Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh hưng yên...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh hưng yên

.PDF
161
162
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THÀNH NAM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA TỈNH HƢNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2014 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THÀNH NAM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA TỈNH HƢNG YÊN Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng. Mã số: 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS, LÊ HÙNG SƠN Hà Nội – 2014 ii MỤC LỤC Trang Danh mục các ký hiệu viết tắt ...................................................................... i Danh mục các bảng ...................................................................................... ii Danh mục các biểu………………………………………………………… iv MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH…….… 7 1.1. Ngân sách cấp huyện và quản lý ngân sách cấp huyện ………………. 7 1.1.1. Ngân sách nhà nƣớc, ngân sách cấp huyện …………………… 7 1.1.2. Quản lý ngân sách cấp huyện ………………………………….. 14 1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nƣớc, ngân sách cấp huyện trên thế giới và ở Việt Nam ……………………………………………………… 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA TỈNH HƢNG YÊN…………………………………. 42 2.1. Đặc điểm của tỉnh Hƣng Yên và thành phố Hƣng Yên, huyện Khoái Châu…………………………………………………………………………. 42 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hƣng Yên…………………………………………………………………………... 42 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hƣng Yên và huyện Khoái Châu…………………………………………… 47 2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên …. 48 2.2.1. Công tác thu, chi, lập dự toán, quyết toán ngân sách cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên……………………………………………………………. 48 iii 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách ở các huyện chọn điển hình nghiên cứu …………………………………………………………….. 57 2.3. Một số kết quả đạt đƣợc và những tồn tại trong công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên ………………………………… 82 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ……………………………………………….. 82 2.3.2. Những hạn chế …………………………………………………. 86 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế …………………………………………... 90 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA TỈNH HƢNG YÊN …………………………………………………………………………. 93 3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố của tỉnh Hƣng Yên đến năm 2015 …………………………………………….. 93 3.2. Quan điểm về công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên đến năm 2015 ………………………………………………………………… 96 3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên ……………………………………………………………………. 96 3.3.1. Nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng dự toán ………………. 96 3.3.2. Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát các khoản thu ngân sách …….. 98 3.3.3. Tăng cƣờng kiểm soát chi ngân sách …………………………… 100 3.3.4. Tăng cƣờng công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản …… 103 3.3.5. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý ngân sách ……. 104 3.3.6. Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển, cải tạo, nuôi dƣỡng nguồn thu 105 3.3.7. Một số giải pháp khác …………………………………………. 105 iv KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………. 110 1. Kết luận …………………………………………………………………… 110 2. Kiến nghị ………………………………………………………………….. 111 2.1. Đối với Trung ƣơng …………………………………………………….. 112 2.2. Đối với tỉnh Hƣng Yên …………………………………………………. 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….. 118 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CTN Công thƣơng nghiệp 2 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 3 DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 KBNN Kho bạc Nhà nƣớc 6 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 7 NSTW Ngân sách Trung ƣơng 8 NSĐP Ngân sách địa phƣơng 9 NQD Ngoài quốc doanh 10 QSD Quyền sử dụng 11 TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp 12 TH/DT Thực hiện/Dự toán 13 TT Tăng trƣởng 14 UBND Uỷ ban Nhân dân 15 VAT Thuế giá trị gia tăng 16 VĐT Vốn đầu tƣ 17 XDCB Xây dựng cơ bản vi DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Số hiệu Nội dung 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 Chỉ tiêu về tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Hƣng Yên 45 3 Bảng 2.3 Chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế của tỉnh Hƣng Yên 46 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 Tổng hợp thu ngân sách thành phố Hƣng Yên 61 6 Bảng 2.6 Tổng hợp chi ngân sách thành phố Hƣng Yên 65 7 Bảng 2.7 8 Bảng 2.8 Đơn vị hành chính, diện tích và dân số tỉnh Hƣng Yên thời điểm 31/12/2012 Thu ngân sách các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên Tổng hợp thu NSNN huyện Khoái Châu từ năm 2009 đến năm 2012. Tổng hợp chi ngân sách huyện Khoái Châu từ năm 2009 đến năm 2012. vii Trang 43 50 74 80 DANH MỤC CÁC BIỂU Stt Số hiệu 1 Biểu đồ 2.1 Nội dung Giá trị tổng sản phẩm tỉnh Hƣng Yên qua các năm 2009 - 2012 2 Biểu đồ 2.2 Tổng hợp thu Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên 3 Biểu đồ 2.3 Tổng hợp chi Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên 4 Biểu đồ 2.4 Tổng thu ngân sách thành phố Hƣng Yên từ năm 2009 đến năm 2012 5 Biểu đồ 2.5 Tổng hợp chi ngân sách thành phố Hƣng Yên từ năm 2009 đến năm 2012. 6 Biểu đồ 2.6 Tổng thu ngân sách huyện Khoái Châu từ năm 2009 đến năm 2012. 7 Biểu đồ 2.7 Tổng chi ngân sách huyện Khoái Châu từ năm 2009 đến năm 2014 viii Trang 47 51 53 59 68 71 77 NỘI DUNG Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự ra đời của nhà nƣớc gắn liền với sự hình thành và phát triển của Ngân sách Nhà nƣớc, Ngân sách Nhà nƣớc là một công cụ chính sách tài chính quan trọng của một quốc gia để quản lý quá trình hình thành và phân bổ một cách có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính của quốc gia đó. Trong tiến trình lịch sử, NSNN với tƣ cách là một phạm trù kinh tế đã ra đời và tồn tại từ lâu. Là một công cụ tài chính quan trọng của nhà nƣớc, NSNN xuất hiện dựa trên cơ sở hai tiền đề khách quan là tiền đề nhà nƣớc và tiền đề kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Ở Việt Nam sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi mô hình kinh tế tại nƣớc ta, từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thị trƣờng có sự định hƣớng của Nhà nƣớc. Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới chung của đất nƣớc và thực hiện chƣơng trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nƣớc, quản lý Ngân sách Nhà nƣớc cũng đã có những bƣớc cải cách, đổi mới và đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể; đặc biệt là từ khi Luật Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 và đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 sửa đổi bổ sung và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 với mục tiêu, ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý, điều hành Ngân sách Nhà nƣớc, phát triển kinh tế - xã hội; tăng cƣờng tiềm lực tài chính của đất nƣớc, quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia; xây dựng Ngân sách Nhà nƣớc lành mạnh, thúc đẩy vốn và tài sản nhà nƣớc tiết kiệm, hiệu quả; tăng tích luỹ để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, đảm bảo các nhiệm vụ quốc kế, dân sinh. Ngân sách Nhà nƣớc là một nhân tố quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô. Ngân sách Nhà nƣớc bao gồm Ngân sách Trung ƣơng và Ngân sách Địa phƣơng. 1 Ngân sách Trung ƣơng là ngân sách do Trung ƣơng quản lý, phân bổ cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ƣơng; ngân sách địa phƣơng bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân. Mỗi cấp ngân sách có mục tiêu và phạm vi hoạt động khác nhau nhƣng có mối liên hệ khăng khít với ngân sách quốc gia; ngân sách cấp huyện, thành phố là một bộ phận hữu cơ cấu thành của ngân sách tỉnh là công cụ để chính quyền cấp huyện, thành phố thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Luật Ngân sách Nhà nƣớc năm 2002 là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức quản lý Ngân sách Nhà nƣớc nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng nhằm phục vụ tốt hơn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Song kể từ khi Luật Ngân sách đi vào thực tiễn, những yếu tố, điều kiện chƣa đƣợc tạo lập đồng bộ, làm cho quá trình quản lý ngân sách các cấp đạt hiệu quả thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu mà Luật Ngân sách đặt ra. Trong hoàn cảnh đó, tăng cƣờng quản lý Ngân sách Nhà nƣớc sẽ tạo điều kiện tăng thu ngân sách và sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc tiết kiệm, có hiệu quả hơn; giúp nƣớc ta sớm đạt đƣợc mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định an ninh, quốc phòng. Hƣng Yên là một tỉnh đƣợc tái lập năm 1997 (tách ra từ tỉnh Hải Hưng theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX) có 10 huyện, thành phố nằm ở tả ngạn Sông Hồng, trung tâm của Đồng Bằng Bắc Bộ với vị trí địa lý thuận lợi. Sau gần 20 năm tái lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hƣng Yên với quyết tâm và những biện pháp phù hợp đã đạt đƣợc những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh, Ngân sách Nhà nƣớc của tỉnh Hƣng Yên nói chung và của các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh nói riêng đã có những đóng góp nhất định. Tuy nhiên, kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, công tác quản lý ngân sách cấp huyện tại tỉnh Hƣng Yên vẫn còn nhiều bất cập, chƣa phát huy tốt 2 vai trò, hiệu quả; thu ngân sách hàng năm không đủ chi, ngân sách tỉnh phải trợ cấp cân đối, chính vì vậy, để thực hiện tốt Luật Ngân sách năm 2002 thì vấn đề tăng cƣờng quản lý ngân sách càng trở nên cấp bách. Với thực trạng nhƣ vậy, việc nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên” là thực sự cần thiết cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu công tác quản lý ngân sách nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng đã có nhiều đề tài nghiên cứu dƣới các góc độ khác nhau, chẳng hạn: - Luận án tiến sỹ kinh tế “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước” của tác giả Nguyễn Việt Cƣờng, trƣờng Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, năm 2011; - Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách Nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn từ 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020” của tác giả Tô Thiện Hiền, trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012; - Luận án tiến sỹ kinh tế “Tổ chức kiểm toán Ngân sách Nhà nước do kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện” của tác giả Nguyễn Hữu Phúc, trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2009; - Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác phân bổ Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Quảng Bình” của tác giả Bùi Mạnh Cƣờng, trƣờng Đại học Đà Nẵng, năm 2012; - Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Phù Cát” của tác giả Phạm Văn Thịnh, trƣờng Đại học Đà Nẵng, năm 2011; - Đề tài luận văn Thạc sỹ: “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua KBNN tỉnh Hưng Yên” của tác giả Đỗ Thị Anh, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng-Hà Nội, năm 2013. 3 Hàng năm các địa phƣơng khi trình lên Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố dự toán ngân sách địa phƣơng đều có bản giải trình, đây là những tài liệu rất cụ thể, rất thời sự gợi ý nhiều ý tƣởng tốt. Tuy nhiên, đối với công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề này. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài này trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên là vấn đề mới đang đặt ra, đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện đặc thù để quản lý ngân sách cấp huyện có hiệu quả hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản, đánh giá đúng thực trạng, tình hình quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về Ngân sách cấp huyện + Khái niệm về Ngân sách Nhà nƣớc, ngân sách cấp huyện; + Quản lý ngân sách cấp huyện. - Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên hiện nay. - Luận văn đƣa ra các phƣơng án nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 - Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý ngân sách cấp huyện và ngân sách thành phố thuộc tỉnh. - Hƣớng tiếp cận: Từ góc độ của Sở Tài chính tỉnh để nhìn nhận, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngân sách cấp huyện theo quan điểm tình hình bất cân đối thu chi ngân sách và thực tiễn thực thi các chính sách thuộc lĩnh vực này trong thời gian qua. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hƣng Yên ; + Về thời gian: Tài liệu tổng quan đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ những tài liệu đã công bố từ năm 2010 đến nay; Số liệu điều tra thực trạng chủ yếu trong 3 năm từ 2009 đến 2012. - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những vấn đề về quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên. Trong đó đại diện là thành phố Hƣng Yên, huyện Khoái Châu; việc chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài đối với hai đơn vị nghiên cứu này xuất phát từ tính đại diện cao cho đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên. Với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hƣng Yên cho thấy Thành phố Hƣng Yên là trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội, của tỉnh và mang nhiều nét đặc trƣng của tỉnh; Thu, chi ngân sách của Thành phố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu, chi toàn tỉnh nên công tác quản lý ngân sách Thành phố Hƣng Yên có tính đại diện cao cho các huyện của tỉnh. Huyện Khoái Châu là một huyện thuần nông, có diện tích và dân số lớn nhất trong số các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên, là một huyện có vị trí địa lý nằm ở trung tâm của tỉnh Hƣng Yên; huyện Khoái Châu là một huyện chƣa tự cân đối đƣợc ngân sách, đây là một huyện mang nhiều nét đặc trƣng của những huyện thuần nông trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, Thành phố Hƣng Yên, huyện Khoái Châu mang đủ các yếu tố, điều kiện để đại diện và nói nên đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt 5 động kinh tế phát sinh, các nét đặc trƣng nhất của công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phƣơng pháp lý luận chung là phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng, các khoản thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc xem nhƣ một hệ thống luôn biến đổi, vận động và do đó cần đƣợc quan tâm đổi mới. Đồng thời, đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành là phƣơng pháp thu thập thông tin và phƣơng pháp thống kê, phân tích dựa trên lý thuyết kinh tế học vĩ mô, kinh tế ngành nhƣ: Lý thuyết tài chính - tiền tệ, ngân hàng, … nhằm phân tích, đánh giá công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên cơ sở số liệu, tài liệu do các cơ quan chuyên môn cung cấp để đƣa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế. 6. Đóng góp mới của luận văn Với sự nỗ lực của bản thân, kết hợp những kinh nghiệm, những kiến thức đã đƣợc học tập, nghiên cứu từ các tác giả khác nhau và đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đề tài đƣa ra một số đóng góp nhƣ sau : - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách cấp huyện và quản lý Ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện; - Phân tích rõ thực trạng của công tác quản lý ngân sách cấp huyện, điển hình là thành phố Hƣng Yên, huyện Khoái Châu; - Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý NSNN cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên. 7. Kết cấu của luận văn (Nội dung chi tiết từng chƣơng) Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chƣơng. Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách cấp huyện. 6 Chƣơng 2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên. Chƣơng 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hƣng Yên 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH 1.1 Ngân sách cấp huyện và quản lý ngân sách cấp huyện 1.1.1. Ngân sách Nhà nƣớc, ngân sách cấp huyện 1.1.1.1. Ngân sách Nhà nƣớc và hệ thống Ngân sách Nhà nƣớc * Khái niệm NSNN: Bất kỳ một thể nhân hay pháp nhân nào muốn theo dõi và kiểm soát các khoản thu nhập và chi tiêu của mình đều phải sử dụng công cụ ngân sách (Budget). Ngân sách thực chất là bản dự toán số tiền cần phải có để sử dụng vào những mục đích cụ thể trong một thời gian nhất định. Ngân sách Nhà nƣớc (NSNN) là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Sự hình thành và phát triển của Ngân sách Nhà nƣớc gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nƣớc và sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ trong các phƣơng thức sản xuất có sự tham gia quản lý của Nhà nƣớc. Nói cách khác, sự ra đời và phát triển của Nhà nƣớc cùng với sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ là những điều kiện tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của Ngân sách Nhà nƣớc. Nhƣ trên đã đề cập, sự ra đời và phát triển của NSNN gắn bó mật thiết với sự ra đời và phát triển của bộ máy Nhà nƣớc. Tuy nhiên về mặt học thuật, ngƣời ta vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau khi đƣa ra khái niệm về NSNN. Cụ thể là: - Ngân sách Nhà nƣớc (NSNN) là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc theo Luật định[9, tr.5]. 8 - NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc trong dự toán đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc[14, tr.1]. Tóm lại, NSNN là một phạm trù kinh tế tổng hợp và trừu tƣợng. Khái niệm NSNN phải thể hiện đƣợc nội dung kinh tế - xã hội của NSNN, phải đƣợc xem xét trên các mặt hình thức, nội dung và quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN. Xét về hình thức: NSNN là một bản dự báo thu và chi do Chính phủ lập ra, đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện. Xét về nội dung: NSNN bao gồm những nguồn thu và những khoản chi cụ thể đã đƣợc lƣợng hoá. Các nguồn thu đều đƣợc nộp vào một quỹ tài chính tập trung của Nhà nƣớc; các khoản chi đều đƣợc xuất ra từ quỹ tài chính tập trung ấy. Các khoản thu chi của NSNN đều phản ánh tổng hợp những mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội nhất định giữa Nhà nƣớc với các chủ thể hoạt động trên mọi lĩnh vực, đƣợc thể hiện thông qua các quan hệ tài chính, bao gồm: - Quan hệ tài chính giữa Nhà nƣớc với dân cƣ; - Quan hệ tài chính giữa Nhà nƣớc với các tổ chức tài chính, tín dụng và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; - Quan hệ tài chính giữa Nhà nƣớc với các đơn vị sự nghiệp công lập; - Quan hệ tài chính giữa Nhà nƣớc với các tổ chức chính trị - xã hội; - Quan hệ tài chính giữa Nhà nƣớc với các quốc gia và các tổ chức quốc tế.[9, tr.5] Từ sự phân tích ở trên, chúng ta có thể thống nhất với khái niệm NSNN nhƣ sau: 9 Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước[14, tr.1]. * Hệ thống Ngân sách Nhà nước: - Khái niệm hệ thống NSNN : Hệ thống NSNN đƣợc hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi của mỗi cấp ngân sách. Ở nƣớc ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy nhà nƣớc và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. [9, tr.19] - Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN: Mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng cung cấp phƣơng tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Việc hình thành hệ thống chính quyền nhà nƣớc các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc trên mọi vùng lãnh thổ của đất nƣớc. Chính sự ra đời của hệ thống chính quyền nhà nƣớc nhiều cấp đó là tiền đề cần thiết để tổ chức hệ thống NSNN nhiều cấp. Hệ thống NSNN phải phù hợp với hệ thống chính quyền nhà nƣớc.[9, tr.19] - Hệ thống NSNN Việt Nam: Hệ thống NSNN của nƣớc ta bao gồm ngân sách Trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng. Ngân sách địa phƣơng bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND. Hệ thống NSNN ở nƣớc ta hiện nay phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền nhà nƣớc, vị thế ngân sách địa phƣơng bao gồm ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là ngân sách tỉnh); ngân sách quận, huyện, thị xã, 10 thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện); và ngân sách cấp phƣờng, xã, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã). Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002, hệ thống NSNN gồm ngân sách Trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng theo sơ đồ dƣới đây: [9, tr.19] Sơ đồ 1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRUNG ƢƠNG Ngân sách cơ quan trực thuộc các Bộ, ngành ở Trung ƣơng Ngấn sách xã, phƣờng, thị trấn SÁCH Ngân sách Quận, Huyện, Thị xã; TP thuộc tỉnh, Thành phố NGÂN Ngân sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ * Phân cấp quản lý NSNN 11 NGÂN SÁCH TRUNG ƢƠNG Ngân sách Tỉnh, TP trực thuộc TW ĐỊA PHƢƠNG NGÂN SÁCH Ngân sách Đảng CSVN, Chủ tịch nƣớc, QH, CP, Toà án, Viện KSNDTC - Khái niệm phân cấp quản lý NSNN: Phân cấp quản lý NSNN là quá trình Nhà nƣớc phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phƣơng trong hoạt động quản lý ngân sách. Khi nói tới phân cấp quản lý NSNN ngƣời ta thƣờng hiểu theo nghĩa trực diện, dễ cảm nhận đó là việc phân giao nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp chính quyền. Thực chất nội dung phân cấp rộng hơn nhiều. Nó giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của NSNN bao gồm 3 nội dung: Quan hệ về mặt chính sách, chế độ; Quan hệ vật chất về nguồn thu và nhiệm vụ chi; Quan hệ về quản lý theo chu trình NSNN.[9, tr.20] - Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN: Để đảm bảo phân cấp quản lý NSNN đem lại kết quả tốt cần phải quán triệt các nguyên tắc sau: + Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nƣớc và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn; + Ngân sách Trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng đƣợc phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể: Ngân sách Trung ƣơng giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lƣợc, quan trọng của quốc gia nhƣ: các dự án đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tác động đến cả nƣớc hoặc nhiều địa phƣơng, các chƣơng trình, dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nƣớc, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phƣơng chƣa cân đối đƣợc thu, chi ngân sách; Ngân sách địa phƣơng đƣợc phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý; 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất