Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính công ty niêm yết tạ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính công ty niêm yết tại công ty tnhh kiểm toán và kế toán aac

.PDF
26
238
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM KIM NGỌC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 60.34.30 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Đường Nguyễn Hưng Phản biện 1: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Phản biện 2: TS. Trần Thị Cẩm Thanh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 11 năm 2013. Có thể tìm hiểu Luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng -1MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên và quan trọng trong một cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch giúp KTV và Công ty kiểm toán tiến hành kiểm toán một cách có hiệu quả. Việc này không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm mà còn là yêu cầu bắt buộc cần phải thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Trong thực tế, việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán mà cần phải được điều chỉnh, bổ sung liên tục trong suốt quá trình kiểm toán. Mục tiêu của lập kế hoạch kiểm toán là nhằm xác định phương tiếp cận, phát hiện và đánh giá được các rủi ro có sai sót trọng yếu. Từ đó xác định phạm vi, lịch trình và xây dựng các thủ tục kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán sẽ giúp KTV thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán, đảm bảo cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao. Hiện nay ngoài hệ thống chuẩn mực kiểm toán, Việt Nam chưa có văn bản cụ thể nào để hướng dẫn kiểm toán Báo cáo tài chính riêng đối với loại hình Công ty niêm yết, trong khi đó Báo cáo tài chính của các Công ty này đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và được nhiều người quan tâm.Điều này đặt ra thách thức lớn đối với các Công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính các Công ty này khi áp dụng thủ tục và phương pháp kiểm toán thích hợp để có thể kiểm soát được rủi ro. Ngày 06 tháng 12 năm 2012, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 214/2012/TT-BTC về việc ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam thay thế hệ thống chuẩn mực kiểm toán trước đây và có hiệu lực áp dụng từ 01/01/2014. Theo đó, cách tiếp cận của hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới được kế thừa từ các chuẩn mực kiểm toán Quốc tế với phương pháp tiếp cận dựa trên quản lý rủi ro thông qua -2việc tìm hiểu khách hàng. Tức là, KTV phải tìm hiểu các chính sách và chu trình kinh doanh chính của khách hàng, sau đó đánh giá khu vực nào có nhiều khả năng xảy ra rủi ro thì tập trung để kiểm toán. Đây cũng là cách tiếp cận hiện nay các hãng kiểm toán lớn của các nước trên thế giới áp dụng kể cả các Công ty kiểm toán trong nhóm Big four của Việt Nam. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC là một trong những Công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho các tổ chức niêm yết. Tại AAC, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc lập kế hoạch kiểm toán đối với các Công ty niêm yết hiện chưa được chú trọng đúng mức, hồ sơ kiểm toán của các khách hàng này được thực hiện sơ sài hoặc chưa thực hiện việc đánh giá rủi ro kiểm toán, chưa xây dựng được các thủ tục kiểm toán, phạm vi kiểm toán phù hợp dựa trên các đánh giá rủi ro. Hơn nữa, việc áp dụng quy trình kiểm toán theo hồ sơ kiểm toán mẫu của VACPA ban hành ngày 01/10/2010 chứa đựng nhiều bất cập khi kiểm toán các Công ty niêm yết, đặc biệt là ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Mặt khác, để tuân thủ 37 chuẩn mực kiểm toán mới ban hành, AAC cũng cần phải nhanh chóng nghiên cứu thay đổi quy trình kiểm toán cho phù hợp với phương pháp tiếp cận của chuẩn mực. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu để hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán cho các Công ty niêm yết tại AAC là hết sức thiết thực và cần thiết. Qua thời gian công tác thực tế trong lĩnh vực tài chính và kiểm toán (Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam...) và việc tìm hiểu hồ sơ, quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC, kết hợp với quá trình nghiên cứu, học tập, tác giả chọn đề tài cho Luận văn Thạc sĩ kinh tế của mình là “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính -3Công ty niêm yết tại Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC” làm đề tài tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của Luận văn là nghiên cứu cụ thể hóa các vấn đề lý luận chung của công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC của CTNY kết hợp với việc đánh giá thực trạng về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC của CTNY tại Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC để đưa ra một số giải pháp về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC của các CTNY, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC tại AAC. Luận văn nghiên cứu cụ thể hóa các lý luận chung về đặc điểm của CTNY, phương pháp vận dụng trong kiểm toán BCTC của các CTNY, Luận văn nghiên cứu phát triển lý luận về nội dung và quy trình các bước trong công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC các CTNY của các công ty kiểm toán lớn trong nhóm BIG FOUR, hệ thống nội dung các chuẩn mực của PCAOB, kết hợp với điều kiện ở Việt Nam để áp dụng vào quy trình kiểm toán của AAC. Trên cơ sở đó, Luận văn phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC các CTNY, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC các CTNY do AAC thực hiện. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn đó, Tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC các CTNY tại AAC. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu § Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính đối với các khách hàng là Công ty niêm yết của AAC. § Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. -44. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp chung như thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, từ đó đưa ra cơ sở lý luận về lập kế hoạch kiểm toán BCTC của các CTNY. Cụ thể, trên cơ sở những kiến thức đã tích lũy được về lập kế hoạch kiểm toán BCTC của các CTNY, kết hợp với việc tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước về lĩnh vực này, Tác giả phân tích và tổng hợp để hoàn thành lý luận chung về nội dung của công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC các CTNY. Trong nghiên cứu thực tiễn, Tác giả đã vận dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin như: khảo sát, tổng hợp, phân tích thực trạng về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC các CTNY tại AAC. Để có được dữ liệu về thực trạng, tác giả đã tiến hành khảo sát và điều tra theo các phương pháp cụ thể sau: - Khảo sát thực tế và nghiên cứu hồ sơ kiểm toán của một số khách hàng kiểm toán được niêm yết trên HNX và HSX. Các hồ sơ kiểm toán được chọn ra nghiên cứu phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán theo quy trình kiểm toán BCTC của AAC - Nghiên cứu quy trình kiểm toán BCTC đang áp dụng tại AAC - Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và gửi tới các KTV có tên trong danh sách các KTV được chấp thuận để điều tra và thu thập thông tin về thực trạng công tác lập kế hoạch Kiểm toán BCTC các CTNY do AAC thực hiện. Việc sử dụng bảng câu hỏi này cho phép thu thập thông tin trên phạm vi rộng hơn so với việc nghiên cứu thực trạng qua các hồ sơ kiểm toán được chọn. Sau khi đã có được thông tin về thực trạng về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC các CTNY tại AAC, Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp để có được -5các đặc điểm khác biệt. Từ đó Luận văn khái quát các ưu điểm, các tồn tại hạn chế cần phải hoàn thiện trong thực tế của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC các CTNY tại AAC. Trên cơ sở tổng hợp lý luận chung, kết hợp với phân tích thực trạng, Tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC các CTNY tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC . 5. Bố cục đề tài Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính Công ty niêm yết. - Chương 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC Công ty niêm yết tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. - Chương 3: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC Công ty niêm yết tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, Tác giả nhận thấy hiện nay có một số công trình nghiên cứu về công tác lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính. Tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC của doanh nghiệp nói chung và chỉ dừng lại ở cơ sở lý luận, chưa đề cập đến việc lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính đối với loại hình doanh nghiệp quan trọng là các Công ty niêm yết; việc nghiên cứu cũng chỉ dựa vào cơ sở lý luận chưa dựa trên thực trạng khảo sát hồ sơ kiểm toán thực tế tại các Công ty Kiểm toán cho các Doanh nghiệp nên tính thực tiễn chưa cao. Một số đề tài có liên quan đến công tác lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính mà Tác giả đã tham khảo để thực hiện Luận văn của mình: -6Phạm Thị Kiều Chinh, 2011, Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng [7]. Luận văn này mới đề cập đến một số nội dung cần hoàn thiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, như: hoàn thiện thủ tục phân tích sơ bộ, đề xuất sử dụng lưu đồ để mô tả hệ thống KSNB, chuyển đổi mô hình kiểm toán mới (mô hình tập trung nhiều vào yếu tố rủi ro), thay đổi phương pháp xác định quy mô mẫu dựa vào mức rủi ro (đáng kể hay không đáng kể, có tin tưởng vào hệ thống KSNB hay không), luận văn chưa đi sâu vào nghiên cứu việc phát hiện, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kế hoạch kiểm toán đối với các Công ty niêm yết, chưa nghiên cứu đề xuất thủ tục thiết kế chương trình kiểm toán dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro từng khoản mục BCTC của CTNY, chưa xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các sai sót thường gặp và thủ tục kiểm toán tương ứng làm cơ sở tham khảo để giúp KTV có thể xác định và xây dựng các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm tiết kiệm thời gian cũng như hạn chế bỏ sót rủi ro. Hơn nữa, luận văn chỉ đưa ra các điểm hoàn thiện cơ bản ở giai đoạn đầu trong cuộc kiểm toán chưa thực hiện đánh giá và hoàn thiện kế hoạch kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán. Ngô Thị Kim Anh, 2011, Đánh giá hệ thống KSNB DN trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng [1]. Luận văn đã đề cập đến việc đánh giá và soát xét thủ tục kiểm soát chính bằng bảng câu hỏi để lượng hóa các rủi ro kiểm soát nhưng chưa nghiên cứu đánh giá cụ thể đối với từng thủ tục kiểm soát chính và CSDL quan trọng của các khoản mục trong Báo cáo tài chính. Từ đó, có thể xác định được mức đảm bảo kiểm toán -7áp dụng cho các tài khoản chính xác và phù hợp hơn. Luận văn này cũng chưa đi sâu vào nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập kế hoạch kiểm tra hệ thống KSNB, chưa xây dựng được hệ thống các thủ tục kiểm tra HTKSNB trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tương ứng với các sai sót thường gặp ở Doanh nghiệp. Hơn nữa phạm vi luận văn chỉ đề cập đến một khía cạnh trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại AAC. Phan Xuân Vạn, 2007, Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng [24]. Tác giả này đã trình bày chi tiết về cơ sở, phương pháp tính toán và phân bổ mức trọng yếu dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro phát hiện nhưng chưa nghiên cứu về mặt định tính của nội dung xác định mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC như: tiêu chí xác định mức trọng yếu, cơ sở để xác định các tiêu chí đánh giá mức trọng yếu khi BCTC có mức độ người sử dụng và mức độ quan tâm nhiều như là BCTC của Công ty niêm yết. Một vấn đề nữa là luận văn này chưa đề cập đến việc xác định mức trọng yếu thực tế, nghĩa là nội dung nghiên cứu của luận văn dừng lại ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ban đầu chưa nghiên cứu ở góc độ tổng thể mức trọng yếu trong toàn bộ cuộc kiểm toán. Ngoài ra, có một số bài báo trên các tạp chí và trang web đã đã hệ thống và nhận diện được các khó khăn rủi ro khi thực hiện kiểm toán BCTC trong đó bao gồm cả rủi ro khi thực hiện kiểm toán Công ty niêm yết. Qua việc tham khảo và nghiên cứu các tài liệu trên, Tác giả nhận thấy rằng các đề tài này chỉ nghiên cứu hoàn thiện một phần nội dung trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và chưa nghiên cứu công tác lập kế hoạch ở phương diện tổng thể. Đặc biệt đối với công -8tác lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính Công ty niêm yết, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về việc đánh giá các rủi ro cũng như vận dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa vào rủi ro để lập kế hoạch kiểm toán. Hơn nữa, các nội dung liên quan đến kiểm toán BCTC Công ty niêm yết cũng như các rủi ro thường gặp khi kiểm toán BCTC Công ty niêm yết hiện nay đang là yêu cầu cấp bách, quan trọng và được nhiều người quan tâm. Tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về nội “Lập kế hoạch kiểm toán BCTC Công ty niêm yết” trong khi việc lập kế hoạch kiểm toán BCTC cho các đối tượng khách hàng này tại Công ty còn nhiều hạn chế và mang tính cấp thiết. Như vậy, có thể thấy rằng việc đi sâu vào nghiên cứu công tác lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính Công ty niêm yết tại AAC là thiết thực và cấp bách. Luận văn này sẽ kế thừa những lý luận cơ bản về lập kế hoạch kiểm toán BCTC Công ty niêm yết, bên cạnh đó dựa vào đặc thù khách hàng và hoạt động kiểm toán của Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC để đi vào phản ánh tình hình thực hiện và đề xuất nội dung hoàn thiện công tác hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính Công ty niêm yết tại AAC. -9CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY NIÊM YẾT 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY NIÊM YẾT 1.1.1. Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Công ty niêm yết là Công ty có chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán. 1.1.2. Đặc điểm của Công ty niêm yết - CTNY có thể dễ dàng trong việc huy động vốn, minh bạch cao - Có uy tín và tạo được niềm tin đối với cổ đông, đối tác kinh doanh, ngân hàng và khách hàng; - Tính thanh khoán của cổ phiếu cao trong các giao dịch về vốn; - CTNY phải tiến hành nghĩa vụ công bố thông tin; - Quá trình quản lý và theo dõi cổ đông sẽ do bên thứ ba (Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam) thực hiện. Khó để theo dõi, số lượng cổ đông thay đổi thường xuyên, liên tục; - Báo cáo tài chính của CTNY công bố ra thị trường thường được số lượng lớn đối tượng sử dụng và quan tâm; - Hoạt động của CTNY chịu sự giám sát chặt chẽ từ nhiều hệ thống pháp luật trong và ngoài Công ty. Điều này tạo ra áp lực rất lớn đối với các nhà quản trị của CTNY; - CTNY thường quy mô lớn, có nhiều Công ty con, Công ty liên kết. Từ những nội dung này, đòi hỏi Báo cáo tài chính CTNY phải có các đặc điểm riêng: - Được nhiều đối tượng quan tâm sử dụng BCTC, điều này đòi - 10 hỏi BCTC CTNY đã được kiểm toán có độ tin cậy và chính xác cao; - BCTC của CTNY phải thể hiện nhiều thông tin (báo cáo bộ phận, BCTC hợp nhất, thông tin về giao dịch giữa các bên liên quan…); - Theo dõi các các nghiệp vụ về biến động về vốn chủ sỡ hữu theo các đối tượng cụ thể trên sổ chi tiết rất khó khăn; - BCTC của CTNY phải được công bố đúng thời hạn theo quy định và nghiêm ngặt hơn so với các Công ty chưa niêm yết; BCTC phải được kiểm toán và soát xét bán niên bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; BCTC phải được lập theo chuẩn mực kế toán và tuân thủ các quy định của UBCKNN; - BCTC của CTNY được kiểm toán không những phải tuân thủ các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam mà còn phải tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan; - Ý kiến kiểm toán là cơ sở quan trọng để CTNY phát hành tăng vốn thông qua hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng. Xuất phát từ các những khác nhau giữa CTNY và Công ty không niêm yết dẫn đến việc lập kế hoạch kiểm toán BCTC của CTNY cũng cần có khác biệt cơ bản: - Lập kế hoạch kiểm toán BCTC của CTNY cần thực hiện chi tiết và thận trọng mức cao nhất; - Xác định mức trọng yếu thấp hơn ; - Quản lý rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được ở mức thấp (mức đảm bảo kiểm toán cao nhất) trong việc thiết lập kế hoạch chiến lược kiểm toán BCTC của CTNY; - Thiết kế các thủ tục kiểm toán dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu và sẽ tập trung thời gian và phạm vi kiểm toán ở các khoản mục có rủi ro cao; - 11 - Kế hoạch kiểm toán BCTC các CTNY cần nhiều nhân sự tham gia nhóm kiểm toán, yêu cầu phải có kinh nghiệm và chuyên môn cao. 1.2. PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY NIÊM YẾT Phương pháp vận dụng trong kiểm toán BCTC của CTNY là phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro. Theo đó việc xác định, đánh giá và thiết kế các thủ tục để xử lý rủi ro được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán. 1.3. QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY NIÊM YẾT 1.3.1. Thủ tục chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Việc đánh giá chấp nhận khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho khách hàng cũ nhằm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của kiểm toán và uy tín của Công ty kiểm toán. Với tính công khai, minh bạch cao và rất được nhiều đối tượng quan tâm đối với BCTC của các CTNY, rủi ro chấp nhận hợp đồng (rủi ro cam kết) cần phải đánh giá ở mức cao và thận trọng nhất. 1.3.2. Lựa chọn đội ngũ KTV thực hiện kiểm toán Xuất phát từ đặc điểm về kiểm toán BCTC của CTNY, khi lựa chọn nhân sự thực hiện kiểm toán CTNY, cần lưu ý xem xét lựa chọn nhóm kiểm toán thực sự có kinh nghiệm và am hiểu khách để thực hiện kiểm toán. 1.3.3. Ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC Công ty niêm yết Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng và Công ty kiểm toán. - 12 1.3.4. Tìm hiểu về khách hàng, xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu của CTNY a. Tìm hiểu về khách hàng Nội dung của công việc tìm hiểu khách hàng bao gồm: tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác, bao gồm cả khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng; những yếu tố có ảnh hưởng đến ngành nghề bao gồm môi trường cạnh tranh, mối quan hệ với nhà cung cấp, với khách hàng và các tiến bộ khoa học kỹ thuật. b. Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan đến Công ty niêm yết Việc tìm hiểu hiểu về CTNY và môi trường hoạt động, trong đó có hệ thống kiểm soát nội bộ là một quá trình liên tục và linh hoạt, cần luôn cập nhật, phân tích thông tin thu thập được trong suốt quá trình kiểm toán. Hiểu biết về đơn vị kiểm toán cung cấp cho KTV cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện các xét đoán chuyên môn trong việc lập kế hoạch kiểm toán. c. Xem xét lại các rủi ro Theo phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa vào rủi ro, đây là công việc quan trọng trong việc đánh giá của KTV về rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, có thể thay đổi trong quá trình kiểm toán khi KTV thu thập được thêm bằng chứng kiểm toán. Trường hợp các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ việc thực hiện thủ tục kiểm toán tiếp theo hoặc các thông tin mới thu thập được không nhất quán với những bằng chứng kiểm toán ban đầu mà KTV đã dựa vào đó để đánh giá rủi ro thì KTV phải xem xét lại những đánh giá trước đó và từ đó sửa đổi các thủ tục kiểm toán tiếp theo đã đề ra. - 13 1.3.5. Thiết kế các thủ tục kiểm toán dựa trên rủi ro đã đánh giá trong kế hoạch kiểm toán BCTC Công ty niêm yết a. Biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ BCTC Khi tìm hiểu về CTNY, nếu phát hiện rủi ro có liên quan đến toàn bộ BCTC. KTV cần phải thiết kế các thủ tục để xử lý cụ thể rủi ro ở cấp độ này b. Thủ tục kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ CSDL KTV phải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo với nội dung, lịch trình và phạm vi dựa vào kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Các đánh giá của KTV về các rủi ro phát hiện được ở cấp độ cơ sở dẫn liệu cung cấp cơ sở nhằm lựa chọn phương pháp kiểm toán thích hợp để thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo. 1.3.6. Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán Ø Xác định mức trọng yếu Mức trọng yếu được xác định = Tiêu chí x tỷ lệ % phù hợp. Đối với CTNY, tiêu chí thường được dùng để xác định mức trọng yếu đối với BCTC CTNY là lợi nhuận trước thuế. Ø Đánh giá rủi ro Rủi ro là một thuật ngữ rất rộng, thông thường nhất có thể hiểu rủi ro chính là một tổn thất tiềm tàng của một tổ chức. Rủi ro kiểm toán có thể dẫn tới các vụ kiện hoặc KTV và công ty kiểm toán phải bồi thường vật chất cho các thiệt hại của công ty khách hàng cũng như người sử dụng thông tin. Do đó, việc đánh giá các rủi ro đối với hợp đồng kiểm toán có ý nghĩa hết sức quan trọng. - 14 1.3.7. Thiết kế chương trình kiểm toán BCTC Công ty niêm yết Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công công việc giữa các KTV cũng như dự kiến về tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập trong quá trình thực hiện kiểm toán. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý luận chung về lập kế hoạch kiểm toán BCTC các CTNY. Trong đó, tác giả đã trình bày tổng quan phương pháp vận dụng trong kiểm toán các công ty niêm yết, đó chính là phương pháp kiểm toán dựa vào rủi ro, đồng thời nội dung của chương 1 đã trình bày về đặc điểm và yêu cầu chung khi thực hiện lập kế hoạch kiểm toán BCTC các CTNY và có sự so sánh, đối chiếu đối với các kế hoạch kiểm toán các công ty không niêm yết. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của AAC là Công ty kiểm toán Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 106/TC-BTC ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ Tài chính. Năm 2007, Công ty chuyển đổi sở hữu từ Doanh Nghiệp Nhà nước sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi số 1335/QĐ-BTC ngày 02/04/2007 của Bộ Tài chính. - 15 2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty AAC AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất cả các loại hình DN thuộc mọi thành phần kinh tế. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Công ty hoạt động theo loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, có cơ cấu tổ chức gồm: Tổng Giám đốc, 02 Phó Tổng Giám đốc, 01 Giám đốc khối kiểm toán BCTC, 01 Giám đốc khối kiểm toán XDCB, 05 phòng kiểm toán BCTC, 03 phòng kiểm toán XBCB, phòng Tư vấn – Đào tạo và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI AAC 2.2.1. Tổng quan về quy trình kiểm toán BCTC của AAC Hiện nay, AAC sử dụng chung một quy trình kiểm toán BCTC áp dụng cho chung cho các loại hình doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả các CTNY và Công ty chưa niêm yết. 2.2.2. Quy định về lập kế hoạch kiểm toán BCTC Công ty niêm yết của AAC a. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng - A100 Tùy thuộc vào khách hàng mới hay là khách hàng cũ, người thực hiện chọn mẫu giấy tờ làm việc phù hợp: A110 - Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng hoặc A120 - Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng. b. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động - A310 KTV tìm hiểu về những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến khách hàng, tìm hiểu về khách hàng dựa vào mẫu A310 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: c. Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro gian lận - A610 Hệ thống KSNB thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt - 16 hoạt động của khách hàng. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. d. Tìm hiểu chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh quan trọng A400 Quy trình kiểm toán BCTC của AAC yêu cầu KTV phải thực hiện việc tìm hiểu về mặt thiết kế của hệ thống KSNB và đánh giá xem các thủ tục kiểm soát chính có được triển khai không. e. Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính – A510 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tục đánh giá rủi ro để trợ giúp cho KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán. Đây là công việc giúp KTV xác định được các vùng rủi ro cụ thể trên BCTC để từ đó định hướng và xây dựng các thủ tục kiểm toán phù hợp. f. Xác định mức trọng yếu – A710 Theo quy trình kiểm toán BCTC của AAC, mức trọng yếu thực hiện (MP) trong toàn bộ cuộc kiểm toán là cơ sở của việc xác định quy mô chọn mẫu kiểm toán, đánh giá các sai sót trong quá trình kiểm toán, xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua. g. Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu – A810 Quy trình kiểm toán BCTC của AAC quy định rõ và cho phép chọn một trong 3 phương pháp: Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%); Lựa chọn các phần tử đặc biệt; Lấy mẫu kiểm toán. h. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán – A910 và chương trình kiểm toán cho các khoản mục Tổng hợp kết quả kiểm toán là giấy làm việc tổng hợp các nội dung chính trong tooàn bộ kế hoạch kiểm toán. Chương trình kiểm toán cho các khoản mục cũng được thiết kế sẵn làm cơ sở tham chiếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng. - 17 2.2.3. Thực tế về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC Công ty niêm yết tại AAC Tác giả tiến hành khảo sát thực tế công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC Công ty niêm yết tại AAC bằng cách nghiên cứu 12 bộ hồ sơ kiểm toán có đầy đủ phần lập kế hoạch kiểm toán. Ngoài việc nghiên cứu hồ sơ kiểm toán tác giả tiến hành gửi phiếu điều tra tới các kiểm toán viên là các trưởng đoàn tham gia vào công tác lập kế hoạch kiểm toán để thu thập thêm thông tin nghiên cứu thực trạng. Qua đó tác giả nhận thấy - Công tác đánh giá rủi ro, các giấy tờ làm việc... trong quá trình kiểm toán nói chung và giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nói riêng đối với khách hàng còn thực hiện thủ công; - Thủ tục đánh giá rủi ro hợp đồng để chấp nhận hoặc duy trì khách hàng chưa được thực hiện đúng theo quy trình kiểm toán; - Thủ tục tìm hiểu khách hàng, phát hiện, đánh giá và xây dựng các thủ tục kiểm toán để xử lý rủi ro trong một số hợp đồng kiểm toán chưa được chú trọng đúng mức; - Việc xây dựng dựng chương trình kiểm toán chưa thật sự phù hợp với đặc điểm của CTNY, chưa quan tâm đến việc áp dụng thủ tục phân tích sơ bộ trong kế hoạch kiểm toán để nhận định các vùng, khu vực có thể có rủi ro cao để từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp; - Công tác đánh giá các rủi ro phát hiện trong kế hoạch kiểm toán để áp dụng mức đảm bảo kiểm toán phù hợp chưa thể hiện đầy đủ và cụ thể trong phần Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (A910). a. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro Hợp đồng Từ việc xem xét giấy làm việc A110 của Công ty C1 (phụ lục 1) và A120 của C2 (phụ lục 2), tác giả nhận thấy các hợp đồng này - 18 được đánh giá ở mức trung bình mặc dù trong quy trình kiểm toán BCTC có quy định đối với các khách hàng niêm yết, rủi ro hợp đồng được xác định ban đầu là ở mức cao. b. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Sau khi hợp đồng kiểm toán đã được ký kết, KTV phụ trách hợp đồng tiến hành liên hệ với khách hàng để thực hiện thủ tục tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động. Mẫu A310 tại phụ lục 3 c. Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro gian lận Kết hợp với quá trình tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động, KTV sẽ tiến hành tìm hiểu hệ thống KSNB về mặt tổng thể qua 3 thành phần: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Quy trình đánh giá rủi ro và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát chi tiết tại Mẫu A610. d. Tìm hiểu các chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng Tại AAC, thủ tục này thực hiện chưa cụ thể, chưa chi tiết, chưa đánh giá được các rủi ro của quá trình hoạt động và kinh doanh của khách hàng, từ đó không xác định được rủi ro cụ thể có ảnh hướng đến BCTC. e. Phân tích sơ bộ BCTC Thủ tục phân tích được thực hiện theo mẫu A510 – Phân tích sơ bộ BCTC trong hồ sơ kiểm toán để khoanh vùng rủi ro. Chi tiết tại Công ty CP C3, phụ lục 7 f. Xác định mức trọng yếu Đối với các khách hàng là CTNY, AAC thường xác định tiêu chí “ Lợi nhuận trước thuế” để tính toán mức trọng yếu tổng thể BCTC. Mức trọng yếu được xác định thông qua mẫu A710. g. Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu Thực tế của việc xác định phương pháp chọn mẫu được thực hiện lồng ghép vào giấy tờ làm việc tương ứng khi thực hiện thủ tục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng