % Số người Chênh Lệch % Số người % 86 100 105 100 19 22 - Trực tiếp kinh doanh 65 76 79 75 14 22 - Gián tiếp kinh doanh 21 24 26 25 5 24 50 58 62 59 9 18 36 42 43 41 ( Nguồn: phòng kế hoạch tổ chức ) 5 14 Theo tính chất lao động 2 Theo giới tính 3 - Nam - Nữ Từ bảng phân tích trên ta có thể thấy ngay rằng nguồn nhân lực của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 19 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 22%. Nguyên nhân tăng là do Công ty vừa ký hợp đồng nhận thêm 19 nhân viên ở bộ phận kế toán và bộ phận bán hàng. Công ty đã điều chỉnh lại một số lao động ở bộ phận gián tiếp kinh doanh dư thừa sang bộ phận trực tiếp kinh doanh ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, công ty đã tận dụng triệt để được nguồn nhân lực sẵn có của mình, chuyển từ nơi dư thừa sang nơi thiếu, giảm được chi phí tuyển dụng chi phí lương, mặt khác vẫn mở rộng được thị trường kinh doanh. Để phân tích tình hình lao động của công ty ta cần xem xét các khía cạnh sau: Về cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động trực tiếp kinh doanh: Năm 2009 toàn công ty có 65 người chiếm 76% tổng số lao động. Đến năm 2010 thì số lao động là 79 SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 4 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán người chiếm 75% tổng số lao động. Như vậy năm 2010 số lao động trực tiếp kinh doanh tăng lên 7 người nhưng tỷ trọng lại giảm ( 75% -76% = -1%) do công ty tập trung nhân lực vào việc tiêu thụ sản phẩm. Cơ cấu lao động gián tiếp kinh doanh: Trong những năm qua lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2009 là 21 người chiếm 24% đến năm 2010 là 26 người chiếm 25% do công ty đã tăng số nhân viên kế toán. Nhìn chung số lao động trực tiếp và gián tiếp kinh doanh của công ty có tăng nhưng không nhiều. Số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng cao phù hợp với hình thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình sử dụng lao động nam và nữ: Số lao động nam làm việc trong công ty luôn lớn hơn số lao động nữ. Năm 2009 có 50 lao động nam chiếm 58% thì số lao động nữ là 36 người chiếm 42%. Đến năm 2010 số lao động nam tăng lên 12 người là 62 người chiếm 59%, lao động nữ tăng thêm 7 người là 43 người. Qua phân tích trên đây ta thấy vấn đề sử dụng lao động nam hay nữ là tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của công việc, khối lượng công việc để có sự bố trí sắp xếp lao động sao cho hợp lý để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Số lượng lao động thích hợp, phân bố hợp lý chỉ là bề nổi của tình hình nhân lực của chuyên môn. Điều cần phải quan tâm nhất hiện nay của các doanh nghiệp là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp hay chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của của đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty Cổ Phần Học Liệu Sư Phạm. Về chất lượng đội ngũ người lao động của Công ty Cổ Phần Học Liệu Sư Phạm. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của công ty Cổ Phần Học Liệu Sư Phạm được phản ánh trên bảng sau: SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 5 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán Bảng 1-2: Phân tích tình hình số lượng lao động của năm 2009 – 2010. TT 1 2 2009 2010 So sánh SL TT (%) SL TT(%) SL % Tổng số nhân viên 86 100 105 100 19 22 - Đại học 25 29 30 29 5 20 - Trung cấp, cao đẳng 30 35 44 42 14 47 - Công nhân kỹ thuật 16 19 16 15 ----- Lao động khác 15 17 15 14 ----Số nhân viên cử đi học 10 100 12 100 2 20 - Ngắn hạn 7 70 9 75 2 29 - Dài hạn 3 30 3 25 ----( Nguồn: phòng kế toán – tài chính) Chỉ tiêu Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ lệ tốt nghiệp đại học của công ty chiếm khoảng 29% năm 2009 và năm 2010. Trong hai năm tăng 20% tương đương với 5 người, con số này là không thấp đối với một công ty vừa và nhỏ, do những năm qua công ty đã tuyển dụng một số nhân viên vào vị trí cần thiết dựa trên nhu cầu của công ty. Từ đó đến nay số lượng lao động của công ty tương đối ổn định. Số lượng nhân viên được cử đi học dài hạn không thay đổi. Mục tiêu của công ty là đào tạo nhanh những cán bộ công nhân viên có năng lực, chuyên môn, có tiềm năng phát triển để về thực hiện tốt công tác quản lý. Có 03 công nhân kỹ thuật được cử đi học, được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng vận hành máy để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn cụ thể là quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty. Tỷ lệ đại học chủ yếu rơi vào đội ngũ lãnh đạo của công ty và một số lao động mới tuyển dụng năm 2008 và 2009. Điều này thuận lợi cho công ty trong lĩnh vực quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể thấy Công ty SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 6 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán rất chú trọng nâng cao chất lượng lao động, đào tạo nhân lực, tuyển dụng và bồi dưỡng nhân tài. Tỷ lệ trung cấp của công ty lại chiếm tỷ lệ 35% tổng số cán bộ, nhân viên năm 2009 và 42% trong năm 2010. Số lượng lao động này đều thay đổi do công ty đang mở có kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhìn chung biến động lao động ( cả về số lượng và tính chất) qua 2 năm gần đây là đáng kể do việc cổ phần hoá đã gắn trách nhiệm của mỗi người lao động với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Mỗi cá nhân trong Công ty đều có ý thức và trách nhiệm cao trong công việc, học tập, thi đua để nâng cao chất lượng công việc. Bên cạnh đó, việc đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc đã góp phần giải phóng sức lao động thủ công rất nhiều. Chính vì vậy, trong những năm gần đây quy mô Công ty không ngừng được mở rộng. Hiện nay, đội ngũ lao động của Công ty được chuyên môn hoá và đào tạo lành nghề, có tinh thần lao động nhiệt tình, ý thức kỷ luật lao động cao. 1.2. Các hình thức trả lương của Công ty Cổ phần Học Liệu Sư Phạm. Cán bộ công nhân viên của Công ty là những người đã và đang trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong quá trình sản xuất, người lao động phải hao phí một lượng sức lao động. Để bù đắp phần hao phí đó nhằm tái sản xuất sức lao động, Công ty phải trả thù lao cho người lao động, khoản thù lao đó gọi là tiền lương (tiền công). Như vậy tiền lương (tiền công) là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà Công ty trả cho người lao động tương ứng với số lượng, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến cho Công ty. Chi phí tiền lương (tiền công) là một bộ phận chi phí sản xuất, cấu thành giá thành sản phẩm của Công ty. Chính vì vậy việc tổ chức quản lý sử dụng SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 7 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động tiền lương, tính toán và phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm sẽ góp phần hạ giá thành sản xuất, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Để chủ động trong việc thanh toán lương Công ty xây dựng Quỹ tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Quỹ tiền lương này bao gồm :  Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính, bao gồm :  Tiền lương cấp bậc (theo ngạch bậc lương quy định của Công ty)  Các khoản phụ cấp như : - Phụ cấp làm đêm: Tính cho công nhân làm việc ca 3 từ 22h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau. - Phụ cấp trách nhiệm: Áp dụng cho cán bộ quản lý tại các phân xưởng như tổ trưởng tổ đội sản xuất, tổ trưởng ca sản xuất.  Tiền lương phụ: Bao gồm các khoản tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như: thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ tết, hội họp, học tập ... theo chế độ nghỉ hưởng lương quy định. Theo quy định của Nhà Nước và quy định cụ thể của công ty từ năm 2008 công ty áp dụng ngày công như sau: + Tổng số ngày trong năm: 365 ngày. + Ngày nghỉ lễ tết: 09 ngày. + Ngày nghỉ phép: 12 ngày. + Các hoạt động khác: 03 ngày. + Hàng tháng cán bộ công nhân viên được nghỉ vào ngày chủ nhật. Trong 1 tháng cán bộ công nhân viên được phép nghỉ 01 ngày, không bị trừ lương. SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 8 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán Quỹ lương của công ty được xác định dựa trên tiêu chí sản lượng sản phẩm sản xuất và tỷ lệ doanh thu xuất bán trong kỳ. Quỹ tiền lương trong kỳ = 40% Tổng Doanh thu xuất bán trong kỳ Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý, Công ty Cổ Phần Học Liệu Sư Phạm đã áp dụng các hình thức trả lương sau: Hình thức tiền lương theo sản phẩm và hình thức tiền lương theo thời gian. * Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Tiền lương trả theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành. Hình thức này đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng với chất lượng lao động, động viên khuyến khích người lao động nhiệt tình lao động, tạo ra nhiều sản phẩm tăng năng suất lao động. Tiền lương theo sản phẩm phụ thuộc vào đơn giá tiền lương của 1 sản phẩm, giai đoạn chế biến sản phẩm và số lượng sản phẩm, công việc mà người lao động hoàn thành đạt tiêu chuẩn quy định. Để thực hiện việc tính lương theo sản phẩm công ty cần phải: - Xây dựng đơn giá tiền lương. - Tổ chức hạch toán ban đầu sao cho xác định được kết quả của từng người hoặc từng nhóm lao động. - Tổ chức, bố trí đầy đủ công việc cho người lao động. - Có hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ. Trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo những hình thức sau: - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: hình thức này được áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Khi kết quả lao động được đánh giá đúng thì tiền lương phải trả cho người lao động tính là: SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 9 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Tiền lương SP của mỗi lao động (tháng) Khoa: Kế toán Số SP của mỗi lao động = Đơn giá tiền lương /1SP X Số sản phẩm của mỗi công nhân được căn cứ vào số ngày công và hệ số cấp bậc công việc của họ: Số sản phẩm của mỗi lao động Số ngày công thực tế = X Hệ số cấp bậc công việc của mỗi lao động Đơn giá tiền trên một đơn vị sản phẩm được tính theo công thức: Đơn giá tiền lương /1SP = Tổng số tiền lương thanh toán Tổng số sản phẩm hoàn thành Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành bàn giao. Để tiến hành trả lương Công ty xây dựng được định mức lao động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ. Tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tiền lương theo SP phải trả cho = Số SP hoàn thành từng loại Đơn giá x từng loại CNTTSXSP SP Đơn giá tiền lương cho từng loại SP được phòng kế hoạch xây dựng dựa trên doanh thu kế hoạch vào đầu năm thực hiện. Tính lương sản phẩm tập thể : Căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành của tổ đội sản xuất. Tiền lương của công nhân sản xuất trong tổ sẽ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm mà tổ hoàn thành và số ngày công làm việc của từng cá nhân trong tổ. SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 10 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lương SP = Khoa: Kế toán Tổng số lượng SP hoàn thành của tổ tập thể Tổng số CN trong tổ Số công hưởng lương SP = Số công thực tế x Đơn giá tiền lương x tập thể của mỗi CN Hệ số cấp bậc kỹ thuật Trong đó : Số công thực tế được ghi trong Bảng chấm công của tổ. Hệ số cấp bậc kỹ thuật được công ty xây dựng như sau : Tiêu thức LĐ đứng máy chớnh LĐ phục vụ LĐ quản lý Bậc kỹ thuật 5/6 4/6 6/6 Hệ số cấp bậc kỹ thuật 1,5 1,2 1,8 Đơn giá lương của công ty được xây dựng cụ thể cho từng khâu, từng bước công việc trong quá trình sản xuất. * Hình thức tiền lương theo thời gian: Áp dụng đối với cán bộ quản lý Công ty, cán bộ làm việc tại phòng, cán bộ quản lý nghiệp vụ và cán bộ quản lý tại các phân xưởng sản xuất. Theo hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và thang lương theo quy định. Hình thức trả lương này được áp dụng cho các bộ phận văn phòng của Công ty và các bộ phận gián tiếp ở các phân xưởng như: Quản đốc phân xưởng, nhân viên kỹ thuật ... Để trả lương cho cán bộ công nhân viên theo hình thức này, Công ty sử dụng công thức tính sau: SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 11 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Mức lương cơ bản Mức lương thời gian cho mỗi công nhân viên = (Tháng) X ( Khoa: Kế toán Hệ số lương Tổng hệ số các + khoản phụ cấp ) 26 (ngày) Số ngày công làm X việc thực tế Trong đó các khoản phụ cấp là: + Phụ cấp trách nhiệm: - Đối với trưởng phòng, quản đốc phân xưởng có hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,4. - Đối với các phó phòng có hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,3. + Phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động: - Phụ cấp lưu động có hệ số phụ cấp là 0,2. - Phụ cấp khu vực có hệ số phụ cấp là 0,1. + Phụ cấp cơm ca: Ở Công ty công nhân viên được hưởng tiền phụ cấp cơm ca là 15.000 đ/ ngày công. Dựa theo số ngày nghỉ ốm, tai nạn, thai sản…được cơ quan y tế, bệnh viện xác nhận. Tiền lương hưởng BHXH được quy định: - Lương ốm = 75% tiền lương căn cứ đóng BHXH. - Lương thai sản, tai nạn lao động = 100% tiền lương căn cứ đóng BHXH. SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 12 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lương ốm 1 ngày công 830.000 x (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp) x75% = 26 ngày Lương thai sản, tai nạn 1 ngày công Khoa: Kế toán 830.000 x (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp) x 100% = 26 ngày Như vậy, tổng cộng tiền lương của công nhân viên trong Công ty là: Tổng cộng tiền lương của công Mức tiền = lương thời nhân viên + gian Tiền lương BHXH + Tiền phụ cấp Công ty tính trả lương thời gian cho công nhân viên theo 2 cách đó là: Lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng. Lương thời gian giản đơn: là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian. Lương thời gian giản đơn được chia thành: Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thang lương bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có) Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo chế độ. Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả CNV, tính trả lương cho công nhân viên trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng. SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 13 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường là căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Lương thời gian có thưởng: là hình thức tiền lương thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất ( thường về làm đủ ngày công, giờ công...) Tại Công ty thường áp dụng chế độ tiền thưởng đủ ngày công, giờ công là 100.000 đồng / người / tháng. Thưởng hoàn thành sản phẩm đạt và vượt kế hoạch đề ra là 100.000 đồng / người / tháng. Trường hợp công nhân làm thêm giờ. Nếu người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian thì tiền lương trả cho thời gian làm đêm, thêm giờ được tính bằng 150%, 200%, hoặc 300% lương cấp bậc và các khoản phụ cấp trong thời gian đó. Mức 100% áp dụng đối với giờ làm thêm vào những ngày thường. Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào những ngày nghỉ cuối tuần. Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào những ngày nghỉ lễ có hưởng lương. Trường hợp làm thêm giờ nếu được bố trí ngày nghỉ bù thì công ty thanh toán phần chênh lệch là 50%, 100% hoặc 200% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm. Nếu người lao động làm thêm giờ hưởng lương sản phẩm thì mức trả lương đối với sản phẩm làm thêm giờ bằng 150%, 200% hoặc 300% so với đơn giá tiền lương của sản phẩm đó làm trong tiêu chuẩn. Đối với thời gian làm thêm từ 22h đến 6h sáng thì người lao động làm đêm được hưởng khoản phụ cấp làm đêm. Khoản phụ cấp được tính bằng: SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 14 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán Tiền lương giờ thực tế trả x 130% x số giờ làm đêm hoặc bằng đơn giá tiền lương sản phẩm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày x 130%. 1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Học liệu Sư Phạm. Song song với việc hạch toán tiền lương một cách chính xác, khoa học và hợp lý thì việc hạch toán các khoản trích theo lương cho người lao động trong công ty cũng phải tiến hành kịp thời, đầy đủ theo quy định của Nhà Nước. Theo quy định luật BHXH, luật BHYT, TT 244 BTC – 2009 và các văn bản luật khác có liên quan thì tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trong năm 2011 là: 30,5% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả công nhân viên, trong đó 22% tính vào chi phí sản suất kinh doanh của đối tượng sử dụng lao động, 8,5% trừ vào lương của người lao động. Các khoản trích theo lương cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ Phần Học liệu Sư Phạm bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN. Qua đó hình thành các quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ KPCĐ, quỹ BHTN của Công ty. * Quỹ BHXH: Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp cho công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động như: trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH được trích theo tỷ lệ 22% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động và 6% tính trừ vào lương của người lao động. * Quỹ BHYT: SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 15 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ BHYT trong các hoạt động khám chữa bệnh. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng Công ty tiến hành trích lập quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động và 1,5% tính trừ vào lương người lao động. * Quỹ KPCĐ: Quỹ KPCĐ được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Hàng tháng Công ty trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Mục đích sử dụng quỹ: 50% KPCĐ thu được nộp lên công đoàn cấp trên, còn 50% để lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị như: thăm hỏi ốm đau, tổ chức liên hoan sinh nhật, những ngày lễ đặc biệt cho cán bộ công nhân viên… * Quỹ BHTN: Quỹ BHTN là khoản tiền mà người lao động vẫn còn làm việc tham gia đóng góp để phòng cho tương lai bị thất nghiệp thì họ vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hàng tháng được dùng để chi trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo qui định tại điều 15 Nghị định này hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này. Mức trợ cấp thất nghiệp được tính bằng 60% bình quân lương, tiền công tháng đóng BHTN SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 16 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán của 6 tháng liền kề khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng Công ty trích 2% BHTN trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng và 1% tính trừ vào tiền lương của người lao động. Tóm lại, căn cứ vào quỹ tiền lương thực tế phải trả trong tháng, hàng tháng Công ty trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo quy định hiện hành nói trên. Định kỳ Công ty chuyển tiền nộp cho cơ quan BHXH, công đoàn tỉnh. BHXH được nộp ở cơ quan BHXH Quận Cầu Giấy – Số 6, Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy - TP.Hà Nội. Cuối quý, cơ quan BHXH tỉnh cùng Công ty lập biên bản đối chiếu nộp BHXH, BHYT, BHTN để xác định số tiền phải nộp, số tiền đã nộp, nếu thiếu tiến hành nộp bổ sung hoặc nếu thừa thì chuyển số nộp thừa sang quý sau. Quỹ KPCĐ được để lại theo quy định sử dụng cho hoạt động của Công đoàn Công ty như: Tổ chức thăm hỏi ốm đau, thai sản, tai nạn, liên hoan... Theo quy định mới bắt đầu từ tháng 01/2012 tỷ lệ đóng BHXH sẽ tăng lên 1% cho cả người sử dụng lao động và người lao động cụ thể như sau: Bảng 1-3. Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN (Bắt đầu từ tháng 01/2012) tỷ lệ trích BHXH BHYT KPCĐ BHTN Tổng Đối tượng Người sử dụng (%) (%) (%) (%) (%) lao động Người lao động 17 7 3 1,5 2 _ 1 1 23 9,5 SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 17 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Tổng 24 4,5 SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B Khoa: Kế toán 2 2 32,5 18 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán 1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty Cổ phần Học Liệu Sư Phạm. Tiền lương là giá trị của sức lao động, là một yếu tố cấu thành của chi phí sản xuất. Do đó muốn tiết kiệm được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm các doanh nghiệp phải sử dụng tiền lương của mình có kế hoạch thông qua các phương pháp quản lý để sử dụng có hiệu quả lao động và quỹ tiền lương. Giám đốc là chủ của doanh nghiệp, là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, điều hành chung và quyết định việc điều hành toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực cụ thể, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý. Chính vì vậy mọi kế hoạch cụ thể về số lượng lao động, cũng như việc quản lý hiệu quả quỹ tiền lương trong công ty đều do giám đốc chỉ đạo các phòng ban có liên quan thực hiện. Quá trình thực hiện các quy chế được phòng chức năng thực hiện trên một số lĩnh vực sau: * Đối với quy chế tuyển dụng lao động. Việc tuyển dụng lao động trong công ty đều phải được sự phê duyệt của giám đốc. Đối với việc tuyển dụng những nhân viên có trình độ để quản lý gián tiếp, đòi hỏi những ứng viên đều phải trải qua hai vòng thi tuyển đó là làm bài kiểm tra nghiệp vụ và phỏng vấn trực tiếp, những ứng viên đạt yêu cầu sẽ được làm việc chính thức và sẽ được hưởng đầy đủ chế độ theo quy định của nhà nước. Cơ sở để theo dõi nhân sự là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng, các hợp đồng lao động và các quyết định tiếp nhận lao động và bố trí công tác ... Mọi biến động về lao động trong Công ty đều được ghi chép kịp thời vào sổ sách theo dõi lao động vào bảng danh sách nhân sự, ghi rõ ngày vào làm việc và ngày nghỉ việc của bộ phận quản lý lao động. SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 19 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán * Quá trình sử dụng lao động tại công ty Cổ Phần Học Liệu Sư Phạm. Sử dụng lao động có hiệu quả sao cho tiết kiệm chi phí nâng cao năng xuất lao động là điều mà tất cả các doanh nghiệp hướng tới. Tại công ty Cổ Phần Học Liệu Sư Phạm lao động được phân bổ hợp lý ở các phòng ban, phân xưởng sản xuất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Cụ thể đối với lao động có tay nghề, kinh nghiệm được giữ vị trí ở khâu quan trọng của quá trình sản xuất, và được hưởng chế độ đãi ngộ của công ty. Với những lao động mới trước tiên được hướng dẫn làm công việc phụ trợ giúp công nhân chính, công kỹ thuật sau đó sẽ được bàn giao công việc chính. Đối với việc tuyển công nhân sản xuất trong công ty, công ty luôn tạo điều kiện và giúp đỡ những công nhân có hoàn cảnh đặc biệt và dạy cách làm để họ có một công việc ổn định và gắn bó lâu dài với công ty, chính vì vậy mà ngày nay quy mô của công ty được mở rộng và thu hút nhiều công nhân làm việc, trong số đó có rất nhiều công nhân đã gắn bó nhiều năm cùng công ty. Tại các phòng ban nhân viên được đi học để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, công việc được phân công rõ ràng, cụ thể gắn với trách nhiệm của từng cá nhân trong công ty. * Quá trình quản lý lao động tại công ty Cổ Phần Học Liệu Sư Phạm. Phòng tổ chức của công ty đảm nhiệm việc theo dõi để nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty đồng thời cũng kỷ luật những ai vi phạm nội quy, quy định của Công ty. Khi phòng tổ chức xây dựng kế hoạch tiền lương, đơn giá lương và thưởng thì sẽ trình lên giám đốc ký duyệt. Cụ thể: - Trưởng bộ phận nhỏ ở các phân xưởng: Trực tiếp theo dõi số lao động và thực hiện chấm công của các công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. SV: Lê Thị Lan_Lớp KTA – 11B 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan