Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương...

Tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

.DOC
73
94
117

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Trong chính sách mở cửa của đảng và nhà nước ta, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nhà nước nói chung đã góp phần quan trọng trong việc quan trọng trong việc thiết lập và thúc đẩy nền kinh tế thị trường trên đã ổn định và phát triển .Thực hiện chế độ hoạch toán trong cơ chế mới hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự lấy thu bù chi, tự hoạch toán sao cho có lãi. Để thực hiện được yêu cầu đó các doanh nghiệp phải quản lý tốt tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh để đảm bảo và phát triển đồng vốn bỏ ra đầu tư, có thu nhập cho người lao động và doanh nghiệp thực hiện đâỳ đủ nghĩa vụ với nghân sách nhà nước và tái đầu tư. Hoạch toán kế toán là một trong những công cụ đắc lực nhất để phản ánh tính khách qua và giám đốc có hiệu quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sức lao động là mét trong ba yếu tố đày vào và không thể thiếu được đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dùng để đánh giá đúng kết quả sau khi lao động sản xuất .Trong quá trình lao động,người lao động phải tiêu hao sức lực và trí tuệ của mình để làm việc .do đó họ cần phải được bù đắp lại phần sức lực đã bỏ ra này để có thể tái sản xuất sức lao động ,phần bù đắp lấy chính là tiền lương (tiền công) mà doanh nghiệp trả cho người lao động . Cùng với tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động doanh nghiệp cần tạo ra mối yên tâm cho công nhân viên trong lao động sản xuất về sức khoẻ, an toàn trong lao động đó chính là sự đóng góp BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động của doanh nghiệp. Để bù đắp rủi do trong lao động, bảo vệ sức khoẻ vả bảo hiểm vể tư tưởng cho người lao động. Vì vậy tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) là yếu tố quan trọng nhằm kích thích vật chất đó với người lao động, quản lý tốt lao động, tiền lương trước hết đòi hỏi công tác hoạch toán lao động, tiền lương phải chính xác - khoa học và hợp lý, có ý nghĩa quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoạch toán kế toán lao động, tiền lương sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin hữu Ých về quản lý, sử dụng lao động chi phí lao động trong quá trình, để có biện pháp khắc phục tốt nhất trong quản lý, sử dụng lao động. Tiền lương tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ người lao động tham gia công tác. Thực hiện phương châm : “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” là sinh viên cao đẳng , em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hoạch toán lao động, tiền lương trong các doanh nghiệp nói chung và của Lâm Trường Chiêm Hoá nói riêng, giúp em củng cố được kiến thức không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để khi ra trường làm việc tại các doanh nghiệp có thể đảm bảo được và hoàn thành tốt nhiệm vụ của người cán bộ quản lý kinh tế tài chính . Trong quá trình thực tập tại lâm trường Chiêm Hoá - Tuyên Quang được sù giúp đỡ của các thầy cô, cô giáo, ban giám đốc và sự tận tình hướng dẫn của cô chú phòng kế toán tài chính, cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của cô giáo Trương Thanh Hằng em đã tìm hiểu cơ bản công tác kế toán của đơn vị Lâm Trường Chiêm Hoá và chọn chuyên đề: “Hoàn thiện công tác tổ chức Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” làm chuyên đề thực tập. Trong chuyên đề của em được chia làm 3 chương chính nh sau: Chương 1: Lý luận về tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các doanh nghiệp sản xuất . Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở lâm trường Chiêm Hoá - Tuyên Quang. Chương 3: Một sè ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Lâm Trường Chiêm Hoá. Đây là một chuyên đề lớn và phức tạp, cho nên thời gian thực tập thực tế có phần hạn chế, không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong các thầy, cô giáo và các cô chú trong phòng kế toán tài vụ giúp đỡ em nắm vững thêm để em hoàn thành chuyên đề này với kết quả tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, Tháng 5 năm 2006 Sinh viên Phạm Thị Biên Thuỳ CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH . 1.1 Những Vấn Đề Chung Về Lao Động, Tiền Lương Và Các hoản Trích Theo Lương Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất . 1.1.1. Phân loại lao động Lao động là một trong những yếu tố cơ bản có tính chất quyết định trong quá trình sản xuất . Lao động là nguồn gốc taọ ra mọi của cải vật chất cho xã hội, đó chính là sự tác động có mục đích, có ý thức của con người vào các đối tượng tự nhiên để tạo ra những vật phẩm hữu Ých phục vục cho đòi sống con người quá trình lao động dể tạo ra sản phẩm trong tương lai cho nên yếu tố về chi phí về lao động sẽ chiếm một phần lớn trong giá trị sản phẩm được tạo nên . Trong các doanh nghiệp sản xuất thường bao gồm rất nhiều người tham gia lao động ở các công việc khác nhau, mỗi loại lao động này lại có những đặc điểm khác nhau, do đó việc phân loại lao động là cần thiết .Tổng số công nhân của doanh nghiệp được phân loại như sau :Trước hết căn cứ vào việc tổ chức quản lý sử dụng và trả lương thì công nhân viên của doang nghiệp được chia làm hai loại : Công nhân viên trong danh sách và công nhân viên ngoài danh sách. Công nhân viên trong danh sách là tất cả những người có dăng ký trong danh sách lao động của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý sử dụng và trả thù lao theo hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động . Công nhân viên trong danh sách bao gồm công nhân viên thường xuyên và công nhân tạm thời. Công nhân viên ngoài danh sách là những người tham gia làm việc tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền quản lý lao động và trả lương của doanh nghiệp. Trong tổng thể công nhân viên của doanh nghiệp, công nhân viên trong danh sách là bộ phận chủ yếu quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó đối tượng thường xuyên và chủ yếu quản lý sử dụng và hạch toán số lượng, chất lượng lao động trong doanh nghiệp chính là số công nhân trong danh sách . Căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất, số công nhân viên trong danh sách được chia là Công nhân viên làm việc trong các hoạt động cơ bản, Công nhân làm việc trong các hoạt động cơ bản là những người trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như hoạt động của họ phục vụ gián tiếp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Theo cách phân chia này mới chỉ có tính chất bao quát, tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau phù hợp với yêu cầu quản lý, sử dụng lao động tính toán và trả công cho người lao động của doanh nghiệp. Nhưng sử dụng hợp lý và tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp từ đó cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên trong doanh nghiệp . Sè lượng lao động của doanh nghiệp được phản ánh trên sổ sách lao động của doanh nghiệp do phòng lao động tiền lương dùa trên số lao động có của doanh nghiệp, bao gồm cả số lượng lao động dài hạn, lao động tạm thời, lao động trực tiếp và lao động thuộc các lĩnh vực khác ngoài sản xuất sổ danh sách lao động không chỉ lập chung cho toàn doanh nghiệp mà còn được lập riêng cho từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp nhằm thường xuyên nắm chắc số lượng lao động hiện có của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. Mọi sự biến động về số lượng lao động đều phải được nghi chép kịp thời vào sổ danh sách lao động để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động được kịp thời . 1.1.2. Các hình thức tiền lương. Trong công tác tổ chức lao động ở doanh nghiệp, tổ chức tiền lương là một nội dung quan trọng có quan hệ mật thiết thường xuyên tới người lao động, đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và biếu hiện một cách rõ rệt chính sách đãi ngộ của Đảng và nhà nước ta với người lao động tổ chức tiền lương hợp lý không những đảm bảo thu nhập để tái sản xuất mở rộng sức lao động mà còn phát huy sức lao động nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động từ lợi Ých vật chất của mình quan tâm đến thành quả lao động, chăm lo nâng cao trình độ tay nghề phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tận dụng thời gian lao động không ngừng tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động và nền sản xuất hàng hoá, tiền lương ( tiền công ) chính là một hình thức thù lao lao động, đó là số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp, thông qua tiền lương có thể đánh giá được quy mô lao động và chất lượng lao động phần nào cũng phản ánh được đời sống của cán bộ công nhân viên. Là một phạm trù kinh tế khách quan tiền lương chịu sự chi phối của quy luật phân phối theo lao động nghĩa là phân phối tương ứng với số lượng lao động và chất lượng lao động của người lao động cống hiến cho xã hội, phân phối theo lao động có tác dụng khuyến khích lao động thúc đẩy xã hội phát triển do đó phân phối theo lao động và quy luật của tiền lương, tổ chức tiền lương nói chung và trong công nghiệp nói riêng nó khắc phục được chủ nghĩa bình quân trong phân phối tạo ra mối quan tâm sâu sắc của người lao động với kết quả của mình. Trong nền kinh tế XHCN ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp có quyền lùa chọn hình thức trả lương, trả công cũng như trả thưởng cho người lao động sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp và quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, tuy nhiên việc sử dụng tiền lương làm công cụ của hệ thống kích thích kinh tế đối với người lao động, đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc tổ chức tiền lương. - Nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. - Nguyên tắc đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao mức sống. - Nguyên tắc trả lương gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh và phù với điều kiện kinh tế đất nước trong từng thời kỳ. Việc lùa chọn hình thức tiền lương hợp lý có tác dụng khuyến khích mỗi người lao động không ngừng nâng cao năng xuất lao động sử dụng hợp lý và đầy đủ thời gian lao động sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, lùa chọn hình thức tiền lương căn cứ vào hình thức sản xuất, tính chất của từng loại công việc và điều kiện về trang bị kỹ thuật của doanh nghiêp công nghiệp hiện nay thường áp dụng hai hình thức tiền lương chủ yếu: tiền lương trả theo thời gian và tiền lương trả theo sản phẩm. 1.1.2.1 Tiền lương theo thời gian. Tiền lương theo thời gian là tiền lương được xác định căn cứ vào thời gian làm việc và trình độ kỹ thuật của người lao động, tiền lương theo thời gian có thể tính theo tháng, theo ngày, theo giê công tác và gọi là lương tháng, lương ngày và lương giê. Lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các tháng lương. Lương tháng được áp dụng trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính và các nhân viên thuộc ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Lương ngày là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng, mức lương ngày được tính bằng cách lấy mức lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo chế độ. Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính trả lương cho người lao động trong những ngày hội họp học tập hoặc làm nghĩa vụ khác hoặc làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH. Mức lương giê tính bằng cách lấy mức lương ngày chia cho số giê làm việc trong ngày theo chế độ, lương giê thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm. Tiền lương thời gian có hai loại: lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng. - Tiền lương thời gian giản đơn theo hình thức này tiền lương của công nhân được xác định căn cứ vào mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế. Tiền lương thời gian Thời gian làm việc = phải trả Đơn giá tiền lương X thực tế thời gian(a/d cho từng bậc lương) - Tiền lương thời gian có thưởng: hình thức này được dùa trên sự kết hợp giữa tiền lương trả theo thời gian giản đơn đối với chế độ tiền thưởng, khoản thưởng này được tính toán dùa trên các yếu tố như: Sự đảm bảo đầy đủ ngày, giê công của người lao động chất lượng hiệu quả lao động ... Tiền lương thời gian có thưởng = Tiền lương thời gian giản đơn + Tiền thưởng Tiền lương trả theo thời gian có ưu điểm là giản đơn, dễ tính toán phản ánh được trình độ kỹ thuật và điều kiện làm việc của người lao động nhưng nó có nhược điểm lớn là chưa gắn tiền lương với kế quả lao động của từng người, do đó không kích thích người lao động tận dụng thời gian lao động nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Hình thức tiền lương này thường được áp dụng ở những bộ phận mà quá trình sản xuất chủ yếu do máy móc thực hiện đến công việc chưa thực hiện được định mức lao động. Để tính tiền lương phải trả công nhân viên cần phải theo dõi ghi chép đầy đủ thời gian làm việc và phải có đơn giá tiền lương theo thời gian cụ thể, tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý lao động ở từng doanh nghiệp mà người ta có thể phân loại và lùa chọn các hình thức tiền lương thời gian cho phù hợp với tình hình thực tế ở doanh nghiệp mình nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ cả về số lượng, chất lượng của công nhân viên đồng thời phản ánh được đầy đủ chi phí và giá thành sản phẩm sản xuất ra. 1.1.2.2. Tiền lương theo sản phẩm. Đây là hình thức tiền lương cơ bản và chủ yếu được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp theo các hình thức này việc trả lương được thực hiện căn cứ vào khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính theo một đơn vị sản phẩm công việc đó. Đây là hình thức tiền lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt năng xuất lao động với thù lao lao động có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng xuất lao động tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Tiền lương trả theo sản phẩm bao gồm các hình thức trả lương sau: * Tiền lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp Theo hình thức này tiền lương của công nhân sản xuất được xác định theo số lượng sản phẩm sản xuất ra và đơn giá của một sản phẩm. Tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp = Số lượng sản phẩm hợp quy cách X Đơn giá sản phẩm Đơn giá lương sản phẩm là tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành và được xác định căn cứ vào mức lương cấp bậc công việc và định mức thời gian và định mức sản lượng cho công việc đó. * Tiền lương theo sản phẩm tập thể. Theo hình thức này tiền lương được căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành của cả sản xuất và đơn giá chung để tính lương cho cả tổ, sau đó phân phối lại cho từng người trong tổ. 1.1.2.3.Tiền lương khoán Đây là hình thức đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm trong đó tổng số tiền lương trả cho một công nhân hoặc một nhóm công nhân được quy đinh trước cho một khối công việc, sản phẩm nhất định hợp quy cách phải được hoàn thành trong một thời gian quy định. 1.1.3. Quỹ lương trong các doanh nghiệp sản xuất Quỹ tiền lương là tổng số tiền lương mà doanh nghiệp dùng để trả lương và các khoản có tính chất tiền lương cho toàn bộ công nhân viên chức do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương trong một thời kỳ nhất định bao gồm các khoản: -Tiền lương tháng lương ngày theo hệ thống các thang lương mức lương chức vô đã ban hành. - Lương trả theo sản phẩm. - Lương trả cho công nhân khi làm ra phế phẩm nhưng trong phạm vi chế độ quy định. - Tiền lương ngừng việc do các nguyên nhân không phải công việc gây ra. - Lương thời gian công nhân được huy động đi làm các công việc ( theo chế độ quy định) - Lương trả cho thời gian đi học (trong chế độ hưởng lương) lương nghỉ phép. Về phương diện hoạch toán tiền lương công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất gồm hai loại:- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản trợ cấp kèm theo. - TiÒn l¬ng chÝnh: lµ tiÒn l¬ng tr¶ cho c«ng nh©n viªn thùc hiÖn nhiÖm vô chÝnh cña hä bao gåm tiÒn l¬ng tr¶ theo cÊp bËc vµ c¸c kho¶n trî cÊp kÌm theo. - Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân được nghỉ hưởng lương chế độ quy định. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trính sản xuất sản phẩm nên được hoạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm. Việc phân chia quỹ tiền lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa nhất định trong công tác hoạch toán phân bổ tiền lương đúng đối tượng và công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở các doanh nghiệp. 1.1.4. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Trong doanh nghiệp ngoài việc người lao động được trả các khoản tiền lương họ còn được hưởng các quỹ phóc lợi của doanh nghiệp và các khoản tiền trợ cấp dưới các hình thức khác nhau những khoản này không nằm trong quỹ tiền lương vì nó không mang nội dung của các khoản phụ cấp lương mà đây là những khoản tri thể hiện sự quan tâm, chăm lo của nhà nước đối với đời sống sức khoẻ gia đình của người lao động theo quy định hiện hành, ngoài tiền lương phải trả cho người lao động doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí trích theo tiền lương bao gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. 1.1.4.1 .Quỹ BHXH Được hình thành từ việc trích lập trích tính vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quỹ BHXH được xây dựng theo quy định của nhà nước, việc trích lập quỹ được thực hiện hàng tháng theo tỷ lệ quy định hiện nay là 20% trích trên tiền lương cơ bản phải trả cho người lao động trong tháng.Trong đó một phần (15%) do đơn vị sử dụng lao động phải trả, phần này được hoạch toán vào chi phí của doanh nghiệp, một phần (5%) do người lao động đóng góp phần này trừ vào thu nhập hàng tháng của người lao động. Trên lương cơ bản là lương tính theo cấp bấc, hệ số, loại công việc của từng công nhân theo quy định. Mức lương cơ bản tối thiểu hiện hành là 350.000đ/ tháng. Quỹ BHXH được thiết lập tạo ra nguồn kinh phí trợ cấp cho người lao động trong các trường hợp sau: -Trợ cấp ốm đau: mức trợ cấp băng 75% mức tiền lương mà người lao động đóng BHXH trước khi nghỉ . -Trợ cấp thai sản: trong trường hợp được nghỉ hưởng trợ cấp bằng 100% mức lương mà người đó đóng BHXH trước khi nghỉ . -Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: trong thời gian điều trị được hưởng 100% mức lương đang hưởng, sau đó tuỳ vào mức độ suy giảm khả năng lao động sẽ được hưởng theo mức lương trung bình của công chức nhà nước. -Trợ cấp thôi việc hưu trí: khi nghỉ hưu tuỳ theo thời gian đóng BHXH thì lương hưu được hưởng bằng 55% tiền lương đóng BHXH bình quân. Sau đó cứ thêm một năm đóng BHXH sẽ được tính thêm 2% và tối đa bằng 75% tiền lương đóng BHXH bình quân. -Trợ cấp chôn cât tứ tuất: tuỳ theo từng loại đối tượng mà có thể được trợ cấp mét lần hay hàng tháng. mét lÇn hay hµng th¸ng. -Theo quy định hàng tháng doanh nghiệp phải nép 20% tiền trích BHXH theo hướng cho cơ quan BHXH 1.1.4.2: Quỹ BHYT Được hình thành để tạo nguồn kinh phí phải tài trợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập hàng tháng theo chế độ quy định, theo quy định hiện hành hàng tháng doanh nghiệp sẽ trích lập 3% BHYT tính tên lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng hàng tháng. Doanh nghiệp phải nép 3% tiền trích BHYT theo lương lên cơ quan chuyên môn. 1.1.4.3.Quỹ kinh phí công đoàn. Quỹ này được hình thành từ việc trích lập tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỉ lệ quy định tính trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp trong tháng, theo tỷ lệ hiện hành quy định là 2% lương thực tế và tính hết vào chi phí của doanh nghiệp, KPCĐ được trích lập và phân cấp quản lý và chi tiêu theo quy định sau: 1% nép cho công đoàn cấp trên của doanh nghiệp, 1% để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp. Khoản trích KPCĐ chính là nhằm phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn để chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. 1.1.5. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tiền lương và các khoản liên quan đến người lao động không chỉ là vấn đề liên quan của người lao động mà còn là vấn đề các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có nhiệm vụ sau: -Tổ chức hạch toán đúng thời gian số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động . - Tính toán phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH , BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan. - Định kỳ tiến hành phân tích sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương cung cấp các thông tin cần thiết cho các bộ phận có liên quan. 1.2.Trình tự hạch toán lao động tiền lương BHXH . 1.2.1. Hạch Toán Lao Động Tiền Lương Trong quá trình quản lý và sử dụng lao động ở doanh nghiệp cần phải tiến hành tổ chức hạch toán các chỉ tiêu có liên quan đến lao động hạch toán lao động là hạch toán về số lượng lao động , thời gian và kết quả lao động. - Hạch toán số lượng lao động là hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề việc hạch toán số lượng lao động thường được thực hiện bằng “ sổ danh sách lao động “ của doanh nghiệp và thường ở các phòng theo dõi lao động. Cơ sở để ghi “ sổ theo dõi lao động “ là chứng từ ban đầu về tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, nâng bậc thôi việc… các chứng từ thường do phòng quản lý lao động – tiền lương lập mỗi khi nâng bậc thuyên chuyển công tác thôi việc. - Hạch toán thời gian lao động là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động từng công nhân ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Thông thường từng bộ phận sử dụng lao động dùng bảng chấm công để ghi chép thời gian lao động và có thể sử dụng tổng hợp phục vụ trực tiếp kịp thời cho việc quản lý tình huống huy động.Sử dụng thời gian công nhân tham gia lao động và là cơ sở để tính lương đối với bộ phận hưởng lương theo thời gian. Hạch toán sử dụng thời gian. Hạch toán sử dụng thời gian lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động làm căn cứ tính lương, tính thưởng chính xác cho người lao động . - Hạch toán kết quả lao động là theo dõi ghi chép kết quả lao động của công nhân viên biểu hiện bằng số lượng sản phẩm, công việc đã được hoàn thành của từng người hay từng tổ, nhóm lao động . Hạch toán kết quả lao động thường sử dụng các chứng từ sau: -Phiếu làm thêm giê ( mẫu 07 _ LĐTL ) phiếu xác nhận công việc và sản phẩm hoàn thành ( mẫu 06 _ LĐTL ) hợp đồng giao khoán ( mẫu 08 _ LĐTL ) biên bản điều tra tai nạn lao động ( mẫu 09 _ LĐTL ) hạch toán kết quả lao động là cơ sở để tính tiền lương cho từng người lao động hay bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm. - Hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ các công tác quản lý và hạch toán lao động. Tiền lương ở các doanh nghiệp , hạch toán kết quả lao động phải đảm bảo phản ánh chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của tường người, từng bộ phận làm căn cứ tính lương, tính thưởng và kiểm tra lao động thực tế tính toán xác định năng xuất lao động , kiểm tra tình hình thực hiện năng xuất lao động kiểm tra tình hình thực hiện định mức lao động của từng người từng bộ phận và cả doanh nghiệp . 1.2.2: Hạch toán tiền lương và trợ cấp BHXH . - Hàng tháng doanh nghiệp tiến hành tính lương và trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên trong doanh nghiệp trên cơ sở chứng từ hạch toán về lao động và chế độ chính sách lao động tiền lương và BHXH do nhà nước ban hành và các quy chế về lao động, tiền lương và doanh nghiệp đang áp dụng.Việc tính toán tiền lương và trợ cấp BHXH của người lao động trong doanh nghiệp do phòng tổ chức lao động tiền lương tính trực tiếp hoặc giao cho nhân viên hạch toán phân xưởng thực hiện, phòng kế hoạch kiểm tra tổng hợp tính toán lại trước khi thanh toán. - Hàng tháng căn cứ vào bảng tính toán tiền lương chi tiết đã lập cho từng tổ bộ phận kế toán tiền lương tiến hành lập “ bảng tổng hợp thanh toán tiền lương “ cho từng phân xưởng và cho toàn doanh nghiệp. Số liệu trên bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp là căn cứ để xin rút tiền gửi từ ngân hàng về nhập quỹ để thanh toán lương đồng thời cũng là cơ sở để kế toán tổng hợp tính và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh của từng bộ phận sử dụng lao động ( để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH ) trong trường hợp có áp dụng tiền lương cho người lao động cần tính toán và lập bảng phân bổ tiền lương để theo dõi và chi trả theo đúng chế độ quy định. Khi người lao động được hưởng trợ cấp BHXH thì căn cứ vào chứng từ hoạch toán có liên quan “ phiếu nghỉ hưởng BHXH, biên bản điều tra tai nạn lao động …” để tính toán tổng hợp vào “bảng thanh toán BHXH” bảng này có thể lập theo từng bộ phận sử dụng lao động họăc lập cho toàn doanh nghiệp và là căn cứ để chi trả BHXH cho người lao động được hưởng trợ cấp BHXH, sau khi lập song bảng thanh toán tiền lương toàn doanh nghiệp kế toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt trên cơ sở đó kế toán thanh toán thanh toán viết phiếu chi và thanh toán tiền lương , tiền thưởngvà trợ cấp BHXH phải chi trả kịp thời đầy đủ và kịp thời cho người lao động . Việc thanh toàn tiền lương thường chia làm hai kỳ trong tháng , kỳ 1 được chia tạm ứng 60-70%lương, kỳ 2 nthanh toán phần còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ của công nhân viên, mỗi lần khi chi trả lương doanh nghiệp phải viết giấy xin rút tiền mặt tại ngân hàng căn cứ vào số dư tiền gửi tại tài khoản của đơn vị, khi nhập quỹ tiền mặt về quỹ phải thực hiện việc chi chả lương và các khoản chi cùng lương trên bảng thanh toán và phiếu trả lương, việc chi trả lương phải thực hiện theo đúng thời gian quy định, nếu quá hạn mà còn chưa nhận được lương thì thủ quỹ phải nhập danh sách chuyển sang các khoản phải nép, phải trả khác, người lao động khi nhận được lương cũng cần phải thực hiện kiểm tra các khoản được hưởng, các khoản bị khấu trừ và có trách nhiệm ký nhận đầy đủ, đối với khoản trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động kế toán BHXH dùa trên chứng từ có xác nhận của người có trách nhiệm về tình hình của từng người ghi trên giấy chứng nhận và căn cứ vào các quy định về BHXH cho từng bộ phận trong đó ghi rõ các khoản trợ cấp cho từng người sau đó được kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt dùng làm căn cứ chi trả. 1.3 Nội dung của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương . 1.3.1 phương pháp hạch toán thời gian lao động và kết quả lao động Để có tính đúng, tính đủ lương cho người lao động phù hợp với số lương,chất lượng công việc cũng như thời gian làm việc của họ thì trước hết phải hoạch toán đầy đủ về thời gian lao động và kết quả lao động là cơ sở quan trọng để kế toán tính toán lương phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp. - Hạch toán thời gian lao động đó là việc thanh toán ghi chép kịp thời chính xác số ngày công , giê công làm việc thực tế hoặc số ngày nghỉ việc vắng mặt của mỗi người , mỗi bộ phận sản xuất để tính ra tiền lương thời gian phải trả cho mỗi người .Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công , bảng này dùng được ghi chép thời gian làm việc thực tế và vắng mặt của từng cán bộ công nhân viên theo từng lý do. Bảng chấm công được lập cho từng tổ, phòng ban và mỗi tháng một tờ để theo dõi từng ngày làm việc trong bảng ghi rõ những ngày được nghỉ theo quy định, nhòng ngày làm việc thêm đều co ký hiệu chấm công tương ứng đồng thời ghi rõ sự vắng mặt của người lao động, cuối tháng tổ trương tổng hợp tình hình sử dụng lao động theo thời gian, số có mặt số vắng mặt theo từng nguyên nhân sau đó cung cấp số liệu cho bộ phận kế toán phân xưởng kiểm tra, xác nhận hàng ngày trên bảng chấm công, sau đó tổng hợp báo cáo cho phòng lao động tiền lương và cuối tháng chuyển bảng chấm công cho phòng kế toán để tính lương. Việc hạch toán thời gian nghỉ việc do ốm đau,thai sản, tai nạn lao động , nghỉ con ốm do y tế cấp và xác nhận và sau đó các chứng từ này được chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ ghi vào bảng chấm công. Hoạch toán kết quả lao động : là việc theo dõi ghi chép chính xác số lượng và chất lượng công việc, sản phẩm hoành thành của từng cá nhân hoặc tập thể làm căn cứ tính và trả lương theo sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp mà chứng từ sử dụng để hạch toán kết quả lao động của từng cá nhân, tập thể người lao động được doanh nghiệp lùa chọn cho thích hợp, đối với những đơn vị có thể thực hiện việc giao định mức sản lượng sản xuất thì có thể sử dụng các chứng từ về số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho sau khi đã nghiệm thu, hoặc là bảng chấm điểm chất lượng lao động, đối với các đơn vị không giao định mức sản lượng cụ thể, hàng ngày căn cứ vào các phiếu giao việc hay lệnh sản xuất, tổ trưởng giao việc cho từng người trong đó nghi rõ nôị dung công việc và thời gian hoàn thành để nghiệm thu ghi vào chứng từ, chứng từ này được ký duyệt rồi chuyển cho kế toán phân xưởng, sau đó chuyển sang kế toán phân xưởng sau đó chuyển vào phòng kế toán làm căn cứ để tính và trả lương cho người lao động. 1.3.2 Chứng từ sử dụng Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCD sử dụng chủ yếu là các chứng từ tính và thanh toán tiền lương BHXH. - Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02- LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 05- LĐTL) - Bảng thanh toán BHXH (mẫu số 04- LĐTL) - phiếu nghỉ hưởng chế độ BHXH (mẫu số 03- LĐTL) - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (mẫu số 01- LĐTL) - Các phiếu chi chứng từ các tài liệu có liên quan 1.3.3 Tài khoản kế toán sử dụng Quá trình tinh toán, thanh toán lương vào các khoản trích theo lương sau khi được phản ánh trên các chứng từ kế toán sẽ được phản ánh trực tiếp ở các tài khoản cấp I, cấp II về tiền lương, BHXH và các tài khoản liên quan, để tiến hành hạch toán và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng chủ yếu các tài khoản sau: - TK 334- “phải trả công nhân viên” - TK 338- “phải trả phải nép khá” - TK 622- “chi phí nhân công trực tiếp” - TK 627- “chi phí sản xuất chung” - TK 641- “chi phí bán hàng” - TK 642- “chi phí quản lý doanh nghiệp” - TK 711- “thu nhập hoạt động tài chính” - TK 811- “chi phí hoạt động tài chính” - TK 911- “xác định kết quả” Các tài khoản này được mở chi tiết tới cấp II và có thể là cấp III tuỳ theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. 1.3.4 Tổng hợp phân bố tiền lương và các khoản trích theo lương. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp và tính trích BHXH,BHYT, KPCĐ theo quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lương phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành đang áp dụng.Tổng hợp phân bổ tiền lương tính trích BHXH,BHYT, KPCĐ được thực hiện trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH (mẫu số 1- BPB) trên bảng phân bổ này ngoài tiền lương BHXH,BHYT, KPCĐ còn phản ánh việc trích trước các khoản chi phí phải trả như trích tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được lập hàng tháng trên cơ sở các chứng từ về lao động và tiền lương, tiền công phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo trực tiếp sản xuất các loại sản phẩm ở từng phân xưởng quản lý chung của toàn doanh nghiệp, trong đó phân biệt tiền lương các khoản phụ cấp và các khoản khác để ghi vào các cột phần khi có TK 334 ở các dòng phù hợp, căn cứ vào tiền lương thực tế phải trả và căn cứ vào việc tính trích quy định về BHXH, BHYT, KPCĐ để trích và ghi vào các cột phần ghi có TK 338 ở các dòng phù hợp, căn cứ vào các tài liệu liên quan và căn cứ vào việc tính trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất để ghi vào cột TK 335 tổng hợp số liệu phân bổ tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản trích trước được sử dụng cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất ghi sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng sử dụng. 1.3.5 Kế toán tổng hợp tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động . Tài khoản sử dụng để hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng và tình hình thanh toán với người lao động là TK 334- phải trả công nhân viên. Nội dung của tài khoản này như sau: Bên nợ: - Phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng,BHXH và các khoản đã trả, đã ứng trước cho người lao động. - Phản ánh các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động. Bên có: Phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng,BHXH và các khoản thực tế phải trả cho người lao động. Sè dư bên có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng còn phải trả cho người lao động - Trường hợp cá biệt: TK 334 có thể có số dư bên nợ phản ánh số tiền đã trả quá số tiền phải trả cho người lao động . - TK 334 có thể chi tiết theo nội dung từng khoản thu nhập phải trả cho người lao động, nhưng tối thiểu cũng phải chi tiết thành 2 TK cấp II - TK 334.1- Thanh toán lương:dùng để phản ánh các khoản thu nhập có tính chất lượng phải trả cho người lao động. - TK 334.8- Các tài khoản khác:dùng để phản ánh các tài khoản thu nhập không có tính chất lượng, nh trợ cấp quỹ BHXH, tiền thưởng trích từ quỹ khen thưởng…mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Hạch toán tổng hợp về tiền lương, tiền thưởng và tình hình thanh toán với người lao động được khái quát theo sơ đồ sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan