Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hệ thống tiền lương và thu nhập ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống tiền lương và thu nhập ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh khánh hòa

.PDF
118
108
64

Mô tả:

-i- Mục lục Mục lục ................................ ................................ ................................ ................i Lời cảm ơn ................................ ................................ ................................ ..........v Lời nói đầu ................................ ................................ ................................ ..........1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG – TIỀN THƯỞNG................. 3 1.1 Một số quan điểm về tiền l ương................................ ................................ .....3 1.2 Chức năng, vai trò và ý nghĩa ................................ ................................ .......3 1.2.1 Chức năng ................................ ................................ ................................ ..3 1.2.2 Vai trò và ý nghĩa ................................ ................................ ....................... 4 1.3 Các nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức v à hạch toán tiền lương .............5 1.3.1 Nguyên tắc trả lương ................................ ................................ .................. 5 1.3.2 Nguyên tắc hạch toán................................ ................................ .................. 6 1.4 Chế độ lương cấp bậc và lương chức vụ ................................ ........................ 6 1.4.1 Lương cấp bậc ................................ ................................ ............................ 6 1.4.1.1 Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ................................ ................................ .....6 1.4.1.2 Thang lương ................................ ................................ ........................... 7 1.4.1.3 Mức lương ................................ ................................ ............................... 8 1.4.1.4 Phụ cấp và các khoản thu nhập có tính chất l ương ................................ ...8 1.4.2 Lương chức vụ................................ ................................ ............................ 9 1.5 Quỹ lương và các hình thức lương chính trong doanh nghi ệp ...................... 10 1.5.1 Quỹ tiền lương................................ ................................ .......................... 10 1.5.1.1 Khái niệm ................................ ................................ .............................. 10 1.5.1.2 Về nguyên tắc ................................ ................................ ........................ 11 1.5.1.3 Phương pháp xác đ ịnh quỹ tiền lương kế hoạch ................................ .....11 1.5.1.4 Xác định quỹ tiền lương thực hiện ................................ ......................... 12 1.5.2 Các hình thức tính lương................................ ................................ ........... 14 1.5.2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian................................ ........................ 14 1.5.2.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm................................ ....................... 15 1.6 Chế độ tiền thưởng ................................ ................................ ...................... 17 1.6.1 Khái niệm ................................ ................................ ................................ .17 1.6.2 Yêu cầu khi thực hiện chế độ th ưởng ................................ ........................ 17 1.6.3 Điều kiện thưởng, mức thưởng và quy chế thưởng................................ ....17 - ii - 1.6.3.1 Điều kiện thưởng ................................ ................................ ................... 17 1.6.3.2 Mức thưởng ................................ ................................ ........................... 18 1.6.3.3 Quy chế thưởng ................................ ................................ ..................... 18 1.6.4 Các hình thức thưởng................................ ................................ ................ 18 1.6.4.1 Thưởng một chỉ tiêu................................ ................................ ............... 18 1.6.4.2 Thưởng theo hai chỉ tiêu ................................ ................................ ........19 1.6.4.3 Thưởng theo 3 chỉ tiêu ................................ ................................ ........... 19 1.6.4.4 Thưởng 4 chỉ tiêu................................ ................................ ................... 20 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN L ƯƠNG VÀ THU NHẬP TẠI NHNo&PTNT TỈNH KHÁNH HÒA ................................ ......................... 21 2.1 Khái quát về NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa................................ ............... 21 2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri ển................................ ............................. 21 2.1.1.1 Sự ra đời ................................ ................................ ................................ 21 2.1.1.2 Quá trình phát tri ển ................................ ................................ ................ 22 2.1.2 Chức năng và hoạt động chính ................................ ................................ ..23 2.1.2.1. Huy động vốn ................................ ................................ ....................... 23 2.1.2.3.Dịch vụ cung ứng................................ ................................ ................... 24 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ................................ ................................ ......................... 24 2.1.4. Những thuận lợi, khó khăn ................................ ................................ .......32 2.1.4.1 Thuận lợi ................................ ................................ ............................... 32 2.1.4.2 Khó khăn ................................ ................................ ............................... 33 2.1.5 Phương hướng phát triển trong thời gian tới ................................ .............. 34 2.1.5.1 Các chỉ tiêu phấn đấu ................................ ................................ ............. 34 2.1.5.2 Các giải pháp cụ thể ................................ ................................ ............... 34 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa .......... 38 2.2.1 Môi trường kinh doanh ................................ ................................ ............. 38 2.2.1.1 Môi trường vĩ mô................................ ................................ ................... 38 2.2.1.2 Môi trường vi mô................................ ................................ ................... 39 2.2.2 Năng lực hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa........................... 42 2.2.2.1 Vốn................................ ................................ ................................ ........42 2.2.2.2 Lao động................................ ................................ ................................ 43 2.2.2.3 Trang thiết bị ................................ ................................ ......................... 45 2.2.3 Đánh giá kết quả kinh doanh trong thời gian qua ................................ ......45 2.2.3.1 Công tác nguồn vốn ................................ ................................ ............... 45 - iii - 2.2.3.2 Công tác tín dụng................................ ................................ ................... 48 2.2.3.3 Các hoạt động kinh doanh khác ................................ ............................. 51 2.2.3.4 Kết quả tài chính ................................ ................................ .................... 54 2.3 Tiền lương và thu nhập ở NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa ........................... 56 2.3.1 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác Tiền l ương và thu nhập ở NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa ................................ ................................ .........56 2.3.1.1 Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài ................................ ............. 56 2.3.1.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong................................ .............. 57 2.3.2 Tiền lương trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa ....................... 62 2.3.2.1 Quỹ lương và sử dụng quỹ tiền lương ................................ .................... 62 2.3.2.2 Phương pháp xác đ ịnh, phân phối quỹ tiền l ương, tiền lương kinh doanh................................ ................................ ................................ ................. 64 2.3.2.3 Các chế tài trả lương đối với chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc của chi nhánh cấp I, II................................ ................................ .............................. 66 2.3.2.4 Mô hình khuyến khích tài chính ................................ ............................ 67 2.3.2.5 Quyền lợi cho người lao động ................................ ................................ 71 2.3.2.6 Một số hướng dẫn chuyển xếp lương kinh doanh ................................ ...71 2.3.3 Đánh giá chung về hệ thống tiền lương và thu nhập ở NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa ................................ ................................ ................................ .77 2.3.3.1 Những thành tích đạt được................................ ................................ .....77 2.3.3.2 Những mặt còn tồn tại................................ ................................ ............ 78 2.3.3.3 Một số kiến nghị ................................ ................................ .................... 80 Chương 3: MÔ HÌNH TIỀN LƯƠNG MỚI................................ ....................... 81 3.1 Mục đích nguyên tắc và đối tượng chi lương ................................ ............... 81 3.1.1 Mục đích................................ ................................ ................................ ...81 3.1.2 Nguyên tắc trả lương ................................ ................................ ................ 81 3.1.3 Đối tượng áp dụng trả lương theo quy định này ................................ ........81 3.1.4 Xác định quỹ thu nhập, quỹ lương được chi tại đơn vị .............................. 82 3.1.4.1 Xác định quỹ tiền lương................................ ................................ .........82 3.1.4.2 Quỹ tiền lương được chi tối đa ................................ ............................... 82 3.2 Xác định tiền lương của người lao động, hình thức trả lương....................... 83 3.2.1 Hình thức trả lương................................ ................................ ................... 83 3.2.2 Xác định tiền lương của người lao động................................ .................... 83 3.2.2.1 Lương cơ bản (V1) ................................ ................................ ................ 83 - iv - 3.2.2.2 Lương kinh doanh V2 ................................ ................................ ............ 84 3.2.3 Xác định hệ số mức độ hoàn thành công việc của người lao động ............. 84 3.2.3.1 Đối với đơn vị được giao khoán ................................ ............................. 84 3.2.3.2 Đối với đơn vị không được chỉ tiêu giao khoán ................................ ......85 3.2.3.3 Phương pháp xác đ ịnh hệ số mức độ hoàn thành công việc của BGĐ chi nhánh cấp I, II, Trưởng, Phó phòng gió dịch ................................ ................ 86 3.2.4 Trả lương kinh doanh khác ................................ ................................ .......87 3.2.4.1 Đối với cán bộ cử đi học tập ................................ ................................ ..87 3.2.4.2 Các trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật................................ .................. 87 3.2.4.3 Người lao động được tuyển dụng vào thử việc, được hưởng .................. 88 3.3 Trích lập quỹ thưởng trong lương ................................ ................................ 88 3.3.1 Nguồn hình thành quỹ thưởng trong lương tại đơn vị................................ 88 3.3.2 Phân phối quỹ tiền thưởng trong lương ................................ ..................... 88 3.3.3 Mức thưởng từ quỹ lương trong đơn vị ................................ ..................... 89 PHỤ LỤC................................ ................................ ................................ .......... 90 1. Phụ lục đánh giá mức độ ho àn thành công việc................................ .............. 90 2. Phụ lục thang, bảng lương kinh doanh ................................ ......................... 103 3. Phụ lục tính lương cụ thể của mô hình tiền lương cũ và mô hình mới. ......... 108 KẾT LUẬN................................ ................................ ................................ ..... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ............... 113 -v- Lời cảm ơn Nhớ ngày khai giảng hôm nào, háo hức với bao ước mơ mà giờ đang khép lại bằng những bài khóa luận cùng kỳ thi tốt nghiệp để đánh dấu kết thúc khóa học hơn bốn năm tại trường Đại học Nha Trang. Thời gian vẫn đều đặn đến và đi cùng chúng em ngày càng xa mái trư ờng, xa thầy cô và bạn bè. Bốn năm rưỡi ở giảng đường đại học không dài, không ngắn nhưng cũng đủ để chúng em có nhiều kỷ niệm v à tình cảm thân thương dưới ngôi trường này. Được học tập trong ngôi trường này chúng em đã vững tin thực hiện ước mơ và hoài bão của mình. Lời cám ơn em muốn gửi đến quý Thầy Cô qua trang giấy nhỏ này không đủ để diễn tả hết tình cảm của em, nhưng nó đã giúp em thay lời muốn nói, xin chân thành cảm ơn: - Ban giám hiệu trường đại học Nha Trang - Ban giám đốc NHNO&PTNT tỉnh Khánh Hòa - Phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo của Ngân hàng - Toàn thể giảng viên khoa Kinh tế và bộ môn Quản Trị Kinh Doanh Đặc biệt em biết ơn đến chú Hồ Văn Thoan và Thầy Võ Đình Quyết đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá tr ình làm bài khóa luận này. Einstein đã có câu nói bất hủ “Những điều bạn biết là giọt nước, điều bạn không biết mênh mông như đại dương”. Giữa biển người mênh mông, chúng em như những giọt nước nhỏ bé nhưng sẽ là những giọt nước trong xanh hòa mình vào bi ển lớn của xã hội, luôn học hỏi trau dồi kiến thức để mở rộng sự hiểu biết của mình, giúp ích cho cuộc sống. -1- lời nói đầu 1. Lý do chọn đề tài Xã hội đầy biến động; sức hút của nền kinh tế thị tr ường; sự xuất hiện của nhiều công ty liên doanh; chênh lệch thu nhập giữa cơ quan Nhà nước và công ty liên doanh; nạn chảy máu chất xám…trong điều kiện hiện nay để thu hút nhân tài cho tổ chức mình là một vấn đề mà các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm, đây là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh do sự đóng góp của đội ngũ nhân viên giàu năng lực. Đối với doanh nghiệp tiền lương chính là đòn bẩy kích thích lao động, l à một yếu tố quan trọng trong chiến l ược cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và tạo ra cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Nếu tiền lương là phần thu nhập chủ yếu thì nó sẽ là động lực thúc đẩy người lao động. Do vậy, để sử dụng lao động có hiệu quả th ì trước hết phải quan tâm đến lợi ích của ng ười lao động, nói cách khác phải có chế độ đãi ngộ thích đáng. Không chỉ khen th ưởng cán bộ xuất sắc, công nhân lao động giỏi… chỉ bằng cái vỗ tay, hay lời nói. Sự kích thích vật chất hợp lý, sự cân đối hài hòa giữa cá nhân, tập thể và Nhà nước đã trở thành sự cần thiết khách quan trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, tổ chức tiền lương tiền thưởng trong các doanh nghiệp đ ã trở thành một trong những vấn đề quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp. Công tác này có quan hệ mật thiết với hoạt động sản xuất kinh doanh, h ơn nữa nó thể hiện quan hệ lợi ích nh à nước, tập thể và người lao động. Để giải quyết mối quan hệ này một cách hài hòa hợp lý quả là một vấn đề hết sức khó khăn, đặc biệt trong cơ chế kinh tế ngày nay. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề tr ên, em đã chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của em là: *HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KHÁNH HÒA* 2. Mục tiêu nghiên cứu Bước đầu tiếp cận với hệ thống tiền l ương và thu nhập của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh H òa, đồng thời đánh giá thực -2- trạng của nó. Từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện hệ thống tiền lương tại Ngân hàng. 3. Phương pháp nghiên c ứu Khóa luận sử dụng phương pháp chủ yếu là phân tích, tổng hợp, thống kê các tài liệu và thông tin thu thập được. Ngoài ra còn dùng phương pháp diễn dịch và quy nạp trong cách diễn giải v à trình bày. 4. Phạm vi nghiên cứu Phân tích, đánh giá mô hình cũ tiền lương và thu nhập của cả hệ thống tiền lương Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh H òa. Từ đó đề ra mô hình mới, đồng thời so sánh giữa hai mô hình để thấy được tính ưu việt của mô hình mới. 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Chuyên đề tốt nghiệp bao gồm 3 ch ương ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục, tài liệu tham khảo. Phần nội dung chính gồm: Chương1: Chương 2: Cơ sở lý luận về công tác tiền l ương – tiền thưởng Thực trạng công tác tiền lương và thu nhập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh H òa Chương 3: Mô hình tiền lương mới Mặc dù đã có nhiều cố gắng song trong giới hạn kiến thứ c và tài liệu tham khảo nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đ ược sự bổ sung, đóng góp từ quý thầy cô. Nha Trang, ngày tháng năm 2007 Sinh viên thực hiện Hoàng Ngọc Vũ -3- Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG – TIỀN THƯỞNG 1. 1 Một số quan điểm về tiền l ương Lao động là hàng hóa, tiền lương là giá cả tự nhiên của lao động. Giới hạn cao nhất của tiền lương là mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu để nuôi sống ng ười công nhân. Ủng hộ trả lương thấp; tiền lương cao thì công nhân thích uống rượu hay bỏ việc, tiền lương thấp thì công nhân phải tích cực làm việc.(Wiliam Petty) Tiền lương là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và con cái của họ để tiếp tục đưa ra thay thế thị trường lao động. Nếu tiền lương thấp hơn mức tối thiểu này, là một thảm họa cho sự tồn tại của dân tộc. Ủng hộ trả lương cao; trả lương cao sẽ tạo khả năng tăng trưởng kinh tế, là nhân tố kích thích công nhân tăng năng suất lao động .(Adam Smith) Tiền lương hay giá cả thị trường của lao động được xác định trên cơ sở giá cả tự nhiên hay xoay quanh nó, là giá trị những tư liệu sinh hoạt để nuôi sống người công nhân và gia đình của họ.(David Ricardo) Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận sản xuất x ã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp vào hao phí của mình trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh . Tiền lương phải trả đúng với sức lao động, tức tiền lương phải trả đúng cấp bậc công việc. Tiền l ương cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh củ a mỗi đơn vị. Phải gắn chặt tiền lương tiền lương thực tế với tiền lương danh nghĩa. Khi có sự biến đổi về giá cả hàng tiêu dùng thì tiền lương cũng phải thay đổi cho ph ù hợp.(Quan điểm của Đảng và Nhà nước) 1.2 Chức năng, vai trò và ý nghĩa của công tác quản trị tiền lương 1.2.1 Chức năng Tiền lương có 4 chức năng sau:  Về kinh tế: Tiền lương phải đảm bảo tính đúng chi phí để tái sản xuất sức lao động, đây là nhu cầu cấp thiết để nuôi sống ng ười lao động.  Trách nhiệm lao động: Bảo đảm vai tr ò kích thích của tiền lương. Vì sự thúc ép của tiền lương bắt buộc người lao động phải có trách nhiệm cao đối với -4- công việc. Tiền lương phải tạo ra được niềm say mê đối với công việc, mục đích làm cho người lao động vì tiền lương tự thấy không ngừng nâng cao tr ình độ của bản thân, chịu khó học hỏi v à rút kinh nghiệm trong công việc để cầu tiến.  Đảm bảo vai trò điều phối của lao động của tiền l ương. Nghĩa là với tiền lương thỏa đáng, người lao động tự nhận mọi công việc ở đâu v à làm bất cứ việc gì…  Vai trò quản lí lao động tiền lương: Tiền lương không những là công cụ tạo ra điều kiện vật chất cho ng ười lao động mà còn thông qua việc trả lương nhằm kiểm tra theo dõi đôn đốc người lao động làm việc theo ý mình đảm bảo tiền lương chi trả phải đem lại kết quả hiệu quả r õ rệt. 1.2.2 Vai trò và ý nghĩa Trong việc sử dụng lao động, tr ước hết phải quan tâm đến lợi ích của người lao động, hay nói cách khác phải có chế độ đ ãi ngộ thích đáng. Nhân tố quan trọng làm động lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động phát huy sáng kiến v à rút kinh nghiệm trong công việc…, chẳng có gì tốt hơn là tiền lương tiền thưởng. Vì vậy tiền lương phải thực sự trở thành một đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quản lý Nhà nước đối với công nghiệp; tiền l ương sẽ là một trong những công cụ đòn bẩy quan trọng được Nhà nước sử dụng và được thông qua vấn đề như sau:  Xây dựng tiền lương đối với khu công nghiệp quốc doanh, tạo điều kiện môi trường hấp dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp các doanh nghiệp lựa chọn v à áp dụng hiệu quả các hình thức trả lương thích hợp.  Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện lao động v à bảo hiểm đối với lao động.  Xác định tiền lương áp dụng tối thiểu cho mỗi kỳ. Vai trò quan trọng của công tác tổ chức tiền l ương của doanh nghiệp thể hiện qua các các mặt sau: 1.2.2.1 Về kinh tế Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định v à phát triển kinh tế gia đình. Người lao động dùng tiền lương để trang trải các khoản chi phí trong gia đình như : ăn, học hành, mua sắm các vật dụng…, phần c òn lại để tích lũy. -5- Nếu tiền lương đủ để trang trải và có tích lũy sẽ tạo điều kiện cho ng ười lao động yên tâm phấn khởi làm việc, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp v à thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển, làm cho dân giàu nước mạnh góp phần thực hiện công bằng văn minh trong xã hội. Ngược lại nếu tiền lương không đủ trang trải và không đảm bảo mức sống cho người lao động, cho nên người lao động phải kết hợp l àm việc khác để kiếm thêm thu nhập, gây sự giảm sút năng suất lao động trong doanh nghiệp, làm cho kinh tế gặp khó khăn. Tiền lương không chỉ là động lực cá nhân người lao động mà là động lực thúc đẩy tác động toàn doanh nghiệp. Việc thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến tổ chức quản lý phụ thuộc rất nhiều vào năng suất lao động tức là phụ thuộc rất nhiều vào tiềm năng người lao động thông qua việc trả l ương của doanh nghiệp. Vì thế vấn đề đặt ra là phải thể hiện năng lực cần thiết của bộ máy thông qua kế hoạch chất lượng, số lượng chủng loại và hệ thống để thành quả công nhân được xã hội thừa nhận. 1.2.2.2 Về mặt chính trị Tiền lương không chỉ ảnh hưởng đến mặt kinh tế, còn ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề chính trị  Tiền lương nhằm đảm bảo chi phí tái sản xuất sức lao động, v ì sự thúc đẩy của tiền lương người lao động có trách nhiệm cao với công việc v à tạo ra hưng phấn trong công việc được giao.  Góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua con đ ường thu thuế và góp phần làm tăng nguồn thu của Chính phủ cũng nh ư giúp cho Chính phủ điều tiết được thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.  Tiền lương thu hút lao động, một chế độ lương cao, thích đáng s ẽ thu hút được một lực lượng lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao… 1.3 Các nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức v à hạch toán tiền lương 1.3.1 Nguyên tắc trả lương Hiện nay công tác trả lương trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn mặc dù trong những năm gần đây chế độ l ương ở các doanh nghiệp có phần nào được cải thiện. Ở các doanh nghiệp nh à nước, người lao động thường nhận được mức lương thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác. Chính vì thế mà trong thời gian tới các doanh nghiệp phải đảm bảo cho ng ười lao động sống chủ yếu bằng đồng l ương theo nghĩa thực của nó. Vì hiện nay công -6- nhân thường sống trên khoản lương và các khoản thu nhập khác, và có tiền lương nhỏ hơn tiền thưởng và các khoản thu nhập khác. 1.3.2 Nguyên tắc hạch toán  Thực hiện nguyên tắc điều phối lao động đi đôi với việc mở rộng phúc lợi tập thể, đảm bảo cho thu nhập thực tế ng ày càng tăng.  Xây dựng chế độ lương phải căn cứ vào hoàn cảnh thời kỳ. Vì quyền lợi không bao giờ cao hơn nhu cầu kinh tế của xã hội và cao hơn trình độ văn minh của xã hội thích ứng với nhu cầu kinh tế đó.  Phải đảm bảo quan hệ giữa tích lũy v à tiêu dùng giữa sản xuất và đời sống. Mọi chủ trương và chính sách kinh doanh, t ổ chức đời sống lưu thông và phân phối (tiền lương, thuế, giá cả) đều nhằm tăng tích lũy vốn phát triển sản xuất kinh doanh; nếu không th ì không có cơ sở vật chất để nâng cao đời sống của người lao động. 1.4 Chế độ lương cấp bậc và lương chức vụ 1.4.1 Lương cấp bậc Nghĩa là trả lương căn cứ vào chất lượng và điều kiện lao động, tính chất công việc khi họ hoàn thành một công việc theo một cấp bậc của họ. Việc xác định chất lượng lao động phải căn cứ v ào bảng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, thang lương và mức lương. Ngoài ra còn khoản phụ cấp lương và thu nhập mang tính chất lương. 1.4.1.1 Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật Trong mỗi ngành đều có nhiều loại công việc khác nhau, mỗi công việc được chia ra nhiều bước công việc có mức độ phức tạp khác nhau. Do đó mỗi công việc đòi hỏi công nhân phải có trình độ tay nghề đủ để đáp ứng y êu cầu kỹ thuật cho từng bước công việc được đảm nhiệm. Để công tác trả l ương được thực hiện một cách hợp lý và có căn cứ, người ta đã thiết lập các loại tiêu chuẩn kỹ thuật xuất phát từ những đặc điểm v à yêu cầu của công việc. Ta có các ti êu chuẩn cấp bậc kỹ thuật như sau:  Tiêu chuẩn kỹ thuật công việc.  Tiêu chuẩn kỹ thuật công nhân. Cấp bậc kỹ thuật của công việc v à cấp bậc kỹ thuật của công nhân l à cơ sở để phân công và hợp tác lao động, kế hoạch hóa công tác đ ào tạo và nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, đồng thời nó c òn là mục đích, mục tiêu để công -7- nhân phấn đấu nắm vững kỹ thuật sản xuất nâng cao tay nghề. Ti êu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công việc v à tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhân phải thống nhất với nhau, có nghĩa l à công nhân ở cấp bậc kỹ thuật nào phải hoàn thành mọi công việc quy định thuộc cấp bậc đó. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật có vai tr ò quan trọng trong chế độ tiền l ương cấp bậc. Nó là cơ sở để sử dụng và tiết kiệm lao động, chỉ đạo nâng cao tr ình độ kỹ thuật của công nhân, tổ chức chính xác công tác tiền l ương, bố trí và bồi dưỡng, đào tạo có kế hoạch lực lượng lao động trong sản xuất công nghiệp. Ti êu chuẩn cấp bậc kỹ thuật còn là nhân tố để tăng năng suất lao động v à nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.4.1.2 Thang lương Thang lương là biểu xác định quan hệ tỉ lệ với tiền l ương ở trình độ thành thạo nghề nghiệp khác nhau. Ở mỗi thang l ương đều có một cấp bậc và hệ số cấp bậc phù hợp với thang lương đó. Thang lương đư ợc dựa vào đặc điểm của mỗi ngành sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật, tinh thần trách nhiệm. Điều quan trọng l à cần xem xét kỹ, xác định các hệ số l ương , chênh lệch giữa bậc lương sau so với trước bao nhiêu là hợp lý. Thang lương trước đây do Nhà nước ban hành và đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc. Tuy nhiên, ngày nay do tình hình kinh t ế thay đổi mà Nhà nước ta chưa thể đáp ứng được công tác tổ chức tiền l ương nên các doanh nghi ệp đã tự xây dựng thang lương riêng cho mình dựa trên quy định chung của nhà nước và theo nguyên tắc sau:  Số bậc lương trong thang lương, b ảng lương tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công việc, nh ưng hệ số mỗi bậc lương không thấp hơn hệ số bậc lương tương ứng trong các bảng lương (theo ngành ngh ề hoặc nhóm ngành nghề do Chính phủ quy định đối với các doanh nghiệp trong n ước); bội số của bậc lương không được thấp hơn bội số của thang lương theo ngành nghề hoặc nhóm nghề áp dụng với doanh nghiệp trong n ước.  Mức lương bậc 1 của các thang lương bậc lương trong điều kiện bình thường phải cao hơn mức lương tối thiểu.  Việc xây dựng hệ thống thang bảng l ương cần lấy ý kiến của tổ chức Công Đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đo àn lâm thời nơi chưa có tổ chức công đoàn chính thức và ghi vào thỏa ước tập thể. -8- 1.4.1.3 Mức lương Mức lương là số tiền quy định có tính chất cố định trong đ ơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng). Đối với công nhân Nhà nước chỉ quy định mức bậc một, c òn các bậc khác căn cứ vào mức lương bậc một và hệ số lương được quy định như sau:  Mức lương tối thiểu hiện nay là : 450.000 đồng/tháng.  Vai trò ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân.  Điều kiện làm việc của ngành nghề đó. 1.4.1.4 Phụ cấp và các khoản thu nhập có tính chất l ương Phụ cấp là những khoản mà người lao động được hưởng thêm ngoài lương do tính chất công việc mang lại, điều kiện l àm việc hay trách nhiệm của họ quy định. Đối với lao động hợp đồng th ì phụ cấp dựa vào hợp đồng lao động đã kí (nếu có ghi vào hợp đồng), còn đối với những người làm việc trong biên chế (hay hợp đồng không thời hạn) th ì dựa vào nghị định 204/2006 CP bao gồm các loại phụ cấp sau :  Phụ cấp khu vực: Là chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên chức làm việc ở nơi xa xôi hẻo lánh, điều kiện đi lại khó khăn về sinh hoạt, ăn uống, giải trí..., hay những vùng khí hậu xấu. Phụ cấp khu vực được chia thành 7 mức : 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 so v ới mức lương tối thiểu.  Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Được xác định với nghề hoặc công việc chưa xác định. Trong mức độ độc hại nguy hiểm đ ược chia làm 4 mức là : 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu.  Phụ cấp đắt đỏ: Áp dụng với những nơi có chỉ số sinh hoạt (lương thực thực phẩm, dịch vụ) cao h ơn chỉ số chung bình thường của cả nước từ 10% trở lên. Phụ cấp đắt đỏ gồm 5 mức : 0,1; 0,15; 0,2; 0,25; 0,3.  Phụ cấp làm đêm: Áp dụng đối với công nhân viên chức làm việc từ 22giờ đêm cho đến 6 giờ sáng. Mức phụ cấp nh ư sau :  Bằng 30% lương chức vụ hay lương cấp bậc đối với công việc th ường xuyên.  Bằng 40% lương chức vụ hay lương cấp bậc đối với công việc th ường xuyên (chế độ làm việc ca 3) thay phiên làm đêm. -9-  Phụ cấp trách nhiệm: Áp dụng đối với tay nghề hay công việc đ òi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo. Phụ cấp gồm 3 mức : 0,1; 0,2; 0,3.  Phụ cấp thu hút: Phụ cấp đối với những người làm việc ở vùng kinh tế mới, điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn (miền núi, hải đảo). phụ cấp thu hút gồm 4 mức : 0,1; 0,2; 0,3; 0,5; 0,7 so với mức l ương cấp bậc chức vụ.  Phụ cấp lưu thông: Áp dụng với công việc thường xuyên thau đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp lưu thông gồm 3 mức : 0,2; 0,4; 0,6 so với mức lương tối thiểu.  Phụ cấp thêm giờ: Áp dụng với những công việc tr ên phương tiện đường sắt, đường bộ, đường hàng không, trên tàu đánh cá…nh ững người giữ chức vụ lãnh đạo công nhân viên chức làm theo đơn giá tiền lương. 1.4.2 Lương chức vụ Là chế độ lương được áp dụng trả cho cán bộ l ãnh đạo, cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và nhân viên làm việc gián tiếp trong doanh nghiệp. Chế độ lương chức vụ được thực hiện trên các bậc lương chức vụ. Mỗi chức vụ đều phải quy định người ở chức vụ đó cần phải có về ti êu chuẩn trình độ về văn hóa phong cách đạo đức, chính trị…để hoàn thành trách nhiệm được giao. Khả năng lãnh đạo kỹ thuật bao gồm bao gồm về sự hiểu biết về kỹ thuật, kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức quản lý sản xuất. Tiêu chuẩn nghiệp vụ để xem xét, xác định khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ một cách hợp lý, từ đó sắp xếp lao động một cách đúng đắn tránh l ãng phí chất xám, vừa sử dụng hiệu quả lao động trả lương đúng với khối lượng công việc và mức độ phức tạp của mỗi công việc mà mỗi nhân viên phải hoàn thành. Về định mức lao động: Đây cũng l à cơ sở để tiến hành tính lương sản phẩm. Xây dựng định mức lao động l à một quá trình nghiên cứu và xác định khối lượng công việc mà các cán bộ nhân viên phải đảm nhiệm. Từ đó xác định bi ên chế cho các bộ phận và xây dựng các tiêu chuẩn nghiệp vụ, căn cứ vào đó để trả lương theo chất lượng và điều kiện lao động khi họ ho àn thành công việc theo chức vụ của mình. Theo Điều 57 của Bộ luật Lao động đ ã sửa đổi đã hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động đối với doanh nghiệp Nh à nước đã đưa ra quy định chung; đối tượng và phạm vi ứng dụng, đồng thời căn cứ v ào kỹ thuật trình độ - 10 - công nghệ, tổ chức lao động và chủng loại các mặt hàng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ lựa chọn một trong hai định mức lao động tổng hợp sau:  Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đ ơn vị sản phẩm.  Phương pháp định mức lao động theo định bi ên. Tùy theo tính chất hoạt động, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp định mức thích hợp. Chẳng hạn như:  Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, những mặt h àng tính được bằng sản phẩm hiện vật hoặc sản phẩm hiện vật quy đổi th ì nên áp dụng phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đ ơn vị sản phẩm.  Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh không thể xây dựng định mức lao động cho từng sản phẩm th ì nên áp dụng phương pháp lao động định biên. Tuy nhiên phương pháp này có tính ch ất phức tạp hơn, đòi hỏi phải xác định số lao động định biên thích hợp của từng bộ phận tham gia sản xuất kinh doanh v à lao động quản lý trực tiếp, gián tiếp của xí nghiệp. 1.5 Quỹ lương và các hình thức lương chính trong doanh nghi ệp 1.5.1 Quỹ tiền lương 1.5.1.1 Khái niệm Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp dùng để trả cho các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý v à sử dụng. Thành phần tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản:  Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian l àm việc.  Tiền lương trả cho người lao động hoàn thành số lương sản phẩm hay công việc hoàn thành.  Tiền lương trả cho người lao đông thời gian ngừng việc v ì mưa bão, lũ lụt hay thiếu nguyên vật liệu…, hoặc nghỉ phép theo quy định hay đi học. Theo mối quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh quỹ tiền l ương được chia làm hai loại là:  Tiền lương chính.  Tiền lương phụ : Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc theo quy định của Nhà nước như nghỉ lễ, nghỉ phép…, hoặc nghỉ do các lý do khác nhưng không ph ải là do công nhân gây ra như thi ếu nguyên vật liệu hoặc hỏng máy đột xuất. - 11 - 1.5.1.2 Về nguyên tắc Quỹ lương phải được quản lý chặt chẽ và chi theo đúng mục đích, gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh tr ên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với doanh nghiệp chưa có lãi, chưa bảo toàn vốn thì tổng lương doanh nghiệp được phép trích và chi không được vượt quá tiền lương cơ bản tính theo:  Số lượng lao động thực tế tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:  Lao động trong biên chế.  Lao động dài hạn.  Lao động ngắn hạn.  Lao động theo mùa vụ.  Hệ số lương cấp bậc, lương theo hợp đồng và hệ số, mức phụ cấp lương theo quy định của nhà nước. Đối với doanh nghiệp kinh doanh có l ãi, đạt tỉ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước cao, đóng góp cho ngân sá ch Nhà nước lớn, thì được phép trích và chi quỹ lương tương xứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nh ưng phải đảm bảo các điều kiện sau:  Bảo toàn được và không xin được giảm khấu hao hoặc xin đ ược giảm các khoản ngân sách Nhà nước.  Tốc độ tăng của quỹ lương phải thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. 1.5.1.3 Phương pháp xác định quỹ tiền lương kế hoạch Tổng quỹ tiền lương kế hoạch để lập kế hoạch tổng chi về tiền l ương của công ty, được tính theo công thức sau: ∑Vkh = Vkhđg + Vkhcđ Trong đó:  ∑Vkh: Tổng quỹ tiềnlương kế hoạch năm của công ty  Vkhđg: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương  Vkhcđ: Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương)  Vkhđg và Vkhcđ được xác địnhnhư sau: - 12 - 1.5.1.3.1 Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương của công ty được tính theo công thức sau: Vkhđg = Vđg x Csxkh Trong đó:  Vkhđg: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương  Vđg: Đơn giá tiền lương  Csxkh: Tổng doanh thu hoặc tổn g doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc lợi nhuận hoặc tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ kế hoạch. 1.5.1.3.2 Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá ti ền lương) Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính t rong đơn giá tiền lương) của công ty được tính theo công thức sau: Vkhcđ = Vpc + Vbs Trong đó:  Vkhcđ: Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương).  Vpc: Các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương, bao gồm: phụ cấp thợ lặn; phụ cấp đi biển; chế độ thưởng an toàn hàng không, thưởng vận hành an toàn điện, tính theo đối tượng và mức được hưởng theo qui định của Nhà nước.  Vbs: Tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động (gồm: nghỉ phép năm, nghỉ việc ri êng, nghỉ lễ, Tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ), áp dụng đối vớicông ty xây dựng đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm mà khi xây dựng định mức lao động ch ưa tính đến. 1.5.1.4 Xác định quỹ tiền lương thực hiện Tổng quỹ tiền lương thực hiện của công ty theo khoản 3, Điều 5 Nghị định số 206/2004/NĐ-CP, được tính theo công thức sau: Vth = Vthđg + Vthcđ - 13 - Trong đó:  Vth: Tổng quỹ tiền lương thực hiện của công ty.  Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương (Đối với công ty phải điều chỉnh quỹ tiền l ương thực hiện thì lấy quỹ tiền lương thực hiện sau khi điều chỉnh).  Vthcđ: Quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương).  Vthđg và Vthcđ được xác địnhnhư sau: 1.5.1.4.1 Xác định quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được xác định căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động v à lợi nhuận của công ty, cụ thể: Quỹ tiền lương thực hiện theo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được tính theo công thức sau: Vthđg = Vđg x Csxth Trong đó:  Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương;  Vđg: Đơn giá tiền lương  Csxth: Tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc lợi nhuận hoặc tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ thực hiện. Khi xác định chỉ tiêu tổng doanh thu; tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương); lợi nhuận; tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) ti êu thụ thực hiện, nếu có yếu tố làm tăng so với kế hoạch mà không do năng suất lao động tạo ra thì phải loại trừ khi xác định quỹ tiền l ương thực hiện. Đối với công ty lỗ thì quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được xác định bằng số lao động thực tế sử dụng b ình quân nhân với hệ số mức lương, hệ số phụ cấp bình quân và mức lương tối thiểu chung. 1.5.1.4.2 Xác định quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương) Quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đ ơn giá tiền lương), được tính theo công thức sau: - 14 - Vthcđ = Vpc + Vbs + Vtg + Vlđ Trong đó:  Vthcđ: Quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ.  Vpc; Vbs: Các khoản phụ cấp lương và chế độ khác không được tính trong đơn giá tiền lương; tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định tại Bộ luật Lao động quy định của Nhà nước.  Vtg: Tiền lương làm thêm giờ, tính theo số giờ thực tế l àm thêm (tổng số giờ làm thêm trong kế hoạch và số giờ làm thêm ngoài kế hoạch không vượt quá số giờ làm thêm theo quy định của Bộ luật Lao động) để thực hiện số lượng, công việc phát sinh ch ưa xác định trong quỹ tiền lương kế hoạch.  Vlđ: Tiền lương làm việc vào ban đêm, được tính theo số giờ thực tế làm việc vào ban đêm để thực hiện số lượng, công việc phát sinh chưa xác định trong quỹ tiền lương kế hoạch. 1.5.2 Các hình thức tính lương Hiện nay việc trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp đ ược tiến hành hai hình thức chủ yếu: Tiền lương tính theo thời gian và tiền lương tính theo sản phẩm. 1.5.2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian Theo hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương từng người theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. (theo Điều 58 của Bộ luật Lao động đ ược quy định như sau) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, cụ thể như sau:  Tiền lương tháng được trả cho một tháng l àm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động. Tiền lương tháng = MLTT x Hệ số x Số ngày làm việc 26 ngày - 15 -  Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần. Tiền lương tuần = Tiền lương tháng x 12 tháng 52 tuần  Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho s ố ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày Tiền lương ngày = Tiền lương tháng / số ngày làm việc  Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn quy định tại Điều 68 của Bộ Luật Lao động. Tiền lương giờ = Tiền lương ngày Số giờ tiêu chuẩn quy định Việc trả lương theo hình thức này có:  Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán.  Nhược điểm: Chưa chú ý đến chất lượng lao động, kết quả lao động. Vì vậy, khả năng kích thích ng ười lao động không có. 1.5.2.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm Tiền lương phải trả cho người lao động được tính theo số lượng chất lượng, chất lượng sản phẩm, công việc hay lao vụ đ ã hoàn thành và đơn giá trả lương cho các sản phẩm và lao vụ đó. Với điều kiện:  Tăng năng suất lao động phải đi đôi với việc bảo đảm chất l ượng sản phẩm, tiết kiệm NVL, đảm bảo máy móc thiết bị, an to àn lao động.  Tốc độ tăng năng suất lao động phải đảm bảo nhanh h ơn tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng lương trong toàn đơn vị.  Đảm bảo thu nhập tiền lương hợp lý theo đúng nguyên tắc phân phối theo đúng số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương theo sản phẩm, vấn đề quan trọng l à phải xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật hợp lý để làm cơ sở cho việc xác định đơn giá trả lương đối với từng loại sản phẩm, công việc một cách đúng đắn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất