Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại việt nam...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại việt nam

.PDF
103
409
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM -------------------BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM -------------------- VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM -------------------- VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS - TS NGUYỄN VIỆT TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................. v DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài .............................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài ........................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................ 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ....................................................................... 3 1.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp......................... 3 1.1.1 Khái niệm thuế TNDN .............................................................. 3 1.1.2 Vai trò của thuế TNDN ............................................................. 3 1.1.3 Căn cứ tính thuế TNDN ............................................................ 4 1.2 Định nghĩa kế toán thuế TNDN.......................................................... 5 1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành .............................................. 5 1.3.1 Xác định thuế TNDN hiện hành ................................................ 5 1.3.2 Ghi nhận thuế TNDN hiện hành................................................ 5 1.3.3 Kế toán thuế TNDN hiện hành.................................................. 6 1.4 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả .......................................................... 7 1.4.1 Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả ................................... 7 1.4.2 Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả ................................... 9 1.4.3 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả ............. 10 1.5 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.......................................................... 11 1.5.1 Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại ................................... 11 1.5.2 Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại................................... 12 1.5.3 Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại ..................................... 13 1.6 Một số khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán......... 14 1.6.1 Thu nhập chịu thuế.................................................................. 14 1.6.2 Lợi nhuận kế toán ................................................................... 14 1.6.3 Một số khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán .......................................................................................................... 15 1.7 Một số khoản mục thường phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế theo quy định hiện nay.................................... 17 1.7.1 Thu nhập và chi phí................................................................. 17 1.7.2 Tiền và các khoản tương đương tiền........................................ 19 1.7.3 Các khoản phải thu khách hàng............................................... 20 1.8 Mối quan hệ giữa chuẩn mực kế toán và luật thuế TNDN ................ 22 1.9 So sánh kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam ............................ 23 1.9.1 Kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 12) ................................................................................................... 23 1.9.2 So sánh kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam .................... 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................... 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM...................................................... 33 2.1 Kế toán thuế TNDN giai đoạn trước khi có chuẩn mực kế toán thuế TNDN (VAS 17) .............................................................................. 33 2.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi có chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) .............................................. 35 2.3 Tình hình thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM .......................................................... 36 2.3.1 Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài .............................. 36 2.3.2 Đối với công ty cổ phần ......................................................... 38 2.3.3 Đối với công ty TNHH và DNTN .......................................... 40 2.3.4 Những tồn tại vướng mắc của DN trong hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ...................................................................... 41 2.4 Khảo sát tình hình thực hiện chuẩn mực kế toán số 17 vào công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................... 42 2.5 Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chuẩn mực kế toán số 17 vào thực tế....................................................................................... 47 2.5.1 Thuận lợi khi áp dụng chuẩn mực kế toán số 17 vào thực tế... 47 2.5.2 Những khó khăn khi áp dụng VAS 17 vào thực tế.................. 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................... 52 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI VIỆT NAM.......................................................................... 53 3.1 Hoàn thiện kế toán thuế TNDN ở tầm vĩ mô ...................................... 53 3.1.1 Đối với nhà nước ................................................................... 53 3.1.2 Đối với Bộ tài chính ............................................................... 55 3.1.3 Đối với cục thuế, chi cục thuế ................................................ 71 3.2 Hoàn thiện kế toán thuế TNDN ở tầm vi mô ...................................... 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................... 74 KẾT LUẬN.............................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ tài chính DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân IAS International Accounting Standard IFRS International Financial Reporting Standard TK Tài khoản TN Thu nhập TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố định VAS 17 Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng phân biệt sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán ...................................................................................................15 Bảng 1.2: Bảng tóm tắt các trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời ...............24 Bảng 1.3: Bảng phân biệt sự khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam ....................................................................29 Bảng 2.1: Xác định các khoản chênh lệch tạm thời năm 2010 tại công ty Total Gas.......................................................................................................37 Bảng 2.2: Bảng theo dõi bất động sản đầu tư năm 2010 tại công ty Descon.......38 Bảng 2.3: Bảng xác định chênh lệch tạm thời năm 2010 tại công ty Descon ......40 Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu loại hình doanh nghiệp ............................................42 Bảng 2.5: Phân tích tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán .........................42 Bảng 2.6: Phân tích tỷ lệ quan tâm của nhân viên kế toán đến thông tư, chuẩn mực .........................................................................................................43 Bảng 2.7: Phân tích tỷ lệ các kênh thu thập thông tin của người làm công tác kế toán .........................................................................................................44 Bảng 2.8: Phân tích tỷ lệ doanh nghiệp đã áp dụng VAS 17 ..............................44 Bảng 2.9: Phân tích nội dung, cách hạch toán và ghi nhận thuế TNDN theo VAS 17......................................................................................................45 Bảng 2.10: Phân tích tác dụng khi áp dụng VAS 17 vào thực tế công tác kế toán .........................................................................................................46 Bảng 2.11: Bảng thống kê số lượng công ty cổ phần mới thành lập ...................48 Bảng 2.12: Xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến TSCĐ từ năm 2005 đến 2010 .....................................................................50 Bảng 3.1: Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại..............................................56 Bảng 3.2: Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại tại doanh nghiệp ABC ..........59 Bảng 3.3: Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả............................................62 Bảng 3.4: Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả tại Công ty XYZ.................65 Bảng 3.5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006) .............66 Bảng 3.6: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006) ............69 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ...................................6 Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả .......................10 Sơ đồ 1.3: Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại...............................................13 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuế TNDN là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, làm sao để thu đủ và hợp lý thuế TNDN là một vấn đề đặt ra. Vì thế kế toán thuế TNDN phải được hoàn thiện giúp cho nguồn thu của nhà nước ổn định, doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Đồng thời tạo ra một cơ chế về thuế phù hợp thúc đẩy nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng quy mô. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó vấn đề về thuế và kế toán được nhà nước quan tâm. Bộ tài chính đã không ngừng ban hành, sửa đổi, bổ sung các nghị định, thông tư, chuẩn mực kế toán…. sao cho phù hợp với chuẩn mực kế toán thế giới giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng áp dụng, trong đó chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (chuẩn mực kế toán số 17) được ban hành trong đợt 4 theo quyết định số 12/2005/QĐ- BTC ngày 15/02/2005 và được hướng dẫn thi hành theo thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 cũng đã giải quyết được nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác kế toán thuế TNDN. Trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển nhưng chưa ổn định, các nhà đầu tư luôn thận trọng xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp khi ra quyết định đầu tư. Điều đó cho thấy báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng sẽ thu hút được nhà đầu tư hơn. Các khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế sẽ tạo ra thuế thu nhập hoãn lại và được trình bày trên bảng cân đối kế toán (theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17), chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập hoãn lại trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh làm cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp trung thực và hợp lý hơn. Từ yêu cầu thực tiễn này đòi hỏi kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp cần đựợc hoàn thiện để có một báo cáo tài chính minh bạch cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư đưa vốn vào thị trường chứng khoán. 2 Qua những vấn đề trên cho thấy kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tượng ban ngành có liên quan nên tôi chọn đề tài: “Hoàn Thiện Kế Toán Thuế TNDN Tại Việt Nam” để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ này. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Phân tích việc thực hiện kế toán thuế TNDN trước và sau khi có chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp Việt Nam để tìm ra những khó khăn khi áp dụng chuẩn mực. Khảo sát tình hình thực tế áp dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN để đưa ra phương hướng hoàn thiện chuẩn mực. Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Sử dụng các phương pháp nghiên cứu điều tra, chọn mẫu, phỏng vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh….. Tài liệu tham khảo: Văn bản, chính sách nhà nước về thuế và kế toán thuế TNDN như: luật, nghị định, thông tư, các bài báo, trang web có liên quan đến việc bàn thảo về thuế và kế toán thuế TNDN. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi liên quan đến công tác kế toán thuế TNDN tại Việt Nam. Ngoài ra, đề tài còn giới hạn không đề cập đến thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết, các khoản góp vốn liên doanh và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trên báo cáo hợp nhất của bên góp vốn liên doanh. Nguồn dữ liệu chủ yếu lấy từ các doanh nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp (1) 1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu. Đối tượng của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi các chi phí hợp lý, hợp lệ có liên quan đến việc hình thành doanh thu đó. 1.1.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp  Góp phần khuyến khích đầu tư Luật thuế được xây dựng trong bối cảnh cải cách kinh tế và hội nhập. Yêu cầu quan trọng hàng đầu là phải có tác dụng như đòn bẩy, kích thích kinh tế phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức đầu tư. Do đó hình thức thuế suất được lựa chọn là tỷ lệ % ổn định không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh. Quy định miễn, giảm thuế khi thành lập mới cơ sở kinh doanh hay đầu tư chiều sâu đã tác động lớn trong việc khuyến khích đầu tư.  Góp phần tái cấu trúc nền kinh tế theo ngành nghề và vùng, lãnh thổ Điểm đặc biệt của thuế thu nhập doanh nghiệp là việc áp dụng các thuế suất ưu đãi (có thời hạn ) đối với các ngành nghề, địa bàn nhà nước khuyến khích đầu tư. Ngoài ra, còn có các quy định miễn giảm thuế cho các cơ sở mới thành lập hay sử dụng thu nhập sau thuế để tái đầu tư. Chính sách ưu đãi thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần định hướng cho đầu tư , do đó có tác động đến việc phân bổ các nguồn lực kinh tế nói chung, góp phần cơ cấu lại ngành kinh tế theo ngành và vùng, lãnh thổ. (1) Tham khảo chương 5 :Thuế thu nhập doanh nghiệp ; tài liệu “Giáo trình thuế” của Võ Thế Hào-Phan Mỹ Hạnh-Lê Quang Cường 4  Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Những quy định về thuế suất hay ưu đãi, miễn giảm có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này tạo khả năng để tăng được số thu thuế. Đối tượng thu thuế và nộp thuế TNDN cũng mở rộng hơn so với trước đây nhằm đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập và đảm bảo vai trò huy động nguồn thu đối với ngân sách nhà nước. 1.1.3 Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ xác định thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế của cơ sở kinh doanh, tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Thu nhập tính thuế là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của cơ sở, kể cả thu nhập chịu thuế khác sau khi đã loại trừ các khoản thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định. Thu nhập tính thuế = TN chịu thuế - ( TN được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định) Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau: Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN 5 1.2 Định nghĩa kế toán thuế TNDN Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì kế toán thuế TNDN là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế TNDN trong năm hiện hành và trong tương lai của: - Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. - Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1.3.1 Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành. Việc xác định thu nhập chịu thuế thường dựa vào lợi nhuận kế toán với các điều chỉnh cần thiết. Theo quy định về thuế hiện nay, thu nhập chịu thuế được xác định dựa trên tờ khai quyết toán thuế TNDN. Thu nhập chịu thuế được tính bằng lợi nhuận kế toán và thực hiện điều chỉnh các khoản tăng, giảm thu nhập, chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định của luật thuế TNDN. 1.3.2 Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN tạm phải nộp trong quý. Thuế TNDN phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành của quý đó. Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm cho cơ quan thuế. Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế TNDN hiện hành trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó. 6 - Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp. - Trường hợp số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm nhỏ hơn số thuế phải nộp cho năm đó thì khoản chênh lệch do số tạm nộp nhỏ hơn số phải nộp sẽ được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi tăng số thuế TNDN phải nộp. - Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng hoặc giảm số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót. Theo chuẩn mực kế toán 17 ban hành theo số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005, thuế TNDN hiện hành được ghi nhận vào khoản nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán, còn trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuế TNDN được ghi nhận là chi phí để tính lợi nhuận sau thuế. 1.3.3 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1.3.3.1 Tài khoản sử dụng Tài khoản 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp Tài khoản 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1.3.3.2 Nội dung và phương pháp phản ánh Sơ đồ 1.1: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 111, 112 3334 8211 (1) (3) (5) (4) 911 (2) 7 Chú thích:  (1) Hàng quý, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.  (2) Kết chuyển xác định kết quả hoạt động kinh doanh.  (3) Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp  (4) Cuối năm điều chỉnh số thuế TNDN nộp thừa.  (5) Cuối năm điều chỉnh số thuế TNDN nộp thiếu. 1.4 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 1.4.1 Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế là cơ sở để xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Vì vậy để xác định được thuế thu nhập hoãn lại phải trả thì trước tiên phải xác định được chênh lệch tạm thời . Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trong bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này. (Theo VAS 17) Để tính chênh lệch tạm thời, kế toán cần xác định: - Giá trị ghi sổ của tài sản / nợ phải trả. - Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản mục. - Chênh lệch tạm thời.  Xác định giá trị ghi sổ Giá trị ghi sổ của tài sản hay nợ phải trả là giá trị trình bày trên bảng cân đối kế toán, đã trừ đi các khoản giảm trừ như dự phòng, hao mòn lũy kế.  Xác định cơ sở tính thuế thu nhập Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản: là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập được trừ khỏi lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi. Nếu những lợi ích kinh tế khi nhận được mà không phải chịu thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó. 8 Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả: Là giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả trừ đi giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai. Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của khoản mục này, trừ đi phần giá trị doanh thu đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai Từ giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế thu nhập xác định được chênh lệch tạm thời, có hai loại chênh lệch tạm thời: Chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Chênh lệch tạm thời chịu thuế là khoản chênh lệch làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay thanh toán. Chênh lệch tạm thời phát sinh khi giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó hoặc giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó. Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế: - Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản. - Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó. Một số trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế: - Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc một khoản chi phí chỉ được ghi nhận trong các năm sau nhưng đã được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm hiện tại . - Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc điều chỉnh tăng các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu: Khi áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trong các năm trước theo quy định của chuẩn 9 mực kế toán số 29 “ Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”. Các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu được điều chỉnh tăng, làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thì doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế làm tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp so với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, đồng thời làm phát sinh một khoản phải trả về nghĩa vụ thuế trong tương lai. Khoản phải trả này là khoản phải trả dài hạn và được gọi là thuế thu nhập hoãn lại phải trả. 1.4.2 Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận “ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = trong năm x Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh thuế suất thuế TNDN hiện hành Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), cụ thể: - Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm được ghi nhận bổ sung vào số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại. 10 - Ngược lại, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm được ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm hiện tại được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm đó trừ trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán phải ghi nhận bổ sung khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho các năm trước bằng cách điều chỉnh giảm số dư đầu năm của TK 421 và số dư TK 347. 1.4.3 Kế toán thuế TNDN hoãn lại phải trả 1.4.3.1 Tài khoản sử dụng Tài khoản 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả Tài khoản 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại 1.4.3.2 Nội dung và phương pháp phản ánh  Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại. Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 8212 347 (1b) (1a) 11 Chú thích: (1a) Chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm. (1b) Chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm.  Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, có 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả Tăng số dư nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư nợ), hoặc Giảm số dư có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư có) Tăng số dư có đầu năm TK 347 - Trường hợp 2: Điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Giảm số dư có đầu năm TK 347 Tăng số dư có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư có), hoặc Giảm số dư nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư nợ) 1.5 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 1.5.1 Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là cơ sở để xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp so với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, đồng thời làm phát sinh một tài sản tương ứng với số thuế sẽ được khấu trừ trong tương lai. Tài sản này là một khoản phải thu và được gọi là tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Để tính chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phải xác định được chênh lệch tạm thời. Cách xác định chênh lệch tạm thời đã trình bày ở phần 1.3.1.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng