Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty vietrans saigon...

Tài liệu Hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty vietrans saigon

.DOC
40
427
68

Mô tả:

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH KHOA TM- DL -----ooo----- Ñeà taøi: Hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty Vietrans Saigon GVHD : Nguyeãn Theá Hung SVTH : Vuõ Tuaán Anh LÔÙP : Ngoaïi thöông 2 - Khoaù 9 TP.HCM, 11 / 2009 Muc luc CHƯƠNG I : CƠ Sở Lý LUậN. 1.1. Tổng quan về vận tải biển. 1.1.1. Đặc điểm. 1.1.2. Vị trí. 1.1.3. Phạm vi áp dụng. 1.2. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. 1.2.1. Khái quát chung về giao nhận. 1.2.2. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển. Chương II : tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhân hàng xuất nhập khẩu của Vietrans sai gon năm 2006-2008 2.1 Khái quát về ctcp giao nhận ngoại thương miền nam (Vietrans sàI GòN 2.1.1 Tổng quan về công ty vietrans 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 2.1. 1.2. Các đơn vị thành viên: 2.1.2 giới thiệu về ctcp Vietrans sai gon) 2.1.2.1 Sự hình thành và phát triển 2.1.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của công ty. 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự 2.2 tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhân hàng xuất nhập khẩu của Vietrans sai gon năm 2006-2008 2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh giao nhận, vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của VIETRANS SAIGON từ năm 2006 - 2008. 2.2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giao nhận, vận chuyển hàng xuất nhập khẩucủa công ty từ năm 2006 - 2008: 2.2.1.2Tỷ trọng các hình thức giao nhận vận tải hàng xuất nhập khẩu của Vietrans Sài Gòn . 2.2.2. Phương hướng hoạt động của công ty Vietrans Sài Gòn. 2.2.2.1.Thuận lợi và khó khăn. 2.2.2.2Mục tiêu và phương hướng phát triển của VIETRANSAIGON trong thời gian tới: CHƯƠNG III: thực trạng và các giảI pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty 3.1 Thực trạng về hoạt động giao nhận. 3.1.1 Phân tích các yếu tố bên ngoài. 3.1.1.1 Phân tích môi trường nghành giao nhận. 3.1.1.2 Dự báo tăng trưởng. 3.1.1.3 Môi trường vĩ mô. 3.1.1.3.1 Môi trường pháp luật chính trị. 3.1.1.3.2 Môi trường tự nhiên. 3.1.1.3.3 Môi trường xã hội. 3.1.1.3.4 Môi trường kinh tế. 3.1.1.4 Môi trường vi mô. 3.1.1.4.1 Hành vi người tiêu dùng: 3.1.1.4.2 Các đối thủ cạnh tranh: 3.1.2 Phân tích các yếu tố bên trong: Phân tích SWOT 3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm cải thiện hoạt động kho vận giao nhận tại Vietrans Sài Gòn: 3.2.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cải thiện bộ máy quản lý: 3.2.2Mở rộng thị trường hoạt động trong nước và quốc tế, tăng cường liên doanh liên kết, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ: 3.2.3 Đầu tư cải tiến cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc: 3.2.4 Hạn chế rủi ro, điều chỉnh những bất cập để cải thiện quy trình hoạt động: 3.2.5 Mở rộng các loại hình giao nhận: 3.2.6 Quảng bá hình ảnh thông qua hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ: 3.2.7 Một số giải pháp cơ bản về nguồn vốn: 3.2.8 Tăng cường công tác tư vấn, chăm sóc khách hàng: 3.3 Kiến nghị: 3.3.1 Kiến nghị đối với các hãng tàu: 3.3.2 Kiến nghị đối với cảng: 3.3.3 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng Nhà nước: 3.3.4 Kiến nghị đối với Vietrans CHƯƠNG I : CƠ Sở Lý LUậN. 1.1. Tổng quan về vận tải biển. 1.1.1. Đặc điểm. Vận tải biển là một trong những phương thức vận tải ra đời từ rất sớm, khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển tới trình độ cao, khi mà còn nhiều người chưa có khả năng chế tạo ra những chiếc tàu biển hiện đại có trọng tải lớn và tốc độ nhanh như những tàu biển đang được sử dụng để chuyên chở hàng hóa trong thương mại quốc tế ngày nay, thì những ưu thế của đại dương cũng đã được con người tận dụng để thực hiện việc chuyên chở hàng hóa và hành khách giữa các quốc gia trên thế giới với nhau bằng các công cụ vận tải thô sơ như tàu, thuyền buồm, tàu biển nhỏ chạy bằng động cơ sử dụng khí đốt là than, củi Chỉ từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, quan hệ buôn bán quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới tăng lên thì phương thức vận tải biển mới phát trển một cách nhanh chóng. Về đặc điểm kỹ thuật, phương thức vận tải biển có những ưu điểm nổi bật như sau. Thứ nhất, trong phương thức vận tải biển các tuyến đường hang hải được hình thành một cách hoàn toàn tự nhiên. Cho nên không phải tốn nhiều chi phí xây dựng và bảo quản các tuyến đường. Đ ây là một ưu thế đáng kể của phương thức vận tải biển so với nhiều phương thức vận tải khác. Thứ hai, năng lực chuyên chở của phương thức vận tải biển lớn hơn rất nhiều so với các phương thức vận tải khác nhờ vào hai yếu tố: - Trọng tải của tàu biển rất lớn: Trung bình 15.000 - 20.000 DWT đối với tàu chợ, 30.000 - 40.000 đối với tàu chở hàng khô, 50.000 70.000 DWT đối với tàu chở dầu. - Việc tổ chức chuyên chở không bị hạn chế, có thể tổ chức chuyên chở nhiều chuyến trong cùng một lúc trên một tuyến đường. Thứ ba, ưu thế nổi bật nhất là giá cước vận tải thấp, giá cước vận tải biển thấp hơn rất nhiều so với các phương thức vận tải khác (bằng 1/6 so với giá cước vận tải hàng không, 1/3 so với vận tải sắt, 1/2 so với vận tải ô tô). 1.1.2. Vị trí. Diện tích biển chiếm 2/3 tổng diện tích trái đất, một cách hoàn toàn tự nhiên, tạo nên một hệ thống tuyến đường hàng hải quốc tế liền phần lớn các quốc gia trên thế giới. Đặc điểm này cùng với ưu thế vừa kể trên của phương thức vận tải biển đã đưa phương thức vận tải này lên vị trí số một trong hệ thống vận tải quốc tế. Vận tải biển đảm nhận trên 80% tổng khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa các nước có quan hệ thương mại quốc tế. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, chính sách và đặc điểm kinh tế của mỗi nước khác nhau mà vai trò của phương thức vận tải biển có khác nhau. Chẳng hạn đối với những quốc gia đã phát triển như Anh và Nhật Bản, hầu như 100% khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế của những quốc gia này được đảm nhận bằng phương thức vận tải biển. Ngay cả những quốc gia mà vị trí địa lý không mấy thuận lợi cho việc phát triển phương thức vận tải biển như Lào, Campuchia thì vận tải biển vẫn giữ vị trí chủ đạo trong việc chuyên chở hàng hóa thương mại quốc tế của những quốc gia này (Lào và Campuchia phải thuê các cảng biển của Việt Nam để thực hiện việc chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Những nước có bờ biển như Việt Nam (trên 3.260 km bờ biển chạy dọc từ Bắc vào Nam) có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển phương thức vận tải biển. Trong những năm gần đây nhờ chính sách đổi mới và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế với rất nhiều quốc gia trên thế giới, khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế của Việt Nam tăng lên rất nhanh và cũng khẳng định vị trí của phương thức vận tải biển trong hệ thống vận tải quốc tế của Việt Nam. 1.1.3. Phạm vi áp dụng. Với những đặc điểm kể trên, vận tải biển rất thích hợp với việc chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, cự ly vận chuyển trung bình và dài. Vận tải biển thích hợp với việc chuyên chở hàng hóa ngoại thương nhờ ưu thế tuyệt đối là cước phí vận tải thấp hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác. Khi mà tỷ trọng của cước phí vận tải trong giá cả hàng hóa ảnh hưởng mạnh đến thương mại quốc tế và vận tải biển đã góp phần làm tăng nhanh chóng khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế. 1.2. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. 1.2.1. Khái quát chung về giao nhận. 1.2.1.1.Đ ịnh nghĩa về giao nhận và người giao nhận (freight forwarding and freight forwarder): Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt Nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. 1.2.1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận . Điều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây: - Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. - Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. - Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm. - Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. 1.2.1.3. Trách nhiệm của người giao nhận. a. Khi là đại lý của chủ hàng. Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: + Giao hàng không đúng chỉ dẫn. + Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn. + Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan. + Chở hàng đến sai nơi quy định. + Giao hàng cho người không phải là người nhận. + Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng. + Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế. + Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác... nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết. Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn (Standard Trading Conditions) của mình. b. Khi là người chuyên chở (principal) Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng. Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối .... thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở. Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây: - Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác. - Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp. - Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá. - Do chiến tranh, đình công. - Do các trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình. 1.2.2. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển. 1.2.2.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng. a. Cơ sở pháp lý: Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật quốc tế, Việt Nam... - Các Công ước về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hoá .... Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế. - Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK. Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư. + Bộ luật hàng hải 1990. + Luật thương mại 1997. + Nghị định 25CP, 200CP, 330CP. + Quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải: quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hoá tại cảng biển Việt Nam.... b. Nguyên tắc: Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển Việt nam như sau: - Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng. - Đối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) (quy định mới từ 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan. - Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng. - Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tầu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó. - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng. - Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ. Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan.... - Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm. 1.2.2.2.Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. a. Nhiệm vụ của cảng. - Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng. Hợp đồng có hai loại: + Hợp đồng uỷ thác giao nhận. + Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản hàng hoá. - Giao hàng xuất khẩu cho tầu và nhận hàng nhập khẩu từ tầu nếu được uỷ thác. - Kết toán với tầu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng. - Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ hàng xuất nhập khẩu. - Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng. - Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ. - Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi. - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau: + Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng. + Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xin vẫn nguyên vẹn. + Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do kỹ mã hiệu hàng hoá sai hoặc không rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát). b. Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu. - Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng. - Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá không qua cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá XNK với cảng trong trường hợp hàng qua cảng. - Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng. - Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tầu. - Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá: * Đối với hàng xuất khẩu: gồm các chứng từ: + Lượng khai hàng hoá (cargo manifest): lập sau vận đơn cho toàn tầu, do đại lý tầu biển làm được cung cấp 24h trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu. + Sơ đồ xếp hàng (cargo plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung cấp 8h trước khi bốc hàng xuống tầu. * Đối với hàng nhập khẩu: + Lược khai hàng hoá. + Sơ đồ xếp hàng. + Chi tiết hầm tầu ( hatch list). + Vận đơn đường biển trong trường hợp uỷ thác cho cảng nhận hàng. Các chứng từ này đều phải cung cấp 24h trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu. - Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh. - Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên có liên quan. - Thanh toán các chi phí cho cảng. c. Nhiệm vụ của hải quan. - Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tầu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu. - ảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cảng biển. Qua phần cơ sở lý luận ta thấy vận tải biển là một lĩnh vực rất phức tạp. Do đó để hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực vận tải biển thì cần phải nắm rõ cơ sở lý luận của nó. Chương II : tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhân hàng xuất nhập khẩu của Vietrans sai gon năm 2006-2008 2.1 Khái quát về ctcp giao nhận ngoại thương miền nam (Vietrans sàI GòN 2.1.1 Tổng quan về công ty vietrans 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty kho vận giao nhận ngoại thương là một doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ thương mại, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế tự chủ tài chính. Là tổ chức giao nhận đầu tiên được thành lập ở Việt Nam theo quyết định số 554/bnt ngày 13/08/1970 của Bộ Thương Mại. Khi đó công ty lấy tên là Cục kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương. Hiện nay tên chính thức là công ty giao nhận kho vận ngoại thương tên giao dịch là “ Vietnam National Foreign Trade Forwarding and Warehousing Corporation ”, tên viết tắt là vietrans. VIETRANS trước năm 1986 : Là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực kho vận Ngoại thương phục vụ tất cả các công ty kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu trong cả nước nhưng hoạt động chủ yếu chỉ giới hạn ở ga, cảng, cửa khẩu. Sau năm 1986 đất nước có những chuyển biến mới, VIETRANS đã vươn lên thành một Công ty giao nhận quốc tế có quan hệ đại lý rộng khắp trên thế giới và tiến hành cung cấp mọi dịch vụ giao nhận, kho vận đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. VIETRANS đã tham gia nhiều tổ chức nhiều hội khác nhau và trở thành hội viên chính thức của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA, từ năm 1989. Từ năm 1989 đến nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia vào nhiều lĩnh vực của kinh tế kể cả trong lĩnh vực ngoại thương. Trong bối cảnh đó, VIETRANS mất thế độc quyền và bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt với các tổ chức kinh tế khác cùng hoạt động trong lĩnh vực giao nhận - kho vận. Để thích ứng với môi trường kinh doanh mới VIETRANS đã tiến hành đổi mới toàn diện từ định hướng chiến lược, phương thức hoạt động đến quy mô, hình thức và tổ chức hoạt động, điều hành. Không ngừng nâng cao chất lượng dịnh vụ cũng như uy tín của công ty. 2.1. 1.2. Các đơn vị thành viên: Hiện nay vietrans có 6 chi nhánh ở các tỉnh thành phố. Đó là : - vietrans Nghệ An - vietrans Đà Nẵng - vietrans Nha Trang - vietrans Quy Nhơn - vietrans Sài Gòn - Vietrans Hải Phòng Hai liên doanh : - TNT – VIETRANS express worldwide Ltd. Được thành lập năm 1995 với Express worldwide Ltd ( Hàlan ) với số vốn là 700000USD hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển nhanh quốc tế. - Lotus Joint Venture Company Ltd ( Sài gòn ) điựơc thành lập năm 1991 với hãng tàu Biển Đen – Blassco ( Ucraina )và công ty Stevedoring Service America – SSA ( Mỹ ) với tổng số vốn lá 19.600.000USD để xây dựng và khai thác cầu cảng, vận chuyển hàng hoá thông qua tàu , cotainer… 2.1.2 giới thiệu về ctcp Vietrans sai gon) 2.1.2.1 Sự hình thành và phát triển Ngày 13/ 03 / 1996 theo quyết định thành lập đơn vị kinh tế trực thuộc Nhà nước số 10 trên GN/TCCP cho phép công ty ccông ty giao nhận kho vận ngoại thương thành lập Chi nhánh vietrans tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2007, vietrans saigon chính thức đI vào hoạ động thêo mô hình công ty cổ phần. Hoạt động theo chủ trương chính sách của nhà nước và hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty. Tên doanh nghiệp: Công ty giao nhận kho vận ngoại thương miền Nam Tên giao dịch : vietrans saigon Địa chỉ : 23 Hoàng Diệu - Quận 4 - Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại : ( 84 -3 ) 9433540 Fax : ( 84 - 8 ) 9433547 Email : [email protected] Kể từ khi thành lập công ty luôn hoạt động với kinh doanh chủ yếu dựa vào kế hoạch của tổng công ty giao. Nhưng những năm gần đây thị trường kinh doanh càng ngày càng trở nên khốc liệt hơn, công ty đã chủ động vạch ra cho mình những kế hoạch kinh doanh nhằm nâng cao doanh thu cho tổng công ty cũng như của công ty. 2.1.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của công ty. vietrans saigon là một công ty làm chức năng dịch vụ quốc tế về vận chuyển và giao nhận, xuất nhập khẩu hàng hóa, tư vấn ,đại lý…cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lĩnh vực này.Theo điều lệ công ty có chức năng và nhiệm vụ sau: a. Nhiệm vụ : - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá hàng năm của Công ty theo quy chế hiện hành. - Tự tạo nguồn vốn kinh doanh và phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Bảo toàn và phát triển vốn ngân sách của nhà nước. - Tuân thủ các chế độ chính sách quản lí kinh tế,quản lý xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối của nhà nước. - Nghiên cứu nâng cao chất lượng, mở rộng dịch vụ, mở rộng thị trường kinh doanh. - Công ty phải thực hiện các nghĩa vụ của một đơn vị thuộc Tổng công ty: Nộp báo cáo lên Tổng công ty để hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. b. Chức năng : - Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác ở trong và ngoài nước để tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hoá xuất - nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội chợ, triển lãm, tài liệu… - Nhận uỷ thác dịch vụ về kho vận, giao nhận, thuê và cho thuê kho bãi, lưu cước các phương tiện vận tải ( tàu biển, ô tô, máy bay, sà lan, container…) bằng các hợp đồng chọn gói và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá nói trên như gom hàng, chia lẻ hàng, làm thủ tục xuất nhập khẩu và làm tủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá và giao nhận hàng hoá đó cho người chuyên chở để tiếp chuyển tới nơi quy định. - Thực hiện các dịch vụ tư vấn về các vấn đề giao nhận, vận tải, kho hàng và các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. - Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở giấy phép của Bộ Thương Mại cấp cho công ty. - Tiến hành các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại bằng các phương tiện chuyên trở của mình hoặc thông qua các phương tiện chuyên trở của người khác. - Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và làm các công tác phục vụ cho các tàu biển nước ngoài vào cảng Việt Nam. - Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong các lĩnh vực vận chuyển, giao nhận và thuê tàu …. 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự: Sơ đồ bộ máy tổ chức: b. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận : • Giám đốc : - Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động của công ty. - Là đại diện pháp nhân của công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động cũng như có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty. - Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty cùng phối hợp với Phó Giám đốc đưa ra các quyết định kinh doanh của Công ty. • Phó Giám đốc: - Hỗ trợ giám đốc trong công tác quản lý và xây dựng các chiến lược kinh doanh của Công ty. - Phụ trách trực tiếp,chỉ đạo hoạt động của công ty khi giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công. • Phòng giao nhận xuất nhập khẩu: -Là phòng khai thác dịch vụ xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác từ các chủ hàng, chuẩn bị các chứng từ, làm thủ tục giấy tờ để hàng hoá có thể vận chuyển qua biên giới và cửa khẩu. - Xúc tiến đàm phán, tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương. Tư vấn về các vấn đề giá cước, giao nhận, vận tải, kho hàng và các vấn đề khác có liên quan. -Tiến hành các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại. • Phòng kế toán tài vụ : - Tổ chức hạch toán kinh tế, lập bảng tổng kết tài sản và báo cáo định kỳ theo quy định. - Phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến của các loại nguồn vốn, đáp ứng về vốn và thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế tới mức tối đa tình hình ứ đọng và chiếm dụng vốn. Báo cáo thuế và nộp thuế. - Lưu giữ các chứng từ, hoá đơn có liên quan, thực hiện thu chi thanh toán quốc tế. - Tổng hợp kết quả kinh doanh,lập báo cáo kế toán phân tích hoạt động kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoach của công ty. • Phòng hành chính tổng hợp : - Thực hiện các công tác hành chính, điện thoại, fax, photocopy,...thực hiện công tác lưu trữ văn thư. - Quản lý điều hành cơ sở vật chất của Công ty,thực hiện công tác tiền lương và chế độ, chính sách. Công ty vietrans saigon có tổng cộng 33 người trong đó bộ máy quản lí gồm 5 người: 1 giám đốc; 1 phó giám đốc và 3 trưởng phòng. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao và tuổi đời bình quân còn khá trẻ ( dưới 30 tuổi chiếm 40% , từ 30 đến 40 chiếm 36% ) số nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao là 75%. Công ty có cơ cấu gọn nhẹ và linh hoạt nên công ty hoạt động rất hiệu quả. Công ty luôn quan tâm chăm sóc đến đời sống của nhân viên thông qua việc đóng bảo hiểm y tế ,bảo hiểm xã hội cũng như cho nhân viên nghỉ nghơi du lịch hàng năm, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Ngoài ra công ty cũng cố gắng xem xét và có chính sách điều tiết lương hợp lý để cán bộ công nhân viên trong công ty an tâm công tác. 2.2. tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhân hàng xuất nhập khẩu của Vietrans sai gon năm 2006-2008 2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh giao nhận, vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của VIETRANS SAIGON từ năm 2006 - 2008. 2.2.1.1Kết quả hoạt động kinh doanh giao nhận, vận chuyển hàng xuất nhập khẩucủa công ty từ năm 2006 - 2008: Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận của Vietrans Sài Gòn. ĐVT: triệu VNĐ Nguồn : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2006 với 2007 Tuyệt đối Tương đối (%) So sánh 2008 với 2007 Tuyệt đối Tương đối (%) 116,30 1.132,00 102,87 39.240,00 45.638,00 46.950,00 6.398,00 34.445,42 39.606,00 40.656,72 114,98 1.050,7 102,65 1.237,42 2 125,81 261,28 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận 4.794,58 6.032,00 5.160,58 6.293,28 104,33 Biểu đồ 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu của Vietrans Sài Gòn. Nhận xét : Qua số liệu bảng 1.1 ta thấy • Năm 2006 : Doanh thu của công ty là 39.240 triệu VNĐ; lợi nhuận đạt 4.794,58 triệu VNĐ. Đây là một con số khá cao đối với quy mô một chi nhánh. Nguyên nhân: Là chi nhánh của Tổng công ty Vietrans hoạt động lâu năm trên lĩnh vực giao nhận kho vận ngoại thương, nên công ty đã tạo được sự tin cậy của khách hàng và xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng lâu năm như Công ty túi xách Sài Gòn, công ty TNHH Kỹ nghệ Diethelm, Kobota, Bia Viêt Nam… Công ty đã duy trì mức phát triển đối với các đại lý như Pax Global Cargo, K’line Logistics…góp phần ổn định việc kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó năm 2006 là năm mà nền kinh tế có những bước tiến vượt bậc với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,16%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 80,36 tỷ USD là những nhân tố khách quan kéo theo sự tăng trưởng trong lĩnh vực giao nhận xuất nhập khẩu. • Năm 2007: Thể hiện sự tăng trưởng khá tốt so với năm trước cả về doanh thu và lợi nhuận, doanh thu của công ty là 45.638 triệu VNĐ, tăng 6.398 triệu VNĐ ( tăng 16,3 %), lợi nhuận tăng1.237,42 triệu VNĐ (tăng 25,81% ). Nguyên nhân : * Khách quan: - Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong năm 2007 tăng khá nhanh, tăng 28,5857 tỷ USD ( tăng 35,9% ) so với năm 2006; cụ thể là : xuất khẩu đạt 48,387 tỷ USD tăng 8,787tỷ USD (tăng 22,2% ) so với năm 2006; nhập khẩu đạt 60,83 tỷ tăng 20,07 tỷ USD ( tăng 49,2% ) so với năm 2006. Đồng thời tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,48%. - Do VIệt Nam chính thức là thành viên của WTO cũng giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hoạt động giao dịch thương mại trở nên thuận lợi, thu hút các nhà kinh doanh trên thế giới vào Việt Nam đầu tư kinh doanh, buôn bán... Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong nghành giao nhận vận tải Việt Nam nói chung và Vietrans Sài Gòn nói riêng có cơ hội phát triển. - Năm 2007 lạm phát ở Việt Nam khá cao, cùng với giá của một số mặt hàng trên thế giới như dầu mỏ, thép… đã làm tăng doanh thu cũng đồng thời làm tăng chi phí của dịch vụ vận tải. * Chủ quan : - Đó là do sự cố gắng của ban lãnh đạo cũng như các nhân viên không ngừng hoàn thiện các dịch vụ phục vụ khách hàng của công ty nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. - Cũng trong năm2007 công ty chính tức đi vào hoạt động theo mô hình cổ phần hoá, do đó ngoài việc kinh doanh theo kế hoạch của Tổng công ty đề ra công ty còn chủ động tìm kiếm các khách hàng mới và đề ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhờ đó mà công ty thu được những kết quả tốt. • Năm 2008: Mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng mức tăng trưởng khá thấp doanh thu đạt 46.950 triệu VNĐ, chỉ tăng 1.312 triệu VNĐ (tăng 2,87% ); lợi nhuận đạt 6.293,28 triệu VNĐ, chỉ tăng 261,28 triệu VNĐ (tăng 4,33% ). Nguyên nhân: * Khách quan: - Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong năm 2008 đạt 143,3 tỷ USD. Nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá ( chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 là trên 23% ) thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 13,5% và nhập khẩu là 21% . Đồng thời mức độ tăng trưởng GDP cũng chỉ là 6,23%. - Năm 2008, cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu có tác động không chỉ tới các nền kinh tế trên thế giới mà còn tác động đến cả nền kinh tế Việt Nam, gây nên tác động tiêu cực đến sự phát triển của kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với thế giới. Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như may mặc, giầy da ,thuỷ hải sản…giảm rõ rệt. * Chủ quan : Mặc dù nguyên nhân khách quan đóng vai trò chủ yếu trong việc làm giảm tỷ lệ tăng trưởng doanh thu nhưng bên cạnh đó cũng còn do một số nguyên nhân như : dịch vụ chưa chuyên nghiệp, lực lượng còn khá mỏng khó đáp ứng nhu cầu khách hàng vào mùa cao điểm … 2.2.1.2Tỷ trọng các hình thức giao nhận vận tải hàng xuất nhập khẩu của Vietrans Sài Gòn . Sài Gòn . ĐVT: Triệu VNĐ Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Vietrans Sài Gòn Biểu đồ2.2 : Tỷ trọng các hình thức giao nhận hàng xuất tại Vietrans Sài Gòn Nhận xét : Nhìn chung tỷ trọng của các hình thức giao nhận có sự biến động qua các năm nhưng giao nhận bằng đường biển luôn chiếm tỷ trọng cao nhất ( từ 76 80% ).  Giao nhận bằng đường hàng không. Đây là hình thức chiếm tỷ trọng khá cao tron các hình thức vận tải nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm tại Vietrans Sài Gòn. Năm2006 hình thức giao nhận này chiếm tỷ trọng là 14,6 % đến năm2007 là 13,1% nhưng đến năm 2008 đã giảm khá nhiều xuống còn 7,1%. Nguyên nhân là do vận chuyển bằng đường hàng không tuy có ưu điểm là thời gian ngắn nhưng lại có giá thành rất cao, cao hơn nhiều so với vận chuyển đường biển và đường bộ. Mặt khac khách hàng của Vietrans Sài Gòn thường xuất nhập khẩu hàng hoá có khối lượng lớn ( máy móc, thiết bị công nghiệp, nguyên phụ liệu…) và không yêu cầu gấp về thời gian nên họ chọn loại hình thức đường biển hoặc bằng đường bộ.  Giao nhận bằng đường biển. Đây là hình thức luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hình thức giao nhan vận tải ở công ty Vietrans Sài Gòn ( từ 76,30% đến 82,4% doanh số dịch vụ giao nhận vận tải) và không ngừng giữ mức cao qua các năm. Cụ thể, năm2006 doanh số của hình thức này đạt 29.931 triệu VNĐ, tương ứng với mức tỷ trọng 76,6%, thì đến năm 2007 mức tỷ trọng của hình thức này là 78% ứng với doanh số 35.611 triệu VNĐ . Đến năm 2008 , tuy tình hình kinh tế suy thoái nhưng tỷ trọng của hình thức giao nhận vận tải đường biển vẫn tăng đều lên đạt 38.704 triệu VNĐ tương ứng với tỷ trọng 82,4%. Nguyên nhân là do hình thức này có ưu điểm là chở được hầu hết các loại hàng, hàng với khối lượng và số lượng lớn, giá cước thấp, chuyên chở trên cự li dài…Tổng khối lượng hàng hoá buôn bán quốc tế được vận chuyển bằng đường biển rất cao ( thế giới khoảng 85%, Việt Nam khoảng 95%) . Đặc biệt ngày 07/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, sự kiện nay đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế gới, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, hàng hoá xuất nhập khẩu đã tăng mạnh.  Giao nhận Bằng đường bộ. Đây là hình thức chiếm tỷ trọng nhỏ trong các hình thức giao nhận tại Vietrans Sài Gòn nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Đặc biệt là năm 2008 đạt 4.890 triệu VNĐ tương ứng với mức tỷ trọng là 10,4% . Do năm 2008 hủng hoảng kinh tế toàn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng