Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội

.DOC
78
120
83

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường trong sự hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá thì mỗi Doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một phương thức quản lý mới vừa phù hợp với đặc điểm riêng của Doanh nghiệp, vừa mang lại hiệu quả cao nhất. Do đó, việc vận dụng đúng các chuẩn mực kế toán trong công tác kế toán là hết sức cần thiết và đem lại lợi ích cho Doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tuân thủ luật pháp, đồng thời quản lý tốt chi phí. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác hạch toán kinh tế ở Doanh nghiệp sản xuất, nó cung cấp tài liệu, số liệu về phí tổn sản xuất, tình hình thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, lao động, tiền vốn và đây cũng là tài liệu để quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp sản xuất … Từ đó doanh nghiệp có biện pháp giám sát các khoản chi phí bất hợp lý, tính toán giảm chi phí tới mức thấp nhất và có các biện pháp kịp thời trong kế hoạch giá thành và thúc đẩy hạ giá thành sản phẩm. Đó là yêu cầu thiết thực với việc tăng cường hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp. Thông tin chi phí và giá thành có ý nghĩa sâu sắc với Công tác quản trị doanh nghiệp, bởi trên cơ sở đó các nhà quản trị mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơ cấu sản phẩm sao cho hợp lý nhất. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội, tuy thời gian thực tập không nhiều, nhưng tôi thấy trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty thực hiện rất tốt, nhưng đôi chỗ chưa thực sự hợp lý. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội”, với mong muốn đóng góp một số giải pháp nhỏ bé nhằm hoàn thiện hơn trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Ngoài phần mở đầu, kết luận và các bảng biểu phụ lục, Chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần phát triển tây Hà nội Chương II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phát triển tây Hà nội Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phát triển tây Hà nội CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN TÂY HÀ NỘI 1.1, Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Phát triển tây Hà Nội 1.1.1, Lịch sử hình thành - Tên công ty: Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội Tên giao dịch: WEST HANOI DEVOLOPMENT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: HADECO.,JSC - Địa chỉ: Ngõ Máy kéo Khu liên Cơ - Thị trấn Cầu Diễn - Huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội. - Mã số thuế: 0100705187 - Loại hình doanh nghiệp: Công ty là doanh nghiệp cổ phần 100%, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và có con dấu riêng. - Theo Quyết định số 2779/QĐ-UB ngày 10 tháng 5 năm 2005 của UBND Thành Phố Hà Nội - Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103008263 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nộ cấp ngày 20/06/2005 Công ty Cổ phần Phát triển tây Hà Nội là doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước (chuyển đổi từ Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Từ Liêm) theo Nghị định số: 388/HĐBT theo Quyết định 2851/QĐ-UB ngày 16 tháng 11 năm 2005 của UBND Thành Phố Hà Nội trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị kinh tế trực thuộc UBND Huyện Từ Liêm, đó là: 1, Xí nghiện sản xuất phân bón và dịch vụ vật tư nông nghiệp 2, Xí nghiệp cơ giới Nông nghiệp Từ Liêm 3, Công ty Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp Từ Liêm 4, Xí nghiệp thức ăn gia súc Từ Liêm Tại thời điểm sáp nhập bốn đơn vị trên đều là những đơn vị hoạt động kinh doanh yếu kém, hoạt động kém hiệu quả. Trong đó, có đến 3 đơn vị là làm ăn thua lỗ và không theo kịp nền kinh tế thị trường, với số lao động nhiều nhưng chất lượng lao động thấp kém và chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Đến ngày 05/4/2002 UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 2254/QĐ-UB về việc chấp nhận cho Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Từ Liêm được thực hiện Cổ phần hoá doanh nghiệp. Do Công ty còn nhiều tồn tại về tài chính và lao động, nên quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, về các phương án sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ cho số lao động dôi dư. Do đó, tháng 10/2004 việc cổ phần hoá doanh nghiệp mới hoàn thành và được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp và cho phép quyết toán tài chính doanh nghiệp nhà nước vào thời điểm ngày 30/6/2005 và bắt đầu từ ngày 01/7/2005 Công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần với số vốn điều lệ là: 7.400.000.000đ (Bảy tỷ bốn trăm triệu đồng chẵn), không có vốn nhà nước; số cổ đông là 86 bao gồm 01 tổ chức kinh tế và 85 cá nhân.. Từ khi cổ phần hoá đến nay Công ty gặp không ít khó khăn về tài chính, nhưng với sự đoàn kết nhất trí của tập thể CBCNV và các cổ đông, Công ty đã vượt qua khó khăn và đang trên đà phát triển. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh vào những lĩnh vực, ngành nghề mới cho phù hợp với xu thế và tăng cường lợi nhuận cho Công ty. Đến ngày 20/01/2009 Công ty Cổ phần Đầu và Xây dựng và Dịch vụ tổng hợp đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội cho phù hợp với mục tiêu của Công ty là mở rộng và phát triển thị trường về hướng Tây trung tâm thành phố Hà Nội và đã tăng vốn điều lệ lên 25.100.000.000đ (Hai mươi lăm tỷ một trăm triệu đồng chẵn); số cổ đông đã tăng lên là: 79 gồm 02 tổ chức và 77 cá nhân 1.1.2, Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty a, Chức năng, nhiệm vụ của công ty - Công ty CP Phát triển tây Hà Nội hoạt động theo Luật doanh nghiệp: Công ty Cổ phần - Kế thừa và khai thác toàn bộ các nguồn lực về tài chính, lao động và đất đai của Công ty Dịch vụ và Nông nghiệp Từ Liêm chuyển sang. - Tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo không ngừng tăng thu nhập cho người lao động, cổ tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tăng tích luỹ phát triển công ty. - Bố trí đủ việc làm cho số lao động tại thời điểm cổ phần hoá, tuyển dụng thêm lao động mới có trình độ tay nghề cao để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. - Tổ chức hạch toán kinh tế theo Luật Kế toán. - Trong 3 năm đầu mới chuyển sang Công ty Cổ phần, Công ty xác định nhiệm vụ và duy trì hoạt động của những ngành nghề hiện có: Sản xuất phân bón, dịch vụ ăn uống, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn gia súc, xây dựng san nền, vừa tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng và thực hiện các đề án mà trước hết là lập dự án tổ hợp thương mại trên diện tích 1.057m 2 đất trụ sở Công ty. Đảm bảo cổ tức hàng năm cho cổ đông bằng lãi suất ngân hàng. b, Ngành nghề kinh doanh. - Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp - Đầu tư phát triển nhà và văn phòng cho thuê - Sản xuất phân bón và dịch vụ nông nghiệp - Kinh doanh bất động sản - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống - Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông - San lấp mặt bằng, thi công nền móng công trình - Khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi … 1.1.3, Tình hình kinh doanh trong những năm gần đây Trong những năm Công ty mới cổ phần hoá gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, cùng với sự mở rộng hướng phát triển vào những ngành nghề mới phù hợp với xu thế mới của thời đại, hội nhập nền kinh tế quốc tế. Đặc biệt là sự định hướng mở rộng thị trường cho mình, nên đến ngày 20/01/2009 Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Tổng hợp đã đổi tên thành Công ty Cổ phần phát triển thị trường về hướng Tây trung tâm thành phố Hà Nội. Tăng vốn điều lệ lên 25.100.000.000đ ( Hai mươi lăm tỷ một trăm triệu đồng), số cổ đông là 79 gồm 2 tổ chức và 77 cá nhân. Bảng 1-1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 ST T Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 1 Doanh thu 24.906.522.473 62.266.306.000 29.322.018.560 2 Lợi nhuận SXKD 2.815.359.804 7.038.400.600 3.449.650.240 3 Nộp ngõn sách 788.300.745 1.966.030.000 963.598.425 4 Số lao động 245 395 397 5 TNBQ 1 người/tháng 2.700.000 3.250.000 3105.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2007, 2008 và sơ kết 6 tháng đầu năm 2009) 1.2, Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội 1.2.1, Đặc điểm kinh doanh + Hiện nay sản phẩm chính của Công ty là: - Kinh doanh dịch vụ ăn uống - Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp - Kinh doanh thức ăn gia súc, thuốc thú y - San lấp mặt bằng thi công nền móng công trình - Sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ sinh học - Đầu tư phát triển nhà, văn phòng cho thuê - Đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở. + Thị trường của Công ty: Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội luôn có sự đổi mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng được tiêu chuẩn thế giới, luôn có xu hướng vươn xa và mở rộng thị trường. Nhưng khách hàng mục tiêu của Công ty là hướng tây trung tâm thành phố Hà Nội. Nguyên vật liệu chính, phụ 1.2.2, Đặc điểm về quy trình công nghệ Chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước chuyên sản Xuất kinh doanh trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp sang Cổtrộn phần hoá, Công ty được kế thừa cơ Máy sở hạ tầng sẵn có về: Nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ, những con người có kinh nghiệm. Ngoài ra, còn được kế thừa những khách hàng thân Máy vê viên thiết, khách hàng tiềm năng, các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và những khách hàng lâu năm là các Nông trường, các dự án trồng rừng nhiều tỉnh phía Bắc và Thanh Hoá, nghệ An… Khâu sàng lọc Trong phân xưởng công nhân được phân công rất rõ nhiệu vụ ở từng khâu, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và mang lại hiệu quả cao Khâu đóng bao Sơ đồ 1-1: Sơ đồ quy trình công nghệ phân bón Cân Dán, khâu Thành phẩm Để tạo ra sản phẩm là phân bón thì Công ty cần phải có nguyên liệu vật chính và nguyên vật liệu phụ. Từ các nguyên liệu trên công nhân cho vào máy trộn, máy trộn sẽ làm đều và tự động chuyển sang máy vê, viên. Sau đó máy tiếp tục chuyển sang máy sàng lọc những hạt không đủ tiêu chuẩn như: Vón cục to hoặc vẫn còn là bột … Rồi chuyển sang khâu đóng bao. Ở khâu này có rất nhiều loại bao bì để phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng, do đó khâu này công nhân sẽ làm nhiệm vụ cân thành nhiều bao bì có khối lượng khác nhau và chuyển tiếp vào máy dán và khâu. Sau khi dán, khâu xong thì đây được coi là thành phẩm. 1.2.3, Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty, cho ta thấy Công ty tổ chức bộ máy theo sơ đồ mạng lưới. Từ các phòng, ban quản lý các tổ đội cụ thể như sau: - Phòng thương mại quản lý: Nhà hàng và tổ kinh doanh - Phân xưởng sản xuất phân bón quản lý: Tổ sản xuất và tổ kinh doanh - Phòng xây dựng quản lý: Các đội xây lắp Sơ đồ 1-2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các đơn vị sản xuất tại Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội Phòng Thương mại Nhà hàng Tổ Kinh doanh Phân xưởng Sản xuất phân bón Tổ sản xuất Tổ Kinh doanh Phòng phát triển Dự án Đội xây lắp Số 1 Phòng Xây dựng Đội xây lắp Số 2 Đội xây lắp… (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) 1.3, Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Để việc quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của công ty, Ban lãnh đạo của Công ty đã xây dựng mô hình quản lý theo kiểu tập trung, phân cấp rõ ràng và phân công nhiệm vụ cho từng phòng ban, đơn vị và cá nhân. - Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm: Toàn thể Cổ đông. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty; có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội Cổ đông. - Tổng giám đốc điều hành: Là người đại diện pháp luật của Công ty. Trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do hội đồng quản trị tuyển chọn bổ nhiệm và bãi nhiệm - Các Phó giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc điều hành, phụ trách một mảng sản xuất, kinh doanh riêng của Công ty. Phó giám đốc bao gồm: Phó gám đốc phụ trách đầu tư dự án, phó gám đốc phụ trách xây dựng, phó giám đốc phụ trách sản xuất. - Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, lao động, tiền lương, đào tạo, thanh tra, thi đua, khen thưởng, hành chính văn phòng và các chế độ chính sách khác. - Phòng Tài chính Kế toán: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán, kế hoạch kinh tế, nguồn vốn đầu tư và kế toán thống kê toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng Đầu tư và Xây dựng : Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong lĩnh vực nghiên cứu, tìm kiếm phát triển dự án đầu tư, các dự án xây lắp và lập kế hoạch đầu tư phương án quản lý, hạch toán kinh tế trình Gám đốc Công ty phê duyệt. - Phòng kỹ thật thi công: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc Công ty trong công tác quản lý kỹ thuật như: Tiến độ thi công, biện pháp thi công, công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, giám sát chất lượng thi công công trình. - Các phân xưởng, các cửa hàng và các đội xây lắp: Có nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và theo nhiệm vụ cụ thể được giao. Dưới đây là sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần phát triển Tây Hà Nội Đại Hội đồng Cổ đông Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát Ban Giám Đốc Phòng Kỹ thuật thi công Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kinh tế kế hoạch Phòng Thương mại Phân xưởng Sản xuất phân bón Các nhà hàng, tổ kinh doanh Các tổ sản xuất, kinh doanh Phòng Tài chính kế toán Phòng phát triển Dự án Chi nhánh Hà Tây (Quản lý DA) Phòng dựng (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) 1.4, Đặc điển vận dụng chế độ kế toán 1.4.1, Những quy định chung về chế độ kế toán áp dụng Các đội xây lắp Xây Công ty áp dụng "chế độ kế toán doanh nghiệp" do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006, kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính về các chính sách thuế như: Thông tư số 32/2007/TT-BTC , thông tư số 60/2007/TT-BTC … - Niên độ kế toán: Là năm tài chính, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 dương lịch cùng năm. - Hình thức ghi sổ Công ty tổ chức ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo hình thức ghi sổ kế toán: “Chứng từ ghi số”. - Hạch toán chi tiết: Công ty hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song để phản ánh tình hình nhập nhập nguyên vật liệu. Tại kho: Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho để ghi vào thẻ kho. Thẻ kho được dùng để mở cho từng kho và được chi tiết theo từng danh điểm nguyên vật liệu. - Đơn giá nguyên vật liệu xuất kho sẽ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. - Hạch toán tổng hợp: Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp giản đơn (theo phương pháp tính trực tiếp). Vì để phù hợp với mô hình hoạt động của Công ty có nhiều hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động hạch toán độc lập và có ít sản phẩm dở dang. - Phương pháp trích khấu hao: Công ty trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. Công ty căn cứ vào các quy định trong chế độ sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC và Công ty xác định thời gian sử dụng cả tài sản từ đó xác định mức khấu hao trung bình hàng năm theo công thức sau: Mức trích khấu hao trung bình = Nguyên giá của TSCĐ hàng năm của tài sản cố định Thời gian sử dụng 1.4.2, Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán - Chứng từ ghi sổ: Công ty sử dụng các loại chứng từ theo mẫu của Bộ Tài chính ban hành như: + Phiếu thu + Phiếu chi + Giấy thanh toán + Giấy tạm ứng + Bảng lương, bảng chấm công + Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho + Hoá đơn GTGT + Biên lai … - Luân chuyển chứng từ: Công ty sử dụng theo phương pháp sổ số dư. Sơ đồ 1-4: Sơ đồ trình tự luân chuyển (2) Phiếu giao nhận chứng từ nhập Phiếu nhập kho (1) Thẻ kho (4) ) Sổ số dư (1) (2) Phiếu xuất kho (5) (3) Bảng kê luỹ kế N –X-T (5) Sổ KTTH (3) Phiếu giao nhận chứng từ xuất (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) 1.4.3, Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty sử dụng đầy đủ các tài khoản theo đúng quy định và mở thêm tài khoản cấp 3 Đơn vị sử dụng một số tài khoản như: + TK 152 - Nguyên vật liệu (Chi tiết) Tài khoản được mở thêm tài khoản cấp 3 như: TK 1521 - Nguyên Vật liệu chính TK 1522 - Nguyên Vật liệu phụ + TK 153 - Công cụ, dụng cụ + TK 211 - Tài sản cố định hữu hình + TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp + TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp + TK 627 - Chi phí sản xuất chung + TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang … Tài khoản được mở thêm tài khoản cấp 3 như: + TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang NPK 5.10.3 + TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang NPK tổng hợp + TK 1543: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang NPK sinh học 1.4.4, Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán Công ty vận dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ”. Công ty sử dụng các loại sổ sau: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Sổ chi tiết. Đặc trưng cơ bản của hình thức ghi sổ này là căn cứ trực tiếp để ghi sổ cái là các chứng từ ghi sổ. + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ để vào thứ tự chứng từ ghi sổ và quản lý chứng từ ghi sổ + Sổ cái: Là sổ dùng để ghi chép tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng. Công ty sử dụng loại sổ cái ít cột. + Sổ chi tiết: Là sổ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, quản lý chi tiết các đối tượng cụ thể và chi tiết ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày. Sơ đồ 1-5: Sơ đồ ghi sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng để làm căn cứ để ghi sổ, kế toán tập hợp chứng từ ghi sổ. Kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó nó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ để lập chứng từ nghi sổ được dùng để ghi vào sổ Kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng, kế toán phải khoá sổ để tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó tính ra tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có để tính ra Số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ kế toán. Từ đó căn cứ vào sổ Cái lập Bảng cân đối phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo Tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản của các tài khoản trên bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. 1.4.5, Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo kế toán Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội luôn hoàn thành đầy đủ các báo cáo theo đúng chế độ và quy định của Bộ Tài chính. Hàng quý hàng tháng và hết năm tài chính Công ty hoàn thành một số báo cáo sau: - Hàng tháng nộp báo cáo thuế - Hàng quý nộp báo cáo kết quả kinh doanh - Hết năm tài chính Công ty hoàn thành báo cáo quyết toán thuế, báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lợi nhuận … Ngoài ra khi Hội đồng quản trị cần các báo cáo quản trị các phòng ban luôn luôn đáp ứng kịp thời. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ NỘI. 2.1, Đặc điểm và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội 2.1.1, Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội a, Sản phẩm của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội là phân bón NPK b, Các nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất phân NPK Để sản xuất ra phân NPK Công ty cần những nguyên vật liệu như: + Đạm Urê + Phân Kali + Phân lân + Than mùn ủ + Phụ gia c, Đặc điểm chi phí sản xuất phân NPK Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội có đặc điểm riêng về chi phí như: - Chi phí NVL chính, phụ bỏ ra cùng khi bắt đầu sản xuất - Công ty không có NVL dùng cho công tác quản lý phân xưởng sản xuất phân bón. - Công ty tách riêng từng khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ khi tính giá thành sản phẩm tạo ra việc tính giá thành theo 04 khoản mục. Do đó từ những đặc điểm riêng về chi phí sản xuất (CPSX) ra các khoản mục như sau: - Chi phí NVL trực tiếp gồm + Chi phí NVL chính bao gồm: Đạm, lân, kali + Chi phí NVL phụ bao gồm: than mùn ủ, phụ gia, bao bì - Chi phí nhân công trực tiếp: Các khoản chi phí về lương công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ - Chi phí sản xuất chung bao gồm: + Chi phí bộ phận quản lý phân xưởng + Chi phí công cụ dụng cụ như: quốc, xẻng … + Chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất sản phẩm + Chi phí dịch vụ mua ngoài như: Điện, nước, điện thoại + Các khoản chi bằng tiền khác 2.1.2, Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội - Để đối tượng kế toán tập hợp CPSX, căn cứ vào các yếu tố sau: + Đặc điểm và công dụng của các CPSX mà Công ty bỏ ra trong quá trình sản xuất. + Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty rất đơn giản, không có sản phẩm dở dang trong sản xuất và mỗi sản phẩm sản xuất trên một quy trình độc lập. - Phương pháp kế toán chi phí sản xuất: Công ty áp dụng phương pháp kế toán tập hợp chung 2.2, Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội 2.1.1, Kế toán chi phí NVL trực tiếp Các chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho NVL, giấy đề nghị xuất NVL, biên bản kiểm kê vật tư. Căn cứ vào chứng từ xuất kho để tính giá thực tế của vật liệu dung trực tiếp và tập hợp theo các đối tượng đã xác định. Công ty xây dựng định mức chi phí NVL cho sản xuất mỗi loại sản phẩm để làm căn cứ xuất NVL. Bảng 2-1 : Định mức chi phí để sản xuất 01 tấn sản phẩm STT Tên NVL Đơn NPK 5.10.3 NPK tổng Phân sinh vị tính bao 20 kg hợp bao 10 kg học bao 10 kg 1 Đạm Urờ Kg 110 80 50 2 Phõn kali Kg 50 40 20 3 Phõn lõn Kg 400 300 100 4 Than mùn ủ Kg 340 480 615 5 phụ gia Kg 100 100 215 Tổng cộng Kg 1000 1000 1000 6 Bao bì Cái 50 100 100 7 Lương sản xuất Đồng 90.000 90.000 90.000 8 Khấu hao Đồng 25.000 25.000 25.000 9 Lương QLPX Đồng 80.000 80.000 80.000 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán Cty CP Phát triển Tây Hà Nội) Khi có nhu cầu sản xuất, phòng kế toán lập và ký phiếu xuất kho NVL (02) liên và đề nghị xuất NVL cho sản xuất. Tổ trưởng cầm phiếu này xuống kho nhận vật tư. Căn cứ vào yêu cầu xuất vật tư và tình hình tồn kho NVL, thủ kho tiến hành xuất vật tư, ghi số thực xuất, ngày tháng xuất sau đó ký tên cùng với tổ trưởng ký vào nơi người chuyển tiền. Liên 1 lưu tại phòng kế toán, lien 2 thủ kho căn cứ để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán hàng tồn kho ghi sổ vật tư và chuyển cho kế toán giá thành sản phẩm ghi sổ và lưu lien 2 tại kế toán hàng tồn kho. Công ty hạch toán chi tiết hang tồn kho theo phương pháp thẻ song song để phản ánh tình hình nhập NVL.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan