Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất điề...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất điều hòa trên địa bàn hà nội - luận văn thạc sĩ kinh tế

.DOC
121
168
72

Mô tả:

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất điều hòa trên địa bàn hà nội - luận văn thạc sĩ kinh tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất điều hòa trên địa bàn Hà Nội MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT..................................................3 1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị........................................3 1.1.1. Bản chất và mục đích của kế toán quản trị...............................................3 1.1.2. Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính.........................................4 1.1.3. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị doanh nghiệp.................................6 1.1.4. Ý nghĩa của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất........................................................................7 1.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí, giá thành trong doanh nghiệp sản xuất.............................................................................8 1.2.1. Xác định các trung tâm chi phí.................................................................8 1.2.2. Phân loại chi phí, giá thành ở doanh nghiệp...........................................10 1.2.3. Xác định giá phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm................................14 1.2.4. Lập dự toán chi phí sản xuất...................................................................24 1.2.5. Tổ chức thu thập, xử lý, hệ thống hoá và cung cấp thông tin kế toán, lập báo cáo quản trị chi phí giá thành trong doanh nghiệp.....................................26 1.2.6. Phân tích chi phí để ra quyết định kinh doanh........................................28 2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỀU HOÀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI......................................................................................................................35 2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội...............................................................................................35 2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh...............................................35 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ...........................................36 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý..........................................................38 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.........................................................38 2.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội. ....................................................................................................41 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành...................................................41 2.2.2. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất...............................42 2.2.3. Nội dung kế toán các khoản mục chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các DN sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội..................................43 2.3. Đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất điều hành trên địa bàn Hà Nội.............................................................................52 2.3.1. Ưu điểm..................................................................................................48 2.3.2. Tồn tại....................................................................................................49 2.3.3 Nguyên nhân...........................................................................................51 2.4 Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí, giá thành ở một số nước trên thế giới và những vận dụng vào các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội................................................52 2.4.1. Tổ chức kế toán quản trị chi phí, giá thành theo chế độ kế toán Pháp....52 2.4.2. Tổ chức kế toán quản trị chi phí theo chế độ kế toán Mỹ.......................55 2.4.3. Kinh nghiệm và hướng vận dụng KTQT chi phí vào các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội..............................................................56 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỀU HOÀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.......................................................................................57 4 3.1. Sự cần thiết, yêu cầu và các nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội..........................................57 3.1.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trong thời gian tới.............................................................................................................57 3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội...58 3.1.3 Những yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội........................59 3.1.4. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội..................................................61 3.2. Hoàn kiện kế toán quản trị chi phí, giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội...............................62 3.2.1. Hoàn thiện phân loại chi phí phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp.....67 3.2.2. Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống định mức chi phí............................65 3.2.3. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất...................................75 3.2.4. Hoàn thiện việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thánh sản phẩm....................................................................78 3.2.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin chi phí phục vụ quản trị doanh nghiệp....80 3.2.6. Hoàn thiện công tác phân tích chi phí, giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất điều hoà..............................................................................................82 3.2.7. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội....................................................................83 3.3. Điều kiện cơ bản để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội...............................................................................................89 3.3.1. Về phía nhà nước....................................................................................89 3.3.2. Về phía các doanh nghiệp sản xuất điều hoà..........................................90 KẾT LUẬN.........................................................................................................................91 PHỤ LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC : Chi phí sản xuất chung CPBH : Chi phí bán hàng CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp DN : Doanh nghiệp DĐK : Dư đầu kỳ DCK : Dư cuối kỳ GVHB : Giá vốn hàng bán KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định KPCĐ : Kinh phí công đoàn KTCT : Kế toán tài chính KTQT : Kế toán quản trị NL, VL : Nguyên liệu, vật liệu TKKT : Tài khoản kế toán TSCĐ : Tài sản cố định TP : Thành phẩm SXKD : Sản xuất kinh doanh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số 2.1: Đặc điểm chi phí của hai DN sản xuất điều hoà trên đìa bàn Hà Nội. 47 Bảng số 3.1: Phân loại chi phí trong DN sản xuất điều hoà theo mối quan hệ........64 Bảng số 3.2 : Định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm......................................65 Bảng số 3.3: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.........................72 Bảng số 3.4: Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp.................................73 Bảng số 3.5: Phân tích biến động chi phí sản xuất chung........................................75 Bảng số 3.6: Phiếu xuất kho....................................................................................84 Bảng số 3.7: Phiếu theo dõi lao động đối với công nhân trực tiếp sản xuất ............84 Bảng số 3.8: Phiếu chi phí công việc.......................................................................85 Bảng số 3.9 : Báo cáo giá thành sản xuất theo từng sản phẩm.................................86 Bảng số 3.10 : Báo cáo kết quả kinh doanh theo sản phẩm....................................87 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất điều hoà....................................................................38 Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức Công ty Nhựa và Điện lạnh Hoà Phát..........................39 Sơ đồ 2.3 : Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Nagakawa Việt Nam........................40 Sơ đồ 2.4 : Bộ máy kế toán tại các DN sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội.......41 Sơ đồ 2.5: Các loại chi phí trong kế toán Pháp........................................................53 Sơ đồ 2.6: Mối quan hệ giữa kế toán tổng quát và kế toán phân tích.......................54 Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu kết hợp................................88 i PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội có những đặc thù riêng về tổ chức hoạt động kinh doanh, về đặc tính sản phẩm, đặc điểm chi phí và vốn kinh doanh. Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp sản xuất điều hoà cần phải khẳng định ưu thế của mình trên thị trường bằng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn làm được điều này các nhà quản trị doanh nghiệp phải dựa vào hệ thống thông tin thu nhận được, xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác và khoa học. Trong đó thông tin do kế toán cung cấp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất điều hoà nói riêng, kế toán quản trị chi phí, giá thành là một vấn đề đang còn được nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, việc áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí, giá thành vào các doanh nghiệp sản xuất điều hoà là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với công tác quản lý của ngành công nghiệp điện tử, điện lạnh ( điều hoà). Xuất phát từ lý do này, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội”. Ngoài Phần mở đầu, kết luận và các phần bố cục khác, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về kế toán quản trị chi phí, giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn thành phố Hà Nội. ii CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị 1.1.1. Bản chất và mục đích của kế toán quản trị - Kế toán quản trị không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về các nghiệp vụ cho việc ra các quyết định quản lý. Để có được các thông tin này, kế toán quản trị phải sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích, xử lý chúng một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Hệ thống hoá thông tin theo một trình tự dễ hiểu và giải trình phân tích theo các chỉ tiêu cụ thể, phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. - Kế toán quản trị chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của một doanh nghiệp. - Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một chức năng quan trọng không thể thiếu được đối với hệ thống quản trị doanh nghiệp. 1.1.2. Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính Kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối liên hệ mật thiết với nhau, vừa có những điểm giống nhau lại vừa có những điểm khác nhau tạo nên tính độc lập tương đối của kế toán quản trị. 1.1.2.1. Sự giống nhau * Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động cảu tài sản, tiền vốn. * Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết. * Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý. Kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp bên trong doanh iii nghiệp. Nói cách khác, kế toán quản trị hay kế toán tài chính đều dự phần quản lý doanh nghiệp. 1.1.2.2. Sự khác -Mục đích -Đặc điểm của thông tin - Nguyên tắc cung cấp thông tin - Đối tượng phục vụ - Phạm vi của thông tin - Kỳ báo cáo - Quan hệ với các môn khoa học khác - Tính bắt buộc theo luật định 1.1.3. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị doanh nghiệp - Xét theo nội dung các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, có thể khái quát kế toán quản trị bao gồm: + Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh + Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản + Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh + Kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính + Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong các nội dung trên, trọng tâm của kế toán quản trị là lĩnh vực chi phí. Vì vậy một số tác giả cho rằng kế toán quản trị là kế toán chi phí. - Xét theo quá trình kế toán quản trị trong mối quan hệ với chức năng quản lý, kế toán quản trị bao gồm các khâu: + Chính thức hoá các mục tiêu của đơn vị thành các chỉ tiêu kinh tế. + Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết. + Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu + Lập và phân tích các báo cáo kế toán quản trị, cung cấp các thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự toán chi phí, doanh thu theo yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. iv 1.1.4. Ý nghĩa của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất - Đối với Nhà nước - Đối với doanh nghiệp - Đối với ngân hàng, nhà cung cấp, bạn hàng 1.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí, giá thành trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1. Xác định các trung tâm chi phí Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có quyền điều hành quản lý các chi phí phát sinh thuộc bộ phận minh quản lý. Việc xác định trung tâm chi phí phụ thuộc vào quy trình sản xuất và quy mô của từng doanh nghiệp. Các trung tâm chi phí thường được chia làm hai loại: Các trung tâm sản xuất và các trung tâm phục vụ. * Trung tâm sản xuất: là một trung tâm để sản xuất ra một sản phẩm hoặc một nhóm bộ phận của sản phẩm * Trung tâm phục vụ: là các trung tâm để cung cấp các dịch vụ cho các trung tâm sản xuất, các trung tâm phục vụ khác hoặc cho lợi ích chung của toàn bộ doanh nghiệp. 1.2.2. Phân loại chi phí, giá thành ở doanh nghiệp 1.2.2.1 Phân loại chi phí * Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Theo chức năng hoạt động, chi phí được phân thành: chi phí sản xuất; chi phí ngoài sản xuất. - Chi phí sản xuất: - Chi phí ngoài sản xuất gồm Ngoài ra, trong kế toán quản trị chi phí còn được phân thành: chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm. - Chi phí thời kỳ - Chi phí sản phẩm * Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí v Theo cách phân loại này, chi phí được phân thành: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. * Các cách phân loại chi phí khác nhằm mục đích ra quyết định Để phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản lý, chi phí còn được phân loại như sau: - Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp: - Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được: Là những chi phí phản ánh phạm vi, quyền hạn của các nhà quản trị các cấp đối với những loại chi phí đó. - Chi phí chênh lệch: Là những chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác. - Chi phí cơ hội: Là lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án kinh doanh này thay vì chọn phương án kinh doanh khác. - Chi phí chìm: Là loại chi phí mà doanh nghiệp phải chịu và vẫn sẽ phải chịu cho dù doanh nghiệp chọn phương án sản xuất kinh doanh nào. * Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo kế toán - Chi phí sản phẩm - Chi phí thời kỳ * Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm năm yếu tố chi phí như sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ,nhiên liệu, phụ tùng thay thế... sử dụng vào sản xuất kinh doanh. - Chi phí nhân công - Chi phí tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác 1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm vi * Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi chi phí trong giá thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được phân thành: + Giá thành sản xuất toàn bộ + Giá thành sản xuất theo biến phí + Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất + Giá thành toàn bộ theo biến phí + Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm * Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành: + Giá thành kế hoạch + Giá thành định mức + Giá thành sản xuất thực tế 1.2.3. Xác định giá phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm 1.2.3.1. Xác định giá phí sản xuất sản phẩm theo KTQT chi phí truyền thống a. Xác định giá phí sản phẩm sản xuất theo phương pháp chi phí thực tế, phương pháp chi phí thông thường và phương pháp chi phí tiêu chuẩn. * Phương pháp chi phí thực tế: Chi phí của sản phẩm sản xuất được tính toán dựa trên cơ sở các chi phí NVLTT, CPNCTT và CPSXC thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. * Phương pháp chi phí thông thường (Chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính). Chi phí của sản phẩm sản xuất được tính toán trên cơ sở các CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC ước tính phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.. Phương pháp chi phí tiêu chuẩn: xác định giá phí sản phẩm theo các chi phí định mức cho cả ba khoản mục chi phí sản xuất. b. Xác định giá phí sản phẩm sản xuất theo phương pháp chi phí trực tiếp và phương pháp chi phí toàn bộ vii * Phương pháp chi phí toàn bộ: Tất cả các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm đều được tính vào giá thành sản phẩm sản xuất, không có sự phân biệt giữa chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi. * Phương pháp chi phí trực tiếp ( phương pháp chi phí biến đổi), giá thành sản phẩm chỉ bao gồm các chi phs sản xuất biến đổi, còn các chi phí cố định được coi là chi phí thời kỳ và được tính vào chi phí kinh doanh ngay khi phát sinh. c. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm Tuỳ thuộc vào đặc điểm của quá trình sản xuất, kế toán lựa chọn một trong hai phương pháp xác định chi phí sau: + Phương pháp xác định chi phí theo công việc. + Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. d. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, mặt hàng sản xuất ổn định, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau, sản phẩm hoàn chỉnh của bước này là đối tượng chế biến của bước sau. Có hai phương pháp đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ là phương pháp nhập trước - xuất trước và phương pháp bình quân. + Phương pháp bình quân + Phương pháp nhập trước, xuất trước: 1.2.3.2. Xác định giá phí sản xuất sản phẩm theo KTQT chi phí hiện đại. a. Phương pháp chi phí hoạt động. Phương pháp này tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho một sản phẩm sản xuất trên cơ sở các chi phí hoạt động cần thiết để sản xuất sản phẩm đó. b. Phương pháp xác định chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian mà một sản phẩm tồn tại, từ lúc nghiên cứu, thử nghiệm cho tới khi hết giá trị sử dụng Chu kỳ sống của sản phẩm có 4 giai đoạn: triển khai, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái. KTQT chi phí áp dụng các phương pháp xác định chi phí khác nhau trong viii từng giai đoạn này nhằm tăng cường hiệu quả quản trị chi phí trong toán bộ chu kỳ sống của sản phẩm. 1.2.3.4. Phương pháp tính giá thành * Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp này được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm * Phương pháp tính giá thành theo hệ số Theo phương pháp này, để tính được giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm chuẩn, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm chuẩn và giá thành từng loại sản phẩm. * Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Theo phương pháp này, căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại * Phương pháp tính giá thành loại trừ giá trị sản phẩm phụ Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá trị có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu. * Phương pháp tổng cộng chi phí Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + ... + Zn * Phương pháp định mức Đây là phương pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về vật tư, lao động, các dự toán về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý, khoản chênh lệch do những thay đổi định mức cũng như những chênh lệch trong quá trình thực hiện so với định mức. ix * Phương pháp liên hợp Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm phức tạp đòi hỏi tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau. 1.2.4. Lập dự toán chi phí sản xuất 1.2.4.1. Các phương pháp ước tính chi phía. a. Phương pháp cực đại, cực tiểu (phương pháp số chênh lệch) Phương pháp này phân tích chi phí hỗn hợp trên cơ sở khảo sát chi phí hỗn hợp ở mức cao nhất và ở mức thấp nhất b. Phương pháp bình phương bé nhất Phương pháp này ước tính chi phí một cách khách quan bằng cách sử dụng tất cả các giá trị quan sát được. Đường thẳng biểu thị chi phí hỗn hợp là đường hồi quy có tổng bình phương các độ chênh lệch giữa các giá trị quan sát được và đường hồi quy là bé nhất. c. Phương pháp hồi quy bội Trong thực tế chi phí có thể chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố do đó các phương pháp trên không giải quyết hết được, do vậy phải sử dụng phương pháp hồi quy bội để tìm phương trình biểu thị mối quan hệ giữa một biến số phụ thuộc ( Y) với hai hoặc nhiều biến số độc lập ( X). 1.2.4.2. Dự toán chi phí sản xuất trong tổng dự toán 1.2.5. Tổ chức thu thập, xử lý, hệ thống hoá và cung cấp thông tin kế toán, lập báo cáo quản trị chi phí giá thành trong doanh nghiệp 1.2.5.1. Tổ chức thu nhận, xử lý, hệ thống hoá và cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí, giá thành trong doanh nghiệp. * Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán * Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán * Tổ chức hệ thống sổ kế toán 1.2.5.2. Tổ chức lập báo cáo quản trị chi phí, giá thành. Để KTQT chi phí, giá thành có thể cung cấp những thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị DN đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, kịp thời, cần thiết phải tổ chức hệ thống báo cáo KTQT chi phí, giá thành khoa học, hợp lý. x 1.2.6. Phân tích chi phí để ra quyết định kinh doanh 1.2.6.1. Phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) Vận dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để ra quyết định kinh doanh chủ yếu dựa trên cơ sở phân loại chi phí thành biến phí, định phí và khái niệm giá thành theo biến phí để xử lý và cung cấp thông tin cần thiết về chi phí, giá thành phục vụ việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị. Mối quan hệ này là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác kế toán quản trị ở các doanh nghiệp . Phân tích mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng- lợi nhuận là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn hay quyết định điều chỉnh về sản xuất kinh doanh như giá bán, chi phí, sản lượng...nhằm tối đa hoá lợi nhuận. 1.2.6.2. Các quyết định sách lược Vai trò quan trọng của KTQT là cung cấp thông tin về chi phí để ra quyết định sách lược. Quyết định sách lược là các quyết định cần tiến hành ngay và có một tầm nhìn hạn chế, như chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng với mức giá thấp hơn giá thông thường. 1.2.6.3. Xác định giá bán sản phẩm Về xác định giá bán chủ thể chia DN thành hai loại như DN được xác định giá và DN chấp nhận giá. DN thiết lập giá là DN sản xuất kinh doanh các sản phẩm có tính đơn chiếc, theo đơn đặt hàng của người mua. Đối với DN này thông tin về chi phí có vai trò rất lớn trong quyết định giá bán sản phẩm của họ. DN chấp nhận giá là DN không có hoặc có rất ít ảnh hưởng tói giá bán của các sản phẩm mà mình đang sản xuất kinh doanh, giá bán của họ bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Đối với DN này, thông tin về chi phí cũng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định xem liệu sản phẩm của họ có thể chấp nhận được giá thị trường không và với cơ cấu sản phẩm nào sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất cho DN. Thông thường các DN xác định giá bằng công thức sau : Giá bán = Chi phí + Tỷ lệ % cộng thêm x chi phí xi CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỀU HOÀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội mỗi năm cung cấp hàng chục ngàn sản phẩm ra thị trường. Mặc dù số lượng không nhiều, nhưng các doanh nghiệp này đã góp một phần đáng kể cho sự phát triển của ngành sản xuất điện tử, điện lạnh trên địa bàn Thủ Đô. 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ * Đặc điểm sản phẩm * Đặc điểm quy trình công nghệ 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội được tổ chức bao gồm các phần hành như sau: - Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán lương, TGNH Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán CPSX và giá thành SP kiêm kế toán tổng hợp Thủ quỹ 2.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội. 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội đều phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung xii 2.2.2. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được xác định là từng phân xưởng sản xuất. 2.2.3. Nội dung kế toán các khoản mục chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các DN sản xuất điều hoà trên địa bàn Hà Nội. 2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất điều hoà bao gồm: nguyên liệu chính (linh kiện điều hoà ,đồng, thép, tôn mạ kẽm); nguyên liệu phụ (ốc vít, dây đai, băng dính…); nhiên liệu (gas, dầu diezen, năng lượng dùng cho sản xuất như: điện). Các vật liệu để sản xuất điều hoà nhập từ nhiều nguồn khác nhau và giá nhập khác nhau. Do đó, giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho được đánh giá theo trị giá vốn thực tế nhập kho. 2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất điều hoà bao gồm: tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ). Công ty cổ phần Nagakawa áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, còn công ty Cổ phần Nhựa và Điện lạnh Hoà Phát áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. 2.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là chi phí có liên quan đến công tác phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ, đội sản xuất Chi phí sản xuất chung bao gồm các nội dung sau: + + + + + Chi phí nhân viên phân xưởng (CPNVPX) Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ (CPVLCCDC) Chi phí khấu hao tài sản cố định (CPKHTSCĐ) Chi phí dịch vụ mua ngoài (CPDVMN) Chi phí bằng tiền khác (CPBTK)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng