Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc tổng công ty thép việt nam

.PDF
286
56
135

Mô tả:

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  ®ç thÞ hång h¹nh Hoµn thiÖn kÕ to¸n chi phÝ, doanh thu, kÕt qu¶ kinh doanh trong c¸c doanh nghiÖp s¶n xuÊt thÐp thuéc tæng c«ng ty thÐp viÖt nam Hµ Néi – 2015 Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  ®ç thÞ hång h¹nh Hoµn thiÖn kÕ to¸n chi phÝ, doanh thu, kÕt qu¶ kinh doanh trong c¸c doanh nghiÖp s¶n xuÊt thÐp thuéc tæng c«ng ty thÐp viÖt nam Chuyªn ngµnh: kÕ to¸n (kÕ to¸n, kiÓm to¸n vµ ph©n tÝch) M· sè: 62340301 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. GS.TS Đặng Thị Loan 2. PGS.TS Đinh Thị Mai Hµ Néi – 2015 iii LỜICAMĐOAN TôixincamđoanLuậnánnàylàcôngtrìnhcủariêngtôi.SốliệusửdụngtrongLuậnánl àtrungthực.NhữngkếtquảcủaLuậnánchưatừngđượccôngbốtrongbấtcứcôngtrìnhnàokh ác. TácgiảcủaLuậnán Đỗ Thị Hồng Hạnh iv LỜICẢMƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo của Viện kế toán – kiểm toán, tập thể lãnh đạo và cán bộ Viện đào tạo sau đại học của trường. Tác giả đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo GS.TS Đặng Thị Loan, cô giáo PGS.TS Đinh Thị Mai đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ của Tổng công ty thép Việt Nam và các đơn vị thành viên đã nhiệt tình trả lời phỏng vấn, cũng như trả lời các phiếu điều tra và cung cấp các thông tin bổ ích giúp tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin cảm ơn tập thể lãnh đạo của Khoa ngoại ngữ - nơi tác giả đang công tác, đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ với tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Cuối cùng, Tác giả muốn bày tỏ cảm ơn tới Bố, Mẹ, Chồng, Con, Anh, Chị, Em đã giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tác giả luận án Đỗ Thị Hồng Hạnh v MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA…………….………………………………...…………….……ii LỜI CAM ĐOAN.……………..……………………………...……………….…..iii LỜI CẢM ƠN...……………………..……………………...………………….…..iv MỤC LỤC….………………………….………………...…………….…………....v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.…………..………………..………………….….vi CHƯƠNG1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 1 1.1 Tính cấp thiết của luận án............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu luận án................................................................................ 4 1.5.1Phương pháp luận .......................................................................................................... 4 1.5.2 Hệ thống phương pháp.................................................................................................. 4 1.5.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5 1.5.4 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 6 1.6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ................................................................................... 7 1.7. Bố cục của luận án ...................................................................................................... 11 1.8 Những đóng góp mới của luận án............................................................................... 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU, KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .................................... 13 2.1 Bản chất, vai trò và yêu cầu của kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX........... 13 2.1.1 Bản chất chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp SX ........... 13 2.1.2 Vai trò của kế toán chi phí, doanh thu, KQKD trong các doanh nghiệp sản xuất ...... 28 2.1.3 Yêu cầu của kế toán chi phí, doanh thu, KQKD trong các doanh nghiệp sản xuất .... 29 2.2 Kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ kế toán tài chính ............................................................................................ 30 2.2.1Kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất ........................................................ 30 2.2.2Kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất ................................................... 37 2.2.3Kế toán kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất ..................................... 39 2.3Kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ kế toán quản trị ............................................................................................. 40 vi 2.3.1 Xây dựng định mức và lập dự toán CP, DT, KQKD trong các doanh nghiệp SX ..... 40 2.3.2 Thu thập thông tin về chi phí, doanh thu, KQKD trong các doanh nghiệp sản xuất .. 45 2.3.3 Phân tích thông tin về CP, DT, KQKD phục vụ cho việc ra quyết định tại các DNSX 51 2.4 Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm các nước về kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh và bài học rút ra cho Việt Nam............................................... 54 2.4.1 Chuẩn mực kế toán quốc về CP, DT, KQKD trong hoạt động kinh doanh của DN .. 54 2.4.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về kế toán CP, DT, KQKD ................... 57 2.4.3 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam về kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất .......................................................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 64 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU, KẾT QUẢKINH DOANH TRONG CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP THUỘCTỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM.............................................................................................................. 65 3.1 Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty thép Việt Nam (VNSTEEL) .................... 65 3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý, tổ chức công tác kế toán tại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công thép Việt Nam .......................................... 69 3.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các Cty SX thép thuộc TCT Thép Việt Nam .... 69 3.2.2 Đặc điểm hoạt động quản lý tại các Cty sản xuất thép thuộc TCT thép Việt Nam .... 72 3.2.3Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam . 75 3.3 Thực trạng kế toán tài chính chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam...................................................... 76 3.3.1 Thực trạng kế toán chi phí tại các công ty sản xuất thép thuộc TCT thép Việt Nam . 76 3.3.2Thực trạng kế toán doanh thu tại các Cty sản xuất thép thuộc TCT thép Việt Nam ... 98 3.3.3 Thực trạng kế toán KQKD tại các Cty sản xuất thép thuộc TCT thép Việt Nam ..... 107 3.4 Thực trạng kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam.................................................... 110 3.4.1 Xây dựng định mức, dự toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam .............................................................. 111 3.4.2 Báo cáo kế toán quản trị về chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam .............................................................. 112 3.4.3Phân tích các thông tin chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị tại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam ................................ 113 vii 3.5 Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam ................................... 114 3.5.1Những kết quả đã đạt được ........................................................................................ 114 3.5.2Một số những tồn tại cơ bản ...................................................................................... 115 3.5.3Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ................................................................... 119 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................................120 CHƯƠNG 4: PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU, KẾT QỦA KINH DOANH TRONG CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP THUỘC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM ..................................................................................................... 121 4.1 Một số định hướng chính trong phát triển ngành thép của VN đến năm 2020121 4.1.1 Quan điểm phát triển................................................................................................. 121 4.1.2 Định hướng phát triển ............................................................................................... 122 4.1.3 Mục tiêu phát triển .................................................................................................... 123 4.2 Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam ................... 123 4.3 Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam .......................................... 125 4.3.1 Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam dưới góc độ kế toán tài chính ............................ 125 4.3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam dưới góc độ kế toán quản trị .............................. 139 4.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam.......................... 154 4.4.1 Điều kiện về phía nhà nước và các cơ quan chức năng ............................................ 154 4.4.2Điều kiện đối với Tổng công ty và các đơn vị thành viên ......................................... 155 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 157 KẾT LUẬN ......................................................................................................................158 DANHMỤCCÔNGTRÌNHNGHIÊNCỨUCỦATÁCGIẢ….......…….....…vii DANH MỤCTÀILIỆUTHAM KHẢO ……………………………….…….….viii DANH MỤC PHỤLỤC………………..……………………… ……………………….ix vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - BH &CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ - BH Bán hàng - BCTC Báo cáo tài chính - BP Biến phí - CP, DT, KQHĐKD Chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh - CP, DT, KQKD Chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh - CTCP Công ty cổ phần - Cty Công ty - CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp - CPSXC Chi phí sản xuất chung - CP Chi phí - DN Doanh nghiệp - DNSX Doanh nghiệp sản xuất - DT Doanh thu - ĐM Định mức - ĐP Định phí - HĐTC Hoạt động tài chính - HĐKD Hoạt động kinh doanh - KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh - KTQT Kế toán quản trị - KTTC Kế toán tài chính - NC Nhân công - NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp - NVL Nguyên vật liệu - PP Phương pháp - PL Phân loại vii - PPKKTX Phương pháp kê khai thường xuyên - PPKKĐK Phương pháp kiểm kê định kỳ - PNK Phiếu nhập kho - PXK Phiếu xuất kho - QLDN Quản lý doanh nghiệp - SX Sản xuất - SXKD Sản xuất kinh doanh - TCT Tổng công ty - TSCĐ Tài sản cố định - XĐKQKD Xác định kết quả kinh doanh 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của luận án Vai trò và tầm quan trọng của ngành công nghiệp thép đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Đảng và Nhà nước sớm nhận thức rõ và hết sức quan tâm. Ngay từ những năm 1960, khi đất nước còn rất khó khăn, Đảng và Nhà nước đã dồn sức xây dựng Khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên - chiếc nôi đầu tiên của ngành thép Việt Nam, tạo tiền đề phát triển công nghiệp thép Việt Nam. Tuy vậy, do những điều kiện khắc nghiệt của những năm tháng chiến tranh, ngành thép Việt Nam đã không có điều kiện phát triển được như mong muốn. Bước vào thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước cũng đã có đã có những chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam. Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đã và đang từng bước tiến vào hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế thế giới là điều kiện thuận lợi và quan trọng cho nền kinh tế nước ta phát triển, nhưng bên cạnh đó nền kinh tế thị trường với những quy luật khắc nghiệt của nó cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các DN Việt Nam. Các DNSX thép tại Việt Nam cũng không nằm ngoài những thách thức đó. Ngành thép Việt Nam đã có nhiều cố gắng khai thác, cải tạo và mở rộng những cơ sở SX cũ và liên doanh với nước ngoài, tăng năng lực SX. Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém. Sự yếu kém này thể hiện qua các mặt sau: Năng lực SX phôi thép quá nhỏ bé; Cơ cấu mặt hàng SX hẹp, đơn điệu (có một số sản phẩm cung vượt xa so với cầu, nhưng có nhiều sản phẩm phải nhập khẩu); Trang thiết bị có qui mô nhỏ, lạc hậu, trình độ công nghệ và mức độ tự động hóa thấp; Chi phí SX lớn, năng suất lao động thấp, mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cao, chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Điều đó dẫn tới khả năng cạnh tranh thấp, khả năng xuất khẩu hạn chế, hiệu quả SXKD chưa cao, còn phải dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước. 2 Trong những năm gần đây, ngành thép Việt Nam đang rơi vào tình trạng khốn khó, các DN lao đao vì lượng hàng tồn đọng lớn lên đến hàng triệu tấn, thị trường tiêu thụ co hẹp. Hầu hết các DN thép Việt Nam hiện nay đang đứng trước khó khăn lớn với nguy cơ phá sản vì lượng tồn kho lên cao, trong khi lãi suất ngân hàng tăng cao, thị trường tiêu thụ lại co hẹp cùng với sự thâm nhập của thép ngoại. Các nhà máy cán thép trong nước đang phải đối mặt với tình trạng dư thừa công suất, công suất cán thép sử dụng chỉ đạt 60- 70%, các nhà máy hầu hết SX cầm chừng, một số nhà máy công bố tạm ngừng SX [57]. Các nhà chuyên môn hiện đang tìm một "giải pháp hoàn hảo", để đưa ngành Thép Việt Nam phát triển bền vững. Trong khi cuộc "bàn thảo" ấy chưa tới hồi kết, thì DN ngành thép vẫn đang tự tìm phương án để phát triển ngành thép. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững các DN đã nhận thấy sự cần thiết phải có chuyển biến mang tính đột phá ở tầm vĩ mô. Đồng thời đòi hỏi mỗi DN cần tổ chức lại SX, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Mặt khác các DN cần phải áp dụng các biện pháp quản lý khoa học tiên tiến, sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý doanh nghiệp để giảm CP, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường. Trong hệ thống các công cụ QLDN, kế toán là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu nhất, giúp cho các nhà quản trị DN có được những thông tin chính xác, trung thực và khách quan để kịp thời đưa ra các phương án kinh doanh hiệu quả nhất. Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính trong DN nên công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của DN. Trong hệ thống các phần hành kế toán, phần hành kế toán CP, DT, KQKD là một trong những phần hành rất quan trọng. Các thông tin về CP, DT, KQKD giúp ích rất nhiều cho các nhà quản trị DN, chất lượng thông tin của phần hành kế toán CP, DT, KQKD được coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại thắng lợi cho các quyết định kinh doanh của DN. Trong những năm gần đây, hệ thống kế toán nói chung, kế toán CP, DT, KQKD nói riêng đã từng bước được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc 3 những kinh nghiệm của thế giới, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Song thực tế công tác kế toán CP, DT, KQKD trong các DN Việt Nam nói chung và DNSX thép nói riêng vẫn còn nhiều điểm bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý của DN. Sự bất cập trong công tác kế toán CP, DT, KQKD đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng tài chính của các DN, làm giảm hiệu quả của hệ thống kiểm soát và đánh giá của DN. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, luận án nghiên cứu và chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam”, nhằm góp phần giúp các Cty sản xuất thép phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX. - Nghiên cứu thực trạng kế toán CP, DT, KQKD trong các Cty sản xuất thép thuộc TCT Thép Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng về kế toán CP, DT, KQKD trong các Cty SX thép thuộc TCT Thép Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD trong các Cty SX thép thuộc TCT Thép Việt Nam, phục vụ cho quản trị DN và quản lý vĩ mô của nhà nước trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ thực tiễn, từ những vấn đề lý luận về chất lượng thông của kế toán được coi là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại thắng lợi cho các quyết định kinh doanh của các DNSX thép trong điều kiện hội nhập kinh tế với nhiều thách thức. Tác giả đã đưa ra câu hỏi nghiên cứu làm thế nào để tăng cường chất lượng thông tin kế toán (kế toán CP, DT, KQKD) cho các DNSX thép thuộc TCT thép Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn của kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án thực hiện nghiên cứu kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX thép thuộc TCT Thép Việt Nam. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án khảo sát, nghiên cứu về kế toán CP, DT, KQKD các hoạt động BH & CCDV; các HĐTC của các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam (không nghiên cứu đến hoạt động khác). Cụ thể: + Về kế toán chi phí: Khảo sát, nghiên cứu về kế toán CP sản phẩm, kế toán CP thời kỳ, kế toán CP tài chính. + Về kế toán doanh thu: Khảo sát, nghiên cứu về kế toán doanh thu BH & CCDV, kế toán DT bán hàng nội bộ, kế toán DT HĐTC. + Về kế toán kết quả kinh doanh: Khảo sát, nghiên cứu về doanh thu BH & CCDV, doanh thu HĐTC, lợi nhuận thuần từ HĐKD. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập số liệu về kế toán CP, DT, KQKD tại các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam trong thời gian 3 năm 2011, 2012, 2013. 1.5. Phương pháp nghiên cứu luận án 1.5.1 Phương pháp luận Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp (PP) luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin trong quá trình thực hiện nghiên nội dung của luận án. 1.5.2 Hệ thống phương pháp Trên cơ sở PP luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tác giả đã sử dụng tổng hợp nhiều PP nghiên cứu khác nhau như: PP điều tra, phân tích, hệ thống hóa; PP khảo sát, ghi chép; PP tổng hợp, phân tổ thống kê; PP quy nạp, diễn giải, so sánh; PP thực chứng… để nghiên cứu, phân tích, đánh giá, trình bày các vấn đề có liên quan đến kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX nói chung và trong các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam nói riêng. 5 1.5.3 Phương pháp nghiên cứu 1.5.3.1 Phương pháp thu thập thông tin Đối với dữ liệu sơ cấp: Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, tác giả sử dụng Bảng hỏi (phụ lục 1.1) được chuẩn bị trước, nội dung chứa đựng lượng thông tin lớn liên quan đến công tác kế toán CP, DT, KQKD để phỏng vấn các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam. Đối tượng được phỏng vấn là các kế toán trưởng. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng bảng hỏi để thực hiện phỏng vấn đối với các kiểm toán viên ở các Cty kiểm toán độc lập đã từng thực hiện nhiệm vụ kiểm toán đối với các Cty SX thép (phụ lục số 1.2). Tác giả cũng thực hiện phỏng vấn đối với các tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc của các Cty SX thép để thu thập các dữ liệu liên quan đến đến công tác kế toán CP, DT, KQKD của các Cty này (phụ lục số 1.3). Để thu thập thêm các thông tin liên quan, tác giả thực hiện phỏng vấn không cấu trúc đối với một số nhà quản lý ở cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Tác giả cũng đã sử dụng PP khảo sát, ghi chép để nghiên cứu đối với hệ thống sổ sách, cơ sở vật chất thực hiện công tác kế toán CP, DT, KQKD của các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam. Đối với dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập thông tin thông qua các thông tin có sẵn:Niên giám thống kê, trang GOOGLE, các BCTC, báo cáo tổng kết trên trang web của Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam. Ngoài ra tác giả còn thực khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: Tổng cục Thống kê điều tra và phát hành, một số trang Web của các tổ chức hành nghề kiểm toán – kiểm toán ở Việt Nam. .. Luận án cũng tham khảo kết quả điều tra, phân tích về công tác CP, DT, KQKD ở một số luận án tiến sỹ để tổng kết kinh nghiệm và rút ra bài học cho việc vận dụng vào công tác kế toán CP, DT, KQKD trong các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam. 1.5.3.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu Số liệu thu được từ điều tra, quan sát, phỏng vấn, ghi chép... được tác giả tổng 6 hợp lại,PP phân tổ thống kê sẽ được sử dụng để xử lý thông tin. Trên cơ sở đó tác giả thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng công tác kế toán CP, DT, KQKD tại các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam, mặt mạnh, mặt yếu, các nguyên nhân chủ quan, khách quan ...để từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán CP, DT, KQKD của các Cty SX thép. Luận án cũng vận dụng các PP cụ thể trong quá trình nghiên cứu như: PP quy nạp, diễn giải, so sánh, PP thống kêđể phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó đánh gía và ra kết luận từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp và khả thi. 1.5.4 Quy trình nghiên cứu TCT thép Việt Nam có 14 Cty con, 11 đơn vị trực thuộc và 28 Cty liên kết(phụ lục số 1.4). Tác giả đã lựa chọn 6 Cty (phụ lục số 1.5) để phỏng vấn, khảo sát trực tiếp về công tác kế toán CP, DT, KQKD tại các Cty này. Cụ thể, với 14 Cty con, trong đó có 6 Cty chuyên SX thép (2 Cty chưa đi vào hoạt động), tác giả lựa chọn 2 đơn vị để điều tra; Với 11 đơn vị trực thuộc, trong đó có 2 Cty chuyên SX thép, tác giả lựa chọn 1 Cty để điều tra; Với 28 Cty liên kết, trong đó có 14 Cty chuyên SX thép, tác giả lựa chọn 3 Cty để điều tra. Các Cty được lựa chọn đều mang tính đại diện. Cụ thể như sau: Thứ nhất: Đại diện cho các mô hình tổ chức quản lý SX thép trong TCT (Cty con: CTCP gang thép Thái Nguyên, CTCP thép Biên Hòa; Cty trực thuộc: Cty thép tấm lá Phú Mỹ; Cty liên kết:Công TNHH natsteel vina, Cty TNHH thép VPS, Cty TNHH Vinapipe). Thứ hai: Đại diện cho các loại dây truyền công nghệ (dây truyền có công nghệ hiện đại: CTCP thép tấm lá Phú Mỹ, Cty TNHH thép VPS...; dây truyền có công nghệ trung bình: CTCP gang thép Thái Nguyên, Cty TNHH natsteel vina; dây truyền có công nghệ lạc hậu: CTCP thép Biên Hòa). Thứ Ba: Các Cty được lựa chọn đều có sản lượng chiếm thị phần rất lớn trong thị trường trong nước (phụ lục 1.6). Bên cạnh đó tác giả cũng đã tiến hành gửi phiếu điều tra đến 13 Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam (phụ lục 1.7) để thu thập thông tin phục vụ cho công tác 7 nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả thực hiện việc quan sát, ghi, sao chép số liệu đối với hệ thống sổ sách, BCTC của các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam để phục vụ cho nghiên cứu của luận án. Hãng kiểm toán AASC là một trong những đơn vị kiểm toán độc lập, được TCT thép Việt Nam và phần lớn các đơn vị thành viên của TCT lựa chọn là đơn vị thực hiện công tác kiểm toán hàng năm (từ năm 2000). Tác giả cũng đã tiếp cận và thực hiện phỏng vấn đối một số kiểm toán viên được Hãng giao nhiệm vụ kiểm toán hàng năm tại các đơn vị SX thép thuộc TCT để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của luận án (phụ lục 1.8). Để có thêm thông tin phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng phát triển của TCT thép Việt Nam, tác giả đã thực hiện phỏng vấn không cấu trúc đối với một số nhà quản lý ở cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Với các nguồn thông tin sẵn có liên quan đến ngành thép trong nước và thế giới, tác giả thu thập thông tin thông qua các thông tin có sẵn:Niên giám thống kê của Tổng cụ thống kê, trang GOOGLE, trang web của các Cty SX thép... Số liệu thu được từ điều tra, quan sát, phỏng vấn, ghi chép... được tác giả sử dụng các phương pháp như PP phân tổ thống kê, PP quy nạp, diễn giải, so sánh, PP thống kê…, để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó đánh gía và ra kết luận từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp và khả thi. 1.6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Trong điều kiện hội nhập kinh tế. Việc quản lý tốt CP, DT, KQKD sẽ góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại thắng lợi cho các quyết định kinh doanh của các DN. Vì vậy, đã có nhiều các công trình nghiên cứu về CP, DT, KQKD trong các DN. Các Công trình nghiên cứu có thể chia thành các nhóm như sau: * Nhóm nghiên cứu về CP, DT, KQKD trong các doanh nghiệp Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về CP, DT, KQKD trong các DN thuộc lĩnh vực dịch vụ 8 Thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, đã có TS. Mai Ngọc Anh (2008) với luận án “Tổ chức công tác kế toán CP, DT và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển” đã nghiên cứu về tổ chức kế toán CP, DT, KQHĐKD của ngành dịch vụ vận tải đường biển, trên cơ sở những nghiên cứu của mình tác giả đã phản ánh được bức tranh toàn cảnh về thực trạng tổ chức công tác kế toán CP, DT, KQHĐKD của ngành dịch vụ vận tài đường biển. Luận án cũng đã đưa ra một số những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán CP, DT, KQHĐKD của ngành dịch vụ vận tải đường biển. Do nghiên cứu trên một phạm vi rất rộng, vì vậy luận án mới chỉ thực hiện nghiên cứu chung các vấn đề liên quan đến tổ chức kế toán CP, DT, KQHĐKD của các DN, Cty hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường biển. Đây là một trong những nghiên cứu rất thiết thực cho ngành dịch vụ vận tải đường biển. Thuộc lĩnh vực dịch vụ khách sạn, có TS. Văn Thị Thái Thu (2008) trong luận án “Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị CP, DT, KQKD trong các DN kinh doanh khách sạn ở Việt Nam” đã nghiên cứu về tổ chức kế toán quản trị CP, DT, KQKD trong các DN kinh doanh khách sạn ở Việt Nam, theo tác giả tổ chức kế toán quản trị CP, DT, KQKD hiện nay chưa được coi trọng trong các DN kinh doanh khách sạn, trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng công tác kế toán quản trị CP của các DN kinh doanh khách sạn tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị CP, DT, KQKD cho các DN kinh doanh khách sạn ở Việt Nam. Với đề tài này, tác giả mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị CP, DT, KQKD trong các DN kinh doanh khách sạn. Tổ chức công tác kế toán tài chính CP, DT, KQKD tác giả chỉ đề cập qua, không đi sâu nghiên cứu. Thuộc về lĩnh vực dịch vụ du lịch, đã có TS. Hà Thị Thúy Vân (2011) đã nghiên cứu luận án “Hoàn thiện kế toán CP, DT, KQHĐKD du lịch tour tại các DN du lịch trên địa bàn Hà Nội” với nghiên cứu này TS. Hà Thị Thúy Vân đã làm rõ được cơ sở lý luận của công tác kế toán CP, DT, KQHĐKD trong lĩnh vực hoạt động du lịch tour. Tác giả đã phản ánh được thực trạng công tác kế toán CP, DT, KQHĐKD du lịch tour trên địa bàn Hà Nội. Tác giả cũng đã đưa ra được một số giải pháp về cả góc độ kế toán quản trị và góc độ kế toán tài chính với công tác kế 9 toán CP, DT, KQKD du lịch tour trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, với luận án này, tác giả mới chỉ nghiên cứu công tác kế toán CP, DT, KQHĐKD trong các DN kinh doanh du lịch tour trong phạm vi hẹp (1 tỉnh) với nhiều đặc thù, với nhiều điều kiện thuận lợi (thành phố Hà Nội). Việc áp dụng kết quả nghiên cứu này cho các DN kinh doanh du lịch tour ở các địa phương khác trong cả nước cần phải được nghiên cứu, điều chỉnh mới phù hợp và vận dụng được. Ngoài ra, nghiên cứu về tổ chức KTQT trong các DN dịch vụ du lịch còn có TS. Phạm Thị Kim Vân (2002), với luận án “Tổ chức kế toán quản trị CP và KQKD ở các DN kinh doanh du lịch”. Qua nghiên cứu, TS. Phạm Thị Kim Vân đã nêu ra được những vấn đề lý luận cơ bản của KTQT trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong kế toán chi tiết và nhận thức về KTQT trong các DN du lịch, các giải pháp để khắc phục những hạn chế này. Thứ hai: Các công trình nghiên cứu về CP, DT, KQKD trong các DN thuộc lĩnh vực SX - Nghiên cứu về tổ chức kế toán CP, DT, KQKD trong các DN thuộc lĩnh vực SX, có TS. Nghiêm Thị Thà (2007) với luận án “Hoànthiện tổ chức kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX gốm sứ xây dựng” đã nghiên cứu thực tiễn tổ chức kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX gốm sứ xây dựng. Tác giả đã cho rằng công tác tổ chức công tác kế toán kế toán CP, DT, KQKD cũng là một trong các yếu tố đảm bảo sự thành công cho các quyết định kinh doanh của DN. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán CP, DT, KQKD cho các DNSX gốm sứ xây dựng. Với nội dung này, luận án đã nghiên cứu trên một phạm vi rất rộng, luận án mới chỉ dừng lại nghiên cứu chung các vấn đề liên quan đến tổ chức kế toán CP, DT, KQKD của các DN trong ngành gốm sứ xây dựng, một số vấn đề mới chỉ được tác giả đề cập đến chưa có những nghiên cứu cụ thể. Ta có thể thấy, các công trình nghiên cứu về CP, DT, KQKD mới chỉ được nghiên cứu chủ yếu trong các DN thuộc lĩnh vực dịch vụ (vận tải, du lịch, khách sạn). Có một công trình nghiên cứu cho DN thuộc lĩnh vực SX, nhưng lại là SX 10 gốm sứ - một ngành có nhiều đặc thù. Các công trình nghiên cứu được thực hiện trên cả góc độ KTTC và KTQT, các kết quả nghiên cứu rất thiết thực. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ cho lĩnh vực dịch vụ (vận tải, du lịch, khách sạn), phục vụ cho lĩnh vực SX gốm sứ, cho nên không áp dụng được, hoặc áp dụng không phù hợp cho các DN thuộc lĩnh vực SX khác, đặc biệt là ngành SX thép – ngành công nghiệp nặng. * Nhóm nghiên cứu về doanh nghiệp thép Nghiên cứu về các DNSX thép, đã có TS. Phạm Thị Đào (1996), với nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm ổn định thị trường thép ở nước ta”. Với nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu, phân tích thị trường thép ở Việt Nam trong những năm ở thập kỷ 90, tác giả cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thép ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm ổn định thị trường thép ở Việt Nam ở thời điểm đó. Ngoài ra, còn có TS. Ngô Thị Ánh (2004) với nghiên cứu“Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại các DN nhà nước SX thép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Với nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ được thực trạng công tác quản lý chất lượng của các DNSX thép trên địa bàn thành phố HCM. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại các DN này. Đó là mô hình quản lý chất lượng hướng vào khách hàng và các bên quan tâm. Với sự huy động hiệu quả các nguồn lực DN, tập trung vào liên tục cải tiến chất lượng. Tác giả Nguyễn Hoài Nam (2010), với nghiên cứu “Quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các DNSX thép tại Việt Nam”. Với nghiên cứu này, tác giả đã phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối thép xây dựng trong các DNSX thép tại Việt Nam trong những năm gần đây. Tác giả cũng đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện các hoạt động này. Tác giả cũng đưa ra những kiến nghị cải thiện về điều kiện cần thiết ở tầm vĩ mô để thực hiện được những giải pháp này. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu đã công bố, đã có nhiều nghiên cứu về công tác kế toán CP, kế toán DT, kế toán KQKD của DN dưới góc độ kế toán tài 11 chính hay kế toán quản trị. Tuy nhiên, nếu xét theo lĩnh vực hoạt động thì các nghiên cứu này chủ yếu mới được thực hiện nghiên cứu ở các lĩnh vực dịch vụ (vận tải, khách sạn, du lịch), một số công trình được thực hiện nghiên cứu ở lĩnh vực SX (gốm sứ, chế biến bánh kẹo, thức ăn). Nếu xét theo lĩnh vực chuyên môn thì các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán. Bên cạnh đó, cũng có các công trình nghiên cứu về các DN thép, tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện trên lĩnh vực hoạt động khác của DN (không phải hoạt động về KTTC). Chưa có bất cứ công trình nào nghiên cứu về công tác kế toán thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, cũng như trong ngành SX thép ở Việt Nam- ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong điều kiện ngành SX thép của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn bất cập, các DN có nguy cơ bị phá sản, nhiều DN đã phải SX cầm chừng hoặc tạm ngừng SX. Với mục đích tìm các giải pháp góp phần giúp các DNSX thép ở Việt Nam phát triển ổn định và bền vững trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX thép thuộc TCT Thép Việt Nam”. 1.7. Bố cục của luận án Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng, sơ đồ và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận án bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX. Chương 3: Thực trạng công tác kế toán CP, DT, KQKD trong các Cty SX thép thuộc TCT Thép Việt Nam. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD trong các Cty SX thép thuộc TCT Thép Việt Nam. 1.8 Những đóng góp mới của luận án * Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 1. Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX. Cụ thể: (1) Vai trò, bản chất và yêu cầu của kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan