Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty dược...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty dược

.PDF
120
204
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ÕÕÕÕÕ LÊ VĂN TÂN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ÕÕÕÕÕ LÊ VĂN TÂN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Huỳnh Lợi TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP........................................................................................................ 1 1.1 Tổng quan về hệ thống kế toán trách nhiệm............................................................ 1 1.1.1 Khái niệm hệ thống kế toán trách nhiệm .............................................................. 1 1.1.2 Mục tiêu hệ thống kế toán trách nhiệm................................................................. 1 1.1.2.1 Hệ thống kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm các cấp bậc quản lý trong doanh nghiệp .............................................................................. 1 1.1.2.2 Hệ thống kế toán trách nhiệm cung cấp cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp giữa các quyết định bộ phận với mục tiêu chung của doanh nghiệp ............................. 2 1.1.2.3 Hệ thống kế toán trách nhiệm đảm bảo sử dụng hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức .................................................................................................... 2 1.1.3 Chức năng ............................................................................................................. 2 1.1.3.1 Chức năng thông tin........................................................................................... 2 1.1.3.2 Chức năng xác định trách nhiệm ....................................................................... 3 1.1.4 Sự cần thiết, vai trò của hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp......... 3 1.1.4.1 Sự cần thiết của hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp .................. 3 1.1.4.2 Vai trò của hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.......................... 4 1.2 Nội dung tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm ...................................................... 5 1.2.1 Xác lập các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp ....................................... 5 1.2.2 Xác lập hệ thống chỉ tiêu đo lường thành quả trung tâm trách nhiệm.................. 6 1.2.2.1 Các chỉ tiêu đo lường thành quả trung tâm chi phí............................................ 6 1.2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường thành quả trung tâm doanh thu....................................... 7 1.2.2.3 Các chỉ tiêu đô lường thành quả trung tâm lợi nhuận........................................ 8 1.2.2.4 Các chỉ tiêu đo lường thành quả trung tâm đầu tư............................................. 8 1.2.3 Các công cụ đo lường và đánh giá trách nhiệm.................................................. 10 1.2.3.1 Dự toán và vai trò dự toán trong kế toán trách nhiệm ..................................... 10 1.2.3.2 Kỹ thuật phân tích chênh lệch.......................................................................... 14 1.2.3.3 Định giá sản phẩm chuyển giao....................................................................... 15 1.2.3.4 Các công cụ đo lường và đánh giá trách nhiệm khác ...................................... 18 1.2.4 Báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm ............................................. 19 1.2.4.1 Báo cáo thành quả của trung tâm chi phí......................................................... 19 1.2.4.2 Báo cáo thành quả của trung tâm doanh thu.................................................... 20 12.4.3 Báo cáo thành quả của trung tâm lợi nhuận...................................................... 20 1.2.4.4 Báo cáo thành quả của trung tâm đầu tư.......................................................... 20 Kết luận chương 1........................................................................................................ 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CÔNG TY DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH ................................................... 22 2.1 Khái quát chung về Công ty Dược – TTBYT Bình Định...................................... 22 2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của công ty.......................................................... 23 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ .......................................................................................... 23 2.1.2.1 Chức năng ........................................................................................................ 24 2.1.2.2 Nhiệm vụ.......................................................................................................... 24 2.1.3 Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian đến ..................................... 24 2.1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức quản lý tại công ty .................................. 25 2.1.4.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ................................................................................ 25 2.1.4.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty .............................................................. 27 2.1.4.3 Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty............................................................... 32 2.2 Thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm Công ty Dược – TTBYT Bình Định.... 35 2.2.1 Quan điểm về kế toán trách nhiệm của công ty.................................................. 35 2.2.2 Sự phân cấp quản lý tại công ty .......................................................................... 35 2.2.2.1 Quản lý cấp cao................................................................................................ 35 2.2.2.2 Quản lý cấp trung gian..................................................................................... 36 2.2.2.4 Quản lý cấp cơ sở............................................................................................. 37 2.2.3 Các trung tâm trách nhiệm.................................................................................. 38 2.2.3.1 Trung tâm chi phí............................................................................................. 38 2.2.3.2 Trung tâm doanh thu........................................................................................ 38 2.2.3.3 Trung tâm lợi nhuận......................................................................................... 39 2.2.3.4 Trung tâm đầu tư.............................................................................................. 39 2.2.4 Kế toán trách nhiệm tại công ty .......................................................................... 39 2.2.4.1 Kế toán trách nhiệm trung tâm chi phí ............................................................ 40 2.2.4.2 Kế toán trách nhiệm trung tâm doanh thu........................................................ 44 2.2.4.3 Kế toán trách nhiệm trung tâm lợi nhuận ........................................................ 48 2.2.4.4 Kế toán trách nhiệm trung tâm đầu tư ............................................................. 52 2.3 Đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm công ty và yêu cầu thực tiễn đặt ra về hệ thống kế toán trách nhiệm ........................................................................ 53 2.3.1 Đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm công ty ................................ 53 2.3.1.1 Đánh giá về quan điểm kế toán trách nhiệm của công ty ................................ 53 2.3.1.2 Đánh giá về xác lập các trung tâm trách nhiệm............................................... 53 2.3.1.3 Đánh giá về kế toán trách nhiệm ..................................................................... 54 2.3.2 Những yêu cầu thực tiễn đặt ra về hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty..... 56 Kết luận chương 2........................................................................................................ 58 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CÔNG TY DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH ................................................... 60 3.1 Quan điểm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm ............................................ 60 3.1.1 Hệ thống kế toán trách nhiệm là bộ phận cần thiết của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.......................................................................................................... 60 3.1.2 Hệ thống kế toán trách nhiệm là sản phẩm gắn liền với sự phân cấp, phân quyền quản lý chỉ định rõ thành quả, trách nhiệm quản lý.......................................... 61 3.1.3 Hệ thống kế toán trách nhiệm là một nội dung của kế toán quản trị .................. 61 3.1.4 Đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống kế toán trách nhiệm ................................. 61 3.2 Phương hướng hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm ...................................... 62 3.2.1 Xác lập và hoàn thiện về nhận thức hệ thống kế toán trách nhiệm .................... 62 3.2.2 Xác lập và hoàn thiện về nền tảng xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm - phân quyền, phân cấp quản lý trong doanh nghiệp ................................................... 63 3.2.3 Định vị hệ thống kế toán trách nhiệm trong bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp – hệ thống kế toán trách nhiệm là một nội dung, bộ phận kế toán quản trị..... 63 3.2.4 Xác lập quan hệ và sự phù hợp của hệ thống kế toán trách nhiệm với đặc điểm hoạt động, tổ chức quản lý, năng lực và trình độ quản lý, điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp ......................................................................................................... 64 3.3 Những nội dung hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm Công ty Dược – TTBYT Bình Định.......................................................................................... 65 3.3.1 Xác lập hệ thống trách nhiệm và xây dựng các trung tâm trách nhiệm ............. 65 3.3.1.1 Trung tâm chi phí............................................................................................. 67 3.3.1.2 Trung tâm doanh thu........................................................................................ 67 3.3.1.3 Trung tâm lợi nhuận......................................................................................... 68 3.3.1.4 Trung tâm đầu tư.............................................................................................. 68 3.3.2 Xác lập các chỉ tiêu đo lường, đánh giá các trung tâm trách nhiệm................... 69 3.3.2.1 Trung tâm chi phí............................................................................................. 69 3.3.2.2 Trung tâm doanh thu........................................................................................ 70 3.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận......................................................................................... 70 3.3.2.4 Trung tâm đầu tư.............................................................................................. 71 3.3.3 Xây dựng quy trình đo lường, đánh giá trách nhiệm quản lý ............................. 72 3.3.3.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán ...................................................................... 72 3.3.3.2 Định giá sản phẩm chuyển giao....................................................................... 73 3.3.3.3 Phân loại chi phí theo sự phân cấp quản lý và dự báo biến động.................... 75 3.3.3.4 Xây dựng chứng từ, xây dựng tài khoản.......................................................... 83 3.3.3.5 Vận dụng các phương pháp kỹ thuật phân tích biến động chi phí, doanh thu, lợi nhuận, RI, EVA và ROI ......................................................................................... 85 3.3.3.6 Hoàn thiện hệ thống báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm ......... 85 3.3.3.7 Tổ chức bộ máy vận hành hệ thống kế toán trách nhiệm ................................ 91 3.4 Một số giải pháp hỗ trợ hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm Công ty Dược – TTBYT Bình Định.......................................................................................... 92 3.4.1 Những giải pháp từ Nhà nước............................................................................. 92 3.4.2 Những giải pháp từ ngành................................................................................... 92 3.4.3 Những giải pháp từ công ty ................................................................................ 93 3.5 Đánh giá tính khả thi và xu hướng mở rộng áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp khác ở Việt Nam ........................................................... 94 Kết luận chương 3........................................................................................................ 96 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tác giả luận văn LÊ VĂN TÂN LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới tạo ra những chuyển biến lớn cho nền kinh tế. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mở ra nhiều cơ hội thuận lợi và không ít những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để nắm bắt cơ hội và vượt qua thử thách trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp một mặt phải quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành… mặt khác phải quan tâm đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp. Đây là một trong những vấn đề bức thiết quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đổi mới quản trị doanh nghiệp sẽ tạo động lực thúc đẩy sự thay đổi hệ thống kế toán, kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán trách nhiệm, một công cụ hữu hiệu giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể quản lý, điều hành hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán trách nhiệm được nghiên cứu và giảng dạy trong một số trường đại học Việt Nam vào những năm 1990, tuy nhiên mức độ ứng dụng kế toán trách nhiệm vào thực tiễn các doanh nghiệp chưa được phổ biến và còn nhiều hạn chế. Qua thời gian quan sát và nghiên cứu cụ thể tại Công ty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định, công ty đã bước đầu xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm, nhưng hệ thống này vẫn còn nhiều hạn chế cần được hoàn thiện. Xuất phát từ thực trạng của công ty và mục đích nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa các lý luận về khái niệm, vai trò và các nội dung cơ bản của hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp; Phân tích thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định; Xác lập quan điểm, mục tiêu xây dựng, hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định và mô hình hóa hệ thống này cho một số doanh nghiệp khác có đặc điểm kinh tế kỹ thuật, quản lý tương đồng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hệ thống kế toán trách nhiệm và hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp định tính kết hợp với thống kê thực tế để từ đó phân tích tổng hợp các vấn đề lý luận, thực trạng và xác lập các quan điểm, phương hướng, nội dung hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CÔNG TY DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CÔNG TY DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Quy trình lập dự toán.............................................................................. 13 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Dược – TTBYT Bình Định ..... 31 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Dược – TTBYT Bình Định.............. 34 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ phận kinh doanh của công ty...................................... 44 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ các trung tâm trách nhiệm Công ty Dược – TTBYT Bình Định . 66 Sơ đồ 3.2: Tổ chức tài khoản phản ánh, cung cấp thông tin lập hệ thống báo cáo trách nhiệm quản lý.................................................................................................. 84 Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy vận hành hệ thống kế toán trách nhiệm.............. 91 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................................................... 41 Bảng 2.2: Sổ chi phí nhân công trực tiếp................................................................. 42 Bảng 2.3: Sổ chi phí sản xuất chung........................................................................ 42 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất ............................................................... 43 Bảng 2.5: Bảng phân tích biến động chi phí............................................................ 43 Bảng 2.6: Báo cáo thực hiện .................................................................................... 46 Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình thực hiện doanh thu ........................................ 47 Bảng 2.8: Bảng chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 .......................................................... 49 Bảng 2.9: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn ... 49 Bảng 2.10: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH muối Bình Định .............. 50 Bảng 2.11: Bảng phân tích kết quả kinh doanh công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn......................................................................................................................... 51 Bảng 2.12: Bảng phân tích kết quả kinh doanh công ty TNHH muối Bình Định... 52 Bảng 3.1: Bảng phân loại chi phí tại công ty theo cách ứng xử .............................. 77 Bảng 3.2: Báo cáo thành quả trung tâm chi phí....................................................... 87 Bảng 3.3: Báo cáo thành quả trung tâm doanh thu.................................................. 88 Bảng 3.4: Báo cáo thành quả trung tâm lợi nhuận................................................... 89 Bảng 3.5: Báo cáo thành quả trung tâm đầu tư........................................................ 90 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Đầy đủ 1 Bidiphar Công ty Dược – TTBYT Bình Định 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 5 CNSX Công nhân sản xuất 6 KPCĐ Kinh phí công đoàn 7 NVL Nguyên vật liệu 8 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 9 NCTT Nhân công trực tiếp 10 SXC Sản xuất chung 11 TKĐƯ Tài khoản đối ứng 12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 13 TSCĐ Tài sản cố định 14 TTBYT Trang thiết bị y tế 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về hệ thống kế toán trách nhiệm 1.1.1 Khái niệm hệ thống kế toán trách nhiệm Trong quá trình quản lý, các cá nhân được giao quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó của tổ chức. Với xu hướng quy mô ngày càng phát triển của các tổ chức, phân quyền trong một tổ chức là tất yếu. Phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ cấu phức tạp đòi hỏi cấp trên phải theo dõi, đánh giá được kết quả thực hiện của cấp dưới và cấp dưới phải biết được mục tiêu, vị trí hoạt động của họ trong tổ chức. Vì thế, một tổ chức có sự phân quyền cần thiết phải xây dựng một công cụ để đánh giá, nối kết thành quả quản lý của từng cá nhân, bộ phận trong tổ chức và công cụ đó chính là hệ thống kế toán trách nhiệm. Trong doanh nghiệp, hệ thống kế toán trách nhiệm là một công cụ được thiết lập để ghi nhận, cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong doanh nghiệp để từ đó đánh giá, nối kết các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp với mục tiêu chung của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đúng định hướng, trật tự và hiệu quả (PGS.TS. Phạm Văn Dược, 2010) [4]. 1.1.2 Mục tiêu hệ thống kế toán trách nhiệm 1.1.2.1 Hệ thống kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm các cấp bậc quản lý trong doanh nghiệp Kế toán trách nhiệm ra đời nhằm hướng đến phục vụ công tác đánh giá trách nhiệm các cấp bậc quản lý trong doanh nghiệp, đưa ra các chỉ tiêu đo lường và đánh giá thường kỳ thành quả hoạt động của mỗi cá nhân được phân cấp quản lý trong doanh nghiệp như: giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, quản đốc… Điều này đảm bảo mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều có địa chỉ trách nhiệm. Từ đó sẽ tạo nên một hệ thống trách nhiệm rõ ràng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững. 2 1.1.2.2 Hệ thống kế toán trách nhiệm cung cấp cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp giữa các quyết định bộ phận với mục tiêu chung của doanh nghiệp Ra quyết định là một trong số những chức năng cơ bản của nhà quản trị. Những thông tin cung cấp cho nhà quản trị ra quyết định là sự kết hợp giữa thông tin quá khứ với thông tin tương lai dựa trên cơ sở những dự báo, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, để đảm bảo tính phù hợp của các quyết định với mục tiêu chung của doanh nghiệp, nhà quản trị cần có những thông tin, kết hợp với những thông tin của chính từng bộ phận trong tổ chức quản lý mỗi doanh nghiệp. Hệ thống kế toán trách nhiệm ra đời nhằm đáp ứng các mục tiêu này và chính thông tin của kế toán trách nhiệm là thước đo mức độ phù hợp giữa các quyết định bộ phận với mục tiêu chung của doanh nghiệp (Hilton, 1991) [15]. 1.1.2.3 Hệ thống kế toán trách nhiệm đảm bảo sử dụng hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức Tính hữu hiệu thể hiện tình hình thực thi, ảnh hưởng các quyết sách kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong khi đó, tính hiệu quả thể hiện hiệu suất hoạt động của mỗi cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp. Thông qua hệ thống kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị xác định được tình hình thực thi, hiệu lực các quyết sách kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh tế của mỗi cá nhân, bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp. Mục tiêu của hệ thống kế toán trách nhiệm có tác dụng định hướng cho việc xây dựng, phát triển kế toán trách nhiệm và chính mục tiêu hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ ra chức năng, sự cần thiết cùng vai trò hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. 1.1.3 Chức năng Xét trong doanh nghiệp, hệ thống kế toán trách nhiệm có hai chức năng cơ bản là thông tin và xác định trách nhiệm (Huỳnh Lợi, Nguyễn Khắc Tâm, 2001)[9]. 1.1.3.1 Chức năng thông tin Hệ thống kế toán trách nhiệm là một kênh cung cấp thông tin cho các nhà quản trị giúp họ có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của mỗi bộ phận, đơn vị 3 và nhận biết được nguyên nhân dẫn đến những thành quả bộ phận, đơn vị họ phụ trách. Từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận trong tương lai. 1.1.3.2 Chức năng xác định trách nhiệm Hệ thống kế toán trách nhiệm giúp xác định mức độ đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn doanh nghiệp. Từ đó, giúp nhà quản trị cấp cao xác định được kết quả, hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, đơn vị hay chính là xác định trách nhiệm của từng bộ phận, đơn vị và của chính họ trong doanh nghiệp. Hai chức năng của hệ thống kế toán trách nhiệm có mối quan hệ mật thiết với nhau, kênh thông tin dẫn truyền tình hình thành quả hoạt động của các bộ phận, kênh trách nhiệm gắn kết kênh thông tin với từng nhà quản trị bộ phận. Chính những mối quan hệ này giúp hệ thống kế toán trách nhiệm đáp ứng được mục tiêu của nó. 1.1.4 Sự cần thiết, vai trò của hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 1.1.4.1 Sự cần thiết của hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Ngày nay, với sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tính chuyên nghiệp ngày càng cao và phân cấp quản lý ngày càng sâu rộng. Khi đó, người chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tách dần khỏi vai trò quản lý kinh doanh trực tiếp. Tuy nhiên, họ cần phải kiểm soát các hoạt động của đơn vị, theo dõi quyền hạn và trách nhiệm của mỗi nhà quản trị trong các hoạt động đó. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm nhằm đo lường, đánh giá trách nhiệm cũng như thành quả của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đúng định hướng, hữu hiệu và hiệu quả. 4 1.1.4.2 Vai trò của hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp phân quyền, hệ thống kế toán trách nhiệm thể hiện các vai trò chủ yếu sau: Cung cấp thông tin thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của doanh nghiệp Hệ thống kế toán trách nhiệm xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản trị có thể hệ thống hóa các công việc, trách nhiệm của từng trung tâm để thiết lập các chỉ tiêu đo lường, đánh giá. Từ đó, giúp nhà quản trị có thể đánh giá và điều chỉnh các bộ phận trong doanh nghiệp cho thích hợp với mục tiêu, tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Cung cấp thông tin thực hiện chức năng kiểm soát quản lý và kiểm soát tài chính Thông qua hệ thống kế toán trách nhiệm, nhà quản trị cấp cao có thể phân tích đánh giá hoạt động của các nhà quản trị bộ phận, phân tích đánh giá chi phí, doanh thu và lợi nhuận thực hiện của từng bộ phận. Bên cạnh, thực hiện chức năng quản lý, các báo cáo trách nhiệm phản hồi sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản trị nhận diện cụ thể các vấn đề tài chính của từng hoạt động tại doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm định hướng nhà quản trị đến mục tiêu chung của tổ chức Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp được gắn với các trung tâm trách nhiệm. Khi kế toán trách nhiệm có thể kiểm soát được quản lý và tài chính, nhà quản trị sẽ điều chỉnh hoạt động hướng đến các mục tiêu chung. Đồng thời, bản thân các nhà quản trị trung tâm trách nhiệm được khích lệ hướng các hoạt động của bộ phận phù hợp với mục tiêu cơ bản của toàn doanh nghiệp. Hệ thống kế toán trách nhiệm là một công cụ quản lý phát sinh tất yếu từ phân cấp quản lý và cũng chính phân cấp quản lý sẽ giúp hệ thống kế toán trách nhiệm định vị mục tiêu, phát huy chức năng, giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, kế toán quản trị. Để hệ thống kế toán trách nhiệm phát 5 huy được chức năng, vai trò của nó, khi xây dựng, hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm cần phải xác lập nội dung phù hợp. 1.2 Nội dung tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm 1.2.1 Xác lập các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp Gắn liền với hệ thống kế toán trách nhiệm là các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm là địa chỉ trách nhiệm, thông tin về hoạt động ở một bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp của một nhà quản trị. Mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ được giao cho một nhà quản trị với những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, thực hiện các hoạt động được phân cấp quản lý. Trong một doanh nghiệp, các trung tâm trách nhiệm thường gồm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Trung tâm chi phí: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị của trung tâm này có quyền điều hành và chịu trách nhiệm về chi phí và các yếu tố lien quan đến chi phí phát sinh tại trung tâm. Trung tâm chi phí thường tổ chức gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng sản xuất, mua hàng hóa. Tùy theo tính chất của chi phí và kết quả đầu ra, trung tâm chi phí được chia thành trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí tùy ý. Trung tâm chi phí định mức: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị của trung tâm này có quyền điều khiển, kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh tại trung tâm đã được định mức. Thông thường, trung tâm chi phí định mức gắn liền với các hoạt động xác lập được mối tương quan giữa các yếu tố chi phí đầu vào với kết quả đầu ra như hoạt động sản xuất, hoạt động dịch vụ. Trung tâm chi phí tùy ý: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị của trung tâm này có quyền điều khiển, kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh tại trung tâm khó có thể định mức được. Thông thường, trung tâm chi phí tùy ý gắn liền với các hoạt động khó có thể xác định được hoặc thể hiện không rõ ràng mối quan hệ giữa chi phí đầu vào với kết quả đầu ra như các hoạt động khối hành chính sự nghiệp, bộ phận nghiên cứu và phát triển, kho bãi… 6 Trung tâm doanh thu: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị trung tâm có quyền điều hành và chịu trách nhiệm về doanh thu và các yếu tố liên quan đến doanh thu phát sinh tại trung tâm. Các trung tâm doanh thu thường được tổ chức gắn liền với các bộ phận bán hàng, cửa hàng, phòng kinh doanh… Trung tâm lợi nhuận: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị có quyền điều hành và chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như những yếu tố liên quan đến lợi nhuận như doanh thu, chi phí phát sinh tại trung tâm. Trung tâm lợi nhuận thường được tổ chức gắn liền với các chi nhánh của công ty, một công ty trực thuộc của Tổng công ty…. Trung tâm đầu tư: là trung tâm trách nhiệm có quyền lực, trách nhiệm cao nhất trong một doanh nghiệp có tổ chức phân quyền. Trung tâm đầu tư không chỉ có quyền, trách nhiệm đối với trung tâm lợi nhuận, doanh thu, chi phí mà còn có quyền và trách nhiệm với hoạt động đầu tư, chiến lược kinh doanh. Trung tâm đầu tư cũng chính là đại diện về mặt quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng quản trị. Như vậy, trong một doanh nghiệp, một tổ chức phân quyền, hệ thống kế toán trách nhiệm gắn liền với các trung tâm trách nhiệm. Trong đó, có thể tồn tại một hay nhiều trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận, trung tâm doanh thu và trung tâm chi phí. 1.2.2 Xác lập hệ thống chỉ tiêu đo lường thành quả trung tâm trách nhiệm 1.2.2.1 Các chỉ tiêu đo lường thành quả trung tâm chi phí Trung tâm chi phí được chia thành: trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí tùy ý. * Trung tâm chi phí định mức Tại trung tâm chi phí định mức, nhà quản trị có trách nhiệm điều hành các hoạt động tại trung tâm họ phụ trách sao cho vừa đảm bảo kế hoạch sản xuất, đồng thời vừa kiểm soát được chi phí thực tế phát sinh không vượt quá định mức chi phí đã quy định và giữ vững sự cân đối, hiệu quả giữa chi phí phát sinh với thu nhập, doanh thu của hoạt động sẽ tạo ra. Do vậy, thành quả của nhà quản trị trung tâm này 7 được đo lường tổng hợp qua chỉ tiêu về kết quả: chi phí sản xuất định mức; chỉ tiêu hiệu quả và nối kết với mục tiêu chung: hiệu suất sử dụng nguồn lực trong sản xuất. Cụ thể: Giá thành sản phẩm = sản xuất Chi phí sản Chi phí sản xuất + xuất phát sinh - xuất dở dang dở dang đầu kỳ Hiệu suất sử dụng nguồn lực trong sản xuất Chi phí sản trong kỳ cuối kỳ Giá thành sản phẩm sản xuất = Giá trị các nguồn lực đầu vào * Trung tâm chi phí tùy ý Tại trung tâm chi phí này, các yếu tố chi phí không thể xác định được mối quan hệ giữa đầu vào với đầu ra, hay đầu ra không xác định được một cách rõ ràng. Do vậy, thành quả của trung tâm này được đo lường thông qua chỉ tiêu về kết quả là chi phí; chỉ tiêu hiệu quả và nối kết với mục tiêu chung là tỷ suất chi phí trên giá trị công việc phục vụ. Cụ thể: Chi phí = Tổng các chi phí liên quan của bộ phận Tỷ suất chi phí trên giá trị công việc = Chi phí Giá trị công việc phục vụ 1.2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường thành quả trung tâm doanh thu Đối với các trung tâm doanh thu, nhà quản trị chịu trách nhiệm về doanh số, sản lượng tiêu thụ, đơn giá bán. Do vậy, thành quả của nhà quản trị trung tâm doanh thu được đo lường thông qua chỉ tiêu về kết quả là doanh thu; chỉ tiêu hiệu quả và nối kết với mục tiêu chung là tỷ lệ số dư đảm phí trên doanh thu. Cụ thể: Doanh thu = Số lượng sản phẩm tiêu thụ Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí Doanh thu x Giá bán x 100%
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng