Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số t...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong quản lý thuế tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
117
1
98

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU --------------------------- BÙI THỊ BÍCH NGÂN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 7 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU --------------------------- BÙI THỊ BÍCH NGÂN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐỖ PHÚ TRẦN TÌNH Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 7 năm 2022 i TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VIỆN SAU ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 04 tháng 7 năm 2022 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Bùi Thị Bích Ngân Ngày, tháng, năm sinh: 11/3/1986. Giới tính: Nữ Nơi sinh: huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 20110077 I- Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. II- Nhiệm vụ và nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nội dung nghiên cứu bao gồm: Đầu tiên là hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến quản trị nguồn nhân lực và chuyển đổi số. Tiếp theo là phần đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Và cuối cùng là một số giải pháp nằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số trong quản lý thuế hiện nay tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu III- Ngày giao nhiệm vụ: 29/11/2021 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 29/5/2022 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Phú Trần Tình CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu do chính bản thân thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Đỗ Phú Trần Tình. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 04 tháng 7 năm 2022 Người thực hiện luận văn Bùi Thị Bích Ngân iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của Quý Thầy Cô giảng viên Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như sự hỗ trợ đầy hiệu quả từ các đơn vị chức năng trong trường. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đỗ Phú Trần Tình đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ về mặt tinh thẫn lẫn vật chất trong suốt thời gian tham gia chương trình đào tạo và thực hiện đề tài nghiên cứu này. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 04 tháng 7 năm 2022 Người thực hiện luận văn Bùi Thị Bích Ngân iv TÓM TẮT Luận văn “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” được thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề tài đã sử dụng dữ liệu thu được từ khảo sát 207 cán bộ công chức đang làm việc tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để xác định thực trạng công tác QTNNL tại đơn vị có đáp ứng được xu hướng số hóa hiện nay hay không. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện phỏng vấn chuyên gia nhằm thiết lập các tiêu chí khảo sát và phân tích các số liệu thứ cấp từ đơn vị. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, và sử dụng phần mềm Excel để phân tích kết quả khảo sát. Từ đó, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii TÓM TẮT...................................................................................................................iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................ix DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................xi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................3 3. Mục tiêu đề tài .........................................................................................................5 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu ..........................................7 6.1. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................7 6.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ............................................................................7 7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ...................................................................................8 8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ..................................................................................9 vi 1.1. Những vấn đề lý luận về quản trị nguồn nhân lực ........................................9 1.1.1. Các khái niệm ............................................................................................9 1.1.2. Các lý thuyết liên quan đến quản trị nguồn nhân lực ...........................13 1.1.3. Nội dung của quản trị nguồn nhân lực ..................................................18 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực ............................23 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển đổi số ...........................................27 1.2.1. Các khái niệm ..........................................................................................27 1.2.2. Các lý thuyết liên quan đến chuyển đổi số .............................................32 1.2.3. Vai trò của chuyển đổi số ........................................................................34 1.2.4. Nội dung của chuyển đổi số ....................................................................36 1.2.5. Các yếu tố tác động đến chuyển đổi số ...................................................37 1.3. Yêu cầu chuyển đổi số trong quản lý thuế ..................................................39 1.4. Tác động của chuyển đổi số đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp. ................................................................................................................40 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .....................................................................................42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ...............43 2.1. Giới thiệu chung về Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ..............................43 2.1.1. Giới thiệu chung ......................................................................................43 2.1.2. Bộ máy tổ chức ........................................................................................43 2.2. Phân tích thực trạng công tác chuyển đổi số tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ......................................................................................................................45 2.2.1. Công tác triển khai công nghệ thông tin ................................................45 vii 2.2.2. Các nghiệp vụ thuế được thực hiện bằng phương thức điện tử ...........47 2.2.3. Kết quả thực hiện các giao dịch điện tử .................................................47 2.3. Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ...........48 2.3.1. Tổng quan về nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .48 2.3.2. Phân tích thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua số liệu thứ cấp ..........................................49 2.3.3. Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua số liệu khảo sát .........................................................................58 2.4. Đánh giá chung về công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ...........72 2.4.1. Kết quả đạt được ......................................................................................72 2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế ............................................................................73 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..........................................................74 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .....................................................................................75 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ......................................................76 3.1. Chiến lược phát triển của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .....................76 3.1.1. Chiến lược phát triển chung ...................................................................76 3.1.2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ...................................................77 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ...................................................................................................78 viii 3.2.1. Xây dựng hệ thống nhận thức, tư duy về chuyển đổi số .......................78 3.2.2. Kêu gọi sự tham gia của các bên vào quá trình chuyển đổi số .............80 3.2.3. Chuyển đổi số các nội dung của quản trị nguồn nhân lực ...................81 3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ..................90 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .....................................................................................91 KẾT LUẬN ..............................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................94 PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ THUẾ VỀ ......................................99 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG ..................................99 BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ...................................................................................................................................99 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁN BỘ THUẾ VỀ ..............................102 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG ................................102 BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU .................................................................................................................................102 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BR-VT: Bà Rịa - Vũng Tàu CBCC: Cán bộ công chức CCT: Chi cục Thuế CĐS: Chuyển đổi số CNTT: Công nghệ thông tin CQT: Cơ quan Thuế ĐTNT: Đối tượng nộp thuế NNL: Nguồn nhân lực NNT: Người nộp thuế NSNN: Ngân sách Nhà nước QTNNL: Quản trị nguồn nhân lực x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh Quản trị nhân sự và QTNNL.......................................................11 Bảng 1.2. Khái niệm Chuyển đổi số .........................................................................30 Bảng 2.1. Tình hình xử lý sự cố hệ thống CNTT .....................................................46 Bảng 2.2. Các nghiệp vụ thuế thực hiện bằng phương pháp điện tử ........................47 Bảng 2.3. Quy hoạch công chức giai đoạn 2019 – 2021 ..........................................50 Bảng 2.4. Bảng hệ số lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước ..............................................................................55 Bảng 2.5. Kết quả khen thưởng cá nhân ...................................................................57 Bảng 2.6. Câu hỏi khảo sát........................................................................................58 xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình Phù hợp trong QTNNL ...............................................................14 Hình 1.2. Lý thuyết khung Havard ...........................................................................16 Hình 1.3. Lý thuyết Warwick ....................................................................................17 Hình 1.4. Quy trình tuyển dụng và lựa chọn NNL ...................................................20 Hình 1.5. Nội dung của QTNNL ...............................................................................22 Hình 1.6. Phương pháp tiếp cận của PwC ................................................................32 Hình 1.7. Phương pháp tiếp cận của Boue´e và Schaible .........................................33 Hình 1.8. Nội dung CĐS trong doanh nghiệp ...........................................................36 Hình 1.9. Các yếu tố tác động đến CĐS ...................................................................38 Hình 2.1. Bộ máy tổ chức của Cục Thuế tỉnh BR-VT ..............................................44 Hình 2.2. Quy mô nguồn nhân lực ............................................................................48 Hình 2.3. Cơ cấu NNL theo trình độ .........................................................................49 Hình 2.4. Tình hình bố trí, sắp xếp nhân sự ..............................................................52 Hình 2.5. Nội dung đào tạo NNL ..............................................................................53 Hình 2.6. Tình hình nâng ngạch, nâng lương ...........................................................56 Hình 2.7. Đánh giá về tiêu chí “Cục Thuế sử dụng các ứng dụng CNTT trong tuyển dụng nhân sự”............................................................................................................60 Hình 2.8. Đánh giá về tiêu chí “Cục Thuế sử dụng các ứng dụng CNTT trong chấm công nhân sự” ............................................................................................................61 Hình 2.9. Đánh giá về tiêu chí “Cục Thuế sử dụng các ứng dụng CNTT trong giao chỉ tiêu và kiểm tra kết quả công việc của nhân sự” .................................................62 Hình 2.10. Đánh giá về tiêu chí “Cục Thuế sử dụng các ứng dụng CNTT trong đào tạo nhân sự” ...............................................................................................................63 Hình 2.11. Đánh giá chung về nhóm tiêu chí “Nội dung QTNNL trong bối cảnh CĐS” .........................................................................................................................64 Hình 2.12. Đánh giá về tiêu chí “Cục Thuế đào tạo đầy đủ những kỹ năng cần thiết để NNL thực hiện tốt các ứng dụng CNTT trong quản lý thuế” ..............................65 xii Hình 2.13. Đánh giá về tiêu chí “Quá trình đào tạo của Cục Thuế đảm bảo đáp ứng yêu cầu về năng lực của NNL trong bối cảnh CĐS” ................................................66 Hình 2.14. Đánh giá về tiêu chí “NNL cảm thấy tự tin và có khả năng giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình tác nghiệp” .................................................67 Hình 2.15. Đánh giá chung về nhóm tiêu chí “Đào tạo NNL trong bối cảnh CĐS” 68 Hình 2.16. Đánh giá về tiêu chí “Trang thiết bị, máy móc trong Cục Thuế đáp ứng phục vụ được những nghiệp vụ thuế thực hiện bằng phương pháp điện tử” ............69 Hình 2.17. Đánh giá về tiêu chí “Các ứng dụng CNTT trong quản lý thuế có thể sử dụng dễ dàng” ...........................................................................................................70 Hình 2.18. Đánh giá về tiêu chí “Các ứng dụng CNTT trong quản lý thuế đồng bộ với nhau” ...................................................................................................................71 Hình 2.19. Đánh giá chung về nhóm tiêu chí “Sử dụng các ứng dụng CNTT trong quản lý thuế” .............................................................................................................72 Hình 3.1. Xác định NNL cần có ................................................................................82 Hình 3.2. Tình hình NNL hiện có .............................................................................82 Hình 3.3. Phiếu tuyển dụng .......................................................................................84 Hình 3.4. Thông báo tuyển dụng công chức của ngành thuế ....................................85 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân lực luôn là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất kỳ tổ chức, tập thể nào. Do đó, QTNNL luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu của các nhà quản trị. Nhân sự phải gắn liền với tổ chức, sắp xếp con người vào những vị trí nhất định trong bộ máy tổ chức để đảm bảo khả năng quản trị, điều hành được doanh nghiệp cả hiện tại lẫn tương lai. QTNNL phải được xem xét theo quan điểm hệ thống. Việc xác định NNL, vấn đề tuyển chọn, sắp xếp đề bạt, đào tạo và phát triển, đánh giá nhân viên,... cần phải được đặt trên cơ sở khoa học, trong mối liên hệ tương quan với nhiều vấn đề và chức năng khác của quản trị. Chúng được xem xét xuất phát từ các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, từ các chính sách nhân sự, kế hoạch và các điều kiện của môi trường. QTNNL là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị, bởi con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn, sắp xếp con người có năng lực, phẩm chất phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản trị. QTNNL giữ vai trò đặc biệt quan trọng và ngày càng được các nhà quản trị quan tâm nghiên cứu và phân tích, xem đây là một chức năng cốt lõi và quan trọng nhất của tiến trình quản trị. Trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, ngành Thuế chiếm giữ một trong những vị trí vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia. Do đó, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng NNL ngành Thuế là điều mà ngành luôn phải hướng đến và duy trì. Cán bộ thuế cần có đủ chuyên môn, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế của mình, phát hiện kịp thời những trường hợp gian lận trong khai thuế, trốn thuế, giảm nợ thuế,… từ đó đảm bảo cho nguồn thu cho NSNN. Không những thế, ngành Thuế cũng luôn phải kiểm tra năng lực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế, ngăn chặn tình trạng cán bộ thuế “tiếp tay” cho 2 doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế, gây thất thoát cho Nhà nước. Trong điều kiện bình thường, việc đảm bảo chất lượng NNL ngành Thuế đã là việc không hề đơn giản. Sự phát triển vũ bão của công nghệ đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển nhanh chóng của “kinh tế số” càng đặt ra những nội dung mới cần quản lý của ngành Thuế. Bên cạnh đó, với mục tiêu phát triển ngành Thuế theo hướng hiệu quả và minh bạch, quá trình CĐS ngành đã và đang được thực hiện. Tất cả những điều này đã đặt ra những thách thức không nhỏ buộc các cơ quan thuế phải vượt qua. Cục Thuế tỉnh BR-VT là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, Cục Thuế tỉnh BR-VT đã từng bước chuyển đổi theo hướng số hóa hoạt động quản lý của mình, như cung cấp dịch vụ kê khai thuế qua mạng hoặc quản lý thuế bằng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khó khăn hiện nay của đơn vị vẫn là trình độ nguồn nhân lực chưa “theo kịp” tốc độ thay đổi của công nghệ, đặc biệt là hạn chế về trình độ ngoại ngữ và tin học (số cán bộ có chứng chỉ ngoại ngữ bậc C trở lên chỉ chiếm 15% và chứng chỉ tin học bậc B chiếm 46,7% tổng số nhân sự của đơn vị). Qua 2 năm 2020 và 2021 thì số lượng NNT đăng lý nộp HSKT qua mạng tại Cục Thuế tỉnh BR-VT tăng đáng kể. Năm 2020, số NNT đăng ký nộp HSKT qua mạng là 6598 và năm 2021, số NNT đăng ký nộp HSKT qua mạng là 8356, tăng 1758 NNT so với năm 2020. Số lượng NNT đăng ký sử dụng dịch vụ kê khai thuế qua mạng tăng cho thấy nguồn nhân lực Thuế cần phải nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thông qua số liệu về tình hình xử lý sự cố hệ thống CNTT tại Cục Thuế tỉnh BR-VT năm 2021 thì cán bộ Thuế tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không tự xử lý được 100% các sự cố hệ thống CNTT mà phải chuyển lên Tổng cục Thuế xử lý: lỗi về hệ thống mạng 8/20 sự cố, lỗi về hệ thống thư điện tử và dịch vụ khác 9/9 sự 3 cố, lỗi về hệ thống Lync 3/3 sự cố, lỗi về hệ thống an toàn thông tin mạng ½ sự cố và lỗi về hệ thống phòng máy chủ là 2/2 sự cố. Xuất phát từ thực tế trên, là một cán bộ đang công tác tại Cục Thuế tỉnh BRVT, tác giả nhận thấy việc hoàn thiện công tác QTNNL là một trong những giải pháp quan trọng để có thể chuyển đổi số thành công hoạt động quản lý thuế của đơn vị. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quản trị nguồn nhân lực là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm. Trong ngành thuế, có một số đề tài đề cập đến đề tài này, tiêu biểu như như: Odunlami và Odunayo (2021) đã xem xét ảnh hưởng của thực tiễn QTNNL đối với việc quản lý thuế ở các công ty Sở thuế vụ của bang Lagos, Ogun và Oyo (Nigeria). Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy phần thưởng bằng tiền tệ tác động đáng kể đến việc quản lý thuế ở Sở Thuế vụ các Bang Lagos, Ogun và Oyo. Các khoản trợ cấp ngoài lề có ảnh hưởng tiêu cực không đáng kể đến việc quản lý thuế tại Sở Thuế vụ của Bang Ogun và Oyo. Các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý thuế tại Sở Thuế vụ các Bang Lagos và Oyo. Nghiên cứu kết luận rằng các công ty cung cấp dịch vụ doanh thu nội bộ làm việc theo hướng cải thiện phúc lợi cho nhân viên của họ sẽ khuyến khích nhân viên của họ trung thành và giúp đạt được các mục tiêu và mục tiêu của công ty họ. Nikolaos P. Antonakasa và cộng sự (2014) đã điều tra tác động của hoạt động QTNNL trong khu vực công, xét về mức độ tham nhũng. Các tác giả tập trung vào các đặc điểm định tính của nghiên cứu, bằng cách phân tích các lựa chọn, đã được thực hiện trong QTNNL trong khu vực công ở Hy Lạp, để rút ra kết quả liên quan đến ảnh hưởng của chúng đối với sự tồn tại và phát triển của tham nhũng trong lĩnh vực thuế tại Hy Lạp. 4 Cuốn sách “The tax officials of tomorrow” của Tổ chức quản lý thuế nội địa Châu Âu (Intra European Organisation of Tax Administration – IOTA) năm 2019 bao gồm một bộ sưu tập các bài báo đề cập đến các vấn đề về Nhân sự luôn nằm trong chương trình nghị sự của mọi cơ quan quản lý thuế hiện đại và thậm chí của mọi tổ chức, cụ thể là xây dựng thương hiệu, đánh giá của nhà tuyển dụng, thu hẹp khoảng cách kiến thức và kỹ năng và khả năng lãnh đạo. Mai Hoàng Hà (2020) đã chỉ ra những hạn chế trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục Thuế Quảng Bình cùng với những nguyên nhân của những hạn chế này (bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan). Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế Quảng Bình, bao gồm: (a) Hoàn thiện công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các công chức; (b) Tăng cường phát triển kỹ năng mềm cho các công chức; (c) Nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhân lực; (d) Phát triển thái độ, phong cách làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân lực; (e) Bố trí, sắp xếp công việc hợp lý. Bên cạnh các giải pháp chính, tác giả cũng đề xuất giải pháp hỗ trợ là Đảm bảo một hệ thống tiền lương, thưởng, phụ cấp khoa học, hợp lý và Phát triển môi trường làm việc hiệu quả. Liên quan đến nội dung quản trị nguồn nhân lực trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về đề tài này. Dưới đây là một số tài liệu mà tác giả tìm kiếm được: Bài báo của Vaneeta Aggarwal và Deborah Sharon (2017) tập trung vào những thay đổi và thách thức xảy ra khi QTNNL chuyển sang kỹ thuật số. Để hiểu những thay đổi và thách thức trong QTNNL kỹ thuật số, các tác giả mô tả các khía cạnh hoặc lĩnh vực trọng tâm khác nhau của QTNNL kỹ thuật số là về “Nhân viên kỹ thuật số”, “Công việc kỹ thuật số” và “Quản lý nhân viên kỹ thuật số”. Tất cả các hệ thống và chức năng của QTNNL đều trải qua sự thay đổi khi nó chuyển sang chế độ kỹ thuật số. Thu hút nhân tài, Định hướng nhân viên mới (Giới thiệu), Quản lý Hiệu suất, Học hỏi, Phát triển Lãnh đạo, Giao tiếp, Tác động của Truyền thông Xã hội đối với tổ chức là một số thách thức mà một tổ chức phải đối mặt khi số hóa diễn ra tại nơi làm việc. 5 Bài viết “Nhân lực trong quá trình chuyển đổi số: Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ” của Lê Phương Thảo và Trần Hồng Lĩnh (2021) tổng hợp khái quát kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong nỗ lực giải quyết vấn đề về nhân lực trong kỷ nguyên số từ góc độ khối tư và khối công. Các chính sách về nhân lực của Chính phủ cũng như các sáng kiến của doanh nghiệp Hoa Kỳ là bài học tham khảo hữu ích cho các quốc gia, tổ chức khác trên thế giới đang trong quá trình chuyển đổi số, trong đó có Việt Nam. Vũ Tuấn Hưng và Nguyễn Xuân Bắc (2021) với bài viết “Tính tất yếu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ nhằm đáp ứng chuyển đổi số ở Việt Nam”. Bài viết làm rõ tính tất yếu của sự phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam trong xu thế số hóa nền kinh tế đang diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Để chuyển đổi số, nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại chính là nguồn nhân lực khoa học công nghệ lực lượng lao động chủ yếu để vận hành nền kinh tế số. Tuy nhiên, trên thực tế, đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu những chuyên gia đầu ngành và các tổ chức khoa học công nghệ được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, quy mô lớn. Trên cơ sở phân tích thực trạng, hạn chế, nguyên nhân, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số và phù hợp với tình hình của Việt Nam. Có thể thấy, những nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực ngành thuế nêu trên chỉ phân tích thực trạng nguồn nhân lực và giải pháp phát triển nguồn nhân lực của ngành thuế trong điều kiện bình thường mà chưa xét đến yêu cầu thay đổi theo hướng số hóa của ngành. Còn những nghiên cứu liên quan đến chuyển đổi số lại đề cập đến vấn đề phát triển chung nguồn nhân lực của quốc gia mà chưa đi vào cụ thể từng ngành, đặc biệt là ngành thuế. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả đã đưa ra một góc nhìn mới, và mang tính cập nhật, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội hiện nay. 3. Mục tiêu đề tài Mục tiêu tổng quát 6 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh BR-VT trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh BR-VT Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài nghiên cứu có những mục tiêu cụ thể sau đây: Thứ nhất, hệ thống hoá các lý luận liên quan đến quản trị nguồn nhân lực và CĐS. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh BR-VT trong bối cảnh CĐS. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTNNL nhằm đáp ứng yêu cầu CĐS trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh BR-VT. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu ở trên, nội dung nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Câu hỏi 1: Những lý luận liên quan đến QTNNL và CĐS là gì? - Câu hỏi 2: Thực trạng công tác QTNNL tại Cục Thuế tỉnh BR-VT trong bối cảnh CĐS như thế nào? - Câu hỏi 3: Giải pháp nào có thể thực hiện để hoàn thiện công tác QTNNL tại Cục Thuế tỉnh BR-VT nhằm đáp ứng nhằm đáp ứng yêu cầu CĐS trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh BR-VT? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác QTNNL nhằm đáp ứng yêu cầu CĐS trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh BR-VT Phạm vi nghiên cứu:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan