Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác khai thác nguồn thu thuế thu nhập cá nhân tại việt nam...

Tài liệu Hoàn thiện công tác khai thác nguồn thu thuế thu nhập cá nhân tại việt nam

.PDF
100
180
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH THÁI THANH TÙNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KHAI THÁC NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS: UNG THỊ MINH LỆ TP. HỒ CHÍ MINH - 2011 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình thu thuế pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao năm 2000 – 2008 .......................................................................................... 27 Bảng 2.2: Tóm tắt phương pháp nghiên cứu ................................................. 35 Bảng 2.3: Độ tuổi của mẫu nghiên cứu ......................................................... 38 Bảng 2.4: Thu nhập bình quân tháng của mẫu nghiên cứu ............................ 38 Bảng 2.5: Giới tính của mẫu nghiên cứu ...................................................... 39 Bảng 2.6: Trình độ học vấn .......................................................................... 40 Bảng 2.7: Nghề nghiệp của người được phỏng vấn ...................................... 40 Bảng 2.8: KMO and Bartlett's Test ............................................................... 42 Bảng 2.9: Total Variance Explained ............................................................. 42 Bảng 2.10: Ma trận các nhân tố xoay............................................................ 43 Bảng 2.11: KMO and Bartlett's Test ............................................................. 45 Bảng 2.12: Total Variance Explained ........................................................... 45 Bảng 2.13: Ma trận nhân tố xoay .................................................................. 46 Bảng 2.14: Thu nhập cá nhân .............................................................................. 49 Bảng 2.15 Thu nhập cá nhân ......................................... 50 Bảng 2.16: ............................................................ 51 Bảng 2.17: ...... 52 Bảng 2.18: thiết bị ........................................................ 53 ........................................ 54 ............ 55 DANH MỤC CÁC HÌNH, VẼ ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu môi trường vĩ mô của Michael-Porter…….17 Hình 1.2: Mối quan hệ giữa yếu tố vĩ mô và thuế TNCN …………………24 Hình 2.1: Biểu đồ thu thuế theo pháp lệnh đối với người có thu nhập cao.. 27 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục hình vẽ, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU 1. Cơ sở hình thành đề tài ............................................................................. 6 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 7 3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .................................. 7 4. Phạm vi của đề tài .................................................................................... 8 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................... 8 6. Cấu trúc của đề tài .................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ẢNH HƢỞNG NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1. Cơ sở lý luận về Thuế Thu nhập cá nhân ........................................... 10 1.1.1. Sự tồn tại khách quan của thuế Thu nhập cá nhân ............................... 10 1.1.2. Khái quát về thuế Thu nhập cá nhân ................................................... 11 1.1.2.1. Khái niệm về thu nhập và thu nhập cá nhân ..................................... 11 1.1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế Thu nhập cá nhân ......................... 12 1.1.3. Vai trò của thuế Thu nhập cá nhân ...................................................... 14 1.1.3.1.Thuế Thu nhập cá nhân là công cụ điều tiết thu nhập các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội, quản lý vĩ mô nền kinh tế ........................... 14 2 1.1.3.2. Thuế Thu nhập cá nhân là thuế trực thu nên khắc phục tính luỹ thoái của thuế gián thu .......................................................................................... 15 1.1.3.3. Thuế Thu nhập cá nhân góp phần tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước ............................................................................................... 15 1.1.3.4 Tham khảo một số mô hình lý thuyết về thuế ....................................16 1.2. Mô hình nghiên cứu giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị ....... 19 1.2.1. Giới thiệu mô hình PEST trong nghiên cứu môi trường vĩ mô ............ 19 1.2.1.1 Các yếu tố Thể chế - Luật pháp ........................................................ 20 1.2.1.2 Các yếu tố Kinh tế ............................................................................ 21 1.2.1.3 Các yếu tố Văn hóa - Xã hội ........................................................... 21 1.2.1.4 Yếu tố công nghệ .............................................................................. 22 1.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu giả thuyết dựa theo mô hình PEST ..... 22 1.3.1. Ý nghĩa việc xây dựng mô hình .......................................................... 22 1.3.2. Xây dựng mô hình .............................................................................. 22 1.3.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 23 1.3.4. Nghiên cứu khám phá ......................................................................... 24 1.3.5 Nghiên cứu chính thức......................................................................... 24 1.3.6 Xây dựng các giả thuyết ...................................................................... 25 Kết luận Chương 1 ....................................................................................... 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân .................................. 30 2.1.1. Tình hình thu thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008............................................................................... 30 3 2.1.2. Những mặt hạn chế về chính sách và biện pháp quản lý trong việc thực thi thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ........................................... 32 2.1.3. Tình hình thu thuế Thu nhập cá nhân giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010 ............................................................................................................. 34 2.1.4. Những mặt còn hạn chế của luật thuế Thuế thu nhập cá nhân ............. 35 2.1.5. Những điểm mới của Luật thuế Thu nhập cá nhân so với chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ................................................ 36 2.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố vĩ mô tác động đến nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân tại Việt Nam ................................................. 38 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 38 2.2.1.1 Nghiên cứu khám phá ....................................................................... 39 2.2.1.2 Nghiên cứu chính thức ...................................................................... 39 2.3 Thực hiện nghiên cứu và kết quả nghiên cứu chính thức .................. 40 2.3.1 Phần thông kê mô tả ............................................................................ 41 2.3.1.1 Về độ tuổi mẫu nghiên cứu ............................................................... 41 2.3.1.2 Về thu nhập bình quan tháng của mẫu nghiên cứu ............................ 41 2.3.1.3 Về Giới tính của mẫu nghiên cứu ..................................................... 42 2.3.1.4 Về trình độ học vấn .......................................................................... 42 2.3.1.5 Về nghề nghiệp của người được phỏng vấn ...................................... 43 2.3.2 Phân tích nhân tố ................................................................................. 44 2.3.2.1 Kết quả phân tích nhân tố lần 1 ......................................................... 45 2.3.2.2 Kết quả phân tích nhân tố lần 2 ......................................................... 48 2.3.3 Kiểm định thang đo ............................................................................. 51 2.3.3.1 Kiểm định thang đo biến độc lập “Tuyên truyền pháp luật thuế Thu nhập cá nhân và ý thức chấp hành của người nộp thuế ” ............................... 52 4 2.3.3.2Kiểm định thang đo biến độc lập “Mức giảm trừ của thuế Thu nhập cá nhân” ............................................................................................................ 53 2.3.3.3 Kiểm định thang đo biến độc lập “Thủ tục kê khai nộp thuế Thu nhập cá nhân” ....................................................................................................... 54 .............................................................................. 55 2.3.3.5 Kiểm định thang đo biến độc lập ”Cơ sở vật chất trang Thiết bị” ..... 55 Thu nhập cá nhân .................................... 56 ................................ 60 .......................................... 60 .......................................................................... 60 ............................ 60 .................................................................. 60 Kết luận chương 2 ........................................................................................ 63 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 3.1 Một số giải pháp theo kinh nghiệm của các nhà quản lý thuế ........... 64 3.1.1 Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật thuế ............. 64 3.1.2 Tăng cường công tác xã hội hoá về thuế .............................................. 64 3.13 Sửa đổi Luật thuế Thu nhập cá nhân cho phù hợp với tình hình kinh tế như hiện nay ................................................................................................. 65 3.14 Tăng cường công tác Thanh tra kiểm tra việc chấp hành Luật thuế....... 65 3.1.5 Nâng cao trình độ cho cán bộ thuế ....................................................... 66 5 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác khai thác nguồn thu theo kết quả nghiên cứu mô giả thuyết các yếu tố vĩ mô tác động nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân....................................................................................... 66 3.2.1 Nâng cao ý thức của người nộp thuế .................................................... 66 3.2.2 Sửa Đổi chính sách thuế Thu nhập cá nhân.......................................... 66 3.2.3 Hiện đại hóa công tác quản lý thuế ...................................................... 69 3.2.4 Hạn chế thất nghiệp, lạm phát và gia tăng thu nhập dân chúng ............ 69 3.2.5 Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế ............................................... 70 Kết luận chương 3 ........................................................................................ 72 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................. 73 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 74 Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Cơ sở hình thành đề tài: Thông thường, ở các quốc gia trên thế giới, thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn, thuế gián thu có xu hướng giảm dần. Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc tế, cơ cấu thu thuế đang chuyển đổi, tăng dần tỷ trọng thu thuế trực thu, đó đang là xu hướng tất yếu vì thuế gián thu không công bằng so với thuế trực thu. Thuế Thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, cũng đóng vai trò đáng kể trong nguồn thu Ngân sách và là nghĩa vụ của tất cả các người lao động Việt Nam. Thuế Thu nhập cá nhân điều tiết thu nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ công dân đối với đất nước và được thu theo các nguyên tắc: công bằng, phù hợp khả năng nộp thuế. Trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên đáng kể, thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng. Đối tượng nộp thuế Thu nhập cá nhân và hình thức thu nhập của các bộ phận dân cư và người lao động cũng đa dạng. Bên cạnh đó, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, một số người nước ngoài làm ăn sinh sống tại Việt nam và một số người Việt Nam có thu nhập từ nước ngoài cũng tăng lên, với tình hình đó, ta có thể thấy thuế Thu nhập cá nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu thuế. Thuế Thu nhập cá nhân đã được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1991 với tên gọi “Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao”. Năm 2009 Luật thuế Thu nhập cá nhân ra đời thay thế cho pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, đến nay, nguồn thu từ loại thuế này vẫn chưa thật sự được khai thác tốt. 7 Để góp phần hoàn thiện công tác khai thác nguồn thu, chính sách thuế trên địa bàn TP.HCM và qua tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học khác về thuế Thu nhập cá nhân, tôi tiến hành nghiên cứu mô hình về sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân, đó là lý do tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác khai thác nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân tại Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về Luật thuế Thu nhập cá nhân, từ đó xác định các yếu tố vĩ mô tác động đến nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân. Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân. Kiểm định mô hình nghiên cứu, Từ đó đề xuất các giải pháp để khai thác nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân, hoàn thiện công tác khai thác nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đó là những cơ sở lý luận về thu nhập, thuế Thu nhập cá nhân, tác động của các yếu tố vĩ mô đến nguồn thu thuế. - Phương pháp nghiên cứu: Bao gồm chủ yếu hai phương pháp là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. + Phương pháp định tính: Chủ yếu thảo luận: Tổng hợp các vấn đề về lý luận, tính khách quan, đúc kết kinh nghiệm từ công tác thu thuế Thu nhập cá nhân, tham khảo ý kiến chuyên viên, giảng viên từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu giả thuyết, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế Thu nhập cá nhân, cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu định lương. Bảng câu hỏi được thiết kế theo mô hình nghiên cứu các yếu tố vĩ mô - 8 PEST của Michael – Poter [ 4 ] để nghiên cứu các yếu tố vĩ mô có tác động đến nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân hay không? Nếu có thì yếu tố nào sẽ là yếu tố tác động nhiều nhất, từ đó đề xuất các giải pháp khai thác nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân + Phương pháp định lượng: Với bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, sẽ được giảng viên hướng dẫn xem xét mức độ rõ ràng của câu hỏi và thông tin cần thu thập đánh giá, bảng câu hỏi dùng để thu thập các ý kiến, thông tin làm rõ mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ nhân viên ngành thuế và người nộp thuế tại TP.HCM, với cỡ mẫu 300 bảng. 4. Phạm vi của đề tài Dữ liệu lấy làm mẫu nghiên cứu là tại TP.HCM , để mục tiêu nghiên cứu khả thi, phản ánh rõ ràng giá trị của nó trong thực tiễn tôi chọn một số quận huyện tại TP.HCM, cụ thể Quận Phú Nhuận và Quận Tân Bình, Quận 1, Quận 3, Quận 8, Quận Bình Chánh vì thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn. Ngoài ra tôi còn tham khảo thêm số liệu về tình hình thu thuế Thu nhập cá nhân của Cục thuế TP.HCM từ năm 2000 cho đến 2010. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài có ý nghĩa thực tiễn về nghiên cứu và nâng cao nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân: Giúp cơ quan thuế tìm ra giải pháp để gia tăng nguồn thu thuế, cụ thể là thuế Thu nhập cá nhân. Giúp các nhà hoạch định chính sách thuế nắm bắt các thành phần tác động đến nguồn thu thuế, từ đó đề ra những chính sách thuế phù hợp. 6. Cấu trúc của đề tài 9 Đề tài nghiên cứu được chia thành 3 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Lý luận cơ bản về thuế Thu nhập cá nhân và mô hình nghiên cứu các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân. Chương 2: Thực trạng nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân và kết quả phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp gia tăng nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam. 10 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ẢNH HƢỞNG NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1. Cơ sở lý luận về Thuế Thu nhập cá nhân 1.1.1. Sự tồn tại khách quan của thuế Thu nhập cá nhân Thuế Thu nhập cá nhân là loại thuế phổ biến trên thế giới và đã ra đời hàng trăm năm. Thời kỳ đầu mới ban hành, thuế Thu nhập cá nhân các nước thường nhằm vào các đối tượng dễ đo lường như đất đai, tài sản, hàng hoá.. Thuế Thu nhập cá nhân đầu tiên được áp dụng tại Hà Lan vào năm 1797, sau đó là Vương Quốc Anh vào năm 1799, Đức áp dụng năm 1808, Hoa Kỳ áp dụng muộn hơn vào năm 1864. Các nước Châu Âu còn lại và Châu Úc, Newzealand, Nhật Bản cũng áp dụng thuế này vào cuối thế kỷ thứ 19. Các nước Châu Á như: Thái Lan áp dụng năm 1939, Philippines năm 1945, Hàn Quốc năm 1984, Indonesia năm 1949, Trung Quốc năm 1984.. Các nước Đông Âu thuộc các nền kinh tế chuyển đổi như Romania năm 1990, Nga năm 1991, Ba Lan năm 1992... cho đến nay có hơn 180 quốc gia áp dụng thuế Thu nhập cá nhân. [1] Sự ra đời của thuế Thu nhập cá nhân bắt nguồn từ hai yêu cầu cơ bản đó là đảm bảo chi tiêu của nhà nước và thực hiện chức năng tái phân phối lại thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong bối cảnh Kinh tế - Chính trị - Xã hội phát triển, nhu cầu chi tiêu cho Nhà nước ngày càng lớn, các quốc gia tìm mọi cách khai thác mọi nguồn thu để đảm bảo mức chi tiêu ngày càng tăng của mình, trong đó thuế Thu nhập cá nhân là một trong những nguồn thu ngân sách quan trọng và bền vững. Ngoài ra hệ thống chính sách thuế Thu nhập cá nhân nói chung là một trong 11 những công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và điều tiết vĩ mô các mặt hoạt động kinh tế, xã hội, đảm bảo công bằng xã hội, vì đây là loại thuế trực thu, góp phần điều tiết thu nhập xã hội, người có thu nhập cao sẽ nộp thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp dẫn đến việc tái phân phối lại thu nhập xã hội. 1.1.2. Khái quát về thuế Thu nhập cá nhân 1.1.2.1. Khái niệm về thu nhập và thu nhập cá nhân Về mặt lý thuyết, theo các sách kinh điển, thu nhập là một phạm trù trừu tượng được quan niệm khác nhau dưới giác độ kinh tế và thuế: - Về kinh tế: Khái niệm thu nhập thường được hiểu trên cơ sở lý thuyết về nguồn tài sản và lý thuyết về sự tăng trưởng tài sản thuần tuý. + Theo lý thuyết về nguồn tài sản: thu nhập là tổng số của cải bổ sung hàng năm cho từng người từ nguồn kinh doanh hay lao động dự định mang lại. + Theo lý thuyết về tăng trưởng tài sản thuần tuý: thu nhập là tổng đại số các giá trị trên thị trường của các nguồn lợi được hưởng dưới dạng tiêu dùng và những thay đổi giá trị về quyền sở hữu tài sản trong một thời gian nhất định. - Về thuế: Trong các luật thuế hiện nay ở các nước, thu nhập được hiểu là các khoản thu bằng tiền và hiện vật do hoạt động sản xuất kinh doanh; do lao động dịch vụ làm ra cho bản thân và xã hội hoặc từ một quan hệ xã hội nào đó mà có được. Nó mang tính ước lệ là chính, thuộc phạm vi qui định trong pháp luật thuế của từng nước. Thông thường, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được qui ước là có sự loại trừ các khoản chi phí cần thiết mang tính bù đắp chi phí bỏ ra và chi trả lao động làm thuê để xác định thu nhập chịu thuế - thu nhập ròng. Đối với các loại thu nhập khác, thường là 12 không được trừ khoản chi phí nào hoặc chỉ được trừ một số khoản theo qui định, ví dụ: chi phí bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, chi phí mang tính xã hội nuôi dưỡng con cái, bố mẹ... Ngoài ra, dựa vào các tiêu thức khác nhau, thu nhập có thể phân loại theo các mặt chủ yếu sau đây: - Căn cứ vào thời gian phát sinh: chia ra thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. - Căn cứ vào nguồn phát sinh: có thu nhập từ lao động như: tiền lương, tiền công, tiền thưởng..., thu nhập từ kinh doanh như: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ; thu nhập từ tài sản như: cho vay, trái phiếu, chứng khoán...; thu nhập từ nguồn khác như: quà biếu, thừa kế... - Căn cứ vào chủ thể được hưởng: có thu nhập của cá nhân, của công ty, của tập thể, của Nhà nước. Theo phân loại, thu nhập dựa vào các chủ thể qua khái niệm chung về thu nhập như trình bày trên đây, thì Thu nhập cá nhân là tổng các giá trị thu nhập mà một cá nhân nhận được trong một thời gian nhất định, thường là một năm. 1.1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế Thu nhập cá nhân [2 ] * Khái niệm thuế Thu nhập cá nhân Thuế Thu nhập cá nhân là một chính sách trong hệ thống thuế, thuế Thu nhập cá nhân mang đầy đủ tính chất cơ bản của thuế nói chung, đó là tính cưỡng chế, tính không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Thuế Thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của cá nhân trong một khoản thời gian nhất định. Đây là loại thuế được áp dụng rất lâu và phổ biến ở nhiều quốc 13 gia trên thế giới nhằm mục tiêu tập trung huy động nguồn thu cho Ngân sách nhà nước và thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. * Đặc điểm thuế Thu nhập cá nhân Thuế Thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu nên luôn tạo cảm giác nặng về thuế đối với người chịu thuế. Người chịu thuế khó có thể chuyển gánh nặng về thuế cho người khác. Đây là loại thuế liên quan trực tiếp đến lợi ích của người chịu thuế, do đó rất nhạy cảm và dễ bị phản ứng. Thuế Thu nhập cá nhân có phạm vi thu rất rộng. Các cá nhân không phân biệt nguồn thu nhập thường xuyên hay không thường xuyên, hầu hết các khoản thu nhập cá nhân đều chịu thuế, không kể nguồn phát sinh trong nước hay ngoài nước. Do vậy khả năng tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước rất cao. Thuế Thu nhập cá nhân thường được đánh theo kiểu luỹ tiến từng phần. Đặc trưng này xuất phát chủ yếu từ vai trò của thuế Thu nhập cá nhân là điều tiết mạnh những người có thu nhập cao và động viên người có thu nhập trung bình góp phần thực hiện công bằng xã hội. Nên việc sử dụng biểu thuế từng phần sẽ thích ứng với nhu cầu đó. Khác hẳn với các loại thuế khác, thuế Thu nhập cá nhân là loại thuế chú trọng đến gia cảnh của người chịu thuế, điều này thông qua các quy định giảm trừ cho cá nhân người chịu thuế và những người phụ thuộc. Các quy định giảm trừ góp phần làm cho chính sách thuế Thu nhập cá nhân thực hiện được nguyên tắc công bằng theo chiều dọc trong điều tiết thu nhập của người dân. Mặt khác còn tạo nên sự đồng thuận của xã hội nói chung khi áp dụng luật thuế. 14 Đối tượng chịu thuế, thu nhập chịu thuế của thuế Thu nhập cá nhân rất đa dạng và phức tạp. Ngoài ra, do phải thực hiện mục tiêu điều tiết công bằng thu nhập nên thuế Thu nhập cá nhân có biểu thuế khá phức tạp, khi tính thuế Thu nhập cá nhân cơ quan thuế phải xem xét từng hoàn cảnh của mỗi cá nhân và hoàn cảnh xã hội. Công tác quản lý thu thuế Thu nhập cá nhân khó khăn, vì đòi hỏi nhiều về tính trung thực của người chịu thuế, dẫn đến chi phí hành thu của thuế Thu nhập cá nhân cao. Để giảm bớt phần nào chi phí, cơ quan thuế thường áp dụng biện pháp khấu trừ thuế tại nguồn chi trả. 1.1.3. Vai trò của thuế Thu nhập cá nhân [2] 1.1.3.1.Thuế Thu nhập cá nhân là công cụ điều tiết thu nhập các tầng lớp dân cƣ, thực hiện công bằng xã hội, quản lý vĩ mô nền kinh tế Sự phát triển của nền kinh tế thị trường dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Người giàu dễ dàng đạt mức thoả dụng trong chi tiêu hơn người nghèo do chênh lệch về thu nhập. Để đạt đến mục tiêu công bằng xã hội, Nhà nước phải can thiệp bằng việc đánh thuế thu nhập vào những người có thu nhập cao, qua đó điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao, tái phân phối lại cho những người có thu nhập thấp thông qua các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, thực hiện công bằng xã hội. Ngoài ra, thuế Thu nhập cá nhân còn thực hiện công bằng xã hội theo chiều dọc - các bậc thu nhập khác nhau thì chịu mức thuế suất khác nhau, và theo chiều ngang - thu nhập như nhau thì chịu cùng một mức thuế suất. Nhà nước quản lý nền kinh tế - xã hội gián tiếp thông qua việc đánh thuế. Việc đánh thuế Nhà nước nhằm hạn chế hoặc khuyến khích tiêu dùng cá nhân, nhất là hạn chế các mặt hàng xa xỉ mà nhà nước không khuyến khích hoặc khuyến khích một ngành hàng nào đó phát triển bằng cách giảm thuế. 15 1.1.3.2. Thuế Thu nhập cá nhân là thuế trực thu nên khắc phục tính luỹ thoái của thuế gián thu Nhược điểm của thuế gián thu là tính luỹ thoái. Thuế suất thuế gián thu không tính đến thu nhập của người tiêu dùng; khi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, mọi người đều phải chịu thuế suất như nhau, nhưng thu nhập cá nhân từng người là khác nhau. Mức chênh lệch về thu nhập càng lớn thì tính luỹ thoái của thuế gián thu càng cao, do Người có thu nhập càng cao khi tiêu dùng hàng hoá dịch vụ, mức thuế họ gánh chịu sẽ thấp hơn người có thu nhập thấp, thậm chí không đáng kể do tiền nộp thuế quá ít so với thu nhập kiếm được. Thuế Thu nhập cá nhân với thuế suất luỹ tiến sẽ góp phần khắc phục được vấn đề này vì người có thu nhập càng cao sẽ nộp thuế càng nhiều và ngược lại, thu nhập thấp nộp thuế ít hơn hoặc không phải nộp thuế. Thuế Thu nhập cá nhân còn tỏ ra ưu việt hơn hẳn các sắc thuế khác là do đặc điểm chỉ có thuế Thu nhập cá nhân đánh thuế luỹ tiến từng phần, còn hầu như các loại thuế khác thì đánh thuế toàn phần. 1.1.3.3. Thuế Thu nhập cá nhân góp phần tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nƣớc Tính ổn định và tăng trưởng của nguồn thu nhập phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Khi trình độ phát triển kinh tế càng cao, thu nhập của cư dân được nâng lên thì số thu từ loại thuế này càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu ngân sách về thuế. Người dân càng giàu, có thu nhập càng lớn thì thuế Thu nhập cá nhân sẽ được huy động càng nhiều, nó thể hiện mức độ giàu có của các quốc gia. Thực tế tỷ trọng thuế Thu nhập cá nhân trong tổng thu ngân sách của nhiều quốc gia phản ánh tiến trình đó, tại các nước khối ASEAN: 5-10%, các 16 nước đang phát triển có tỷ trọng 15-16%, các nước đã phát triển có tỷ trọng 30-40% như Anh và Mỹ. Tại Việt Nam, do mới tiếp cận chính sách thuế Thu nhập cá nhân nên số thuế Thu nhập cá nhân còn khá khiêm tốn trong tổng nguồn thu ngân sách. Tại TP.HCM, năm 2000 số thu thuế theo pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đạt 784 tỷ, thì đến năm 2008 số thu đã đạt 5.691 tỷ chiếm 5% tổng nguồn thu thuế cả nước.[3] Kết quả thu thuế Thu nhập cá nhân ngày càng nhiều là do kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.160 USD [8] Qua phân tích các cơ sở lý thuyết trên, ta nhận thấy thuế Thu nhập cá nhân là một sắc thuế quan trọng của một quốc gia, thuế Thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng nguồn thu ngân sách thì nó thể hiện được sự giàu có của người dân trong quốc gia đó. Qua các đặc điểm và vai trò của thuế Thu nhập cá nhân, ta thấy thuế Thu nhập cá nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố vĩ mô như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách xã hội, cơ chế quản lý thuế, hợp tác quốc tế… 1.1.3.4 Tham khảo một số mô hình lý thuyết về thuế. Thuế xuất hiện từ khá lâu, nhưng khoa học về thuế chỉ xuất hiện vào khoảng những năm cuối thế kỹ XVII. Các nhà kinh tế học đều tập trung lý giải xung quanh vấn đề phân chia gánh nặng thuế của đất nước, tính công bằng của thuế, phương pháp thu thuế, đối tượng nào chịu thuế và đối tượng nào không chịu thuế. 17 Adam Smith (1723-1790) là một trong những người đặt nền móng về lý thuyết thuế. Nó ra đời trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh và được đặc trưng bởi “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế. Những nguyên tắc chung về đánh thuế mà Adam Smith đã đưa ra là : - Các công dân của một nước phải đóng góp vào việc giúp đỡ chính phủ, mỗi người tuỳ theo khả năng và với sự cố gắng tối đa của bản thân. - Phần đóng góp về thuế mà mỗi người phải nộp phải rõ ràng và không được áp đặt một cách độc đoán. - Mọi thuế phải được thu đúng hạn và theo một thể thức thuận lợi nhất cho người đóng thuế. - Mọi thứ thuế phải được tính toán như thế nào để cho nhân dân chỉ phải đóng ít nhất và số tiền này chỉ ở trong công quỹ công cộng trong thời gian rất ngắn. Theo Adam Smith nếu thuế khoá nặng nề quá mức thì trật tự xã hội sẽ bị xáo trộn và hoạt động của các lực lượng thị trường sẽ bị suy yếu. Do vậy, lý thuyết của Adam Smith tập trung giải thích sự cần thiết của thuế khoá, tính công bằng và phân chia gánh nặng thuế trong xã hội. John Maynard Keynes coi thuế (T) và chi tiêu tài chính của chính phủ (G) là những công cụ cơ bản để can thiệp vào sự phát triển chu kỳ và vượt qua khủng hoảng. Nếu C là tiêu dùng của gia đình và S là tiết kiệm của họ và Y là GDP thì Y = C + S + T (1) Gọi X là xuất khẩu, M là nhập khẩu, I là đầu tư thì Y = C + I + G + (X-M) (2)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng