Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác tổ kiểm soát tại công ty tnhh thương mại hasan...

Tài liệu Hoàn thiện công tác tổ kiểm soát tại công ty tnhh thương mại hasan

.PDF
50
176
85

Mô tả:

Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 Khóa luận tốt nghiệp TÓM LƢỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ““Hoàn thiện công tác tổ kiểm soát tại Công ty TNHH Thương mại Hasan” Họ và tên sinh viên: Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Trung Tiến Thời gian thực hiện: từ 04/03/2013 đến 20/04/2012 1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về công tác kiểm soát của doanh nghiệp để làm cơ sở khoa học cho việc phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp. - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát tại Công ty TNHH Thƣơng mại Hasan để làm cơ sở thực tế cho việc đề xuất các giải pháp. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát tại Công ty TNHH Thƣơng mại Hasan. 2. Nội dung chính Phần mở đầu Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm soát trong doanh nghiệp thƣơng mại Chƣơng II: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát của công ty TNHH Thƣơng mại Hasan Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát của công ty TNHH Thƣơng mại Hasan 3. Kết quả chính đạt đƣợc - Báo cáo chính thức khóa luận tốt nghiệp - Phiếu điều tra trắc nghiệm, câu hỏi phỏng vấn - Báo cáo tóm tắt đề tài - Giải pháp về hoàn thiện công tác kiểm soát tại công ty TNHH Thƣơng mại Hasan Đại học Thương Mại i Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập, với sự vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học tại trƣờng Đại học Thƣơng mại vào thực tế và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài: “Hoàn thiện công kiểm soát tại Công ty TNHH Thương mại Hasan”. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo Thạc sỹ Phạm Trung Tiến, là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, đồng thời cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quản trị Doanh nghiệp - Trƣờng Đại học Thƣơng Mại đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Xin chân thành cảm ơn Bà Bùi Thị Duyên - Giám đốc Công ty TNHH Thƣơng mại Hasan đã chấp thuận cho tôi đƣợc thực tập tại công ty và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn Ông Hoàng Quốc Cƣờng – Phó giám đốc công ty, Chị Nguyễn Thị Ngọc – Trƣởng phòng kinh doanh, Chị Phạm Thị Thúy – Trƣởng Phòng Kế toán, Chị Vũ Thị Hƣơng Giang – Trƣởng Phòng Hành chính Nhân sự và các anh chị Cán bộ nhân viên trong toàn thể công ty đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập tại công ty. Đồng thời tôi cũng cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu làm chuyên đề này. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nỗ lực học tập, nghiên cứu, nhƣng do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm, kiến thức thực tế nên bài chuyên đề còn sơ sài và thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự chia sẻ, đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô cùng toàn thể các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Thanh Huyền Đại học Thương Mại ii Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ....................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................1 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3 5.1 Phƣơng pháp thu thập các dữ liệu .............................................................................3 5.1.1. Phƣơng pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp .............................................................. 3 5.1.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ...................................................................3 5.2. Các phƣơng pháp phân tích và xử lý dữ liệu ............................................................ 4 6. Kết cấu đề tài ...............................................................................................................4 CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TẠI DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ........................................................................5 1.1 Các khái niệm có liên quan .......................................................................................5 1.1.1 Khái niệm về kiểm soát .......................................................................................... 5 1.1.2 Vai trò của công tác kiểm soát ...............................................................................5 1.1.3 Nguyên tắc của công tác kiểm soát ........................................................................6 1.2 Nội dung của công tác kiểm soát ...............................................................................6 1.2.1 Quy trình kiểm soát trong doanh nghiệp thƣơng mại.............................................6 1.2.1.1 Xác định các tiêu chuẩn kiểm soát ......................................................................6 1.2.1.2 Đo lƣờng kết quả hoạt động ................................................................................6 1.2.1.3 So sánh với tiêu chuẩn kiểm soát .......................................................................7 1.2.1.4 Tiến hành hoạt động điều chỉnh .........................................................................8 1.2.2 Phân loại kiểm soát trong doanh nghiệp ................................................................ 8 1.2.2.1 Phân loại theo thời gian tiến hành kiểm soát .......................................................8 1.2.2.2 Phân loại theo tần suất của các cuộc kiểm soát ...................................................8 1.2.2.3 Phân loại theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm soát ...................................9 1.2.2.4 Phân loại theo đối tƣợng kiểm soát .....................................................................9 1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới kiểm soát .......................................................................9 1.3.1 Các nhân tố vĩ mô ...................................................................................................9 Đại học Thương Mại iii Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 1.3.2 Các nhân tố vi mô .................................................................................................11 CHƢƠNG II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI HASAN ..........................................13 2.1 Khái quát về công ty TNHH Thƣơng mại Hasan ....................................................13 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ....................................................13 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty .................................14 2.1.2.1 Chức năng của công ty ...................................................................................... 14 2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty ........................................................................................ 14 2.1.2.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty .................................................................15 2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức............................................................................................. 15 2.1.4 Tình hình sử dụng lao động của công ty .............................................................. 16 2.1.4.1 Số lƣợng, chất lƣợng lao động của công ty ....................................................... 16 2.1.4.2 Cơ cấu lao động của công ty .............................................................................16 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .......................................................... 17 2.2 Phân tích thực trạng công tác kiểm soát của công ty TNHH TM Hasan ................18 2.2.1 Đánh giá chung về thực trạng công tác kiểm soát của công ty TNHH TM Hasan .......................................................................................................................................18 2.2.2 Nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kiểm soát của công ty TNHH TM Hasan ............20 2.2.2.1 Nhân tố bên ngoài .............................................................................................. 20 2.2.2.2 Nhân tố bên trong .............................................................................................. 21 2.2.3 Nội dung công tác kiểm soát của công ty TNHH TM Hasan............................... 21 2.2.3.1 Xác định tiêu chuẩn kiểm soát...........................................................................22 2.2.3.2 Đo lƣờng và đánh giá hoạt động kinh doanh ....................................................23 2.2.3.3 Điều chỉnh hoạt động kiểm soát ........................................................................26 2.2.4 Tổ chức thực hiện công tác kiểm soát của công ty TNHH TM Hasan ................28 2.2.5 Kỹ năng của nhà quản trị trong hoạt động kiểm soát của công ty TNHH TM Hasan ............................................................................................................................. 28 2.3 Các kết luận về thực trạng công tác kiểm soát của công ty TNHH TM Hasan................29 2.3.1 Ƣu điểm ................................................................................................................29 2.3.2 Nhƣợc điểm ..........................................................................................................30 2.3.3 Nguyên nhân .........................................................................................................31 Đại học Thương Mại iv Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI HASAN ...........................................32 3.1 Phƣơng hƣớng hoạt động của công ty TNHH TM Hasan trong thời gian tới ....32 3.1.1 Phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới.....................................32 3.1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty .........................................................................33 3.2 Quan điểm hoàn thiện công tác kiểm soát của công ty TNHH TM Hasan ...................34 3.3 Các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác kiểm soát ........................................35 3.3.1 Hoàn thiện công tác xây dựng tiêu chuẩn kiểm soát ............................................35 3.3.2 Hoàn thiện công tác đo lƣờng và phân tích kết quả kiểm soát ............................. 36 3.3.2.1 Hoàn thiện công tác đo lƣờng kết quả ............................................................... 36 3.3.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động bán hàng ............................................................... 37 3.3.2.3 Chú trọng đến hoạt động thông báo kết quả kiểm soát kịp thời ........................ 38 3.3.3 Hoàn thiện hoạt động điều chỉnh ..........................................................................38 3.3.4 Các giải pháp khác................................................................................................ 38 3.3.4.1 Một số giải pháp đối với hoạt động trong công ty ............................................38 3.3.4.2 Kiến nghị với cấp trên và nhà nƣớc...................................................................39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... vii Đại học Thương Mại v Khoa: Quản trị doanh nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động SX kinh doanh của Công ty thời kỳ 2010-2012 Bảng 2.2: Bảng đánh giá nhân viên qua mức thang điểm Bảng 2.3: Bảng điều chỉnh hoạt động bán hàng Bảng 3.1 Kế hoạch cho năm 2013 DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện công tác kiểm soát của công ty TNHH TM Hasan Sơ đồ 2.2: Quy trình đánh giá thành tích nhân viên bán hàng của công ty TNHH TM Hasan Sơ đồ 2.3: Ma trận đánh giá nhân viên bán hàng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hữu hạn PG: promotion girl NVBH: Nhân viên bán hàng TM: Thƣơng mại Đại học Thương Mại vi Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hiện nay, trong nền kinh tế thị trƣờng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm tạo chỗ đứng cho mình đang ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Để có thể trụ đứng trong môi trƣờng đó, doanh nghiệp cần phải không ngừng có sự cải tiến và đổi mới trong hoạt động kinh doanh mà trong đó hoạt động kiểm soát đóng vai trò rất quan trọng. Nó là một hoạt động cụ thể gắn liền với các nghiệp vụ tác nghiệp của doanh nghiệp để đo lƣờng kết quả thực hiện, so sánh với những điều đã đƣợc hoạch định, đồng thời sửa chữa những sai lầm để đảm bảo việc đạt đƣợc mục tiêu theo nhƣ kế hoạch đã đƣợc đề ra. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác kiểm soát, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã bắt đầu quan tâm hơn đến công tác này. Cũng nhƣ các doanh nghiệp của Việt Nam, Công ty TNHH Thƣơng mại Hasan rất chú trọng đến công tác tổ chức kiểm soát. Là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu, kinh doanh và phân phối độc quyền thƣơng hiệu mỹ phẩm Valencia Gio của Hàn Quốc, với các dòng sản phẩm chính về chăm sóc da và trang điểm thì việc kiểm soát nói chung và kiểm soát bán hàng nói riêng lại cần phải đƣợc chú trọng nhiều hơn nữa để có thể đạt đƣợc mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Công ty đã và đang áp dụng một hệ thống kiểm soát cũng nhƣ một hệ thống các quy trình thủ tục kiểm soát bán hàng khá chặt chẽ, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng nhƣ khách quan nên công tác này vẫn còn nhiều bất cập. Xuất phát từ mong muốn đƣợc góp một phần công sức nhỏ bé vào việc cải tiến công tác kiểm soát của Công ty nên em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tổ kiểm soát tại Công ty TNHH Thương mại Hasan” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Theo sự tìm hiểu của em thì trong thời gian qua có khá nhiều đề tài, luận văn cũng nhƣ nghiên cứu khoa học về công tác kiểm soát trong các doanh nghiệp ở trƣờng đại học Thƣơng Mại. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên em chỉ tìm hiểu đƣợc một số đề tài cụ thể nhƣ: - “Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì Hapro”, luận văn tốt nghiệp năm 2007 của sinh viên Mai Tuấn Quang – lớp 39A5B, do TS. Nguyễn Thị Bích Loan hƣớng dẫn. Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì Hapro. Từ đó đƣa ra một số kiến nghị cũng nhƣ giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát cho công ty. - “ Đẩy mạnh kiểm soát bán hàng sản phẩm mỹ phẩm tại công ty TNHH Bích Thủy”, luận văn tốt nghiệp năm 2009 của sinh viên Phạm Thị Hƣờng – lớp K41A4 do ThS Đại học Thương Mại 1 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 Nguyễn Quang Trung hƣớng dẫn. Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát bán hàng sản phẩm mỹ phẩm tại công ty TNHH Bích Thủy. Từ đó đƣa ra một số kiến nghị cũng nhƣ giải pháp để đẩy mạnh hoạt động kiểm soát bán hàng sản phẩm mỹ phẩm của công ty. - “ Hoàn thiện công tác kiểm soát tại công ty TNHH nội thất Thành Phát”, luận văn tốt nghiệp năm 2007 của sinh viên Nguyễn Xuân Thái – lớp K39A4, do TS Chu Thị Thủy hƣớng dẫn. Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc lý thuyết về công tác kiểm soát, tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát tại công ty TNHH nội thất Thành Phát, từ đó đƣa ra một số kiến nghị cũng nhƣ giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát tại công ty TNHH nội thất Thành Phát. Nhận xét: Những luận văn trên đã khái quát đƣợc nội dung cơ bản của vấn đề kiểm soát nhƣng mỗi doanh nghiệp lại có những đặc thù riêng biệt nên không thể áp dụng giống nhau mà phải phụ thuộc vào tình hình thực tế của mình để lựa chọn các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát cho phù hợp. Do đó, khi nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát của công ty TNHH thương mại Hasan”, em đã đồng nhất quan điểm với các công trình trên về các nội dung cơ bản của công tác kiểm soát tại doanh nghiệp tuy nhiên công ty TNHH thƣơng mại Hasan có những đặc điểm khách hàng, thị trƣờng, thực tiễn công ty khác biệt nên cần có sự đánh giá thực tế áp dụng vào tình hình cụ thể của công ty. Và hiện nay thì chƣa có đề tài nghiên cứu nào về kiểm soát tại công ty TNHH thƣơng mại Hasan. Do đó đây là một công trình nghiên cứu hoàn toàn độc lập và không bị trùng lặp với các đề tài trƣớc đó. 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về công tác kiểm soát của doanh nghiệp để làm cơ sở khoa học cho việc phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp. - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát tại Công ty TNHH Thƣơng mại Hasan để làm cơ sở thực tế cho việc đề xuất các giải pháp. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát tại Công ty TNHH Thƣơng mại Hasan. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát trên thị trƣờng Hà Nội đối với tất cả các mặt hàng của Công ty. - Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu, thu thập và phân tích các số liệu, dữ liệu liên quan đến công tác kiểm soát của công ty trong 3 năm gần đây (2009-2011). - Đối tƣợng nghiên cứu: Các nội dung của kiểm soát trong doanh nghiệp. Đại học Thương Mại 2 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phƣơng pháp thu thập các dữ liệu 5.1.1. Phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp a) Phương pháp điều tra trắc nghiệm - Mục đích: Nhằm thu thập thông tin về công tác kiểm soát, những ý kiến, nhận xét, đánh giá của cá nhân đƣợc hỏi về công tác kiểm soát của Công ty. - Cách thức tiến hành: + Lập mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm. + Gửi mẫu điều tra trắc nghiệm trên 8 ngƣời là CBCVN Phòng Kinh doanh và Phòng Kế toán của Công ty TNHH Thƣơng mại Hasan + Thời gian điều tra: từ ngày 05/03/2013 đến ngày 15/03/2013 + Thu thập lại mẫu điều tra trắc nghiệm đã đƣợc điền đầy đủ thông tin. + Tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm. b) Phương pháp phỏng vấn chuyên gia - Mục đích: Nhằm thu thập thông tin về công tác kiểm soát hiện tại và những kế hoạch trong tƣơng lai về công tác kiểm soát của công ty. - Cách thức tiến hành: + Lập bảng câu hỏi phỏng vấn. + Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 3 ngƣời, bao gồm: Bà Bùi Thị Duyên - Giám đốc công ty Ông Hoàng Quốc Cƣờng – Phó giám đốc công ty Chị Nguyễn Thị Ngọc – Trƣởng phòng kinh doanh + Địa điểm phỏng vấn: Tại Công ty TNHH Thƣơng mại Hasan ở số 50, tổ 37, phƣờng Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. 5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Mục đích: Mục đích của phƣơng pháp nhằm tạo cơ sở dữ liệu cho việc phân tích, so sánh thực trạng hoạt động kiểm soát của Công ty TNHH Thƣơng mại Hasan trong 3 năm qua. - Cách thức tiến hành: Liên hệ với Trƣởng các bộ phận kinh doanh, Kế toán tiến hành thu thập một số nguồn dữ liệu bên trong Công ty trong 3 năm vừa qua, bao gồm: Báo cáo bán hàng, Báo cáo tài chính. Đại học Thương Mại 3 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 5.2. Các phƣơng pháp phân tích và xử lý dữ liệu Từ những dữ liệu thứ cấp thu thập đƣợc từ các nguồn khác nhau, ta tiến hành xử lý dữ liệu bằng 3 phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp phân tích và so sánh để từ đó đƣa ra các thông tin và số liệu cần thiết sử dụng cho việc viết chuyên đề. Ngoài ra để xử lý tốt dữ liệu thì việc vận dụng nguyên lý cơ bản của tƣ duy đổi mới, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống logic, phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với thống kê, phân tích nhằm mục đích nghiên cứu và đặt nó trong môi trƣờng kinh doanh của công ty. Phƣơng pháp lý luận kết hợp với thực tế, lý luận mang tính hệ thống khái quát và logic liên hệ với thực trạng hoạt động phát triển của công ty và chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3 chƣơng: Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm soát trong doanh nghiệp thương mại Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát của công ty TNHH Thương mại Hasan Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát của công ty TNHH Thương mại Hasan Đại học Thương Mại 4 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TẠI DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI 1.1 Các khái niệm có liên quan 1.1.1 Khái niệm về kiểm soát Kiểm soát là quá trình đo lƣờng kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn, phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã đƣợc xác định. Kiểm soát vừa là một quá trình kiểm tra các chỉ tiêu, vừa là việc theo dõi các ứng xử của đối tƣợng. Kiểm soát không chỉ dành cho các hoạt động đã xảy ra và đã kết thúc, mà còn là sự kiểm soát đối với những hoạt động đang xảy ra và sắp xảy ra. Trong quá trình kiểm soát, có hai yếu tố luôn tham gia vào kiểm soát và ảnh hƣởng đến hiệu quả của kiểm soát, đó là nhận thức và phản ứng của ngƣời kiểm soát và đối tƣợng kinh doanh. Điều này thể hiện ở chỗ: trong quá trình kiểm soát, nhà quản trị phải trả lời các câu hỏi nhƣ: + Kiểm soát cái gì? + Kiểm soát khi nào? + Kiểm soát ở đâu? + Kiểm soát nhƣ thế nào? + Chờ đợi thấy cái gì ở kiểm soát? +…… - Kiểm soát thƣờng hƣớng vào các mục đích sau: + Bảo đảm kết quả thực hiện phù hợp với mục tiêu đã đƣợc xác định + Xác định rõ những kết quả thực hiện theo các kế hoạch đã đƣợc xây dựng + Xác định và dự đoán những biến động trong hoạt động của tổ chức + Phát hiện những sai lệch, thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình hoạt động để kịp thời điều chỉnh + Phát hiện cơ hội, phòng ngừa rủi ro + Bảo đảm các nguồn lực trong tổ chức đƣợc sử dụng một cách hữu hiệu 1.1.2 Vai trò của công tác kiểm soát Đại học Thương Mại 5 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1  Kiểm soát giúp nhà quản trị nắm đƣợc tiến độ và chất lƣợng thực hiện công việc của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức  Kiểm soát tạo ra chất lƣợng tốt hơn cho mọi hoạt động trong tổ chức.  Kiểm soát giúp nhà quản trị đối phó kịp thời với những thay đổi của môi trƣờng.  Kiểm soát giúp cho các tổ chức thực hiện đúng các chƣơng trình, kế hoạch với hiệu quả cao.  Kiểm soát tạo thuận lợi thực hiện tốt việc phân quyền và cơ chế hợp tác trong tổ chức. → Kiểm soát là một hệ thống phản hồi quan trọng đối với công tác quản trị. Chính nhờ hệ thống phản hồi này mà các nhà quản trị biết rõ đƣợc thực trạng tổ chức mình, những vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết, từ đó chủ động tìm các biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã xác định. 1.1.3 Nguyên tắc của công tác kiểm soát  Đảm bảo tính chiến lƣợc và hiệu quả  Đúng lúc, đúng đối tƣợng và công bằng  Công khai, chính xác, hiện thực, khách quan  Linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý 1.2 Nội dung của công tác kiểm soát 1.2.1 Quy trình kiểm soát trong doanh nghiệp thương mại 1.2.1.1 Xác định các tiêu chuẩn kiểm soát Tiêu chuẩn kiểm soát là những chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ mà dựa vào đó có thể đo lƣờng và đánh giá kết quả thực tế của hoạt động. Khi xác định các tiêu chuẩn kiểm soát cần thực hiện theo các quy tắc sau đây:  Tiêu chuẩn và mục tiêu  Tiêu chuẩn và dấu hiệu thƣờng xuyên  Tiêu chuẩn và quan sát tổng hợp  Tiêu chuẩn và trách nhiệm  Xác định mức chuẩn  Sử dụng các tiêu chuẩn định tính 1.2.1.2 Đo lường kết quả hoạt động Đại học Thương Mại 6 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 - Căn cứ vào những tiêu chuẩn đã đƣợc xác định trong bƣớc 1, tiến hành đo (đối với những hoạt động đang xảy ra hoặc đã xảy ra và kết thúc), hoặc lƣờng trƣớc (đối với những hoạt động sắp xảy ra) nhằm phát hiện sai lệch và nguy cơ sai lệch với những mục tiêu đã đƣợc xác định. - Yêu cầu đối với đo lƣờng kết quả: + Hữu ích + Có độ tin cậy cao + Không lạc hậu + Tiết kiệm - Các phƣơng pháp đo lƣờng kết quả + Quan sát các dữ kiện: Phƣơng pháp này dựa vào các dữ kiện định lƣợng nhƣ số liệu thống kê tài chính, kế toán để đo lƣờng kết quả thực hiện + Sử dụng các dấu hiệu báo trƣớc: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện dựa vào những “triệu chứng” báo hiệu những vấn đề liên quan đến kết quả thực hiện công việc + Quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân: Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành thông qua việc nắm bắt tình hình thực hiện công việc trực tiếp từ đối tƣợng kiểm soát + Dự báo: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện dựa trên những nhận định, phán đoán về kết quả thực hiện công việc + Điều tra: Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành bằng cách xây dựng các phiếu điều tra để thăm dò ý kiến của các đối tƣợng có liên quan 1.2.1.3 So sánh với tiêu chuẩn kiểm soát - Căn cứ vào kết quả đo lƣờng, tiến hành so sánh kết quả hoạt động với tiêu chuẩn đã đƣợc xác định, từ đó phát hiện ra sai lệch giữa kết quả với tiêu chuẩn, tìm nguyên nhân của sự sai lệch đó. - Sau đó tiến hành thông báo: + Đối tƣợng thông báo:  Các nhà quản trị cấp trên có liên quan  Các bộ phận, cơ quan chức năng có liên quan  Đối tƣợng bị kiểm soát + Nội dung thông báo  Kết quả kiểm soát bao gồm các số liệu, kết quả phân tích, tình hình thực hiện công việc  Chênh lệch giữa kết quả với tiêu chuẩn và nguyên nhân của chúng Đại học Thương Mại 7 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 Khóa luận tốt nghiệp  Dự kiến các biện pháp điều chỉnh nếu có sự sai lệch giữa kết quả với tiêu chuẩn + Yêu cầu khi thông báo  Đầy đủ  Kịp thời  Chính xác  Đúng đối tƣợng 1.2.1.4 Tiến hành hoạt động điều chỉnh - Các hoạt động điều chỉnh + Điều chỉnh mục tiêu dự kiến + Điều chỉnh chƣơng trình hành động + Tiến hành những hành động dự phòng + Không hành động gì cả - Yêu cầu đối với hoạt động điều chỉnh + Nhanh chóng, kịp thời + Điều chỉnh với “liều lƣợng” thích hợp + Điều chỉnh phải hƣớng tới kết quả 1.2.2 Phân loại kiểm soát trong doanh nghiệp 1.2.2.1 Phân loại theo thời gian tiến hành kiểm soát - Kiểm soát trƣớc: là kiểm soát đƣợc tiến hành trƣớc khi công việc bắt đầu nhằm ngăn chặn các vẫn đề có thể xảy ra, cản trở cho việc thực hiện côn việc. - Kiểm soát trong: là kiểm soát đƣợc thực hiện trong thời gian tiến hành công việc nhằm giảm thiểu các vấn đề có thể cản trở công việc khi chúng xuất hiện. - Kiểm soát sau: là kiểm soát đƣợc tiến hành sau khi công việc đƣợc hoàn thành nhằm điều chỉnh các vấn đề đã xảy ra. 1.2.2.2 Phân loại theo tần suất của các cuộc kiểm soát - Kiểm soát liên tục: là kiểm soát đƣợc tiến hành thƣờng xuyên ở mọi thời điểm đối với đối tƣợng kiểm soát. - Kiểm soát định kỳ: là kiểm soát đƣợc thực hiện theo kế hoạch đã dự kiến trong mỗi thời kỳ nhất định. - Kiểm soát đột xuất: là kiểm soát đƣợc tiến hành tại thời điểm bất kỳ, không theo kế hoạch. Đại học Thương Mại 8 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 1.2.2.3 Phân loại theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm soát - Kiểm soát toàn bộ: là kiểm soát đƣợc tiến hành trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, các bộ phận, các khâu, các cấp nhằm đánh giá tổng quát mức độ thực hiện các mục tiêu chung. - Kiểm soát bộ phận: là kiểm soát đƣợc thực hiện đối với từng lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận, từng khâu, từng cấp. - Kiểm soát cá nhân: là kiểm soát đƣợc thực hiện đối với từng con ngƣời cụ thể trong tổ chức. 1.2.2.4 Phân loại theo đối tượng kiểm soát - Kiểm soát cơ sở vật chất kỹ thuật: là kiểm soát đƣợc thực hiện nhằm đánh giá tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức nhƣ đánh giá thực trạng nhà xƣởng, máy móc, thiết bị… - Kiểm soát con ngƣời: là kiểm soát đƣợc thực hiện nhằm đánh giá con ngƣời trên các mặt: năng lực, tính cách, kết quả thực hiện công việc, tinh thần trách nhiệm, sự thỏa mãn với công việc… - Kiểm soát thông tin: là kiểm soát đƣợc thực hiện nhằm đánh giá chất lƣợng thông tin trong hoạt động của tổ chức. - Kiểm soát tài chính: là kiểm soát đƣợc thực hiện nhằm đánh giá tình hình tài chính của tổ chức nhƣ đánh giá ngân sách, công nợ…. 1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới kiểm soát 1.3.1 Các nhân tố vĩ mô  Các yếu tố pháp luật Mỗi quốc gia đều có những bộ luật riêng và đặc điểm tính chất của hệ thống pháp luật mỗi nƣớc phụ thuộc rất lớn và trình độ phát triển kinh tế của từng nƣớc. Các yếu tố pháp luật chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của nền kinh tế và xã hội đan phát triển trong nƣớc đó. Chính vì vậy yếu tố pháp luật cũng sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hƣởng lớn tới kiểm soát là không thể tránh đƣợc. Kiểm soát phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, nhất là kiểm soát về mặt nhân sự càng không thể kiểm soát ngoài khuôn khổ của luật pháp tùy theo từng quốc gia.  Các yếu tố về văn hóa xã hội Các yếu tố về văn hóa xã hội của từng quốc gia tạo nên bản sắc dân tộc riêng của mỗi quốc gia, chính vì các bản sắc riêng đó nó sẽ làm cho các yếu tố kiểm soát cho phù hợp với bản sắc đó. Các xu hƣớng vận động của các yếu tố văn hóa xã hội cũng thƣờng xuyên phản Đại học Thương Mại 9 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 Khóa luận tốt nghiệp ánh những tác động do những điều kiện về kinh tế và khoa học mang lại. Xu hƣớng đó cũng sẽ ảnh hƣởng tới kiểm soát.  Các yếu tố kinh tế - Hệ thống tài chính ngân hàng Hệ thống tài chính ngân hàng hiện đang phát triển hết sức mạnh, có ảnh hƣởng trực tiếp đến tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thƣơng mại. Hệ thống tài chính ở quốc gia nào mà thông thoáng, dễ dàng thì nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ tốt hơn. Khi đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện phát triển kinh doanh tốt hơn, khí đó vai trò của kiểm soát sẽ bị ảnh hƣởng và sẽ vận hành theo một hình thái khác so với khi hệ thống tài chính ngân hàng bất ổn và gây khó khăn cho doanh nghiệp. - Nguồn lực tài nguyên và giá cả Với những quốc gia nhân lực dồi dào về tài nguyên thì giá cả của sản phẩm sẽ rẻ hơn, khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dễ dàng hơn. Khi đó công tác kiểm soát sẽ bớt bị áp lực về giá cả hơn. - Sự ổn định về giá trị của đồng tiền Với những quốc gia nào có sự ổn định về tiền tệ thì chắc chắn công tác kiểm soát hoạt động kinh doanh sẽ dễ dàng hơn so với những nƣớc không có sự ổn định về tiền tệ.  Các yếu tố khoa học công nghệ Các yếu tố khoa học công nghệ quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khoa học công nghệ cao thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thuận tiện hơn. Khi đó vai trò của kiểm soát sẽ dễ hơn bởi lúc này công tác kiểm soát sẽ có thêm công cụ hiện đại hơn sẽ dễ dàng kiểm soát hơn. Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng làm cho doanh nghiệp đạt đƣợc trình độ công nghiệp hóa cao, quy mô tăng lên, tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất, hạ giá thành, chất lƣợng sản phẩm đƣợc đồng bộ và đƣợc nâng cao lên rất nhiều khi đó công tác kiểm soát sẽ nhẹ nhàng hơn vì tin tƣởng vào chất lƣợng của mình hơn và sẽ giảm đƣợc chi phí kiểm soát.  Yếu tố chính trị Tình hình chính trị xã hội của mỗi nƣớc sẽ ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Quốc gia nào có tình hình chính trị ổn định hơn thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dễ dàng hơn, khi đó công tác kiểm soát sẽ khác so với những quốc gia có tình hình chính trị bất ổn. Đại học Thương Mại 10 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2 Các nhân tố vi mô  Tiềm lực tài chính Năng lực tài chính của doanh nghiệp: thể hiện ở vốn kinh doanh của doanh nghiệp, lƣợng tiền mặt, ngoại tệ, cơ cấu vốn… những nhân tố này doanh nghiệp có thể tác động để tạo thế cân bằng và phát triển. Doanh nghiệp cũng phải có một cơ cấu vốn hợp lý nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu nhƣ cơ cấu vốn không hợp lý, vốn quá nhiều mà không có lao động hoặc ngƣợc lại lao động nhiều mà không có vốn thì doanh nghiệp sẽ không phát triển đƣợc hoặc phát triển mất cân đối. Vốn là một nhân tố rất quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lƣợng của doanh nghiệp. Vốn là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lƣợng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối (đầu tƣ) có hiệu quả các nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu: - Vốn chủ sở hữu - Vốn huy động - Tỷ lệ tái đầu tƣ về lợi nhuận - Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn - Các tỷ lệ về khả năng sinh lời Vốn là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động sx kinh doanh vì thế nó ảnh hƣởng rất nhiều trong công tác kiểm soát của doanh nghiệp.  Tiềm năng con ngƣời Trong kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, con ngƣời là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Chính con ngƣời với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ… một cách có hiệu quả để vƣợt qua cơ hội. Vậy yếu tố con ngƣời có vai trò quyết định trong kiểm soát của doanh nghiệp thƣơng mại. Kiểm soát có đạt hiệu quả tốt hay xấu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con ngƣời.  Trình độ tổ chức quản lý Mỗi một doanh nghiệp là một hệ thống với những liên kết chặt chẽ với nhau hƣớng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn đạt đƣợc mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt tới một trình độ tổ chức, quản lý tƣơng ứng. Khả năng tổ chức, quản lý doanh Đại học Thương Mại 11 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát, tập trung vào những mối liên hệ tƣơng tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp. Ban lãnh đạo doanh nghiệp: là bộ phận đầu não của doanh nghiệp, là nơi xây dựng những chiến lƣợc kinh doanh cho doanh nghiệp đề ra mục tiêu, đồng thời giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Trình độ quản lý kinh doanh của ban lãnh đạo có ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huy đƣợc trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh đƣợc nhanh chóng và chính xác. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ taọ điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh đối phó đƣợc với những biến đổi của môi trƣờng kinh doanh và nắm bắt kịp thời các cơ hội một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Chính vì thế các yếu tố về trình độ quản lý tác động đến công tác kiểm soát của doanh nghiệp rất mạnh mẽ.  Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định của doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xƣởng… Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin sẽ dễ dàng hơn, phát huy đƣợc hiệu quả của kiểm soát hơn. Đại học Thương Mại 12 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI HASAN 2.1 Khái quát về công ty TNHH Thƣơng mại Hasan 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Thƣơng mại HASAN đƣợc thành lập ngày 03/09/2009, là công ty nhập khẩu và phân phối độc quyền thƣơng hiệu mỹ phẩm Valencia Gio nổi tiếng của Hàn Quốc. - Nhà sản xuất: BLM Cosmetic Co., Ltd Korea - Loại hình: công ty TNHH - Số đăng ký: 0102040751 - Mã số thuế: 0104144599 - Tài khoản số: 10410000057192 tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – 104 Chi nhánh HN - Trụ sở chính: Số 50, tổ 37, phƣờng Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội - Điện thoại: 04-73075868. Fax: 04-73085869 - Email: [email protected] - Website: www.hasanvn.com www.valenciagio.vn Là một công ty còn non trẻ, mới hình thành và phát triển đƣợc 4 năm nhƣng mỹ phẩm Valencia Gio đã đƣợc ngƣời tiêu dùng, đặc biệt là chị em phụ nữ, những ngƣời quan tâm và yêu thích mỹ phẩm biết đến, ƣa thích tiêu dùng bởi chất lƣợng mà mỹ phẩm Valencia Gio mang lại. Với sứ mệnh “Nâng tầm vẻ đẹp”, Valencia Gio mang đến các giải pháp làm đẹp toàn diện cho phụ nữ giúp họ đẹp hơn, tinh tế hơn, tự tin hơn và thành công hơn. Các sản phẩm của Valencia Gio trải rộng từ làm sạch, dƣỡng da, đặc trị, chăm sóc cơ thể và trang điểm ứng dụng các thành phần ƣu việt và công nghệ tiên tiến cho hiệu quả tối ƣu trong việc chăm sóc vẻ đẹp cho phụ nữ. Tất cả các sản phẩm của Valencia Gio đều đƣợc Cục quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ, Hàn Quốc (FDA, KFDA) và Bộ Y tế Việt Nam chứng nhận chất lƣợng an toàn cho da, không gây kích ứng cho ngƣời sử dụng. Valencia Gio đã đƣợc đông đảo ngƣời tiêu dùng Việt Nam hoan nghênh đón nhận và tin dùng qua những kết quả hiện thị về chất lƣợng sản phẩm tốt phù hợp làn Đại học Thương Mại 13 Khoa: Quản trị doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thanh Huyền – Lớp K7HQ1K1 da, mẫu mã sản phẩm sang trọng tinh tế và giá cả phù hợp. Hiện nay, kênh phân phối của Valencia Gio trải rộng khắp Việt Nam với hệ thống cửa hàng thƣơng hiệu và đội ngũ chuyên viên tƣ vấn mỹ phẩm chuyên nghiệp. Với phƣơng châm “ Chỉ mang đến các giá trị đích thực cho đối tác và ngƣời tiêu dùng” công ty Hasan đã tự khẳng định thƣơng hiệu Valencia Gio trên thị trƣờng và phát triển thành công hệ thống các nhà phân phối, đại lý trên toàn quốc. Sự tin tƣởng của khách hàng với các sản phẩm công ty phân phối trong suốt những năm qua chính là động lực lớn giúp công ty ngày càng cố gắng mang lại cho khách hàng những sản phẩm chất lƣợng hơn, phục vụ đƣợc tốt hơn. Mục tiêu chiến lƣợc của Hasan là tiếp tục đƣợc phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của mọi khách hàng, mở rộng hoạt động sản xuất và cung cấp các sản phẩm làm đẹp, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và phát triển những lĩnh vực kinh doanh mới. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty 2.1.2.1 Chức năng của công ty - Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng nhà nƣớc, đƣợc sử dụng con dấu riêng theo thể thức nhà nƣớc quy định. - Tổ chức sản xuất và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký với các cơ quan chức năng của nhà nƣớc. - Thực hiện đúng quy định của bộ lao động thƣơng binh và xã hội về việc ký kết các hợp đồng lao động. - Tìm kiếm, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác. 2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty - Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh của công ty với phƣơng châm năm sau cao hơn năm trƣớc. Làm tốt nghĩa vụ với nhà nƣớc về việc nộp đầy đủ các khoản tiền cho ngân sách nhà nƣớc dƣới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lƣơng, làm tốt công tác quản lý lao động, đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dƣỡng để không ngừng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên. - Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đối tác, quan hệ tốt tạo uy tín với khách hàng. Đại học Thương Mại 14 Khoa: Quản trị doanh nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan