Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán quản trị tại Công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị tại Công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến

.PDF
119
561
75

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  TRẦN THỊ THANH TIẾN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  TRẦN THỊ THANH TIẾN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Văn Dược TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện kế toán quản trị tại công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nào. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Tiến Mục lục Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ Lời mở đầu ...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .................................................................................................... 5 1.1 Tổng quan về kế toán quản trị ................................................................................. 5 1.1.1 Định nghĩa ........................................................................................................ 5 1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị ............................................................................. 6 1.1.3 Đặc điểm của kế toán quản trị......................................................................... 7 1.2 Kế toán quản trị đối với doanh nghiệp sản xuất.................................................... 8 1.2.1 Khái quát doanh nghiệp sản xuất ................................................................... 8 1.2.2 Điều kiện để thực hiện kế toán quản trị tại DNSX ....................................... 10 1.2.2.1 Nhận diện và phân loại chi phí theo cách ứng xử trong DNSX ............ 10 1.2.2.2 Chi phí theo cách ứng xử và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .... 11 1.2.3 Nội dung kế toán quản trị trong DNSX......................................................... 11 1.2.3.1 Dự toán ngân sách .................................................................................... 11 1.2.3.2 Hệ thống kế toán chi phí và giá thành sản phẩm .................................... 13 1.2.3.3 Kế toán trách nhiệm ................................................................................. 14 1.2.3.4 Thiết lập thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.............................. 16 Kết luận chương 1 .......................................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN .......................................................................................... 19 2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến ............................................. 19 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 19 2.1.2 Chức năng, quy trình sản xuất ....................................................................... 20 2.1.3 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 21 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty ............................................................. 22 2.2 Nội dung kế toán quản trị tại công ty.................................................................... 25 2.2.1 Dự toán ngân sách .......................................................................................... 25 2.2.2 Hệ thống kế toán chi phí và giá thành sản phẩm .......................................... 26 2.2.3 Kế toán trách nhiệm........................................................................................ 29 2.2.4 Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định .................................................. 33 2.3 Đánh giá thực trạng kế toán quản trị tại công ty .................................................... 35 2.3.1 Những hạn chế về kế toán quản trị tại công ty.............................................. 35 2.3.2 Nguyên nhân về những hạn chế trong việc vận dụng KTQT ..................... 38 2.3.2.1 Nguyên nhân chủ quan ............................................................................. 38 2.3.2.2 Nguyên nhân khách quan ......................................................................... 39 Kết luận chương 2 .......................................................................................................... 40 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CP BAO BÌ 41 NHỰA TÂN TIẾN ......................................................................................................... 3.1 Quan điểm, quy trình hòan thiện kế toán quản trị tại công ty ............................... 41 3.1.1 Quan điểm hoàn thiện kế toán quản trị.......................................................... 41 3.1.2 Quy trình hoàn thiện kế toán quản trị tại công ty ........................................ 42 3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị tại công ty .................................................. 43 3.2.1 Giải pháp về tổ chức bộ máy kế toán ........................................................... 43 3.2.2 Giải pháp về phân loại chi phí ....................................................................... 45 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện nội dung kế toán quản trị tại công ty ......................... 47 3.2.3.1 Dự toán ngân sách ..................................................................................... 47 3.2.3.2 Hệ thống kế toán chi phí và giá thành sản phẩm ..................................... 60 3.2.3.3 Kế toán trách nhiệm .................................................................................. 64 3.2.3.4 Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ............................................. 72 3.3 Một số kiến nghị để hoàn thiện kế toán quản trị tại công ty ................................. 79 3.3.1 Nâng cao nhận thức của các cấp độ quản trị trong việc ứng dụng KTQT .. 79 3.3.2 Cấu trúc bộ máy theo hướng tạo điều kiện vận dụng KTQT vào công ty .. 79 3.3.3 Nâng cao năng lực nhân viên kế toán quản trị .............................................. 80 3.3.4 Ứng dụng phần mềm kế toán ......................................................................... 80 Kết luận chương 3 .......................................................................................................... 82 Kết luận chung ................................................................................................................ 83 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục Phụ lục 1: Quy trình sản xuất của công ty Tân Tiến Phụ lục 2 : Hệ thống tài khoản chi phí Phụ lục 3: Hệ thống chứng từ của các trung tâm trách nhiệm Phụ lục 4: Hệ thống báo cáo của các trung tâm trách nhiệm Phụ lục 5: Hệ thống sổ sách của các trung tâm trách nhiệm Phụ lục 6: Dự toán ngân sách DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP SXC: chi phí sản xuất chung CP: Cổ phần DN: doanh nghiệp DNSX: doanh nghiệp sản xuất ĐVT: đơn vị tính KTQT: kế toán quản trị KTTC: kế toán tài chính NCTT: nhân công trực tiếp NVLTT: nguyên vật liệu trực tiếp TNDN: thu nhập doanh nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Báo cáo kết quả thực hiện doanh thu bán hàng 2012 ....................................... 31 Bảng 2.2: Báo cáo tình hình kinh doanh 2012 ................................................................... 33 Bảng 2.3: Báo cáo tình hình tài chính 2012 ....................................................................... 34 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản .......................................................................... 35 Bảng 3.1: Bảng hệ thống tài khoản chi phí ......................................................................... 46 Bảng 3.2: Định mức giá NVL sản xuất 1m2 bao bì sản phẩm cà phê .............................. 49 Bảng 3.3: Định mức lượng NVL sản xuất 1 m2 bao bì cà phê ......................................... 49 Bảng 3.4: Định mức chi phí NVL sản xuất 1m2 bao bì cà phê ........................................ 50 Bảng 3.5: Định mức chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 1m2 bao bì sản phẩm ............. 51 Bảng 3.6: tập hợp chi phí theo các nhóm hoạt động ......................................................... 62 Bảng 3.7: Sơ đồ trung tâm trách nhiệm của công ty .......................................................... 66 Bảng 3.8: Mã hóa tên ngành hàng ....................................................................................... 67 Bảng 3.9: Danh mục tài khoản kế toán quản trị ................................................................. 68 Bảng 3.10: Phiếu định giá bán sản phẩm ............................................................................. 73 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của công ty .............................................................................. 21 ................................................................................................................................................ Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ......................................................... 24 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty .................................................................... 24 Sơ đồ 2.4: sơ đồ tổ chức công ty dạng thu gọn .................................................................. 30 Sơ đồ 3.1: Bộ máy kế toán .................................................................................................. 44 Sơ đồ 3.2: Mô hình lập dự toán ........................................................................................... 53 Sơ đồ 3.3:Mối quan hệ giữa các dự toán bộ phận trong hệ thống dự toán ngân sách ...... 54 Sơ đồ 3.4: Hệ thống các trung tâm trách nhiệm ................................................................. 64 1 Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những vấn đề cạnh tranh gay gắt. Những thông tin mà nhà quản trị mong muốn từ kế toán không chỉ là những dữ liệu trong quá khứ mà là những dự báo trong tương lai. Những thông tin này đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời, hữu ích cho nhà quản trị. Do đó, kế toán quản trị đã ra đời và ngày càng hoàn thiện để có thể đáp ứng những nhu cầu đặt ra. Ngoài những áp lực cạnh tranh nói chung mà doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt, công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến (tên còn gọi là Tapack) luôn đứng trước những thách thức để tồn tại và phát triển khi mà: Ngành nhựa hiện nay là một trong những ngành đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp gia nhập, chịu áp lực cạnh tranh không những trong nước mà cả những doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, phần lớn nguyên vật liệu của các doanh nghiệp nhựa phải nhập khẩu từ nước ngoài. Doanh nghiệp nhựa khó chủ động đầu vào nếu không dự toán được số lượng nguyên vật liệu cần thiết và tìm những nhà cung cấp uy tín có giá bán hợp lý, thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển thấp. Doanh nghiệp nhựa phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, kịp thời để đáp ứng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng tính tự động hóa trong dây chuyền sản xuất. Sản phẩm tạo ra phải đa dạng, phong phú mẫu mã từ đơn giản đến phức tạp. Khi vấn đề an toàn thực phẩm được đặt ra thì các bao bì sản phẩm dùng cho thực phẩm, mỹ phẩm yêu cầu phải được sản xuất trong môi trường cách ly, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành bao bì nhựa liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng. Do đó, môt sự thay đổi về chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến công tác quản trị và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, luật thuế bảo vệ môi trường tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nhựa khi 2 mà giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nhựa trong nước tăng cao, khách hàng tìm đến những nguồn nhập khẩu giá rẻ, không bị đánh thuế này, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Tân Tiến là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công bán thành sản phẩm làm tư liệu sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất khác nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tân Tiến phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Đồng thời sự phát triển của các doanh nghiệp này lại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế, do đó sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ gây ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong khi doanh nghiệp trong nước lao đao thì hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ nước ngoài không ngừng mở rộng, bành trướng khắp nơi: công ty Lotte Mart đã tăng vốn đầu tư vào Việt Nam với số vốn lên đến 50 triệu USD. Còn từ đầu năm 2012 đến nay, Metro Cash&Carry mở thêm 7 trung tâm phân phối tại Việt Nam. Gần đây nhất ngày 4/10/2012 đã khai trương thêm trung tâm thứ 18 tại Rạch Giá, Kiên Giang. Còn Parkson mở thêm 5 trung tâm mua sắm trong năm 2012. Big C mở thêm 13 trong số 18 đại siêu thị dự kiến sẽ đưa vào hoạt động…Ngoài ra, còn có rất nhiều tập đoàn bán lẻ xâm nhập thị trường bán lẻ xâm nhập Việt Nam như Takashimaya-tập đoàn bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc, tập đoàn bán lẻ Aeon (Nhật Bản),.. Điều đáng nói là các tập đoàn bán lẻ nước ngoài mở kênh phân phối tại Việt Nam nhưng hầu như các sản phẩm đóng gói bày bán trong hệ thống siêu thị đều được nhập từ nước ngoài về, điều này làm cho tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm có sử dụng bao bì đóng gói tại Việt Nam (các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng tại Việt Nam) sẽ giảm do sự chia sẻ thị phần vô hình chung sẽ ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất bao bì trong đó có Tân Tiến. Đứng trước những thách thức đặt ra, để tồn tại và phát triển công ty cần có một bộ máy kế toán quản trị chuyên trách đáp ứng nhu cầu thong tin nhanh chóng, kịp thời cho nhà quản trị, hỗ trợ cho nhà quản trị trong công tác hoạch định, điều 3 hành và kiểm soát cũng như đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với mục tiêu công ty đặt ra. Để giái quyết vấn đề này, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị tại công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về kế toán quản trị trên thế giới, ở Việt Nam có những công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, từ tổng quát (Phương hướng xây dựng nội dung tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam - 1997 của PGS.TS Phạm Văn Dược, Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam -2008 của TS.Huỳnh Lợi, Xây dựng nội dung và tổ chức kế toán quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 2010 của TS.Phạm Ngọc Toàn,…) cho từng ngành, lĩnh vực (Vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương-2011 của Ths. Hồ Nam Phương,…) đến cụ thể tại công ty (Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam -2005 của Ths.Huỳnh Tấn Dũng, Hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần Đồng Tâm-2011 của Ths.Trần Tuấn Phong,…) phù hợp với môi trường pháp lý cũng như môi trường kinh doanh trong nước. Đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị tại công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến” kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả để có cái nhìn tổng quát khi tiến hành thực hiện đề tài và áp dụng lý thuyết, kết quả đạt được vào thực tế của công ty một cách phù hợp. 2. Nội dung nghiên cứu  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị  Tìm hiểu công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty  Nhận diện được những hạn chế và hoàn thiện kế toán quản trị tại công ty 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng nội dung, quy trình kế toán quản trị và công tác kế toán tại công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến trong năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu 4 Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để hỗ trợ quá trình thực hiện đề tài. Cụ thể tác giả sử dụng: Phương pháp duy vật biện chứng khi xem xét hoạt động của công ty trong trạng thái động, không ngừng phát triển. Phương pháp thu thập, nghiên cứu, phân tích tài liệu để hệ thống hóa những nội dung về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị đối với doanh nghiệp sản xuất nói riêng phù hợp với đề tài làm cơ sở lý luận. Phương pháp khảo sát, tìm hiểu thực tế công ty khi tìm hiểu thực tế hoạt động tại công ty nói chung và thực trạng công tác kế toán quản trị tại công ty. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu, so sánh, đánh giá để xử lý kết quả thu thập được, đưa ra quan điểm, đánh giá tình hình thực tế tại công ty và phương pháp đề xuất đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện công tác tổ chức kế toán quản trị. 5. Kết cấu đề tài gồm: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương và sáu phụ lục: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị của doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị tại công ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Tân Tiến Chương 3: Hoàn thiện kế toán quản trị tại công ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Tân Tiến. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1.1 Định nghĩa Theo Luật kế toán Việt nam được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2003: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Theo định nghĩa của Viện kế toán viên quản trị Hoa Kỳ thì KTQT “là quá trình nhận diện, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin trong quá trình thực hiện các mục đích của tổ chức. Kế toán quản trị là một bộ phận thống nhất trong quá trình quản lý, và nhân viên kế toán quản trị là những đối tác chiến lược quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức”. (Charles T.Horngren et al.,2002) Nhận diện: là sự ghi nhận và đánh giá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm có hành động kế toán thích hợp. Đo lường: là sự định lượng, gồm cả ước tính, các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra hoặc dự báo các sự kiện kinh tế có thể xảy ra. Phân tích: là sự xác định nguyên nhân của các kết quả trên báo cáo và mối quan hệ của các nguyên nhân đó với các sự kiện kinh tế. Diễn giải: là sự liên kết các số liệu kế toán hay số liệu kế hoạch nhằm trình bày thông tin một cách hợp lý, đồng thời đưa ra các kết luận rút ra từ các số liệu đó. 6 Truyền đạt: là sự báo cáo các thông tin thích hợp cho nhà quản trị và những người khác trong tổ chức. 1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị Kế toán quản trị ra đời, phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin để nhà quản trị thực hiện toàn diện những chức năng của nhà quản trị. Do đó, vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến việc hoạch định; tổ chức, điều hành hoạt động; kiểm tra và ra quyết định của nhà quản trị.  Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng hoạch định: Nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của đơn vị, của đối thủ cạnh tranh, điều kiện thị trường, thị hiếu khách hàng và sáng kiến kỹ thuật… Thông tin do kế toán quản trị cung cấp rất quan trọng trong việc truyền đạt và hướng dẫn nhà quản trị xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.  Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng tổ chức điều hành: Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho việc xây dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý trong doanh nghiệp và những thông tin phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp. Thông tin do kế toán quản trị cung cấp phải có tác dụng phản hồi về hiệu quả và chất lượng của các hoạt độn đã và đang thực hiện để giúp nhà quản trị có thể kịp thời điều chỉnh và tổ chức lại hoạt động của doanh nghiệp.  Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng kiểm soát: Để thực hiện vai trò này, kế toán quản trị cung cấp thông tin về tình hình thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế và dự toán của từng bộ phận trong doanh nghiệp, giúp cho nhà quản trị kiểm soát được việc thực hiện các chỉ tiêu dự toán và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.  Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng ra quyết định: Kế toán quản trị thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin liên quan đến các phương án kinh doanh nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn phương án tối ưu nhất. Đối với các quyết định có tính chiến lược, thông tin do kế toán quản trị cung cấp phải hỗ trợ cho nhà quản trị xác định các mục tiêu của tổ chức và đánh giá các mục 7 tiêu đó có thể thực hiện trên thực tế hay không. Đối với các quyết định tác nghiệp, kế toán quản trị cung cấp những thông tin để giúp nhà quản trị ra quyết định về sử dụng các nguồn lực của tổ chức và giám sát các nguồn lực đó đã và đang được sử dụng như thế nào. Vai trò của kế toán quản trị được thể hiện khác nhau ở mỗi cấp độ quản trị trong tổ chức: Đối với cấp quản trị cấp cơ sở, kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị cấp cơ sở kiểm soát và cải tiến hoạt động tại bộ phận do họ quản lý. Đối với cấp quản trị cấp trung gian, kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị cấp trung gian giám sát và đưa ra quyết định về các nguồn lực như nguyên vật liệu, vốn đầu tư, sản phẩm, dịch vụ và khách hàng… Đối với cấp quản trị cấp cao, kế toán quản trị cung cấp thông tin đã được tổng hợp từ các nghiệp vụ, sự kiện đã xảy ra theo từng người điều hành, từng khách hàng và từng bộ phận phục vụ cho nhà quản trị cấp cao để hỗ trợ cho họ đưa ra các quyết định trong ngắn hạn và dài hạn. 1.1.3 Đặc điểm kế toán quản trị Kế toán quản trị có những đặc điểm chung của kế toán, tạo nên sự khác biệt giữa kế toán quản trị với các chuyên ngành kinh tế khác, như cùng sử dụng thông tin đầu vào từ hệ thống thông tin ban đầu trên chứng từ kế toán; gắn liền với những quan hệ kinh tế, tài chính, trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tuân thủ những quy chuẩn trong phản ảnh và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh những đặc điểm chung, kế toán quản trị có những đặc điểm riêng hình thành theo định hướng cung cấp thông tin quản trị cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp như: 8 - Thông tin thể hiện các vấn đề kinh tế, tài chính quá khứ, hiện tại, tương lai nhưng thường hướng đến tương lai; được đo lường bằng bất kỳ đơn vị nào và thông tin phải linh hoạt, kịp thời, phù hợp theo yêu cầu quản trị. - Báo cáo thể hiện thông tin kinh tế, tài chính theo quy chuẩn nội bộ, không nhất thiết phải tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực, quy định của chính sách kế toán nói chung. - Quy trình xử lý thông tin linh hoạt theo đặc điểm kỹ thuật-kinh tế-quản lý riêng của từng hoạt động, từng doanh nghiệp. - Đề cao tính trách nhiệm, hệ thống trách nhiệm trong tổ chức, quản trị nội bộ doanh nghiệp. 1.2 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Kế toán quản trị có nguồn gốc từ doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp sản xuất chi phối quyết định đến sự hình thành, phát triển kế toán quản trị, thể hiện toàn diện kế toán quản trị. Quá khứ đã chứng minh kế toán quản trị hình thành, phát triển từ doanh nghiệp sản xuất sau đó ảnh hưởng sâu rộng đến các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức khác. 1.2.1 Khái quát doanh nghiệp sản xuất Theo chương 1, điều 4 của Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường với mục đích sinh lời.” Doanh nghiệp sản xuất được quyết định bởi hoạt động đặc trưng, sản xuất, là quy trình tạo giá trị thông qua biến đổi hình thái vật chất, tính chất của sản phẩm 9 đầu vào thành một sản phẩm mới với hình thái vật chất, tính chất khác. Doanh nghiệp sản xuất tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong xã hội như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân,… hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp ở quy mô khác nhau như tập toàn kinh tế đa quốc gia, doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp sản xuất luôn gắn liền với những quan hệ vật chất – pháp lý – trách nhiệm giữa doanh nghiệp với những cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp như Nhà nước, nhà đầu tư, khách hàng, công chúng và giữa doanh nghiệp với cá nhân bên trong nội bộ của doanh nghiệp như nhà quản trị, người lao động trong doanh nghiệp. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các cá nhân, tổ chức bên ngoài đặt nhà quản trị vào những quy phạm pháp luật phải tuân thủ và về mặt kinh tế, hình thành nên quan hệ vật chất – pháp lý. Vì vậy, những vấn đề quan trọng trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tượng bên ngoài được thể hiện qua những quy định của luật pháp mà doanh nghiệp phải đáp ứng những quy định này, không có sự lựa chọn, ngay cả điều đó có khi không hợp lý, giảm lợi ích kinh tế đối với doanh nghiệp do không đồng nhất giữa lợi ích kinh tế của doanh nghiệp với lợi ích kinh tế của những đối tượng bên ngoài, nhất là khi môi trường sản xuất kinh doanh nhanh chóng thay đổi, khi hệ thống luật pháp lỗi thời. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tượng bên trong nội bộ doanh nghiệp, về mặt kinh tế, đặt nhà quản trị vào quan hệ vật chất - trách nhiệm, hình thành nên hệ thống trách nhiệm nội bộ về các hoạt động quản trị của họ. Đó là trách nhiệm của nhà quản trị về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ bên trong nội bộ doanh nghiệp tạo nên đặc điểm quản trị, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh riêng của mỗi doanh nghiệp và ảnh hưởng quyết định đến kế toán quản trị. Vì vậy, khi đặc điểm quản trị, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nổi bật là quyền quyết định, quyền kiểm soát, tính tự chủ kinh doanh, tính cạnh tranh bị hạn chế, chỉ còn là hình thức hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị triệt tiêu dẫn đến kế toán quản trị 10 chỉ còn là hình thức hay biến mất trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. (Huỳnh Lợi, 2008) 1.2.2 Điều kiện để thực hiện kế toán quản trị tại DNSX 1.2.2.1 Nhận diện và phân loại chi phí theo cách ứng xử trong DNSX Chi phí có thể được hiểu là giá trị của một nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả có thể dưới dạng vật chất như: sản phẩm, tiền, nhà xưởng…hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ được phục vụ… Dựa trên cách ứng xử của chi phí đối với sự thay đổi của mức độ hoạt động có thể chia toàn bộ chi phí thành ba loại: biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp. Biến phí là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động tăng. Tổng số của biến phí sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì biến phí lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động. Biến phí có thể chia thành ba loại: biến phí tuyến tính, biến phí cấp bậc, biến phí phi tuyến. Định phí là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Vì tổng định phí không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì phần định phí tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi và ngược lại. Định phí có thể chia thành hai loại: định phí bắt buộc, định phí không bắt buộc. Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản, nó thường thể hiện các đặc điểm của biến phí. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất định. 11 1.2.2.2 Chi phí theo cách ứng xử và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến, nhà quản trị sẽ vận dụng cách phân loại này để lập ra một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một công cụ phục vụ cho quá trình phân tích để ra quyết định. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo mục đích trên được gọi là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo phương pháp trực tiếp. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp rất cần thiết đối với doanh nghiệp sản xuất, đem lại thông tin hữu ích, kịp thời cho nhà quản trị: Cung cấp trực tiếp dữ liệu phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ chi phíkhối lượng-lợi nhuận (C-V-P). Cung cấp thông tin về biến phí, định phí thích hợp cho việc kiếm soát chi phí thông qua hệ thống chi phí định mức, dự toán linh hoạt. Số liệu lợi nhuận từ báo cáo gần với sự biến động của dòng tiền. Trong điều kiện số lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, chi phí, kết cấu hàng bán giữa các kỳ không đổi, lợi nhuận trên báo cáo không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của lượng hàng tồn kho giữa các kỳ lập báo cáo và lợi nhuận giữa các kỳ lập báo cáo sẽ bằng nhau. 1.2.3 Nội dung kế toán quản trị trong DNSX 1.2.3.1 Dự toán ngân sách Mục đích cơ bản của dự toán ngân sách là phục vụ cho chức năng hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà quản trị. Thông qua hai chức năng này mà nhà quản trị đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Các mô hình dự toán:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan